Chuyển niệm
I. Lời nói đầu
Khi bạn đối mặt với tai họa nghịch cảnh, thì chỉ là từ bỏ, buông xuôi cuốn theo chiều gió, hay là định tâm xuống để suy nghĩ cân nhắc ra một con đường mới ? khi rơi xuống đến tận đáy thì cái tâm hướng của bạn thường đóng vai then chốt mang tính quyết định, thường thường chuyển niệm một cái sẽ phát hiện sự xuất hiện của tình thế mới tốt đẹp, tiền đồ lại sáng lạn.
Trong sự chuyển niệm, thay đổi cách nghĩ, thay đổi góc độ, những sự việc tốt thì nghĩ xem những bất lợi và mặt hại của nó, những sự việc xấu thì nghĩ xem ích lợi của nó, đặt mình vào vị trí người khác để thể hội tâm ý của họ, nghĩ thay cho họ, từ góc độ của người khác mà nhìn xem lại bản thân, dùng cái nhìn của ườngười đứng một bên quan sát để xem xét tỉ mỉ người trong cuộc, do vậy mà con người chúng ta biến thành hoàn chỉnh phong phú hơn.
Trong cuộc sống, chúng ta cứ hay dùng thái độ chấp chước đi đối mặt với thế giới trong sự ảo biến; thường thường do cố chấp ý kiến của bản thân mình mà rơi vào đường cùng ( tình trạng bế tắc không lối thoát ), khiến cho thân tâm cực kì mệt mỏi không chịu nổi, rối rắm hoặc đau khổ; do vậy lúc nào cũng phát ra nghi vấn rằng là thế giới đã thay đổi chúng ta hay là chúng ta đã làm thay đổi thế giới ? Thật ra tất cả mọi thứ này đều chẳng có liên quan với thế giới và hiện thực, mà là cái nhìn của chúng ta đối với tất cả mọi sự vật khách quan khác nhau mà thôi. Nhà Phật nói rằng cảnh tùy theo tâm mà chuyển, nếu có thể đem tâm niệm chuyển qua một cái thì sẽ được vui vẻ tự tại, thế giới trong mắt của chúng ta cũng tự nhiên trở nên tốt đẹp.
Chuyển niệm, giống như “ buông xuống ” mà thiền ngữ đã nói; ba nghìn sợi phiền não trói buộc chẳng phải là người khác, mà là tự bản thân chúng ta; chẳng cách nào thay đổi được người khác, chỉ có thay đổi niệm đầu của bản thân mình sẽ phát hiện đầu nguồn của mọi mâu thuẫn vấn đề nan giải là ở bản thân mình, chỉ là chẳng dám đối mặt, chẳng dám thừa nhận, cuối cùng mới khiến cho bản thân sống không được vui vẻ hạnh phúc.
Chuyển niệm một cái thì là “ chỉ cần núi xanh còn tồn tại, chẳng sợ không có củi để nhóm ( đốt ) ” ( nghĩa là : ở đâu có sự sống, ở đó có hy vọng ), là “ lui một bước biển rộng trời không ”. Mọi người đều biết câu chuyện của Hàn Tín “ dưới háng chịu nhục ”
Theo sách Tây Hán chí thì Hàn Tín, người ở Hoài Âm, (nước Sở). Cha mẹ mất sớm phải sống côi cút từ bé, nhà nghèo phải làm nghề câu cá. Khi mẹ mất, vì muốn xây cất cho mẹ ngôi mộ ở nơi đẹp đẽ trên núi cao mà bán cả nhà cửa, xách kiếm đi lang thang ngoài chợ. Thấy Hàn Tín gầy gò yếu đuối nhưng lại vác kiếm trông như võ tướng, có gã bán thịt lợn làm nhục Tín, bảo rằng : “ Mày tuy cao lớn lại thích mang đao kiếm, nhưng trong lòng thì nhát thôi. ”
Y làm nhục Tín trước mặt mọi người: - Tín ? Mày dám chết thì hãy đâm tao, nếu không dám chết thì luồn dưới háng tao đây.
Thế là Tín nhìn người kia đăm đăm, cúi xuống bò qua háng. Cả chợ đều cười Tín là nhát gan.
Đối mặt với sự chọc tức khiêu khích, giả như năm xưa Hàn Tín chẳng có chuyển niệm một cái, chủ động bò qua háng của “ kẻ khiêu chiến ”, mà là rút gươm mặt đối mặt, có lẽ sớm đã gây ra án mạng hoặc là bị giết chết, cũng chẳng thể có những chiến công hiển hách về sau, vạn cổ lưu danh.
II. Cái gì là chuyển niệm ?
Chuyển niệm đơn giản mà nói có nghĩa là chuyển hóa tâm niệm, dùng lời thông tục để nói thì chính là thay đổi tâm trạng, cũng chính là thay đổi một góc độ khác để suy nghĩ cân nhắc vấn đề, một góc độ khác đối đãi với sự vật. Chuyển niệm lập tức sẽ khiến cho tâm niệm của con người phát sinh cách nghĩ tương phản khác. Đời người khó tránh khỏi gặp phải những trắc trở, then chốt là ở chỗ xem bạn đối mặt với chúng như thế nào !
Chuyển niệm là một nhân tố vô cùng quan trọng trong quá trình tu hành của chúng ta, niệm chuyển không qua nổi thì sẽ học chẳng xong sự buông xuống.Tư duy của phàm phu gọi là tâm thức, tư duy của bậc thánh gọi là trí tuệ. Chuyển thức thành trí nghĩa là tâm niệm chuyển một cái thì cái tâm ý thức ban đầu bèn biến thành trí tuệ. Phật là gì ? Phật là người có trí tuệ viên mãn rốt ráo nhất. Nếu như muốn tăng trưởng trí tuệ thì phải chuyển niệm trong tất cả mọi đối cảnh, xem tất cả mọi thứ đều là việc tốt. Bạn có thể chuyển niệm thì ít nhất cũng đã thành bậc thánh rồi, niệm đầu của bạn chuyển không qua được thì rốt cuộc vẫn là phàm phu. Hóa phiền não thành bồ đề, xem nghịch cảnh là khảo nghiệm, tu không bình đẳng thành bình đẳng, rửa ô trọc thành thanh tịnh.
Chuyển niệm một cái có thể khiến con người “chuyển phàm thành thánh”, cũng có thể khiến người “chuyển thánh thành phàm”. Trước cảnh giới mà cần chúng ta nhẫn nhục, chuyển niệm một cái : “hà tất như thế ?”, chẳng qua chỉ là nghiệp lực lôi kéo, nghịch duyên hiện ra trước mắt, như vậy sẽ nhanh chóng tiêu tan, vén mây đen nhìn thấy bầu trời và ánh sáng. Khi chúng ta đối mặt với dục vọng riêng tư cám dỗ, chuyển niệm một cái : “ai cũng như vậy” “người chẳng vì mình thì trời chu đất diệt”, cùng lúc thỏa mãn những dục vọng riêng tư này thì cũng đã làm ô nhiễm thân tâm, rơi vào sự mê muội lạc mất phương hướng.
Những người học đạo tu hành chúng ta đây, có lúc chẳng có sự cảm ứng, chẳng có pháp hỷ, thân tâm chẳng được thanh tịnh, lúc này chẳng tìm nguyên nhân trên mức độ dụng công tinh tiến của bản thân, trái lại chuyển niệm một cái : hay là thôi không tin nữa. Sự chuyển niệm một cái như vậy thì chuyển thiện thành ác, chuyển thánh thành phàm rồi. Chuyển niệm một cái, khi phiền não đến, chuyển niệm nghĩ rằng : phải mở rộng tấm lòng thản nhiên đối mặt với hiện thực, phải nhìn thoáng. Khi chấp chước đến, chuyển niệm một cái : phải buông xuống. Lúc sự uể oải sao lãng đến, chuyển niệm một cái nghĩ rằng : mạng sống chỉ giữa một hít một thở.
Chuyển niệm một cái, then chốt là ở chỗ “chuyển”. Chúng ta chuyển cái gì ? chuyển cái tâm ô trọc thành tâm thanh tịnh, chuyển đau khổ thành tu hành, chuyển những khó khăn trở ngại của cuộc sống thành sự mài luyện, chuyển những gian khổ vất vả thành vui vẻ, núi xanh như cũ, chuyện đời vẫn vậy, ngoài thân chẳng có chuyển, cái mà chuyển là tâm trạng và niềm tin của bản thân.
Chuyển niệm là vấn đề của thái độ, cũng là quá trình của động thái ( trạng thái phát triển của tình thế đổi dời ) , là đem sự việc từ một niệm chuyển đến một niệm khác, nhưng cũng vì một cái chuyển như thế này, kết quả sự việc bèn là hai tầng trời. Chuyển thì giống như một quá trình từ nước đến băng, niệm thì là nhiệt độ, nhưng nếu như không có điều kiện nhiệt độ thì làm sao lại có cơ hội chuyển?
III. Vì sao chuyển niệm lại quan trọng như vậy ?
Chúng ta học đạo tu hành nhân tố quan trọng chủ yếu là gì ? là tín. Tín là tin tưởng nhân quả luân hồi. Kế đến là nguyện, đơn giản mà nói chính là định mục tiêu. Cũng giống như lúc chúng ta còn nhỏ thường thảo luận, lí tưởng cho tương lai sau này là gì ? sau khi lớn lên muốn làm việc gì ? Có người muốn làm họa sĩ, có người muốn làm nhà khoa học, có người muốn làm bác sĩ. Nguyện, đơn giản mà nói chính là định ra mục tiêu cho bản thân mình, dùng lời thông tục mà nói thì là ý nguyện lý tưởng. Học phật nghĩa là ta muốn học trở thành giống như phật. Có mục tiêu rồi thì là nguyện, nguyện có lớn có nhỏ; nguyện lớn thì lực thú đẩy tiến về trước lớn, nếu không thì ngược lại.
Vậy sau khi có nguyện, phải như thế nào mới có thể học thành phật ? niềm tin có rồi, nguyện cũng có rồi, cái nữa chính là hành. Hành, đơn giản mà nói chính là đđem lí tưởng gắn liền với hành động thực tế, làm cho mục tiêu trong quá trình thực hiện trở thành hiện thực.
Vậy làm sao mới có thể làm cho mục tiêu trong quá trình thực hiện trở thành hiện thực ? điểm then chốt chính là ở chỗ chuyển niệm.
Niệm chuyển rồi thì gốc rễ của vấn đề mới được giải quyết ; niệm chuyển không qua được thì gốc rễ của vấn đề vĩnh viễn giải quyết chẳng xong. Xin lấy ví dụ :
Trước khi chuyển niệm, chúng ta là dùng tâm thái ích kỉ để xem xét đối đãi những chúng sanh làm tổn thương chúng ta, cho nên định nghĩa họ là oan thân trái chủ.
Sau khi chuyển niệm, chúng ta dùng tâm thái cảm ân để xem xét đối đãi những chúng sanh làm tổn thương chúng ta, cho nên định nghĩa họ là liễu nghiệp bồ tát ( những vị bồ tát giúp chúng ta chấm dứt nghiệp cũ ).
Trên chính là ví dụ về chuyển niệm điển hình nhất. Có thể thấy rằng chuyển niệm là quan trọng biết nhường nào. Nếu như niệm chuyển chẳng qua được thì sẽ học chẳng xong sự cảm ân người khác, vẫn hành sự dựa theo tâm ý của mình như trước đây, người khác làm tổn thương mình rồi thì mình không tha thứ cho họ, mình sẽ phải trả đũa phục thù họ. Nếu là như vậy, chúng ta phải hiểu rằng một lần lại một lần ăn miếng trả miếng tuần hoàn chẳng ngưng thì gốc rễ của đau khổ lại một lần sản sinh. Đời người ngắn ngủi và đau khổ, nhưng luân hồi thì khổ dài ! Chúng ta vốn là đồng thể, bạn chính là tôi, tôi chính là bạn, như thế lại vì sao phải làm tổn thương một cái tôi khác ?
Niệm chuyển qua được thì đã hiểu chuyện rồi, thì sẽ học được sự cảm ân. Người khác làm tổn thương mình, là do mình quá khứ trước đây đã làm tổn thương người khác trước, kiếp này người khác chính là đến trợ giúp cho ta thành đạo; kiếp này nghiệp đều chấm dứt hết rồi thì sẽ không cần lại chờ đợi kiếp sau nữa. Nghiệp hết duyên hết, đạo tự nhiên thành. Những người làm tổn thương đến mình đều là những vị đại bồ tát giúp chúng ta liễu nghiệp ! ha ha, nhiều vị đại bồ tát như vậy, ta còn có cái gì có thể đi oán hận bất mãn nữa chứ ? nhiều vị bồ tát đều đến giúp mình liễu nghiệp như vậy, mình nên cảm ân họ mới phải !
Con người vì sao phải nổi nóng ? bởi vì niệm đầu chẳng có chuyển qua, dùng lời thông tục để nói thì là tâm thái của người này không tốt. Tâm thái như thế nào không tốt ? người khác làm việc không thuận theo ý của anh ta thì anh ta liền nổi nóng, vì sao vậy ? bởi vì tâm thái của anh ta quá câu nệ gò bó, kỹ tính, tham cầu quá nặng, lòng dạ nhỏ nhen không bao dung, hy vọng mọi sự việc đều phát triển thuận lợi như anh ta nghĩ; một khi có điều không thuận theo ý mình thì niệm đầu phản kháng bài xích liền đến. Chỉ cần niệm đầu động một cái, sóng tâm ( ý niệm nối tiếp nhau chẳng dứt giống như những đợt sóng chồng xếp lên nhau ) bèn động theo, khởi tâm động niệm một cái thì sẽ có khí độc trong cơ thể sản sanh. Thời gian qua lâu rồi, theo sự khuếch đại của khí độc, khi đến điểm giới hạn, những luồng khí đó lớn rồi thì khắc chế chẳng nổi, thì nổi nóng lên rồi.
Muốn hoàn toàn trừ bỏ bẩm tính tận gốc thì nhất định phải làm được chuyển niệm trước !
Có rất nhiều pháp phương tiện để trừ đi bẩm tính, có thể thông qua việc khóc lóc sám hối để xả hơi, cũng có thể thông qua cách khác để xả hơi, nhưng muốn làm được đến việc nhổ cỏ tận gốc thì điểm then chốt vẫn là ở chỗ chuyển niệm !
Trên con đường của cuộc đời, không thể việc gì cũng có thể thuận buồm xuôi gió, những sự trắc trở nhiều như cơm bữa, mà gặp phải sự trắc trở cũng chính là đang mài luyện những chỗ mà chúng ta còn thiếu sót, giống như Sư Tôn đã từ bi : “ mỗi một lần đều là kiên cường trong những khảo nghiệm trắc trở, từ trong sự thất bại mà đi suy nghĩ phản tỉnh hàm dưỡng đức hạnh ”, cho nên “ nguy cơ chính là chuyển cơ ”. Trong mỗi một lần nguy cơ, chúng ta phải không ngừng đi suy nghĩ phản tỉnh, cải biến những suy nghĩ không tốt của chúng ta, vận dụng trí tuệ bát nhã để chuyển hóa niệm đầu, sửa chửa đúng thái độ để đối mặt với tình cảnh khốn khó, vượt qua nguy nan, từ trong đó học được kinh nghiệm giải quyết vấn đề.
Mọi người đều biết rằng người Đức rất thích uống bia : “ Ông Clive cũng không ngoại lệ, thế nhưng vợ ông Clive rất không ưa thói quen này của ông ta. Một ngày kia, vì để ngăn cản ông Clive uống rượu bia, vợ ông yêu cầu ông sau khi tan sở thì mua giùm ốc sên về làm nguyên liệu cho bữa ăn tối. Sau khi tan sở, ông Clive nhịn không nổi lại theo bạn bè đi uống rượu bia, một thời gian sau mới sực nhớ đến việc mà vợ đã giao phó cho, vội vàng mua ốc sên đem về nhà. Trong lòng ông ta nghĩ rằng : thôi chết rồi, vợ mình nhất định sẽ nổi trận lôi đình. Ông nhất định phải nghĩ ra cách thật tốt để vượt qua cửa ải khó khăn này, đột nhiên ý kiến hay bất chợt lóe lên. Ông Clive trước tiên đem ốc sên đổ trên đất tại trước cửa nhà, to tiếng hối thúc những con ốc sên rằng : “ đi mau lên, đi mau lên cái bọn chậm chạp lề mề này ”, lại cúc cung xin lỗi vợ rằng : “ em ơi cho anh xin lỗi, anh về trễ rồi, bọn ốc sên này thật sự là đi quá chậm chạp ”. Bà vợ bị câu chuyện buồn cười của ông làm cười vỡ bụng, cũng chẳng nổi giận nữa.
Đây là một câu chuyện cười, cũng là bảo với mọi người rằng sự thay đổi của một niệm đầu nho nhỏ có thể hóa giải bấu không khí căng thẳng, chính là cái gọi là cảnh do tâm chuyển, chỉ cần chúng ta chịu buông xuống những chấp chước trong lòng, chớ có nghĩ những điều không tốt thì nhất định có thể mọi việc đều như ý.
IV. Phương pháp khiến cho mình chuyển niệm :
1. Xem nhiều một chút những lời hay ý đẹp :
Nếu như bạn của hôm nay không thể thích bản thân hơn bạn của hôm qua, vậy thì ngày mai đối với bạn mà nói lại có ý nghĩa gì ?
2. Những lúc đa tâm :
Tâm địa mà nhiều một cái thì đối với rất nhiều việc nhỏ cũng sẽ dị ứng theo. Do vậy, người ta để ý mình nhiều một chút thì bèn cảm thấy người ta có ý thù địch với mình; người ta để ý mình ít một chút thì mình lại cho rằng người ta cố ý lạnh nhạt không gần gũi với mình. Người đa tâm cứ hay suy nghĩ bậy bạ vớ vẩn, kết quả là bị vây khốn trong sự rối rắm lộn xộn của những cảm xúc suy nghĩ nặng nề phức tạp, chẳng cách nào di chuyển được.
3. Có tin hay không bạn là một thỏi nam châm ?
Khi thân tâm của bạn vui vẻ, yêu thích bản thân, tràn đầy thiện ý đối với cái thế giới này thì những thứ tốt đẹp tự nhiên sẽ bị bạn hấp dẫn. Trái lại, khi bạn bi quan, sầu muộn, cảm thấy khác thường không ổn thì tất cả mọi mặt tiêu cực cũng sẽ liên tiếp mà đến. Bởi vì bạn là một thỏi nam châm, thứ mà bạn hấp dẫn đến là những thứ tương quan với bạn, cho nên bạn vui vẻ thì sẽ hấp dẫn những người việc cảnh khiến bạn vui vẻ, bạn ưu phiền thì sẽ hấp dẫn những người việc cảnh khiến cho bạn ưu phiền. Sự may mắn và rủi ro là tùy thuộc vào bạn sử dụng lực từ bên trong như thế nào. Đấy chính là sự bí mật áo diệu của niềm tin.
4. Hôm nay tâm trạng có tốt không ?
Bạn không nói chuyện, nhưng thần sắc của đáy mắt đã trả lời mọi thứ. Vậy thì, chớ có để cho mình tiếp tục núp trong cái vỏ của tâm sự trùng trùng. “ Phiền não ” thứ làm phiền con người này là do mình nghĩ là ra, nếu như chẳng nghĩ thì nó không tồn tại. Bạn chưa nghe qua câu nói này sao ? đi uống một ly cà phê, mua một bộ quần áo, cắt một kiểu tóc mới, đi ăn một cốc kem, xem một bộ phim, đi thăm một người bạn cũ, tán gẫu về chuyện vui ngày xưa, đếm sao đêm trên trời. Có rất nhiều cách khiến cho bạn cảm thấy thoải mái hạnh phúc, trừ phi bạn kiên trì rằng núp trong cái vỏ ấm thấp ướt át càng vui hơn.
4. Chớ có quá để ý đến người khác :
Cái kiểu ăn uống của hắn khiến bạn cảm thấy ghét, nhưng có lẽ cái kiểu nói chuyện của bạn cũng khiến cho hắn không vui. Bạn chẳng thích phong cách ăn mặc của hắn, nói không chừng hắn cũng chịu không nổi cái kiểu tóc của bạn. Hắn có khuyết điểm của hắn, bạn có điểm mù của bạn ( vấn đề mà bản thân bạn không nhìn thấy được ). Trên thế gian này vốn dĩ chẳng tồn tại người hoàn mỹ. Chẳng có ai có thể phối hợp người khác 100%, cũng chẳng có ai muốn kìm nén bản thân chỉ để làm vui lòng người khác. Đã chẳng còn là học sinh tiểu học nữa rồi, bạn lại hà tất giành làm giám thị đi để ý người khác xem có im lặng trật tự hay không. Thay vì lãng phí thời gian trên những người chẳng liên quan với mình, chẳng thà dùng thời gian quý báu này để làm những việc càng có ích hơn đối với bản thân.
5. Những lúc tâm loạn :
Bạn giống như một cây đàn guitar mà chưa được lên dây điều chỉnh âm, gẩy đàn lên đều là những dây đàn không ổn định gây chói nhức tai. Có lẽ bạn đang vì việc gì đó tạm thời không cách nào giải quyết được mà phát sầu, hay là lo lắng vì tai nạn vẫn chưa phát sanh mà có thể phát sanh. Bạn không thích cái cảm giác tâm loạn này, nhưng lại chẳng cách nào ngăn cấm những suy nghĩ vớ vẩn bậy bạ tràn ngập khắp trong đầu. Do vậy tâm của bạn càng loạn, bởi vì bạn sâu sắc cảm nhận được sự bất lực đối với bản thân. Hãy tin tưởng rằng sự tình sẽ không tệ hại đến mức như bạn dự đoán. Có nhiều lúc bạn quá quen tự hù dọa bản thân, chỉ là lãng phí thời gian và hơi sức vô ích. Những lúc tâm loạn, hãy tìm một việc có thể khiến cho bạn chuyên tâm vùi đầu vào để làm, như quét nhà, lau chủi cửa kính, hay là rửa sạch sẽ những chén đĩa. Khi bạn chỉnh lí những trật tự bên ngoài cho ngăn nắp, thật ra cũng đã dọn sạch
những rối rắm lộn xộn trong lòng.
6. Chớ có làm ếch ngồi đáy giếng :
Cái mà con ếch dưới đáy giếng ngẩng đầu nhìn thấy được chỉ là một mảng trời nhỏ. Khi mảng trời này ló ra mặt trời, nó bèn tưởng rằng cả thế giới đều phát sáng; khi trời mưa thì nó lại tưởng rằng cả thế giới đều chẳng có ánh sáng. Xung quanh miệng giếng chính là biên giới của thế giới của nó, bầu trời lớn của miệng giếng chi phối chế ngự toàn bộ tâm tư của nó. Nó chẳng ngờ rằng thế giới thật sự là chẳng có biên giới, cũng chẳng biết rằng ngoài cái bầu trời nhỏ kia ra vẫn còn có bầu trời to lớn. Khi bạn rơi vào sự bế tắc nào đó của đời người, bạn chính là cái con ếch này, bị giới hạn trong cái đáy giếng ẩm thấp, thứ mà nhìn thấy được chỉ là những đau khổ của bản thân. Cho nên, bạn chỉ có thể dùng sức để nhảy lên trên, nhảy ra khỏi miệng giếng, nhảy ra khỏi sự bế tắc. Sau đó, bạn sẽ phát hiện rằng thế giới trước đây nhỏ bé biết bao, đất trời tương lai to lớn biết nhường nào.
7. Tìm được lối ra cho cảm xúc :
Nếu như thời tiết ẩm ướt khiến cho bạn có tâm trạng muốn khóc, vậy thì hãy tha hồ mà khóc một trận to. Khóc lóc thật ra chẳng cần phải có cái cớ chính đáng, cũng giống như cười to chẳng cần phải có bất cứ lý do gì. Người ta vẫn cứ hay khen ngợi sự cười, chứ đâu có khích lệ khóc. Thế nhưng một người chẳng biết khóc thì sẽ giống như bầu trời chưa từng mưa, chỉ mặc cho tâm trạng khô khan đè nén chồng chất. Muốn cười thì cứ vui vẻ mà cười, muốn khóc thì cứ thả lòng mà khóc, có thể cười cũng có thể khóc là sự từ bi đối với bản thân. Bạn khóc qua rồi sẽ cảm thấy nhẹ nhõm vô hạn, giống như bầu trời sáng rõ vô hạn sau cơn mưa.
8. Chớ có chỉ lo ngưỡng mộ người khác, hãy biết thuận tùy theo nhân quyên :
Lúc nhỏ, bạn đã từng khoe khang với những đứa trẻ khác : xem này ! tớ có cậu chẳng có. Cái mà bạn có có thể là cái chong chóng, một con búp bê hoặc một cây bút màu. Sau khi lớn lên, bạn lại bắt đầu ngưỡng mộ những người bạn của bạn : kìa ! họ có mình chẳng có. Thứ mà người khác có có thể là một công việc lý tưởng, được cảm tình ưu ái, hoặc một cuộc sống đầy đủ phong phú. Sự khoe khoang của trẻ con là ngây thơ, sự ngưỡng mộ kiểu người lớn lại không tránh khỏi ấu trĩ.
Thật ra bạn cũng có rất nhiều thứ bảo quý mà người khác không có. Ví dụ như bạn có thể có hàm răng vững chắc, khi người ta chỉ có thể ăn dưa hấu thì bạn có thể gặm mía…Có lẽ không chừng khi bạn ngưỡng mộ người khác, người khác cũng đang ngưỡng mộ bạn. Mỗi người đều là sự tồn tại độc nhất vô nhị trên thế giới này, chẳng có ai may mắn hơn ai, cũng chẳng có ai tôn quý hơn ai. Đời người tại thế chẳng qua là đi theo nhân duyên, mà nhân duyên xưa nay là sanh diệt vô thường. Cho nên, sở hữu thì không cần phải vui vẻ, bởi vì sở hữu thì đại biểu cho có khả năng mất đi; không có thì cũng chẳng cần phải đau buồn, bởi vì không có mới có cơ hội đi giành được. Chẳng có cái gì là tốt và xấu giữa cái được và mất. Tất cả mọi thứ đều là đi theo nhân duyên. Hãy gìn giữ một cái tâm nhẹ nhõm tự do tự tại đi theo nhân duyên. Khi bạn có thể nhìn thấu sự vô thường của sự đời cũng chính là lúc bạn thật sự lớn lên.
V. Lợi ích của việc chuyển niệm ( tâm niệm chuyển thì tự nhiên phiền não tan )
Khi tâm niệm chuyển thành sự cảm ân, có thể tịnh tâm mình xuống để phản tỉnh bản thân;
Khi tâm niệm chuyển thành cảm ân, có thể đứng trên lập trường của người khác mà suy nghĩ, khiến cho tâm có nhiều thêm một phần thấu hiểu và bao dung.
Khi tâm niệm chuyển thành sự cảm ân thì quan hệ cư xử giữa mình với người khác vốn dĩ ăn miếng trả miếng cũng có thể hướng tới sự hài hòa.
Khi tâm niệm chuyển thành sự cảm ân thì gặp thuận cảnh sẽ không đắc ý vọng hình, gặp nghịch cảnh sẽ không oán trời trách người.
Khi tâm niệm chuyển thành sự cảm ân thì tâm càng thêm vui vẻ rộng mở. Sự thành tựu thật sự nhất định cần phải biết cảm ân, cảm ân phải có thể sám hối; tâm cảm ân mới có thể thông đạt tự tánh tâm linh, lúc nào cũng cảm ân thì phước báo tự sẽ đến gần; lúc nào cũng sám hối thì tự nhiên tai nạn sẽ rời xa. Một cái tâm tràn đầy sự cảm ân sẽ khiến cho cuộc sống càng tự tại, càng vui vẻ. Mang sự cảm ân mới có thể mở rộng tấm lòng, tiếp nhận sức mạnh của chân thiện mĩ; mang sự sám hối mới có thể buông xuống những sự chấp chước. Biết được cảm ân và sám hối mới là đại trí tuệ.
Phàm việc gì cũng hướng theo chiều xấu mà nghĩ thì đồng nghĩa với việc tự nguyền rủa bản thân mình; suy nghĩ theo chiều hướng tốt thì chính là chúc phúc cho bản thân mình. Thay vì nguyền rủa đen tối thì chẳng thà ca tụng quang minh, thay vì ở đây than ngắn thở dài thì chẳng thà dũng dảm để nghênh tiếp sự khiêu chiến.
Phật giáo còn có cách nói rằng phiền não chuyển thành bồ đề, vậy thì làm thế nào đem phiền não chuyển thành bồ đề ? chính là dựa vào chuyển niệm. Trong sự chuyển niệm thì khổ nạn có thể biến thành ngọt ngào, bi thương có thể biến thành sự khoái lạc. Trong sự chuyển niệm, nhìn thấu sinh mệnh chẳng qua là vô thường, nhìn thấu ái tình chẳng qua là tụ họp và ly tán. Tất cả mọi thứ đều là khói mây qua mắt ( những vật ngoài thân chớ nên xem trọng, những sự vật rất nhanh thì tan biến ), rốt cuộc rồi cũng như bụi bay khói diệt, biến mất triệt để. Trong sự chuyển niệm, chúng ta có thể nhìn thấu, cũng có thể giải thoát.
Có khi chỉ cần chuyển biến một cái niệm đầu thì có thể khiến cho người cảm thấy lại có được con đường sống; chỉ cần chuyển biến một góc độ thì chừa lại một chút không gian cho sự suy nghĩ, chỉ cần chuyển biến suy nghĩ một cái thì có thể khiến cho người gặp phải đường cùng tìm được lối thoát, chỉ cần chuyển biến tâm trạng một cái thì có thể khiến cho người dùng tâm chuyển cảnh. Do vậy, nguyên nhân phát sanh quyết định thiện ác, khó, dễ là tùy thuộc vào tâm niệm; vận mệnh của chúng ta từ đầu đến cuối đều nắm bắt trong tay của bản thân. Chuyển niệm có thể khiến cho cuộc sống xuất hiện lại hy vọng, cơ hội sinh tồn.
Cho nên, đau khổ và vui vẻ, hy vọng và tuyệt vọng đều thuần túy lấy từ nội tâm của chúng ta, cách nhìn, cảm nhận và thái độ của chúng đối với thế giới, và quan hệ của chúng ta với người khác, với hoàn cảnh môi trường và sự vật. Do vậy, trong sự đen tối ẩn giấu sự quang minh, trong đau khổ bao hàm hạnh phúc, chỉ có thông qua sự chuyển niệm, đời người mới có thể đạt đến siêu thoát và hiểu thấu.
Chuyển niệm là một loại tiến trình thành trưởng, có chút giống với thiền học trong phật giáo, cũng cần phải thông qua sự luyện tập và thể hội. Từ giờ trở đi, hãy xem nghịch cảnh thành một thứ chúc phúc ! sau đó bạn sẽ phát hiện sự việc chẳng có tồi tệ như trong tưởng tượng, thậm chí có thể còn tốt hơn so với dự đoán ban đầu.
Sự trắc trở nhất thời không đại biểu cho “ ngày tận thế ” của đời người. Nếu chẳng có những khe núi thấp thì làm sao có thể hiện lồi ra sự hùng vĩ của những ngọn núi cao và dốc. Hôm qua tuy không xuôn xẻ thì xem như là không cẩn thận đạp phải một cục “ phân chó ”. Đỉnh cao của đời người ngày mai phán đoán quyết định ở sự dũng cảm hôm nay đối mặt với những tâm trạng cảm xúc của bản thân mình. “ Giải ” và “ Kết ” thì chỉ ở “ giữa một niệm ”. Sức mạnh của sự chuyển niệm có thể khiến cho người “ lớn vô hạn ”.
Chuyển niệm là một loại năng lực bảo bối chỉ duy nhất con người mới có; chỉ cần trong tâm của bạn thường tồn chủng tử lương thiện, nó có thể bất cứ lúc nào khiến cho trong lòng bạn nở đầy hoa, cũng có thể khiến cho những người xung quanh được chia sẻ ân huệ lợi ích.
VI. Lúc nào cũng luyện tập chuyển niệm
Hành trình của đời người giống như lái xe trên đường vậy, lái xe nhất định phải chuyên tâm; nếu như quá phân tâm, chấp chước ở phong cảnh đẹp hoặc sự vật thì có thể sẽ phát sinh tai nạn rủi ro, hậu quả cực kì tệ hại; cũng phải biết rõ ràng gặp phải những chỗ nên rẽ thì phải rẽ, mời không dẫn đến đường cùng ngõ cụt hoặc rơi vào vách đứng ( núi đá ); đời người cũng vậy, ở chỗ nên rẽ thì rẽ mới có thể xuất hiện chuyển cơ, sau đó tiến đến chuyển biến cuộc đời của chúng ta.
Pháp Sư Thánh Nghiêm có nói rằng : “ núi chẳng chuyển thì đường chuyển, đường không chuyển thì người chuyển, người không chuyển tâm chuyển, chuyển cái niệm đầu, buông xuống phiền não, bạn sẽ phát hiện rằng sự việc vốn chẳng có khốn khó như bạn nghĩ ”
Có rất nhiều người sự vật gặp phải trong cuộc sống hằng ngày đều là cơ hội để chúng ta luyện tập chuyển niệm, tâm niệm chuyển một cái, cách nghĩ thay đổi thì đột nhiên lãnh ngộ.
1. “ Chuyển ác niệm thành thiện niệm ”
Có lúc trong lòng chúng ta cứ hay nghĩ đến một người nào đó, việc nào đó; loại hành vi này là thức thứ 7 của con người – mạt na thức, nghĩa là tư lương ( 思量 ), có nghĩa là suy nghĩ, cân nhắc và so đo vì thức nầy có đặc tính là liên tục suy tư, hằng thẩm. Chữ tư ( 思 ) này rất đặc biệt. Dựa vào hình thái của từ để giải thích thì giống như là trên tâm (心)có một mẫu ruộng (田), mà tâm điền ( mẫu ruộng tâm ) thuộc bản thân mình, muốn trồng cái gì thì tùy thuộc vào tâm của bản thân mình rồi. Nếu như gặp được người đối xử với chúng ta rất tốt, giúp đỡ chúng ta thì chúng ta sẽ đem ân huệ của đối phương để ở trong tâm, lúc nào cũng nghĩ có ngày nhất định phải đền đáp; còn nếu như gặp phải người đối xử tệ với chúng ta, bắt nạt chúng ta thì chúng ta cũng sẽ đem cái tâm niệm căm phẫn bất bình gieo trồng trên tâm điền, lúc nào cũng làm rối tâm trạng của chúng ta; ngày tháng lâu rồi, có những hạt giống thiện, cũng có những hạt giống ác, tâm niệm trải qua tháng ngày tích lũy mà nảy mầm khỏe mạnh, dần dần biến thành một mẫu ruộng chẳng ra gì.
Cho nên, muốn khiến cho mẫu ruộng trong tâm mình khi thu hoạch thành cái gì thì nên từ bây giờ bắt đầu chọn lựa, đem những hạt giống thiện từng hạt từng hạt gieo trồng, còn những hạt giống ác thì nhanh chóng bỏ đi, chớ có vì một hạt giống xấu mà ảnh hưởng cả mẫu ruộng thiện tốt trong tâm; do vậy khi niệm xấu đến một cái thì phải chuyển hóa thành thiện niệm, ngay lập tức diệt niệm xấu đi để cho thiện niệm sinh.
2. “ Chuyển khổ thành vui ”
Ngày xưa có một thợ rèn tên gọi là Hoàng Đả Thiết, ngày ngày rèn sắt, ngày nào cũng inh tai, mồ hôi khắp người, cảm thấy vô cùng vất vả; sau đó gặp được một vị Tăng nhân dạy cho anh ta cứ mỗi lần đánh sắt một cái thì niệm một tiếng A Di Đà Phật, lâu ngày rồi đã không cảm thấy đang rèn sắt nữa mà là đang niệm phật hiệu, chẳng những không cảm thấy khổ mà còn tìm được thú vui trong đó. Do vậy, khi chúng ta cảm thấy khổ thì phải vận dụng trí tuệ chuyển đổi thành vui, tự nhiên sẽ khởi lên tâm hoan hỷ.
3. “ Chuyển nghèo thành giàu ”
Trong thời đại giá trị quan hỗn loạn hiện nay nhất định cần phải không ngừng luyện tập chuyển niệm, có cái gọi là tri túc thường lạc. Người biết hài lòng với hoàn cảnh hiện tại tuy nằm trên đất vẫn là an vui, người không biết hài lòng với hoàn cảnh hiện tại tuy ở thiên đường vẫn không hài lòng vừa ý. Người không biết hài lòng với hoàn cảnh hiện tại thì tuy giàu mà nghèo, người biết hài lòng với hoàn cảnh hiện tại thì tuy nghèo mà giàu; tất cả những sự hưởng thụ trên vật chất đều là nửa thật nửa giả, quá ư là chấp chước thì trái lạị mất đi sự giàu có thật sự của tâm linh. Phải biết hài lòng với hoàn cảnh hiện tại và cảm ân, không vì ngũ dục mà bị ảnh hưởng dao động thì sẽ có thể chuyển nghèo thành giàu. Thế nhưng thân chúng ta tại thế giới sa bà thường đã bị trúng tham sân si tam độc mà tự chẳng biết, bởi vì tham luyến một sự vật nào đó hoặc người nào đó, hoặc do sản sinh sự chán ghét đối với sự vật hoặc người nào đó mà cái tâm tham ái hoặc tâm sân hận mãnh liệt này sẽ từ từ hình thành một đám mây đen dày đặc che phủ mất chân tâm của chúng ta; lại vì bị ngũ dục ảnh hưởng làm dao động mà tự mình chẳng biết, nếu có thể siêng tu giới định tuệ, tiêu diệt tham sân si, nên có thể trải qua cuộc sống thanh bần vui vẻ mà tự tại.
4. “ Chuyển mê thành ngộ ”
Đời người trăm bất mãn, thường mang thiên tuế sầu. Tịch Thiên Bồ Tát nói rằng : “ những thứ có thể giải quyết thì chẳng cần phiền não, những thứ không thể giải quyết thì phiền não cũng vô ích ”. Nghĩ đến câu nói này thì bồ đề hiện ra trước mắt. Đời người chỉ cần tận tâm tận sức mà đi làm, tùy duyên tận phận, nếu gặp phải những sự cảnh trong cuộc sống khiến cho mình bực mình phát cáu thì phải nhắc nhở bản thân chớ để cho bị cảnh giới xoay chuyển, hãy vận dụng sức mạnh của trí tuệ để “ chuyển phiền não thành bồ đề ”.
VII. Kết luận
“ Bạn tin điều gì thì sẽ được điều đó; nếu như bạn cảm thấy ngày tháng không như ý, vậy thì tất cả mọi sự phát sinh đều sẽ khiến cho bạn cảm thấy xui xẻo; trái lại, nếu như hôm nay bạn cảm thấy là một ngày may mắn, vậy thì những người mà mỗi lần bạn gặp phải hôm nay đều có thể là những quý nhân của bạn ”. Con người muốn vui vẻ thì phải ngưng than phiền oán trách, phải khiến cho bản thân mình thay đổi. Chuyển niệm đời người chính là thay đổi góc độ để xem đời người, những dao động cao thấp, trên dưới trái phải, những không gian khác nhau có những cảnh đẹp khác nhau. Chỉ cần tâm của chúng ta tồn thiện niệm, thường gìn giữ tâm vui vẻ, lúc nào cũng hướng theo phương hướng tích cực để chuyển niệm, nên chuyển hóa ra đời người vui vẻ viên mãn lại có trí tuệ.
Đường đời bát ngát vô hạn, những việc không như ý cứ thường phát sinh, cứ hay có rất nhiều vấn đề và sự thật chẳng cách nào chọn lựa, chẳng cách nào thay đổi, những thứ đó thì cần phải bản thân tự mà hóa giải. Phước và họa thường dựa nhau mà đến, thường thường thì phước do họa sanh, mà trong họa thì tàng phước. Chuyển niệm một cái thì là có thể dùng một loại thái độ suy nghĩ phân tích hợp lý để xem xét đối đãi cuộc đời, vậy thì bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, chúng ta đứng ở vị trí không thất bại về mặt tinh thần. Chúng ta cứ hay tưởng rằng khoảng cách giữa thiên đường và địa ngục rất xa, nhưng lại chẳng biết rằng điều mà cần làm chỉ là chuyển niệm một cái thì đại ngục sẽ biến thành thiên đường.
Cuộc sống vĩnh viễn đều là sự trải nghiệm, khiến cho bạn trải qua đủ thứ sự mài luyện, trải qua đủ thứ chông gai gian khổ mới có thể có được sự trưởng thành; cuộc sống vĩnh viễn đều là đang khảo nghiệm, khảo nghiệm tính bền bỉ ngoan cường, lòng tin của bạn, khiến bạn khổ tận tâm chí mới có thể càng thêm kiên cường ! Chuyển niệm một cái thì bạn có thể tâm trí chín chắn trưởng thành, có thể kiên cường đối mặt với tất cả mọi trở ngại khó khăn.
Hãy buông gánh nặng xuống, đừng so đó tính toán nữa. Niềm vui của một con người chẳng phải là do sở hữu được nhiều mà là so đó tính toán ít. Khi đắc ý hài lòng đạt được điều như ý thì điềm tĩnh, khi không được như ý thì bình tĩnh thản nhiên, hà tất phải khổ sở tự dày vò bản thân; chớ có tiếp tục so đo tính toán đúng sai nữa thì có lẽ có thể vui hơn. Chuyển niệm một cái, mọi thứ đã không sao rồi. Chuyển niệm một cái thì khổ cũng ngọt, u ám trở thành sáng sủa …
Chuyển niệm là quá trình chỉ trong giây lát, càng có thể là nhân duyên hội tụ của lũy kiếp; mỗi người đều có cuộc đời và vận mệnh thời cơ khác nhau. Trong quá trình của đời người, nếu như lúc phiền não đến có thể chuyển niệm, xem nó như là sự bắt đầu của đốn ngộ thì sẽ phát hiện ra rằng chuyển niệm sẽ là một loại sức mạnh thần kì đủ để cải biến vận mệnh. Hãy thử mở rộng cửa lòng, để cho quan niệm cải tiến nâng cao; cho dù tình hình cuộc sống rất không tốt, nhưng vẫn chưa phải là tồi tệ nhất, vẫn chưa đến lúc tuyệt vọng; điều cần thiết chỉ là điều chỉnh lại tâm trạng của mình, cảnh chẳng chuyển thì tâm chuyển; niệm đầu chuyển một cái thì có thể lập tức cải biến cảnh ngộ của lúc ấy; hạnh phúc mới đến. Bất luận thế nào, mỗi người hãy thông qua những phương thức khác nhau, từ chỗ sâu của tâm linh mà tìm kiếm nguồn sức mạnh nâng đỡ thích hợp, học biết chuyển niệm mới có thể nắm bắt chiếc chìa khóa vạn linh thông đến hạnh phúc.
Số lượt xem : 549