BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ý Nghĩa của Tam Quy Y ( Tam Bảo và Quy Y Tự Tánh Tam Bảo )

Tác giả liangfulai on 2023-06-30 22:03:42
/Ý Nghĩa của Tam Quy Y  ( Tam Bảo và Quy Y Tự Tánh Tam Bảo )

“ Tam Quy Y ” là cái gì đây ? chính là quy y Tam Bảo. Quy y Tam Bảo là bước thứ nhất của việc thành Phật, do đó chúng ta không thể không làm một sự tham thảo nghiên cứu sâu vào đối với chơn nghĩa của tam bảo.

Tam Bảo có sự phân ra “ trụ trì tam bảo ” và “ tự tánh tam bảo ”. Cái gì gọi là “ trụ trì tam bảo ” đây ? Chính là “ Phật, Pháp, Tăng ”.


“ Quy Y Phật ” chính là quy y Thích Ca Mâu Ni Phật. Thế nhưng, Đức Lục Tổ nói rằng : “ Phàm phu chẳng hiểu, từ sáng đến tối thọ tam quy y, nếu nói quy y Phật, Phật ở chỗ nào? Nếu chẳng thấy Phật thì dựa vào đâu mà quy y? Nói lại thành vọng ”. Nếu nói quy y phật, phật ở chỗ nào đều chẳng biết ? vậy chẳng phải là đang nói vọng ngữ đó sao ?

Cái gì là “ Phật ” đây ? “ Phật  ” tức là Giác. Phật nói : “ Chúng sanh đều có đức tướng trí tuệ của Như Lai ”, do đó nhìn thấy tượng phật thì phải nghĩ đến bản thân mình cũng là Phật, nên “ gọi dậy bổn giác của tự tánh của chính bản thân mình ”, đấy mới là bổn ý chơn chánh thật sự của “ quy y Phật ”.

 

“ Quy y Pháp ” chính là quy y tất cả các kinh pháp mà phật đã nói. “ Pháp ” không chỉ là những cái mà phật đã nói, mà còn là sự bộc lộ một cách tự nhiên của phật tự tánh, là chánh tri chánh kiến. Chơn nghĩa của “ Quy y Pháp ” nghĩa là “ quy y chánh tri chánh kiến ”. Do đó xem kinh không thể chấp trước ở trên văn tự, mà phải hiểu tất cả những pháp này đều là chánh tri chánh kiến của Phật, nên dựa theo chánh pháp mà tu trì; dựa theo chánh pháp để tu sửa lại cho ngay chánh những tà tri tà kiến của chúng ta, khiến cho tất cả những tri kiến chẳng như pháp biến đổi thành chánh tri chánh kiến, do đó mà quy y pháp có nghĩa là “ quy y bổn chánh của tự tánh ”.

 

“ Quy y Tăng ”, Tăng là chỉ “ Tăng Đoàn ”. “ Quy y Tăng ” không chỉ là quy y một vị Thầy Xuất Gia nào, mà là quy y cả tăng đoàn. “ Tăng ” tức là Tịnh. Người xuất gia rời khỏi phàm trần, bước lên con đường tu hành này, chẳng lại triêm nhiễm những ngũ dục lục trần nữa, biểu thị rằng họ là thanh tịnh. Do đó “ quy y Tăng ” nghĩa là “ quy y Tịnh ”.

Do vậy, khi chúng ta nhìn thấy người xuất gia, bất kể là sự tu trì của cá nhân ông ta như thế nào, đấy là việc của bản thân ông ta, tất cả những hành vi việc làm của ông ta, nhân quả đều phải tự chịu, chẳng liên quan đến việc của chúng ta. Điều quan trọng nhất chính là phải nhắc nhở tự bản thân, tâm phải thanh tịnh, có thể “ quy y tự tánh vốn tịnh ” mới là sự quy y Tăng chơn chính thật sự.

 

“ Giác, Chánh, Tịnh ” – Tự tánh Tam Bảo, là tổng cương lĩnh của việc tu học phật pháp, là nội học, phải hạ công phu trên tâm địa.

“ Tự Tánh Tam Bảo ” mới là chỗ quy y chơn chánh thật sự của chúng ta.

 

 

Lúc cầu đạo, Thầy Tế Công Hoạt Phật đã truyền cho chúng ta Tam Bảo “ Quan, Quyết, Ấn ”, là tâm pháp trực tiếp khải phát Tự Tánh Tam Bảo, đấy cũng là chơn nghĩa sở tại của Bạch Dương Kì. Thầy muốn chúng ta quay đầu từ trong những ngũ dục lục trần, nương nhờ vào Tam Bảo “ Giác, Chánh, Tịnh ” của Tự Tánh. 

Số lượt xem : 731