Ý nghĩa của huyền quan khiếu ( Huấn Văn Về Tam Bảo )
Bảo thứ nhất : ý nghĩa của huyền quan khiếu
1. Đạt Ma Tổ Sư giáng loan thư
Hỏi : Sinh tử chuyện lớn, huyền quan nhất khiếu trong cái huyền diệu lại càng huyền diệu, vô cùng sâu xa thâm thúy, ảo diệu khó lường, xin hỏi huyền quan nhất khiếu có quan hệ thế nào với việc sinh tử của con người ?
Đạt Ma Tổ Sư đáp :
Huyền quan là từ của đạo gia, đạo phật thì là “ linh sơn ”, kệ rằng : “ Phật tại linh sơn mạc viễn cầu, linh sơn chỉ tại nhân tâm đầu, nhân nhân hữu cá linh sơn tháp, hảo hướng linh sơn tháp hạ tu. ” . Do đó biết “ huyền quan cánh cửa chính, sinh tử từ đây ra ”. Nhưng tam giới duy chỉ có nghe theo tâm thức, muốn luân hồi là từ cái mà tâm này đã tạo, muốn thoát li luân hồi cũng là từ cái tâm này làm chủ, do đó Minh Sư chỉ cho con cái khiếu sinh tử, thì ra cái quan khiếu này vô hình vô tướng, là tâm khiếu của con người chúng ta. Nếu có thể chẳng có tư dục ( những dục vọng ham muốn của bản thân ) thì chẳng có bị bịt lại che khuất, tự nhiên khai thông thuận lợi, chiếu theo thiên tánh mà làm, trong ngoài tam giới tùy tâm sở dục, tiêu diêu tự tại.
Có biết bao người chỉ là miệng nói suông, tâm chưa đích thân thực hiện, xem tướng bên ngoài hoặc giống như là hình bóng ( có vẻ ) ngộ đạo, khảo sát tình hình bên trong thì lại là không đủ tư cách để người khác nghe hỏi, như thế thì làm sao mà liễu thoát sinh tử ? Có điểm thêm một trăm lần nữa vẫn là vô ích, do đó Đạt Ma đến từ phía tây chẳng truyền cái khác, chỉ truyền cái chữ “ tâm ”, chỉ cần có người đời ngộ được “ tâm ” ấn của ta, hiểu được “ tâm ” pháp của ta, bảo đảm là đồng hành với ta, siêu thoát tự tại. Hiện nay người tu đạo đối với “ huyền quan ” nhất khiếu cực kỳ xem trọng, một chỉ của Minh Sư, phải nên đốn ngộ, một điểm này là muốn con buông xuống tất cả, hồi quang phản chiếu, quay trở lại nghe theo tự tánh, nhận thức bản thân, nhìn rõ thời khắc “ then chốt ” liên quan đến sinh tử, không tiếp tục theo bàng môn tả đạo nữa, chẳng tiếp tục tâm tánh thả bên ngoài nữa, chẳng tiếp tục do dự chẳng quyết ( chẳng hạ được quyết tâm ). Cuồng tánh mà ngưng một cái thì bồ đề tự hiển, liễu ngộ như thế : ta là phật, phật là ta; trực chỉ nhân tâm, chẳng rời pháp này.
Huyền : là huyền quan, là diệu cảnh. Huyền quan diệu cảnh vốn huyền chẳng thể đo lường được. Mọi người đều đã biết cái huyền quan hữu hình rồi, ha ha ! cái huyền quan vô hình có diệu ý gì đây ? bên trong quán cái khiếu ( tâm ) này, hồi tâm chuyển ý thì nhà lửa đột nhiên hóa thành hồ sen, cuồng tánh ngưng xuống là bồ đề tự hiển lộ. Lục trần tụ hợp lại thì huyền quan diệu địa lại thành “ bãi rác ”, mấy ai biết hóa nó thành “ chí thiện địa ” ? Mọi người đều biết nhà của mình ở đâu, thế nhưng có mấy ai ở trong nhà có thể an cái tâm xuống ? cho nên, biết được huyền quan vẫn là chưa biết cái “ diệu ” của nó, có thể ở trong nhà của mình an tâm tu đạo mới xem là người đắc đạo. Nói huyền chẳng huyền, bởi vì đã biết cái bí mật này; nói huyền là huyền, bởi vì mọi người chẳng biết an huyền, do đó nói là “ huyền ”
2. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : phát nhất
Các con thử thử xem, lúc con bế khí ( nín hơi ) thì tâm thần tự nhiên giữ điểm này; hơi thở đứt một cái thì tự nhiên linh hồn quy đến điểm này, từ điểm này đi ra thì bảo đảm lên trời.
3. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : chân đạo có chân khảo – lời từ bi của chư phật bồ tát - đạo trường Phát Nhất Thiên Ân.
Nếu tâm của con người không thể chấp trung một chỗ ( không thiên lệch, không thiên vị ) thì bàn sự sẽ khó thành, có thể đem nó chấp trung một chỗ thì chẳng việc gì không thành, có thể lấy bổn tánh làm chủ nhân ông của con thì con có thể chế ngự, làm chủ bản thân, đối với mọi thứ con đều có thể làm cho cân bằng.
4. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật – Phát Nhất Thiên Nguyên
Thật ra đạo sư của mỗi người vẫn là bản thân mình, người có thể cứu được mình vẫn là chính bản thân, tất cả dựa vào tâm niệm của bản thân đi làm, có lí là ở chỗ tâm của bản thân mình phải định.
Tu đạo tất cả đều do mình nắm bắt lấy, “ đạo tâm ” chính là ở cái sơ phát tâm ấy ( dùng cái tâm mộc mạc hồn nhiên để phát tâm bồ đề ) ; phát tâm, thoái tâm chỉ là ở giữa một niệm, tâm ở đâu ? tâm ở trong tâm của bản thân mình, tâm ở chỗ huyền quan, hôm nay phải làm thế nào vẫn là phải dựa vào bản thân mình.
5. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật – Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 81 Tuế Thứ Nhâm Thân ngày mồng một tháng 9 – Phát Nhất Linh Ẩn Vụ Phong Võ Thánh Cung pháp hội 3 ngày lớp tiếng đài.
Phật tánh vốn chẳng có khác biệt, một khiếu ấy con được thầy mở ra đó chính là cánh cửa sinh tử của con, lang thang sinh tử 6 vạn năm, nay đã tìm được rồi thì chớ có quên nữa đấy ! thường phải trở về cái chỗ này, đừng cứ mãi thả ra ngoài, đến đây thì là phải học đạo, học đạo chính là học tu cái tâm này, cái tâm này tu tốt có phải là mọi thứ đều tốt, bởi vì cái tâm của các con chính là căn bổn ( gốc rễ ). Những Thánh Hiền từ xưa đều tìm cái điểm này.
6. Từ huấn của Tiên đào tiên đồng – Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 88 Tuế Thứ Kỉ Mão ngày mồng 3 cho đến mồng 5 tháng giêng tại Phát Nhất Linh Ân Vụ Phong Võ Thánh Cung, lớp Minh Đức Tân Dân Tiến Tu.
Nhục nhãn ( mắt thịt ) là chẳng có cách nào bảo cho các vị rằng thế gian có bao nhiêu thứ chẳng nhìn thấy được, phải dùng tâm nhãn, mở ra tâm nhãn của các vị, mở ra cửa tâm của các vị đi tiếp nhận đối mặt tất cả mọi sự tình, chớ có đóng kín bản thân. Thầy hôm nay giúp cho các vị điểm mở ra cánh cửa của các vị, vậy các vị tiếp nhận cam lộ này mà ơn trên giáng xuống mới có cảm nhận, pháp hỷ tràn trề.
7. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật - Phát Nhất , lời của thầy ( 3 )
Điểm truyền sư điểm cho con ở chỗ nào thì là chơn chủ nhân trú ở đó ! các con có nghiên cứu tham thảo qua những lời điểm đạo của các con chưa ? những lời điểm đạo rất tốt, nhưng các con thì lại chẳng biết thể hội. Ta hỏi các con, tay phải của điểm truyền sư điểm mở cho con, tay trái lại đóng nó lại, đúng không ? lầm rồi, lầm rồi, đó là pháp hữu vi, pháp hữu vi là đạo phải không ? pháp hữu vi thì là lầm rồi. Một tay mở nó ra, một tay che đậy lại nó là ý nghĩa gì ? tay phải điểm mở ra, không sai, đó là bảo với con là chủ nhân ở chỗ nào, cửa chính của chúng ta ở chỗ nào, nhưng đó là một cánh cửa, thầy hỏi các con, sau khi các con về nhà, các con muốn ở ngoài cửa hay là mở cửa ra để vào bên trong nhà nghỉ ngơi ? có ai mà ngốc nghếch đứng ở ngoài cửa mà nói rằng đã đến nhà mình, rồi nghỉ ngơi ở ngoài cửa, có không ? người ta ai cũng đi vào trong nhà để nghỉ ngơi cả. Cái gì gọi là đăng đường nhập thất ? con đứng ở ngoài cửa là tu cái đạo gì ? ta thấy các con vẫn chưa ngộ ra được, cho nên tay trái đẩy con vào nhà, chớ có lảng vảng, la cà ở bên ngoài, đúng không ? con đứng ở ngoài cửa hóng mát chăng ? nghĩ kĩ xem nào !
Cho nên nói, chúng ta cầu đạo là hiểu rằng chúng ta có chủ nhân, cũng hiểu rằng chủ nhân của chúng ta cũng là ở tại bên trong ngôi nhà của chúng ta. Một ngôi nhà của chúng ta có gian phòng của chủ nhân, chủ nhân có chỗ ngủ dành cho chủ nhân, khách có chỗ ngủ dành cho khách, điều này không thể lẫn lộn được, đúng không ?
Thầy nói rằng tay phải điểm mở ra cho con là nói với con rằng chủ nhân của con ở bên trong cánh cửa này, cái thể xác này là một ngôi nhà, thiên lí lương tâm của con chính là chủ nhân, điểm truyền sư nói với con rằng thiên lí lương tâm của con phải nhanh chóng đi vào, từ cửa chánh đi vào, đi vào bên trong làm chủ, chớ có lảng vàng, la cà ở bên ngoài, lúc này chủ nhân của con đã quay về chưa ? Chủ nhân nếu quay về thì mắt của con bèn sáng lên, biết không ? cho nên thầy xem từng đứa một, thấy các con đều chẳng có hiểu cái ý nghĩa này, kết quả là mắt đều híp, chẳng có tinh thần, vì sao không có tinh thần ? thần chẳng minh, thần minh thần minh, lạy thần minh, thần phải minh ( rõ ) mới có thể lạy thần minh, thần chẳng minh ( rõ ) thì con lạy thần minh từ đâu ? con muốn lạy thần minh, muốn lạy thần nào biết không ? bây giờ con có hiểu ý nghĩa của việc cầu đạo chưa ? vậy thì cái công phu thật sự khó làm của việc tu đạo chính là ở chỗ chủ nhân của chúng ta phải thường giữ ở trong nhà, chớ có đi lung tung, nghĩa là chỉ ở đây mà thôi.
9. Từ huấn của Chung Li Quyền Đại Tiên – Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 95, Tuế Thứ Bính Tuất, ngày mồng 9 tháng tư, tại Phát Nhất Cao Hùng, Vĩnh Hợp Đàn, lớp thanh khẩu bàn sự.
Một chỉ điểm của Minh Sư mở ra một cái khiếu này của con, từ cái bất nhị pháp môn này đi sâu vào tu hành thì bảo đảm con thành tiên thành phật.
10. Vô Cực Lão Mẫu giáng loan thư
Huyền Quan Nhất Khiếu :
Khiếu này, nhà phật rằng : là chỗ kết xá lợi; nhà nho rằng : là chỗ sản anh nhi ( trẻ sơ sinh ), đạo gia cho rằng : là huyệt thành kim đan; khiếu này là bảo quý nhất, do đó học đạo trước tiên cần phải rõ cái quan trọng của huyền quan, huyền quan là cửa chánh của đại đạo. Nếu nhập đạo, nhất định phải đối trước cửa huyền quan mà tiến vào, nếu đã nghe huyền quan đại đạo mà rõ chỗ của huyền quan, cũng chính là biết biển chỉ đường để tiến về phía trước mà đi, chẳng trệch hướng sai đường mà thôi, nếu đã biết huyền quan mà chẳng thể hội ( thể nghiệm , đặt mình vào để đi sâu vào tìm hiểu và lĩnh hội ) thì tuy gọi là biết, nhưng thật ra giống như chẳng biết. Người biết rõ huyền quan là cửa trước của đại đạo, ví dụ như huyền cơ, chỉ rõ ràng là ở bên trong nhà, nhưng bước chân ấy đạp ngay trước cửa mà chẳng dám dũng cảm tiến vào, chỉ thấy rõ trong nhà có đồ dùng quý báu, nhưng nếu không thể hội huyền quan để mà biết vội vàng tinh tiến, thì cái bảo này sao có thể đắc được đây ? nếu đã chẳng đắc được món đồ dùng quý báu thì làm sao có thể thành đại đạo đây ? Cho nên, chỉ biết huyền quan khiếu mà không đi sâu vào nghiên cứu tận gốc cái lí của kiến tánh thì biết cũng có ích gì đâu ! Người biết mà chẳng hành thì là kẻ ngu. Tiến đạo ở cái khiếu này, mà thành đạo cũng chẳng thể rời nó, là điểm cuối đường của huyền quan khiếu này đấy. Mẫu từ lúc truyền xuống ngũ giáo, giáo nào cũng nói bàn về huyền quan, những tên gọi khác rất nhiều, tổng chỉ huyền quan, nhưng do chẳng dám tiết lộ, duy chỉ có khẩu khẩu tương truyền ( truyền miệng cho nhau ) , danh từ ám chỉ rằng : cửa sinh tử, huyền tẫn chi hương, thiên địa linh căn, nguyên thủy tổ khí, chí thiện chi địa, tây phương, hô hấp chi căn, tự tại bồ tát, xá lợi quốc, cực lạc hương, khiếu hỗn độn, tây nam hương, thập mục sở chỉ, thủ nhất đàn, bồng lai đảo, khiếu quy căn, hoàng đình, tịnh thổ, bất nhị pháp môn, huyền quan, thập tự giá, thập thủ sở chỉ; bên Cơ đốc thì nói rằng : thiên đường, Hồi hồi thì nói là : lạc viên, tên gọi của ngũ giáo rất nhiều,
Toàn bộ các danh mục chỉ là chỉ ở huyền quan nhất khiếu mà thôi, ........., Mẫu mong các nguyên nhi nếu đã biết huyền quan khiếu áo mật vi diệu như thế này thì phải chân tâm thành ý mà đi thể hội, cấp tốc tu trì, chớ để mất cơ hội tốt đẹp này, phải phản bổn hoàn nguyên cực lạc, …, khổ học và nghiên cứu sâu thì tự nhiên thành công, tiến đạo ở chỗ này, liễu đạo cũng là ở chỗ này.
Cho nên huyền quan là vô cực, một chữ mà thôi. Người người nói vô cực, là có tên nhưng chẳng có hình tướng có thể thấy, Mẫu nóng lòng cứu kiếp, nay dùng cái ban sơ của đời người để hình dung thí dụ, nhưng mà tường tận. Nên biết rằng trời là đại chu thiên; người là tiểu chu thiên. Tuy có sự phân biệt lớn nhỏ, nhưng cái lí bên trong vốn là một. Cái một của trời là ở vô cực; cái một của người là ở huyền quan; vì sao một có thể thành vạn vật ? Cái ban sơ của đời người là căn cứ theo nguyên khí của phụ mẫu mà kết, một hạt minh châu, tên gọi là bổn tánh vô cực. Cái một của huyền quan từ đây mà có, được tinh huyết của phụ mẫu, đấy là hỗn độn sơ khai; vô cực động một cái, tức huyền quan dao động một cái thì vô cực sanh thái cực, huyền quan mất một, ở người là đan điền, thái cực phân lưỡng nghi, là hai mắt, lưỡng nghi phân tứ tượng, tức là mắt, tai, mũi, lưỡi, tứ tượng phân ngũ hành: phổi thuộc kim, gan thuộc mộc, thận thuộc thủy, tim thuộc hỏa, tỳ ( lá lách ) thuộc thổ, lục phủ ngũ tạng từ đây mà thành, khắp thân 365 khớp xương, 84000 lỗ khiếu nhỏ li ti từ một chữ này mà sanh, sanh thiên, sanh địa, sanh người, sanh vật, khởi nguyên của tất cả vạn vật đều ở sự phân ra của một chữ này, nay tu đạo quy về một, chính là chân lí của hoàn nguyên, cho nên trời đất và người, cái lí của tam tài, vốn là một lí chẳng có hai lí. Việc tu chơn, cái lí của bỏ cuối cầu đầu( nguồn gốc ) vốn là ngộ ở chỗ này. Một là chân lí của thiên hạ, Nho rằng : duy tinh duy nhất, Thích rằng : vạn pháp quy nhất, Đạo rằng : bão nguyên thủ nhất; trời đất và người, nếu mất đi một, khó gọi là tam tài; trời được Một mà thanh, người được Một mà phục mệnh quy căn, thành Thánh, thành Phật, thành Tiên, tóm lại thành tiên thành phật là từ một khiếu này mà thành. Tên giáo tuy khác, thành công vốn dĩ là một chỗ, cái huyền diệu ấy cực khó mà đo lường, công phu này rốt cuộc ở cái tự ngộ tự tiến mà tự đắc của người.
11. Nam mô Nhiên Đăng Cổ Phật giáng loan thư
Sự áo diệu của huyền quan
◎ Huyền quan, sự huyền diệu của đại đạo, thâm thúy vô cùng, cái lí ấy không lường được; huyền quan này thuộc vô cực, vô cực chấn động thì sanh một, từ một tán ra mà thành vạn thù, chính là cái gọi là trời đắc Một thì thanh, đất đắc một thì linh, người đắc một thì Thánh, do đó Thích rằng : quy nhất, Đạo rằng : thủ nhất, Nho rằng : tinh nhất; nhất là lí. Người đắc được cái lí của trời thì thành tánh, đắc cái Một của trời thì thành hình, do đó tại tiên thiên ( chỉ ở trong bụng mẹ ) lúc này nhất tánh viên minh, hỗn nhiên thiên lí, chẳng nghĩ ăn, chẳng nghĩ uống, lại chẳng lo chẳng nghĩ, chỉ theo mẹ hít thở, một hơi lưu hành, thai tròn mà từ lúc giáng sanh, xuống đất một tiếng kêu khổ, cái khí của âm dương theo mũi miệng mà vào, tức cái Một của tánh phân chia thành cái Hai của mệnh, nên biết rằng cái Một của lúc ở tiên thiên gọi là tánh, cái Một của hậu thiên gọi là mệnh, hai chữ tánh mệnh, mỗi cái mất đi cái Một của nó. Tánh mất Một, càn biến thành Hai, Hai là Ly. Ly (離= rời) thì tất tán, tán (散 = phân tán ) thì hư (虛), một điểm linh tánh đã rời bổn vị huyền quan ( vị trí vốn ở của huyền quan ), bổn vị hư ( trống ).
Một điểm linh tánh phân tán nơi mắt thì mắt có thể biết nhìn sắc, tán nơi tai thì tai có thể biết âm thanh, tán nơi mũi thì mũi có thể biết thơm, thúi, tán nơi miệng thì miệng có thể biết ngôn ngữ, ăn uống, tán nơi tạng phủ thì có thể biết đói no, tán nơi da thì có thể biết đau ngứa, tán nơi lỗ chân lông thì có thể biết nóng lạnh, tán nơi tứ chi thì có thể biết động tác, tán nơi tâm thì sanh lục dục, là bị cái nhiễm của sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; nếu là tán nơi phổi thì có thất tình, hỷ ( vui vẻ ), nộ ( giận dữ ), ai ( bi ai ), lạc ( khoái lạc ), ái ( yêu ), ố ( ghét ), dục ( dục vọng ), từ đấy mà trôi dạt đây đó, hôn trầm trụy lạc xuống dưới; hai mệnh mất một thì khôn biến thành khảm, khảm là hãm. Hãm nơi thất tình lục dục, chìm xuống là vì bị Bát Ma tửu, sắc, tài, khí, danh, lợi, tình, ái làm mê, tức chuyển vào luân hồi của tứ sanh lục đạo, dẫn đến không thể phản bổn hoàn nguyên. Cho nên Một là lí. Tại trời là thiên lí, tại đất là địa lí, tại người là tánh lí, tại sự là sự lí, tại vật là vật lí, chính là cái gọi là lí (理) mất Một (一) thì thành chữ mai (埋), có lí thì vạn sự linh thông, vô lí thì vạn sự chẳng thành công, trời mất Một thì các vì sao sẽ băng loạn xạ, đất mất Một thì núi lở biển khô, người mất Một thì ngày ngày luân hồi, cho nên cái được mất của Một là rất quan trọng như trên, người có thể đắc Một thì phục mệnh quy căn, trở về Thánh địa vô cực ấy, gặp lại bổn lai diện mục, là vạn thù quy nhất bổn, là có thể đoạn nỗi khổ của luân hồi.
◎ Tóm lại, huyền quan tàng tánh, tánh thì thần, thần thuộc dương, trong dương có âm, gọi là chân âm, đan điền tàng mệnh, mệnh thì khí, khí thuộc âm, trong âm có dương, gọi là chân dương, do đó chân âm tất phối chân dương, cái này lấy một đối một, là gặp cái đạo bất dịch ( bất biến ) này. Nay cái huyền quan đã nói đến trở thành Ly vị, cái đan điền đã nói đến trở thành cung “ khảm ”, trước hết cần phải đoạn sắc dục, trảm nguyệt tín thủy( 斬月信水 ), giữ lục thần trở về, cái pháp của tụ họp lại, rút, thêm, xoay tròn đan điền, một điểm chân dương, tụ họp lại trở về vị trí của Ly, chân dương tương hợp, cái này gọi là rút Khảm để đắp đầy Ly, pháp hàng phục, đem một điểm chân âm của huyền quan khôi phục trở về cung Khảm, chân dương tương hợp, đấy gọi là giáng Ly trở về Khảm, phục hồi như thế, bổn thể càn khôn của tiên thiên, trời đất vẫn định vị thì như như bất động, hiện ra cái bổn lai chơn tánh, những kẻ người đời không thể nhìn thấy cái bổn lai chơn tánh đều là bị cái khí âm uế của hậu thiên che đậy mất, cần phải có thể lau sạch cái uế khí này mới có thể hợp thành Một với đất trời, như gương chẳng nhiễm bụi, chiếu một cái tự được hiện rõ, cũng như trăng sáng soi nước, nước trong lặng thì trăng tự hiện, đấy gọi là có cảm thì ứng, dục vọng của người sạch hết rồi thì thiên lí lưu hành, nếu dục vọng của người chưa hết thì như gương sáng nhiễm bụi, soi chẳng ra hình ảnh thì chẳng in được nhau, thì cũng chẳng thể cảm ứng ra được. Lại như nước dơ, hoặc lúc nước sông gặp phải sóng, trăng tuy sáng nhưng nước ô uế, sóng chưa ngưng thì cảm thụ chẳng được để mà in; giống như bổn tánh bị tâm niệm của tạp tưởng che đậy mất thì chẳng được sáng ngời; trên nói là cánh cửa của chơn nhất, cánh cửa của chơn nhất này một khi mở ra thì là siêu sanh liễu tử, có thể thành bậc thang của Thánh Hiền Tiên Phật.
12. Nam Hải Cổ Phật giáng loan thư
Tam bảo và một chỉ của Minh Sư :
Tam bảo thì ở mỗi một đạo tràng đều có, do đó trong các chúng sanh hiện thời có những cuộc tranh luận vì tam bảo, thật sự là chẳng đáng. Phật có tam bảo là phật, pháp, tăng; người có tam bảo là tinh, khí, thần…quan, quyết, ấn của Nhất Quán Đạo là tam bảo truyền đạo. Đấy là sự phổ hóa căn cứ vào tình hình thực tế của thời kì khác nhau mà chế định ra biện pháp thích hợp tương ứng, sao lại dẫn đến việc chúng sanh dấy lên tranh cãi ? bất luận giáo phái, đạo tràng gì, việc phổ độ truyền đạo thì mỗi giáo phái, đạo tràng đều có cái tông chỉ tức là thay trời tuyên hóa, thúc đẩy thực hiện đại đạo. …
Cái gọi là huyền quan chính là cái linh khiếu của thân người, cũng là chỗ chân linh cư ngụ, thuộc sự tụ họp của thuần dương. Chí Thánh Khổng Phu Tử từng nói rằng : “ Thùy năng xuất bất do hộ ? hà mạc do tư đạo giã ? ” ( tạm dịch : ai có thể đi ra mà không từ cửa, thế tại sao không đi từ con đường đạo này ? ) , dùng điều này để mượn nói rằng con người muốn cánh cửa siêu thoát sinh tử luân hồi này thì là có đại đạo chân truyền này…Huyền quan nếu đã là sự tụ họp của thuần dương, chỗ chân linh cư ngụ, thì là cánh cửa để siêu thoát sinh tử luân hồi, thì thông qua một chỉ của Minh Sư để mở ra linh khiếu, có thể gọi là mở ra cánh cửa để cho chơn thần của bên trong cơ thể có thể từ bên trong linh khiếu này đi ra đi vào.
Ta lại thử đưa một ví dụ : Các tượng Thánh vốn do từ gỗ điêu khắc hoặc chế tác mà thành; phàm là muốn thờ phụng thì đều có cử hành nghi thức khai quang, đấy là một loại nghi thức tôn giáo, bề ngoài biểu thị sự tôn kính long trọng, nhưng thực chất thì lại là mượn cái nghi thức khai quang mà mở ra linh mạch của tượng Thánh, để cho thần linh ra vào tượng Thánh, tức là cái gọi là nhập thần. Người có đắc nhãn thông mới nhìn tượng Thánh một cái tức có thể xác định rõ phải chăng có nhập thần. Phân tích đến đây thì chúng sanh có thể hiểu rõ cái nghi thức khai quang này so với Minh Sư nhất chỉ của Nhất Quán Đạo thì nghĩa lí tương đồng, điểm then chốt chỉ ở chỗ Minh Sư của Minh sư nhất chỉ phải chăng quả thật có lãnh thiên mệnh, thì có thể khiến cho linh khiếu của người cầu đạo mở ra, cánh cửa của trí tuệ không tắc nghẽn, người tu trì chẳng biết mỏi mệt rốt cuộc có thể siêu sanh liễu tử; nhưng người khai quang tượng thánh phải chăng có đại đức và biết rõ tường tận các pháp tắc của nghi thức khai quang, tức là điểm then chốt mà tượng thánh nhập thần hay không. Phân tích đến đây, có thể đưa ra một kết luận rằng, một chỉ của Minh Sư có ý nghĩa và công dụng tích cực của nó, chúng sanh nên ngộ rõ, phàm người đã có đắc được thì tự thật tốt mà trân trọng. Thế nhưng, vì sao mà các tín đồ phật giáo đối với điều này lại chỉ trích công kích lớn vậy ? trong này, nguồn chủ yếu là ở những người trong phật giáo đại đa số đều cho rằng Nhất Quán Đạo ăn cắp giáo nghĩa của kinh điển phật giáo. Điều này thật sự là sự chấp ngộ ( chấp mê bất ngộ ) từ những lí niệm bất đồng của mỗi người. Sự truyền giáo của Nhất Quán Đạo là lấy tinh tủy ( những phần tinh túy nhất ) của Khổng Mạnh Thánh học làm cái gốc của việc lập thân, nhưng kiêm với sự tu trì của hai cửa Phật, Đạo, nhưng ý chỉ chủ yếu cuối cùng là ở việc truyền bố chân lí của đại đạo. Đại đạo phổ truyền, các đạo trường hoằng pháp lợi sanh, ta sâu nguyện chúng sanh thể hội thật tốt ý chỉ của đạo, trong tu bản thân mà kiêm thiện thiên hạ, mỗi người đem cái tâm đắc đã tu để rộng làm sự dẫn độ cho chúng sanh…Trong Nhất Quán Đạo có Lão Mẫu từ bi, dùng pháp môn của Minh Sư Nhất Chỉ, mượn nhờ từ trợ lực của Minh Sư mà rút ngắn con đường khổ tu của bản thân mà thôi. Một chỉ của Minh Sư gọi là đắc đạo, là dựa vào một chỉ mở ra cửa sinh tử, nhưng cửa sinh tử tuy mở ra, nếu không thể tinh tiến tu luyện nữa thì cuối cùng cũng vô dụng. Đắc, là mới bắt đầu đắc đạo mà thôi, nhưng thành quả của nó vẫn còn có một đoạn đường tu trì từ từ.
13. Nguyệt Tuệ Bồ Tát giáng – Thiên Đạo Phật Âm
◎ Huyền Quan là chỗ chẳng thể nói, chẳng thể nghĩ bàn. Huyền quan này thả ra thì có thể đầy khắp đất trời bốn phương, khắp pháp giới, lớn không có giới hạn, lúc quy nạp lại ( kết về một mối ) thì có thể lui ẩn ở nơi vi diệu ẩn mật chẳng thể biết được, nhỏ không có giới hạn. Người có thể ngộ được điều này thì có thể hiểu chánh pháp nhãn tàng !
◎ Một chỉ của Minh sư là ⊙, ⊙ này tức là huyền quan, có thể điều chỉnh lớn nhỏ, viên dung mọi thứ, hợp đồng chân không và diệu hữu, vốn là cùng một pháp thân của chúng sanh và tam thế chư phật, chỉ do chúng sinh mê muội chẳng biết, do đó cần một chỉ của Minh Sư. Thế nhưng lại không được chấp ở trên cái chỉ này mà quên đi sự hiển lộ của chân nhân – mới chính là cái mà Minh Sư muốn chỉ. Còn về phần chỗ mà đã chỉ thì chẳng phải là tướng của việc ( chấp ) trước tướng hữu trụ. Đại đạo tuy vô hình, nhưng lại vận chuyển vô số, đủ các loại sự vật hiện tượng; do đó chẳng ( chấp ) trước tướng, chẳng lấy tướng, chẳng li tướng mới là thích hợp. Chỗ mà Minh Sư đã chỉ là Giữa, là đại bổn ( thứ cơ bản quan trọng nhất ) của đất trời, là bổn tâm của con người chúng ta. Lục Tổ rằng : “ chẳng biết bổn tâm, học pháp vô ích ” , nếu có thể ứng với cái Minh Sư đã chỉ, triệt để hiểu rõ tam bảo, biết được bổn tâm của mình, nhìn thấy bổn tánh của mình thì Phật và chúng sanh càng chẳng có biệt pháp, do đó nói là “ pháp vô thượng ”. Cái huyền quan đại đạo này từ lúc vô thủy cho đến nay ( vô thủy : không có sự bắt đầu thật sự ) chưa từng sinh, chưa từng diệt, chẳng có sắc, chẳng có tướng, chẳng thuộc có, không, chẳng có mới, cũ, chẳng phải là dài, ngắn, chẳng phải là lớn, nhỏ, vô hạn lượng, vô biên tế ( không có giới hạn ), chẳng thể suy lường, người giác thì rõ ràng như như, phân tích như như, miễn cưỡng nói là huyền quan, miễn cưỡng nói là thập địa, hiểu rõ chỉ điểm của Phật thì người thụ nhận có thể vào Thất của Tổ Sư, đắc được thiền của Tổ Sư, nhìn thấy bổn lai diện mục mà siêu sanh liễu tử. Tu sĩ nghe diệu ý của huyền quan chánh pháp nhãn tàng này tuyệt đối không được lại đi chấp không kí, xem nhẹ lờ đi cái nghĩa thần thánh của Minh Sư nhất chỉ, thậm chí hoàn toàn phủ nhận sự tồn tại của huyền quan. Thật tướng của đại đạo nặng ở hai chữ Giác hành. Giác là giác cái nghĩa chân không Như Lai của huyền quan, hành là hành cái diệu của huyền quan có ý suất tánh ( chiếu theo thiên tánh mà làm ), giác hành viên mãn thì chứng phật mà phản bổn hoàn nguyên ! Tóm lại, đại đạo chân chân giả giả, giả giả chân chân, thị thị phi phi, phi phi thị thị, điên điên đảo đảo, đảo đảo điên điên; muốn ngộ chánh pháp nhãn tạng thì cần phải buông xuống tất cả mọi nhiễm buộc, thì ngay lúc ấy có thể đi vào ! không thì nếu là chỉ chấp trước danh tướng của Tam Bảo bạch dương, hoặc chỉ rơi vào biết và hiểu nhưng chưa thể thật sự tu hành, thì tuy được Minh Sư chỉ huyền, thì vẫn là khó chứng niết bàn diệu tâm, khó mà hiểu mật ý của chánh pháp nhãn tạng ! Các tu sĩ bạch dương, thân gánh vác nhiệm vụ lớn phổ cứu 92 ức tàn linh, tuyệt đối không được thiên chấp ( quá thiên lệch và cố chấp ) lưỡng đoạn của Sắc, Không mà tự ngạo, cần phải thật tốt mà thể hội nghĩa thật của tam bảo, và dựa theo mà quán chiếu tất cả thì có thể đạt được lợi ích lớn của chánh pháp !
14. Vô Cực Lão Mẫu giáng - loan thư
Huyền quan của tu đạo
◎ “ Huyền quan ” của tu đạo : có cái cho rằng huyền quan là ở trung mạch, có cái cho rằng huyền quan là ở hai mạch nhâm đốc, cũng có cái cho rằng huyền quan ở trán,…đủ thứ cách nói, cách nhìn, chẳng cách nào có được kết luận nhất trí. Tu đạo vì sao lại coi trọng huyền quan ? bởi vì huyền quan là lối ra quan trọng của “ nguyên thần ”. Trước khi muốn nói về mối quan hệ giữa tu đạo và huyền quan, thì cần phải xác định được huyền quan ở đâu ? người đời gọi cửa chính của ngôi nhà là Huyền Quan, do đó dẫn dụng đến việc tu đạo mà nói thì huyền quan là cửa chính mà nguyên thần nhất định theo, cũng là cửa chính mà người tu đạo nhất định phải vào trước, là điều chẳng có gì đáng nghi ngờ. Thế nhưng cái cửa chính này ở đâu đây ? chính là ở ngay “ trán” của con người. Bởi vì mạch lạc ( động mạch và tĩnh mạch )chỉ là tuyến đường của việc tu trì “ nguyên thai ” ở giữa bên trong cơ thể, tuyệt đối chẳng phải là con đường đi ra của nguyên thần, huống hồ nguyên thần là linh thể thuần nhẹ, thuần nhẹ thì thăng lên, do đó huyền quan ở trán là điều chẳng có gì để nghi ngờ. Nay đã nói rõ chỗ của huyền quan và công dụng của nó. Ở đây tiếp tục nói đến quan hệ giữa nó và tu đạo. Huyền quan là cầu nối thông với nhau giữa người và trời. Huyền quan mở lớn ra thì chánh nhãn lưu thông, vạn pháp do tâm, tùy ý mà động. Thực chất mà nói, mục đích chủ yếu của việc tu đạo là trông mong đạt được sự tu thành đến mức chẳng có quải ngại ( trở ngại chẳng thông, phiền não âu lo ), nguyên thần được thoát li khỏi giả thể, cũng tức là tu đến nguyên thần xông mở huyền quan xuất khiếu, đạt đến không bị sự trói buộc và lôi kéo của nhục thể mà được “ phản phác quy chân ” ( trở về lại cảnh giới mộc mạc đơn giản, chất phác, trạng thái tự nhiên vốn có ban đầu ), khế hợp với đại tự nhiên, thần du nơi thái hư, tự do như ý không có trở ngại, cùng tham dự với đất trời, cảnh giới của vĩnh hằng bất diệt.
Do đó cái cánh cửa huyền quan này mở ra một cái thì nguyên thần vận chuyển đại tiểu chu thiên tự do như ý, vạn pháp tùy tâm thu phát mà đạt cái chân như của phản bổn hoàn nguyên. Bề ngoài mà nói thì huyền quan tức là cửa chánh, tu đạo cũng nhất định phải tuân theo chánh đạo mà nhập môn, tuyệt đối không được chấp trước ở một điều mê hoặc nào. Do tu đạo tuy là một thứ công phu thâm áo huyền diệu, nhưng tuyệt đối chẳng phải là một lối nhỏ chết tắc nghẽn không thông, nên tất nhiên có phương pháp, con đường có thể tuân theo, có thể tiến dần theo thứ tự.
◎ Khoảng cách của người và trời hợp nhất tuy có khoảng cách khác biệt hữu hình khiến người cảm thấy cao mà không thể với, trên thực tế chỉ là giữa một niệm mà thôi, một niệm thiện, tức thăng thiên; một niệm ác, tức rơi xuống vực sâu. Đạo ở tâm, tâm là cái khiến niệm, cho nên đi con đường thiện thì đã là bước khởi đầu của cảnh giới “ thiên nhân hợp nhất ”. Nhưng trong việc tu trì cái đạo tâm diệu chỉ huyền vi tuy có rất nhiều cản trở chướng ngại đóng cửa, nhưng muốn tu đến lúc mở ra cánh cửa huyền quan thì sự trói buộc của giả thể lại là chướng ngại lớn nhất của việc tu đạo, Làm thế nào vứt bỏ đi cái gánh nặng trói buộc này mà đạt đến cảnh giới tương thông với “ trời ” ? vậy thì nên từ chỗ “ loại bỏ ” mà lấy làm công phu của tu trì rồi. ...
◎ Tóm lại mà nói, quan hệ giữa tu đạo và huyền quan là một khải thị ( sự khai đạo, chỉ điểm, chỉ thị khiến cho người có chỗ lãnh ngộ ) rất quan trọng, cũng là mối quan hệ mật thiết của một thể hai mặt. Do nguyên thần xông mở huyền quan xuất khiếu là sự tu thành của tiên thiên đạo tâm, từ chánh đạo nhập môn. Tu trì đạo đức mà chứng được nhân đạo là sự tu thành của đạo tâm hậu thiên, từ đây mà bổ sung bù cho nhau, có thể tự do xông qua huyền quan, đạt được người và trời hợp nhất.
◎ Mẫu lại đưa một ví dụ để giải thích rõ thêm : người có tu “ đạo tiên thiên ”, đã từng được một chỉ điểm tại huyền quan của Minh Sư thì là đắc đạo. Cái chữ “ đắc ” này chẳng phải giải thích theo nghĩa cái đắc của đã thành sự thật, mà là chỉ rõ để cho con ngộ được chỗ nào chính là điểm then chốt của thành đạo – siêu sinh liễu tử, vĩnh thoát luân hồi, là một cái “ đắc ” của giả thiết ( giả định ). Là đắc đạo rồi nhất định cần phải “ tu trì ” , sau đó mới có cái ngày thành đạo, bởi vì việc tu trì này là một nguyên động lực quan trọng trong quá trình đang khẳng định sự thật. Vì sao trước hết phải để con giả thiết “ đắc đạo ” vậy ? đó là muốn con vứt bỏ gánh nặng, bởi vì “ nguyên thần từ huyền quan ” đi ra, mà huyền quan thì lại ở bên trong cái nhục thân, cái nhục thân này chính là gánh nặng của nguyên thần, trước hết để con rõ cửa ra vào của nguyên thần, lại khiến con vứt bỏ gánh nặng, như vậy thì có thể đắc đạo mà thành đạo.
Số lượt xem : 2303