BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Phương pháp sử dụng tam bảo ( Huấn Văn Về Tam Bảo )

Tác giả liangfulai on 2023-07-19 08:49:08
/Phương pháp sử dụng tam bảo   ( Huấn Văn Về Tam Bảo )

Phương pháp sử dụng tam bảo

( Tổng cộng gồm có 3 phương pháp )


Phương pháp thứ nhất : thủ huyền

 

 Nghĩa là tâm tư nhẹ nhàng nghĩ đến một điểm ấy huyền quan khiếu của con, bất luận đi, ở, ngồi, nằm. nói chuyện, ăn cơm, đi đường, đợi xe, lái xe, giặt áo, nấu cơm, làm việc, ngủ đều có thể ý thủ huyền quan ( lúc hít thở có thể dùng hình thức của huyền quan để hít thở, mặc niệm chân kinh. )

 

Ghi chú : nếu lúc đi bộ, mặc niệm chân kinh có thể phối hợp bước chân, mỗi bước đi mặc niệm một chữ của chân kinh ( khẩu quyết ), đi được mỗi năm bước thì mặc niệm xong một lần.

 

 Phương pháp thứ hai : Điều tâm

 

Tay ôm hợp đồng ( dùng bảo thứ 3 ) giống như đóng con dấu ngay trước ngực ( huyệt thiên trung ở chỗ trũng trước ngực, ở vị trí chính giữa hai vú ) , khuỷu tay thả lỏng thỏng xuống. Mắt khép tám phân, mở hai phân, đầu lưỡi nhẹ nhàng chống hàm trên, mắt quán mũi, mũi quán tâm, trong tâm nhẹ nhàng mãi nghĩ đến một điểm ấy huyền quan khiếu, tức là “ ý thủ huyền quan ” ( bảo thứ nhất ). Bình thường có thể sẽ sản sinh nhiều nước miếng, có thể phối hợp vào lúc hít hơi sắp xong, sau khi nuốt nước miếng xuống rồi mới trút hơi. Dùng hít thở sâu theo kiểu bụng, lúc hít hơi thì phần bụng phồng lên, lúc thở hơi ra thì phần bụng co lại, nên luyện tập đến mức phần phổi không thể phồng lên. Phối hợp hít thở, lúc hít hơi thì mặc niệm chân kinh chữ thứ nhất, lúc thở hơi ra thì mặc niệm chân kinh bốn chữ sau ( dùng bảo thứ hai ) ba bảo ở trên đều dùng hết.

 

Tuy rằng là hít thở từ mũi, nhưng nên tưởng tượng việc hít thở từ huyền quan đi ra đi vào, tưởng tượng lúc hít hơi có không khí mọi phía từ huyền quan hít vào, lúc thở hơi ra tưởng tượng có trọc khí từ chỗ huyền quan thở ra, tưởng tượng huyền quan là cơ quan hô hấp. Đấy tức là hô hấp theo kiểu huyền quan. Chú ý lúc hít hơi và thở hơi cần phải chậm, luyện tập đến nghe chẳng thấy âm thanh của hít thở mới đúng. Ví dụ như lúc hít hơi nếu là 10 giây đồng hồ ( chỉ có mặc niệm chân kinh chữ thứ nhất, thở hơi có lẽ cần 20 giây ( do phối hợp mặc niệm chân kinh 4 chữ phía sau ) , thời gian hít thở càng dài càng tốt. Nếu thường sử dụng thì lúc hít hơi, từ chỗ huyền quan và chỗ huyệt thiên trung sẽ có một dòng chảy ấm trực tiếp xuống đến đan điền ( chỗ dưới rốn 3 cm ), lúc thở hơi ra thì dòng chảy ấm tự động từ cột sống phần dưới phía sau lưng kéo dài đến toàn cột sống, hướng lên đến cung nê hoàn của đỉnh đầu, và từ huyền quan đi ra. Dòng chảy ấm này chính là luồng hạo nhiên chánh khí.

 

Lúc tĩnh tọa phải ngồi thẳng lưng, phần phổi và cằm hơi thu vào, nếu lúc ngồi bắt chéo chân, có thể đặt nệm ngồi mềm 5 cm lót phía dưới mông. Nếu có bệnh phát sinh ( như đau dạ dày ) , lúc rãnh rỗi có thể đem hợp đồng đổi sang đặt ở vị trí bệnh ( dạ dày ) , có thể cảm thấy dịu nhẹ bớt ( ghi chú : có bệnh vẫn phải đi gặp bác sĩ để được khám chữa bệnh ). Thời cơ sử dụng : có thể hướng về mặt trời lúc ban mai hoặc lúc chạng vạng, mắt nhắm hoàn toàn, tĩnh tọa dùng tam bảo để điều tâm thì hiệu quả càng mạnh.

Buổi sáng, buổi tối ( phản tỉnh trước khi ngủ ) sử dụng một lần, thời gian khoảng từ 3 đến 15 phút, do để tránh ngoan không cho nên không được dùng quá lâu !

 

Lúc tâm bất chánh, như có phiền não, dục vọng, áp lực, tính nóng nảy, âu lo thì có thể lập tức tĩnh tọa 10 phút để điều tâm. Điều hòa tinh khí thần cho thích hợp ( như lúc tinh thần không tốt, cảm mạo, những bệnh khác ) , tần suất sử dụng có thể là trước 3 bữa ăn, trước khi ngủ đều sử dụng một lần, bệnh có thể được dịu nhẹ bớt.

 

Lợi ích của việc sử dụng : những tập tánh không tốt ( như nóng nảy, thói hư tật xấu ), phiền não hoặc thứ chấp trước nào đó…vô tình biến mất trong vô hình mà không hay biết, những bệnh mạn tính và nghiệp chướng nào đó của thân thể dần dần chuyển sang hướng tốt, là một loại phương pháp đốn ngộ.

 

Chú ý : nếu có tình trạng hễ dùng tam bảo một cái thì thân thể cảm thấy khó chịu, đó là hiện tượng tạm thời, đó là đang dọn sạch những bệnh mạn tính và chướng ngại, chẳng cần phải lo, cứ kiên trì lâu rồi thì có thể cải thiện.

 

Phương pháp thứ ba : Khấu đầu

 

1. Tay ôm hợp đồng để trên bái đệm, khuỷu tay thu vào trong rộng cỡ hai vai, nhưng khuỷu tay hơi cong. Khi tiếp cận bái đệm, hợp đồng gần với hình dạng trái xoan ( hình bầu dục ), điều kiện tiên quyết là vẫn có thể duy trì tí hợi chéo nhau, lòng bàn tay của hợp đồng cố hết mức tiếp cận nằm ngang với bái đệm làm cho mức cong nhỏ nhất thì sức chấn động sẽ lớn nhất.

 

2. Phần mông phải nâng cao; đầu và lưng thành hình cung cong xuống dưới thành hình cung tên, độ cao của đầu không được cao quá, cần phải hạ thấp xuống, nhưng trán cách hợp đồng cự li một rưỡi hoặc hai nắm tay thì được, mắt nhất định phải mở và nhìn chằm chằm trung tâm của hợp đồng, hai tay không đeo vật phẩm.

 

3. Nhất định phải là eo dẫn động đầu và tay cùng động; đầu và tay tự nhiên bị eo dẫn động kéo theo, tay không được ra sức, hai chân khép lại gần nhau.

 

4. Đầu gối chân đặt tại một phần ba của bái đệm, đầu gối chân và cẳng chân có thể khiến cho có sức chống đỡ. Phần mông phải nâng cao nhưng trọng tâm nghiêng về phía trước; nếu có thể điều chỉnh đầu ngón chân cân bằng nhẹ nhẹ ra sức tiếp xúc với mặt đất, các khớp của cơ thể thả lỏng, khi cảm giác có tính đàn hồi thì lúc này eo sẽ giống như lò xo tự động dẫn động đầu, tay khấu đầu, nhưng đầu ngón chân bám chặt đất không được di động. Cứ cách mỗi 100 khấu đầu thì trán phải đụng đến phía trên hợp đồng một lần, sự vận động của hơi sẽ tạm ngưng để cho eo sau khi nghỉ ngơi lại tiếp tục khấu đầu. ( Ghi chú : lúc này phần chân, phần mông có thể sẽ rất đau nhức, nhưng sau khi tập quen thì cơn đau nhức sẽ biến mất, nhưng hiện tượng khấu đầu tự động này chẳng dễ làm được, người mới học có thể trước tiên nhảy qua điểm này, đợi sau khi những tư thế khác chính xác rồi thì hãy học )

 

5. Khi eo dẫn động tay và đầu động cùng một lúc thì hợp đồng không thể cứ mãi dính lấy bái đệm chẳng động, hợp đồng sẽ bị phần eo kéo theo chuyển động rời khỏi bái đệm, độ cao khoảng 0,5 cm và một lên một xuống phải có âm thanh của đóng con dấu, tai chuyên chú đến âm thanh, huyền quan phải có cảm giác chấn động. Hợp đồng cũng không được nâng quá cao để tránh sức chấn động chẳng có. Tối thiếu thì đầu ngón út và ngón đeo nhẫn của hai tay phải dính lấy bái đệm và theo cái một lên một xuống của hợp đồng mà vỗ đánh nhẹ, do phần eo khống chế sức va chạm của hợp đồng với bái đệm, nhưng cần phải nhẹ nhàng, có cảm giác chấn động thì được rồi.

 

( Ghi chú : tốt nhất là chọn dùng bái đệm làm bằng chất liệu cứng, không thích hợp dùng bái đệm làm bằng chất liệu mềm để khấu đầu. )

 

6. Khi hợp đồng đóng trên bái đệm mà ngưng trong chốc lát, đầu theo sau sự dẫn động của eo, đầu bộ thả lỏng và theo sức quán tính nhẹ nhàng di chuyển ra trước, sau ( đầu không được ra sức ) , mượn nhờ vào lực li tâm khiến cho huyền quan tự nhiên chấn động, lúc khấu đầu thì lưỡi vẫn chống lên hàm trên.

 

7. Tốc độ khấu phải chầm chậm, dựa vào tốc độ mà eo của mình có thể chịu đựng, cảm thấy thoải mái mà không mệt thì được. Nếu gặp phải thượng hạ chấp lễ đếm số quá nhanh thì dùng tốc độ của mình để khấu đầu, không được nhanh, để duy trì tính chính xác của tư thế và kiến cho tâm thần được tập trung thì mới tương đối là thành tâm.

 

8. Đồng thời phối hợp ý thủ huyền quan và mặc niệm chân kinh, có thể một chữ thì một cái khấu đầu, tam bảo đều dùng thì hiệu quả thu tâm càng tốt.

 

9. Nếu có thể tiến thêm một bước phối hợp khấu đầu hít thở theo kiểu huyền quan, như mặc niệm hai lần hít hai lần thở ra, chẳng cần đếm số, thời gian lâu rồi thì công phu thuần thục có thể đạt đến trạng thái hoàn toàn vô niệm.

 

10. Lúc khấu đầu thân thể sẽ phát ra nhiệt lượng, đường đi của dòng chảy ấm giống với điều tâm. Gợi ý là sớm tối mỗi ngày một nghìn cái khấu đầu ( trước khi khấu đầu thì dạ dày cần phải tiêu hóa xong thức ăn ), nếu khi có những chứng bệnh khác như đau đầu hoặc cảm mạo thì có thể lập tức khấu đầu sẽ được dịu nhẹ đi, cũng có thể tăng thêm khấu đầu trước ba bữa ăn mà sức khỏe sẽ khôi phục tương đối nhanh.

 

11. Những hiện tượng khấu đầu chẳng đạt tiêu chuẩn : ( ghi chú : chỉ cần cảm thấy nếu cơ thể khấu mà không thoải mái thì là tư thế không đúng tiêu chuẩn, xin hãy tự nghiên cứu điều chỉnh lấy )

 

( 1 ) Eo chưa dẫn động, chỉ khấu tay mà không khấu đầu

( 2 ) Đầu nâng quá cao

( 3 ) Đầu quá thấp hoặc gần hợp đồng

( 4 ) Khấu đầu mà dùng sức quá

( 5 ) Hợp đồng dính chặt lấy bái đệm chẳng động hoặc động một chút nhưng không có hiệu quả chấn động

( 6 ) Tốc độ đếm số và khấu đầu quá nhanh quá gấp vội

( 7 ) Hợp đồng tay ôm nắm đấm hoặc hợp đồng phồng lên mà khấu

( 8 ) Lúc đếm số khấu nhiều

( 9 ) Hợp đồng nâng quá cao mà chẳng có hiệu quả chấn động

( 10 ) Khuỷu tay quá mở hoặc quá cứng đơ chẳng cong chút nào

( 11 ) Mắt nhắm hoặc chẳng có nhìn trung tâm của hợp đồng

( 12 ) Tay có ra sức, chưa thả lỏng

( 13 ) Đầu và lưng thẳng bằng phẳng chưa cong xuống

( 14 ) Tay không có ôm hợp đồng mà khấu.

Số lượt xem : 782