BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Những điều cần chú ý khi dùng tam bảo ( Huấn Văn Về Tam Bảo )

Tác giả liangfulai on 2023-07-19 05:44:34
/Những điều cần chú ý khi dùng tam bảo  ( Huấn Văn Về Tam Bảo )

Những điều cần chú ý khi dùng tam bảo

 

I. Không phải là lúc khẩn cấp nguy nan mới có thể dùng tam bảo ?


1. Từ huấn của Tam Quan Đại Đế :  Thiên Phật Viện du kí.

 

Lại nói các đệ tử Bạch Dương bình thường đều đem việc trì niệm “ chơn kinh ” dùng để phùng hung hóa cát, thoát kiếp tránh nạn. Do vậy, rất nhiều đệ tử bạch dương thường cho rằng chỉ có lúc phát sanh nguy khốn mà sức người chẳng cách nào giải quyết mới có thể thủ huyền, ôm hợp đồng, niệm chơn kinh để cầu phùng hung hóa cát, thoát kiếp tị nạn mà không biết rằng “ kiếp nạn ” không chỉ là chỉ nhục thân chịu họa, chịu khổ, bị thương mà thôi. Thật ra kiếp nạn thật sự chính là việc sinh tử luân hồi của lũy kiếp, mà việc sanh tử luân hồi càng là do vọng niệm lôi kéo, do đó vọng niệm chẳng ngưng thì sanh tử luân hồi vĩnh viễn chẳng ngưng nghỉ.

Do vậy, làm thế nào hàng phục vọng niệm, thường mọc giác niệm, thật sự là mấu chốt sanh tử của các tu tử ! chơn kinh mà đương kim Bạch Dương Minh Sư đã truyền là thần chú đại quang minh hàng ma phục tà, là thần chú thanh tịnh lớn thoát li mọi khổ ách.

 

Các tu tử nếu có thể hiểu rõ cái diệu ý thể dụng bên trong của nó, vào lúc vọng niệm chẳng thể hàng phục biển tâm dao động, chỉ cần thành khẩn mà trì chơn kinh này, mặc niệm vài lần mà vọng niệm đột nhiên ngay lập tức chẳng còn hình bóng vết tích. Giống như là ánh sáng của mặt trời soi chiếu một cái, tự nhiên mây tiêu mù tán vậy. Các tu tử nếu có thể thường trì chú này, chẳng những đã kết cái Thánh duyên của phó long hoa hội với Phật Di Lặc, lâu rồi công phu thuần thục, trì mà chẳng trì, vọng niệm chút xíu chẳng khởi thì luân hồi tức ngừng, sanh tử tức liễu, mà luân hồi ngưng, sanh tử liễu mới là thoát kiếp tị nạn thật sự. Điều đáng tiếc là các đệ tử Bạch Dương hiện nay rất ít người đi sâu vào tam bảo tâm pháp này, hoặc đem cái lễ thắp hương xem là hình thức, chẳng biết nhờ vào lúc này mà tìm vị chơn phật của tự thân, thật sự là điều đáng tiếc.

 

 

2. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Phát Nhất Thiên Nguyên Cung, tạp chí Đức Tuệ ( 78 )

 

Tất cả mọi phiền não, vọng tưởng đều là kiếp nạn. Mặc niệm ngũ tự chơn ngôn chẳng phải là cầu tịnh độ bên ngoài mà là sanh tịnh độ bên trong, dùng phật đường của tự tánh để hiến tâm hương của tự tánh, tụng vô tự chơn kinh – thủ huyền.

 

3. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 88 Tuế Thứ Kỉ Mão, ngày mồng 2 tháng 9.

 

Những đạo lí mà chúng ta cứ mãi nói thật ra chính là chỉ “ minh sư nhất chỉ ”, nếu con chẳng biết khéo dùng theo tình huống thì một điểm đó vẫn ở một điểm đó, bởi vì có một số người chẳng biết dùng, cho nên chẳng có lòng tin đối với đạo.

 

II. Chấp trước huyền quan :

1. Từ huấn của Nam Hải Cổ Phật : chơn đạo chơn khảo – từ huấn của chư phật bồ tát, Đạo Trường Phát Nhất Thiên Ân

 

Trong lòng thích lặp đi lặp lại nhiều lần nơi huyền quan khiếu, vọng tự phô trương “ cái diện mục vô hình vô tướng sanh ra rất nhiều cảm ứng và những chuyện thần linh quái dị ”, tức cho là ấn chứng của việc đắc đạo, chẳng biết rằng ma đã vào tâm phủ của con mà tác quái.

 

2. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : chơn đạo chơn khảo – từ huấn của chư phật bồ tát, Đạo Trường Phát Nhất Thiên Ân.

 

Ngày nào cũng ngồi tĩnh tọa ở đó, tham thiền, như thế thì đắc được cái gì ? ngồi không, một bộ xương không hẳn là con có thể tĩnh, vậy thì hà tất phải vậy ? uổng phí thời gian của con ! con ngày nào cũng ngồi ở đó, trước hết là có lỗi với quốc gia, thứ hai là có lỗi với bố mẹ, thứ ba là có lỗi với bản thân, làm hư tổn bản thân, hà tất phải như thế ! nên dành cái thời gian ngồi thiền này để làm phong phú bản thân.

 

Tâm đắc : hậu học lúc dùng tam bảo pháp thủ huyền chẳng tồn nhiều thời gian, sau lễ hiến hương sáng tối với pháp khấu đầu, cách một nghìn, một trăm cái khấu đầu thì niệm kinh hồi hướng, khoảng 40 phút, nhưng tam bảo tĩnh tọa điều tâm, sáng tối cách 3 -15 phút, một ngày tính gọp lại cũng khoảng dùng tam bảo gần một tiếng. Hậu học tương đối thích xem kinh sách để làm phong phú bản thân, nếu phải dùng tam bảo tĩnh tọa điều tâm, hậu học đều cố gắng hết sức dùng thời gian vặt trong sinh hoạt hằng ngày để sử dụng, như ngồi xe, đợi xe, trước khi ngủ để không ảnh hưởng đến công việc và sự nghỉ ngơi trong sinh hoạt hằng ngày.

 

3. Từ huấn của Tam Quan Đại Đế : Thiên Phật Viện du kí.

 

◎ Nếu cố chấp trên một điểm, giữ mãi chẳng buông, hoặc mượn cái này mà xem thường những pháp môn khác do thiên tâm chuyển hóa dẫn dắt, như thế thì lại rời huyền quan cửa chánh rồi. Phãi cẩn thận ! Phải cẩn thận ! nghĩa thật của thủ huyền là suất tánh đấy ( chiếu theo thiên tánh mà hành ).

 

◎ Thế nhưng trong quá trình thủ huyền sẽ có nhiều cảnh huyễn ảo xuất hiện, tuyệt đối không được cho là thật ( tưởng là thần thông ), ví dụ như thấy quang cảnh thiên đường hoặc thấy bồ tát đến, hoặc tận mắt nhìn thấy thức thần của bản thân đi ra đi vào, những cảnh tượng này tuyệt đối không được để tâm, nếu không thì vì điều này mà tự đắc ý thỏa mãn, vì điều này mà kiêu ngạo, phô trương với người ta thì dễ dàng bị tẩu hỏa nhập ma. Một chỉ của thầy là muốn các con do cái chỉ của Minh Sư mà nhìn thấy “ trăng sáng tự tánh ” ! Các tu tử tuyệt đối không được cứ mãi nghĩ đến một chỉ, tuyệt đối không được chỉ ngừng trệ trên cái đầu ngón tay này mà quên đi vị phật ngây thơ tự tánh mà nó đã chỉ. Chớ có chỉ chấp trước trên một điểm huyền quan ( ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ) mà quên đi cái tiên thiên bổn giác, vô sanh chơn nhân mà ngón tay đã chỉ.

 

◎ Này các tu tử Bạch Dương ! tuyệt đối phải đi thể hội cái dụng ý sâu xa, cực phí tâm tư của Minh Sư, nghĩa là muốn các con mượn cái chỉ của điểm truyền sư mà biết được các con tự thân mỗi người đều có một vị vô sanh chơn nhân. Lục Tổ Đàn Kinh rằng : “ bất thức bổn tâm, học pháp vô ích ”. Các con phải biết tự tâm là phật, không thể hướng ra ngoài mà cầu phật, lao tâm phí thần mà quên đi vị chơn phật của tự tâm.

 

4. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Phát Nhất

 

Chấp trước huyền quan theo người đi, chỉ khai huyền quan kiến chơn phật, vọng liễu huyền quan dĩ thành phật. ( 執著玄關跟人走,指開玄關見真佛,忘了玄關已成佛。)

 

5. Thiên Nhiên cổ phật giáng – Thiên Phật viện du kí

 

Lại nói rằng những kẻ trung, hạ trí thường thường thủ mãi huyền quan, cố chấp danh tướng của tam bảo, hoặc mê thần thông hiển hóa của tam bảo mà xem thường kinh luận của ngũ giáo, tự rời pháp tánh bình đẳng, tạo nghiệp chịu quả, mãi khỗ nơi học thức cạn mỏng, nghe nhìn chẳng rộng, trong cái bệnh cống cao chẳng tự lượng sức, tự cao tự đại.

 

6. Từ huấn của Nam Hải Cổ Phật : Phát Nhất

 

Trong lòng thích phô trương khoác lác những kiến chứng của bản thân, ngỡ rằng tất cả mọi tâm lí khác thường hoặc cảm ứng của tánh lí chính là huyền cơ của việc tu đạo, đấy là ma vương lợi dụng cái tâm lí hiếu kì đang làm mê hoặc con. Đạo lí tối cao vô thượng vốn chẳng có lời nói; đại đạo chí thiện chí mĩ chẳng có huyền cơ, chỉ là bình bình dị dị, càng chẳng có chỗ thần linh quái dị, không thể lấy cảm ứng của tự thân làm chỗ quay về nương tựa, nhất thiết cần phải lấy những chơn lí của Thánh Hiền thực tiễn làm hành trì, nếu không thì là rơi vào bàn tay của ma.

 

7. Đạt Ma Tổ Sư giáng loan thư

 

Hỏi : ngồi thiền có thể tĩnh tâm, nhưng vì sao cũng có người sẽ tẩu hỏa nhập ma. Làm sao có thể tránh được ?

 

Đạt Ma Tổ Sư đáp : bình thường xem nhiều quá rồi, nghe nhiều quá rồi, do đó lợi dụng ngồi thiền có thể yên tĩnh cái tâm này, thúc đẩy sự khỏe mạnh của thân tâm. Nhưng nếu trong lúc ngồi thiền vẫn nhìn thấy, nghe thấy cái gì ( bất luận là tốt hay xấu ) đều là do cái tâm này vẫn chưa tĩnh xuống, đã vi phạm cái ý vốn có của ngồi thiền. Bởi vì có người dục vọng tham muốn thành đạo quá nặng, vả lại chấp trước những cảnh tượng ảo không thật, do đó thường dẫn đến tẩu hỏa nhập ma. Nếu lấy việc khỏe thân tĩnh tâm làm điểm xuất phát, chớ có hiếu kì tham hiển hóa thì tự có thể tránh tác dụng phụ này.

 

9. Tế Công Hoạt Phật giáng loan thư

 

Thiền là một loại sinh hoạt sinh động hoạt bát, dưới cây Bồ Đề, trong huyền quan khiếu, cái đã chỉ chẳng qua là bổn tánh của con người. Không thể liễu ngộ “ cái này ” thì Bồ Đề gặp bão lớn, huyền quan khởi rồng hổ, “ định lực ” hoàn toàn mất, cho dù ngồi rách bồ đoàn, vẫn là một “ nhục thân bồ tát ”. Huệ Năng rằng : “ bên ngoài ở tất cả mọi cảnh giới thiện ác mà tâm niệm chẳng khởi thì gọi là tọa; bên trong nhìn thấy tự tánh bất động thì gọi là thiền ”. Kim Cang Kinh rằng : “ nếu dựa vào sắc thấy ta, dựa vào âm thanh mà cầu ta, thì người ấy đang hành tà đạo, chẳng thể thấy Như Lai ”. Lại rằng :

     “Tất cả những pháp hữu-vi ,

     khác nào mộng, huyễn, khác gì điện, sương.

     Như bóng nước, như ảnh-tượng.

     Xét suy như thế cho thường chớ quên!

 

Phàm người có tâm tu thiền, trước hết hãy tham thấu lãnh ngộ cái “ thiền ý ” này mới không dẫn đến việc đi vào con đường mê. Hiện nay không ít các thanh thiếu niên yêu thích việc học thiền, thường dẫn đến thần thức điên cuồng, tinh thần biến thái. Chỉ dạy ngồi thiền, luyện linh mà lại không có năng lực chế ngự hàng phục loại bệnh tiến vào ma cảnh này thì quả thật là sai lầm tội lỗi !

 

10. Nam mô Vô Lượng Thọ Phật giáng loan thư

 

◎ Nên biết ở cảnh giới bên trong cái tĩnh, nhiều thứ đều là những biến hóa của âm ma, tuyệt đối không được mới bắt đầu học công phu ngồi mà lập tức vọng tưởng làm tiên phật; nếu có niệm đầu vọng tưởng, bị những thiên ma tâm ma âm thần nhìn thấu tâm sự, lập tức biến nơi thôn dã thành bồng lai tiên cảnh, thiết lập ra Long Hoa, biến hóa thành Lão Mẫu giả, Tiên Phật giả để dẫn lên Dao Trì gặp Lão Mẫu nương; vọng tưởng này cuối cùng dẫn đến chẳng được kết quả gì, chẳng có đạo khả đắc.

 

◎ Ta lúc ấy còn tại thế, tĩnh tới lúc như có như không, có mãnh hổ nhe nanh múa vuốt, rắn lớn hiện thân, gặp cảnh này đến, ta hoàn toàn chết chắc, nhưng ta chẳng màng để ý đến. Lại vào cảnh vô ngã – một cảnh giới khác, biết có người tặng vàng bạc tài bảo đến, ta cũng chẳng màng để ý. Giữa cái hôn mê, nhìn thấy cô gái xinh đẹp, ta cũng mặc kệ chẳng màng để ý; tồn chánh niệm mà chẳng đổi chí, lại đang trong cái tĩnh, có thiên thần đem ngọc chiếu đến mở ra đọc, nói rằng muốn tiếp ta lên thiên đài sắc phong quả vị, hóa ra một con hạc trắng, lệnh cho ta ngồi lên, sanh ra đủ thứ hư ảo, muốn đánh bại chơn đạo của ta, ta chịu những thứ này rất nhiều, những việc kỳ kỳ quái quái xảy đến, nếu chẳng phải là niệm đầu ôm được vững, lúc ấy nếu có sự sai lệch tí ti so với ban đầu thì kết quả sẽ tạo thành sai lầm rất lớn. Học đạo nếu có thể luyện đến tất cả những cảnh tượng đi vào mắt đều là Không thì là đã đắc chơn tĩnh. Cái gọi là tĩnh tọa, Phật rằng vạn pháp quy nhất, là không bị cảnh ngộ làm trở ngại tâm trí mà loạn đạo tâm, cũng chẳng vì danh lợi quấy rầy nội tâm mà đánh mất cái chơn tâm chơn ý; sớm tối tu trì, sáng tối chẳng rời, đem tục tâm ( cái tâm phàm tục ) biến thành đạo tâm, dùng cốt phàm để luyện thành phật thể, sắc tướng đều không, vạn duyên chẳng nhiễm, sau đó tự chẳng chấp nhân, ngã ( người, ta ), cũng chẳng chấp trước hình tướng, nếu rơi vào nhân, ngã, chúng sanh, thọ giả thì sanh cái tâm ( chấp ) trước tướng, những cái này đều chẳng phải là cái đạo tĩnh tọa; đại đạo vốn dĩ vô hình vô tướng; học đạo nếu dùng cái có hình có tướng thì đã đi vào con đường sai rồi. Do đó, những người luyện công ngồi thì tâm phải có thể không tịch ( rỗng lặng ), không vô sở không, tự đắc chơn không, sau đó đại quán tự tại, lúc ấy bổn tánh từ vĩ lư quan thẳng lên huyền quan, rèn luyện lâu rồi tự thành xá lợi, …tức hiện bổn tánh quang minh của ta.

 

11. Nam mô Tôn Tẫn Chơn Nhân giáng loan thư

 

Bí quyết chánh huyền quan, thống nhất lục thần

 

Bước đầu tĩnh tọa, ngồi đến lục căn thanh tĩnh, tâm ý bế ngưng, vào lúc này thì chơn huyền cơ của tiểu chu thiên con người tự nhiên phát động, công thể của phát động thì mỗi người khác nhau, những thông tin của trạng thái, mức độ này hoàn toàn là sự biến hóa của thức thần; nguyên thần ẩn mà không xuất hiện; thức thần biến hóa khôn lường, hoặc hóa thân lớn thân nhỏ, hoặc hóa thân cao thân thấp, có lúc biến thành tiên biến thành phật để lừa gạt. Tóm lại, những người luyện công ngồi, thì bước đầu nhất lúc ngồi nhất định phải nhất tâm thả trống, xem túi da ( cơ thể ) của ta là tứ đại giả hợp mà thành, cuối cùng tất nhiên chôn trong đất; lại quán cảnh đời phàm trần như hư không, nhất tâm thủ định huyền quan, tuy núi Thái Sơn lở mà ta chẳng sợ hãi, chịu mối nguy hiểm của nạn đao binh nước lửa mà ta chẳng kinh hãi; người người nếu có thể ôm lấy cái tâm chí này, hành cái công phu này mà ngồi thì có thể đắc được thời điểm tốt để hoàn đan thành đạo ), …nhân cơ hội này dặn dò các đệ tử học đạo rằng, đối với công phu tọa thiền, nếu ngồi đến có động tĩnh, tâm không được vọng tưởng làm tiên làm phật, hoặc tưởng đằng vân giá vụ, tâm cũng chớ vọng tưởng nói chuyện với tiên phật, cũng không được vọng tưởng thông linh, hoặc vọng tưởng một thời một khắc thì có thể thành đạo. Có thể xem là trong âm dương, nếu dùng những pháp này mà tu thì toàn là thức thần dụng sự, là ảo tưởng của nhân tâm, cuối cùng nhất định chẳng thể thành chánh giác, trái lại rơi vào nỗi khổ của lục đạo, do đó ta hy vọng các đệ tử nên hiểu rõ việc học đạo chẳng phải là công phu của một thời một khắc, phải ôm lấy chí niệm lâu dài, nhất tâm hành trì chánh pháp, cuối cùng tự có thời điểm tốt đẹp để thành đạo, cùng lên dao trì hưởng cực lạc vô hạn.

 

12. Nguyên Thủy Thiên Tôn giáng loan thư

 

◎ Trong tĩnh tọa nếu hiện bất kì cảnh gì đều nhất định là tâm ma hiển hiện, hãy cẩn thận chớ để cho bị ngoại cảnh lôi kéo mà tẩu hỏa nhập ma; trong tất cả mọi thứ trong cuộc sống hằng ngày đều chớ có chấp trước, đừng chấp là thiện, đừng chấp là ác, mọi thứ tự nhiên bình thường. Những cảnh giới của tĩnh tọa hiện ra : thiện thì tâm chớ có vui, ác thì tâm chớ có sầu bi, đấy là hiển hiện của nhân quả lũy kiếp. Người xưa nói rằng : “ Phật đến giết phật, Ma đến giết ma ”. Vốn dĩ vô hình vô tướng, ở đâu mà đến cái phân biệt của Phật, Ma ? tất cả lấy bổn tâm linh minh hiển hiện làm chính, chưa chứng kim tiên thì là ở trong tam giới. Bên trong tam giới đều chịu sự khảo nghiệm của ma. Người ưa thích thần thông thì bị thần thông khảo, người háo sắc thì bị người đẹp khảo, người háo tiền tài thì bị vàng, tiền khảo, người vượt qua cửa ải mới có thể lên chứng Kim Tiên bất thối chuyển, lúc này trong tâm chẳng có quải ngại, chẳng có phiền não. Người muốn tiến về phía trước thì nhất định bị ma khảo; ma bên trong và ma bên ngoài cùng nhau khảo nghiệm, chẳng ma khảo thì chẳng thành đạo, đấy cũng là không ngừng mài luyện cái chơn ngã linh minh, có ý làm cho nó kiên cường hơn, đạo càng cao thì ma khảo càng nặng. Người tu có thể cẩn thận đề phòng.

 

 

◎   Nên biết rằng người tu hành nên tâm bình khí hòa, thân tâm lành mạnh hơn so với những người bình thường khác, không được vì muốn tu mà làm cho quy luật của cả nhà đại loạn; bình thường tự nhiên, tâm thân điều hòa mới là cảnh giới đúng với bình thường. Tại đây lần nữa nhấn mạnh rằng tu hành không nhất định phải bỏ ngủ quên ăn, ba bữa chẳng liên tiếp, tham thiền đả tọa chẳng tí tiết chế, thời gian tùy tiện lộn xộn chứ chẳng có sự sắp đặt tiết chế nhất định, như thế thì nhất định sẽ tẩu hỏa nhập ma. Nên biết tâm thái đúng với bình thường của người tu hành, tự phản tỉnh kiểm thảo hỏi xem tâm phải chăng sáng tỏ hơn hôm qua ? cái tâm tranh đoạt đối với danh lợi phải chăng tương đối là buông xuống ? đối với sự đeo bám lôi kéo của vạn duyên phải chăng là tương đối xem nhẹ ? nếu có tinh tiến những cái này thì là tiến bộ; nếu cái tâm tranh danh vẫn chưa thối, tâm tình vẫn không thả lỏng thì lúc này nên trước hết hãy buông pháp tu xuống, suy nghĩ sâu xem tu pháp này từ đâu ? nguyện đã phát trước khi thực hiện pháp tu bây giờ đã đi đâu mất rồi ? sau khi suy nghĩ cẩn thận, trong lòng hiểu rõ thì lại tiếp tục tu. Tu một cái tâm tự nhiên bình thường chí chơn chí linh, chẳng phải là cái tâm kiêu ngạo háo tranh háo đấu. Người tu nên tâm sanh cảnh giác.

 

13. Nam Hải Quan Âm Bồ Tát giáng : phân tích bàn luận những triệu chứng của nhân quả và ấn chứng.

 

Những triệu chứng nhân quả của tĩnh tọa :

 

◎ Hỏi : Hậu quả nghiêm trọng nhất của tĩnh tọa là dẫn đến tẩu hỏa nhập ma, các đệ tử chúng con vẫn chưa nghe qua tĩnh tọa có sự sản sanh của hiện tượng nhân quả, kính mời Bồ Tát trước hết giải đi sự ngu muội của đệ tử các con.

 

Bồ Tát đáp rằng : tĩnh tọa là giáo trình của một môn tu trì. Hai cửa Phật, Đạo đều có lưu truyền lại cho hậu thế. Gần đây đến cả những tôn giáo nước ngoài, chẳng hạn như nhánh khác của cơ đốc mà bị lăng mạ là những người ngoại đạo cũng có lưu hành việc ngồi thiền. Sở dĩ ta đặc biệt đề xuất, là để giải thích dẫn giải rằng việc ngồi thiền là có chỗ tùy theo người mà khác nhau. Trong quá trình tĩnh tọa, là giả thể thả lỏng ( giả thể : chỉ cái thân thể giả tạm ), linh thần hồi sức tỉnh lại, còn lúc bình thường thì là linh thần bị giả thể trói buộc, do trong quá trình điên đảo này nên mới sản sanh việc linh thần bị quấy nhiễu, mà sự quấy nhiễu này đến từ thế giới linh hồn, đương nhiên cũng bao hàm nhân quả nghiệp lực rồi.

 

◎ Ý của Bồ Tát là nghiệp lực sẽ quấy nhiễu trong quá trình người ta tu tập tĩnh tọa mà sản sanh bệnh nhân quả. Nếu là như vậy thì còn ai dám tĩnh tọa ?

 

Bồ Tát đáp rằng : ai nói không có người dám tĩnh tọa ? những người truyền thụ tĩnh tọa bình thường đều có truyền thụ việc thỉnh thần hộ pháp hộ trì thì chẳng có chút vấn đề gì. Điều đáng sợ là lúc chẳng biết pháp môn tĩnh tọa mà vọng hành ( tùy tiện hành động ) thì mới sản sanh di chứng về sau.

 

◎ Hỏi  :Vậy thì triệu chứng nhân quả của tĩnh tọa là sản sanh loại tình cảnh nào ?

 

Bồ tát đáp rằng : xem xét toàn diện thì chẳng khác gì mấy so với hiện tượng tẩu hỏa nhập ma, có như là điên cuồng, thần thức chẳng tỉnh táo , nhưng tỉ mỉ thì có thể phân biệt là : tẩu hỏa nhập ma thì ánh mắt và sắc mặt đỏ như lửa, còn sự quấy nhiễu của nghiệp lực âm chứng, sẽ có trạng thái cực lạnh của ánh mắt và sắc mặt xanh xao tái nhợt; cũng có tĩnh tọa mà sản sanh sự vận hành của khí bên trong cơ thể không thuận, một bộ phận nào đó của cơ thể đột nhiên sanh bệnh, là hiện tượng chưa đạt được công phu mà trái lại đã chịu tác hại của nó.

 

Tâm đắc : Ở phật đường nếu dùng tam bảo để điều tâm tĩnh tọa, tốt nhất là phải thỉnh đàn nhỏ để mời Tiên Phật hộ pháp thì hiệu quả dùng sẽ càng tốt, bài trừ khỏi sự quấy nhiễu của thế lực thuộc thế giới linh hồn phía bên ngoài, như vậy thì vấn đề của tẩu hỏa nhập mà sẽ tương đối ít rồi.

 

14. Tế Công Hoạt Phật giáng loan thư:

 

Nếu lúc ma cảnh hiển hiện, lại chẳng có cách dùng phật tánh để hóa trừ, thì nên lập tức thối lui xuống, chẳng nghĩ chẳng ngợi, chẳng quán, chẳng tưởng, tức là mọi thứ đều chẳng đi suy nghĩ cân nhắc. Nhất định phải định tâm ở chỗ chẳng khởi, định niệm ở chỗ chẳng động, định ý ở chỗ chẳng lung lay, định thức ở chỗ chẳng chuyển.

 

15. Từ huấn của Nam Cực Tiên Ông : Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 88 Tuế Thứ Kỉ Mão, ngày 29 tháng 8, pháp hội 3 ngày, Phát Nhất, Tam Hiệp Linh Ẩn Tự.

 

Vậy một chỉ của Minh Sư ở đâu ? là ở trong hay ở ngoài ? ( ở bên trong ) có phải là phải hạ công phu ? ( đúng ) từ chỗ này mà hạ công phu, đem bổn tâm của con tu trì đến thuần khiết vô nhiễm, để tâm con đạt đến thanh thanh tĩnh tĩnh. Phải chịu đựng nổi khảo nghiệm của thời gian, một khoảng thời gian cho con thay đổi, những gì con làm ra khiến người ta nhìn con với con mắt khác, đấy chính là “ sự hiển hóa ” lớn nhất…hiển hoa chẳng phải là hiển tướng cho con thấy, mà là bản thân mình có chỗ thay đổi, có chỗ thoát thai hoán cốt ( đổi đời, thay đổi triệt để ), thật ra tự bản thân các con vốn là một vị Phật, các con cũng có thể hiển hóa.

 

 Tam Bảo chính là bất ngôn chi giáo ( dạy mà không dùng lời ), vô vi chi ích ( lợi ích của vô vi )

 

 

16. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật , Phát Nhất, lời của Thầy ( 10 )

 

Chỉ cần các con tĩnh cái tâm xuống thì thiên tâm của các con sẽ bảo với con mọi thứ, thiên tâm của các con tự nhiên sẽ giúp con giải đáp tất cả những nghi hoặc, bảo với con lựa chọn phương hướng gì !

 

17. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 77 Tuế Thứ Kỉ Tị, ngày mồng 4 tháng giêng, Phát Nhất Thiên Nguyên.

 

Đạo ở bản thân chớ ngoại cầu, phật ở trong tâm chớ ngoài cầu, nếu con cầu phật thì trước hết hãy cầu vị phật tự tánh; phật tự tánh hiểu rõ trước thì tự có thể tương thông với tiên phật. Có khó khăn thì Phật và phật tiếp nhau, chính là trời người nhất quán, thì có thể giải quyết được hết những phiền não vô biên.

 

Số lượt xem : 626