BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ý nghĩa của tam bảo ( Huấn Văn Về Tam Bảo )

Tác giả liangfulai on 2023-07-19 08:18:48
/Ý nghĩa của tam bảo ( Huấn Văn Về Tam Bảo )

Ý nghĩa của tam bảo

 

I. Tường thuật vắn tắt về tam bảo


 

 

1. Tế công hoạt phật giáng loan đàn

Phật tại linh sơn mạc viễn cầu, Linh sơn chỉ tại nhĩ tâm đầu, nhân nhân hữu cá linh sơn tháp, hảo hướng linh sơn tháp hạ tu.

 Từ bài kệ phật này thì biết được trên thân của mỗi người cũng có điện tam bảo, hướng về nơi này mà cầu thì có thể hóa giải mọi thứ, thậm chí đến mức thành tựu phật đạo. Nay ta thuật lại :

 

Linh Sơn:tức là mảnh đất của tự tánh, nho gia gọi là “ chí thiện địa ”, đạo gọi là “ huyền quan ”, quan này ở tâm đầu, tức “ trên đầu của lương tâm ”, nếu có thể thông qua việc được Minh Sư điểm hóa, đột nhiên trong chốc lát khai ngộ thì có thể “ cầu phật ” nơi tự thân.

 

Bảo thứ nhất

 

Chân kinh : Kinh là con đường thông đến Phật, miệng niệm danh hiệu của Phật, tâm khởi tâm của phật, gọi là đốn giáo, gọi là tịnh độ, chuyên chú nơi ấy, cư sĩ tục gia ai cũng có thể niệm, gọi là “ pháp môn tiện lợi nhất ” . Ngài niệm phật quá khứ, ta niệm phật vị lai, Di Lặc đương hạ sanh, niệm ngài sớm đến trần, để mở Long Hoa Hội, người người thành Phật đạo, thì ở tự thân có thể “ cầu pháp ”

 

Bảo thứ hai

 

Tâm ấn : Chúng sanh nếu có thể hợp nhất với phật mới có thể thành phật. Tâm này “ hợp đồng ” với phật, tay nắm cái tí hợi 子 亥( vốn dĩ là phật ngây thơ : 孩Hài = em bé ) này chẳng rời, tự nhiên được tâm ấn của phật thì có thể “ cầu tăng ” nơi tự thân.

 

Bảo thứ ba

 

Những cái ở trên tức là điện tam bảo, bình thường đốt nhang nhiều, có việc có thể cầu, tự nhiên phùng hung hóa cát. Cái gọi là “ sáng đăng tam bảo điện, tối xuống núi ngũ hành ” như thế này sáng luyện đạo, tối tu hành, có thể thoát li tam giới, nhảy ra ngũ hành, vĩnh viễn không luân hồi. Thường trụ trong tam bảo : phật có tam bảo “ phật, pháp, tăng ”, đạo có tam bảo rằng “ đạo, kinh, sư ”, người có tam bảo là “ tinh, khí, thần ”. Người học phật tu đạo thích hợp thường trì “ giới, định, tuệ ”, lễ phật, pháp, tăng, giữ tinh, khí, thần, tuân đạo, kinh, sư, ngộ quan, quyết, ấn, lâu rồi, nghiệp chướng ngày càng giảm, linh quang ngày càng tăng, khí định thần minh, ích lợi lớn cho thân tâm, có thể vào pháp môn cứu cánh rốt ráo, thường trụ chân thường.

 

2. Tiên Phật giáng  Quần Tiên Gia Ngôn Lục

 

Hỏi : nghĩa đơn giản của tam bảo là gì ?

Tam Thiên Chủ Khảo đáp :

 

Thập mục sở thị, thập thủ sở chỉ, kỳ nghiêm hồ ( dưới muôn nghìn đôi mắt đăm đăm nhìn vào, muôn nghìn cánh tay chỉ về hướng đó, đấy không phải là sự giám sát đốc thúc nghiêm khắc đó sao ), nhãn thức chẳng loạn mà thần quy về chính giữa, tâm tư chẳng loạn mà mắt nhìn ngay thẳng, có đạo.

 

Khẩu quyết tuy gọi là vô tự chân kinh, là sự tu dưỡng của cái miệng, miệng sạch mà có nhân từ, mắng người thì miệng chẳng sạch, người ăn đồ không sạch thì miệng không sạch, ăn nói ngay chánh là có đạo.

Tí, hợi là quyết, biểu thị sự thành tâm, tí hợi là trụ cột của trời, hai cái ở thì thành thật có đạo, tan thì đánh người hoặc là lấy của phi nghĩa, đều là hành vi rời đạo. Bảo thứ nhất : mắt, bảo thứ hai : miệng, bảo thứ ba : thân; người thanh tịnh có thể vào đạo.

 

 

3. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật :  

Phát Nhất Thiên Ân Quần Anh - tập 2 của trích yếu từ huấn của tiên phật – tại đạo trường nước ngoài.

Từ cái khoảnh khắc con cầu đạo lúc ấy, con chính là người của ơn trên, ơn trên chẳng lúc nào không chú ý đến con, đều đang dõi theo con, coi con có dùng tam bảo hay không, có phải là có cái gì cần thầy giúp không.

 

4. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật

Tây Nguyên năm 2006 tuế thứ bính tuất ngày 6 tháng 6 tại Pháp Ân Đàn, tỉnh Phatthalung , Thái Lan

Tam bảo lúc nào cũng không được quên, đấy là cái bảo vô giá mà thầy truyền cho các con, thế gian khó tìm thấy.

 

5. Đạt Ma Tổ Sư giáng loan thư

Đạt Ma Tổ sư rằng : thế gian như đêm tối, cho nên ban ngày cần mặt trời, rất nhiều người tu đạo nhưng chẳng tìm được phương pháp bí quyết, ta cũng gọi hắn cầm ngọn đèn dầu đi theo phía sau của ta. Thế nhưng vị đạo hữu này không cẩn thận, chân trước của hắn đá trúng chân sau của ta, ngã té nhào, ngọn đèn dầu trong tay vỡ nát rồi, làm cho dầu đổ tràn đầy mặt đất, khắp phòng đột nhiên đen tối; ta bảo hắn nhanh chóng lấy que diêm thắp sáng để tìm tim đèn đã bị rơi mất, nào ngờ cái thắp sáng này khiến cho dầu đổ tràn trên đất toàn bộ đều nổi lửa bùng cháy !

 

Tiên Đồng rằng : đấy lại là lửa quá rồi, chưa thấy rõ đường mà mắt đã hoa mất rồi !

Đạt Ma Tổ Sư rằng : chẳng sao, nếu đã làm rớt bể bình dầu thì để cho nó sanh ra ánh sáng khắp mặt đất vậy ! Trên thế gian biết bao nhiêu người nhìn chẳng thấu, khiếu chẳng mở, đem phật tử nhốt ở thiên lao, mai một đi vị “ nhân tài thật sự ” này, nay Đạt Ma đến kéo con một cái, nhanh chóng nhảy ra khỏi “ thiên lao ”, làm “ phật tự tại ” !

 

Tiên đồng rằng : “ nhảy thế nào ?

Đạt Ma nói rằng : ta đưa tay ra, con cũng đưa tay ra, “ hợp đồng ôm nhau ” như thế này thì là “ tí hợi ” chuyển pháp luân, làm “ đứa bé tốt ” , nghe lời tốt “ vô tự chân kinh ” của ta, một tay đánh phá cái “ mê hồn khiếu ” ấy, chẳng phải đã chạy ra rồi sao ?

 

Đạt Ma nói rằng : nay một chỉ của Minh Sư, dựa vào tâm pháp của cửa thiền mà nói, gọi là “ nhất chỉ thiền ”, chính là dựa vào một chỉ điểm này, chỉ điểm ra chỗ then chốt của sự tình, chẳng biểu rõ tường tận, bảo con tự ngộ lấy, đốn ngộ con là ai ? nếu người được chỉ điểm chẳng có chút quan tâm, thậm chí chẳng rõ cái ảo diệu trong đó, tưởng rằng đang giở trò, thì một chỉ này đồng nghĩa với uổng phí tâm cơ rồi.

 

Tâm đắc : Đấy là Đạt Ma Tổ Sư ám chỉ phải tìm tâm đăng ( tim đèn ) , cầu một chỉ điểm của Minh Sư, nhưng sau khi cầu đạo sẽ gặp đủ thứ khảo nghiệm, một ngọn lửa có thể đốt rụi rừng công đức vạn dặm, do đó muốn làm vị phật tự tại, nhảy ra khỏi thiên lao ( tam tâm tứ tướng ) thì phải dùng tam bảo rồi.  

 

6. Đạt Ma Tổ Sư giáng : loan thư

Đốn ngộ vô sanh vọng chỉ huyền. Chân kinh vận chuyển phản tiên thiên. Hợp đồng tức thị quy nguyên ý. Tam bảo tham thông chứng phật tiên.

( 頓悟無生望指玄。真經運轉返先天。合同即是歸元意。三寶參通證佛仙。)

 

7. Thiên Nhiên Cổ Phật giáng, Thiên Phật viện du kí

 

Nay các môn đồ bình thường, người thượng trí, mỗi người thích hiểu biết, cứ mãi theo đuổi mục tiêu quá tham vọng cao xa không thiết thực tế. Hoặc chỉ thiên nặng về đạo thống chân truyền, hoặc chỉ nỗ lực hết sức ở thiên mệnh chân truyền. Bình thường nghiên cứu trọng điểm cũng dễ rơi vào trong biển văn tự kinh điển của ngũ giáo. Đối với tam bảo tâm pháp chân truyền, diệu nghĩa chân thật của Như Lai thì thường lờ đi, không xem trọng ấn chứng và thực tiễn, dẫn đến kết quả là đặt ưu tiên sai ( chỉ chú ý những chuyện vặt mà sao lãng những cái thiết yếu ), chết chìm trong văn tự chướng của phật pháp mà chẳng cách nào tự cứu giải được. Thật ra, thiên kinh vạn điển đều là dẫn dắt hình dung cho tâm tánh vốn có của bản thân mình; trong pháp hải tự tánh của mỗi người, viên mãn nguyên tại, chẳng thiếu tí nào. Chỉ cần các hiền đồ có thể triệt ngộ thật tướng của tam bảo tự tâm, chiếu theo thiên tánh thu tâm về trong sinh hoạt hằng ngày, tự nhiên có thể lĩnh ngộ cái lí “ pháp từ tâm sanh, cũng từ tâm diệt ”

 

Nên biết rằng kinh luận của ngũ giáo đều là sự bộc lộ thiên tâm của từ bi ứng tài, so với sự chân truyền của tam bảo tâm pháp hoặc có sự khác biệt về danh tướng âm thanh, nhưng thật ra nghĩa thì cùng với tam bảo chân truyền vốn dĩ là một. Các hiền đồ đối với kinh luận của ngũ giáo nếu có thể lĩnh hội càng sâu thì càng có thể thể hội được sự tinh vi uyên thâm của bạch dương tam bảo chân truyền.
 

Bạch dương tam bảo vốn dĩ là kết tinh của thiên địa vạn pháp, bao hàm hết diệu ý chân truyền của các đời tổ sư ngày xưa, hoàn toàn quán thông ( thông đạt ) với thật tướng áo cơ của thiên kinh vạn điển xưa nay. Người gặp và đắc được đều là những nguyên thai phật tử mà lũy kiếp có tu, phật duyên sâu dày. Thế nhưng vận số mạt pháp, nhân căn thức khí trở nên lớn, tuệ hải hỗn trọc ( trí tuệ sâu rộng như biển trở nên hỗn loạn, tăm tối ), không cách nào hiểu sâu được giác diệu bổn minh của Như Lai. Hoặc chấp trước thanh tướng, hoặc chấp trước danh lợi, nào ngờ dùng mê dẫn mê, khiến cho một dải sương mù mịt dày đặc che phủ bầu trời bạch dương đại khai phổ độ, thật khiến cho thầy thở dài !

 

Cái chân ngã của con người là một đoàn hư linh, quang viên giác chiếu, xưa nay không một vật, chỗ nào dính bụi trần ? lại cần gì một pháp ? Tam bảo quan, quyết, ấn mà thầy đã truyền choố vốn là thiên cổ chẳng tiết lộ, là mật bảo mà không gặp đúng người thì không truyền, là vua của tất cả các pháp, phổ bị tam tào, tâm pháp tổng nhiếp thượng, trung, hạ căn. Do đó mà đối với ý của tam bảo, người cao thâm thì hiểu ý sâu của nó, người cạn thì thấy nghĩa cạn của nó. Căn khí của ba thừa đối với sự lãnh thụ tam bảo chân tạng tự nhiên mỗi cái có chỗ giống và khác. Tam bảo chân tạng quả thật là tâm pháp và mật pháp để siêu sanh liễu tử, trong đó chứa đựng bao hàm đạo thống chân truyền, thiên mệnh chân truyền và tâm pháp chân truyền. Tuy các phật tử đắc đạo là những người lãnh thụ tam bảo từ điểm truyền sư với thân gánh vác thiên mệnh, nhưng tam bảo chân tạng vẫn chẳng tí giảm nửa phân. Các phật tử đắc đạo dựa theo tam bảo chân tạng mà tu trì thì kiếp này tu trì, kiếp này tức được giải thoát, chẳng rơi vào lục đạo luân hồi, lại càng có thể gặp phật, nghe pháp, chứng quả ở Long Hoa Tam Hội. Điều mà thầy tiếc nuối là các đệ tử bạch dương bình thường, thiên nặng nhiều về thiên mệnh chân truyền mà không chú trọng tâm pháp chân truyền.

 

Do đó, tam bảo chân truyền đối với người thượng thượng căn mà nói thì tức chỉ tức ngộ, tức ngộ tức thành, chẳng cần nhờ đến tu trì. Đối với những người thuộc căn tam thừa mà nói thì tức thụ tức tu, tức tu tức kết cái phật duyên thấy phật, nghe pháp, chứng quả với Phật Di Lặc, tức sanh chẳng chịu sự trói buộc của tam giới, vượt ra khỏi ngũ hành ! Ta mong các đệ tử bạch dương đối với sự thù thắng của pháp môn bạch dương có thể phát lòng tin thật sự và giữ cái tâm bình đẳng mà đi hoằng dương cái phúc âm của mạt hậu nhất trước này !

 

 

8. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật 

“ Trên kinh sách, những đạo nghĩa ngụ ý, ẩn hàm rất nhiều, hãy ôm lấy nhất tánh nhất khiếu mà suy giải, tìm người hiểu rõ chỉ điểm cho, tự nhiên từng bước từng bước mà có thể hiểu, sau khi hiểu rõ rồi có thể từ bỏ hết không có ngoại lệ, thiện tự tu là đúng.

 

9. Tam Quan Đại Đế giáng    Thiên Phật viện du kí

 

“ Đạo khả đạo, phi thường đạo, danh khả danh, phi thường danh ” ( đạo mà có thể diễn tả được thì không phải là đạo vĩnh cửu bất biến; tên mà có thể đặt ra để gọi nó ( đạo ) thì không phải là tên vĩnh cửu bất biến ). Phật nói “ một hợp tướng tức chẳng thể nói ”, tam bảo chân truyền này cũng là như thế, ta đây chỉ có thể ở chỗ tiện lợi nói sơ lược một hai để các tu tử có chỗ chiếu theo. Tam bảo bạch dương là chân truyền siêu sanh liễu tử ! chỗ ấy đã bao hàm đạo thống chân truyền, thiên mệnh chân truyền và tâm pháp chân truyền. Phàm là những tu tử đắc được điểm truyền sư thân gánh vác thiên mệnh điểm huyền cho, sau khi khẩu truyền tâm thụ, nếu có thể y theo tam bảo tâm pháp tu trì thì kiếp này tu trì, kiếp này tức được giải thoát, chẳng rơi vào lục đạo luân hồi, gặp phật nghe pháp chứng quả ở long hoa tam hội ! nhưng các đệ tử bạch dương bình thường lại thiên nặng nhiều về thiên mệnh chân truyền mà chẳng chú trọng tâm pháp chân truyền.  

 

Các đệ tử bạch dương nếu đã đắc cái chơn, nếu có thể ngộ biết tam bảo tâm pháp và dựa theo pháp mà tu trì, tức là tu chơn. Thế nhưng tu đạo có thiên môn vạn hộ, rốt cuộc dựa vào môn nào để ngộ nhập thì không thể không biện bàn. Các tu tử nếu không chọn lựa pháp môn thích hợp với huệ căn của mình nhất để tu trì thì tùy tiện tham gia loạn xạ, tu luyện kiểu mù tịt, rốt cuộc là khổ chết chẳng thành. Nói chung thì các tu tử dựa theo tâm pháp mà ngũ giáo thánh nhân đã truyền thụ là tương đối vững chắc, nhưng mà các pháp môn mà ngũ giáo thánh nhân đã truyền thụ thì rốt cuộc pháp môn nào thích hợp với mình nhất đây ? điều này thì rất khó mà phân biệt nhận ra, đặc biệt trong đó người hạ căn lại càng bàng hoàng vô chủ, chẳng biết làm thế nào cho tốt.  

 

Tam Bảo mà tổ sư đời thứ 18 ( hậu đông phương ) đã truyền thật sự là pháp môn vô thượng đại khai phương tiện phổ độ thâu viên, chẳng những thích hợp với người thượng căn, mà còn thích hợp với sự tu trì của người trung căn và người hạ căn. Trước mắt không ít các đệ tử bạch dương chẳng những không dựa theo tam bảo tâm pháp mà Minh Sư đã truyền, cũng chẳng dựa theo tâm pháp tu trì của ngũ giáo thánh nhân, tự cho rằng mình đúng, chẳng chịu tiếp nhận ý kiến đúng đắn của người khác, thật sự là bỏ gần cầu xa, ngộ kỉ ngộ nhân ( bản thân mình mê muội lại dẫn dắt người khác mê muội theo ).
 

 

10. Thiên Bồng Tổ Sư giáng  Thiên Phật viện du kí

 

Các đệ tử bạch dương lãnh thụ tam bảo chân truyền chính là đã đắc được kim tuyến phản hồi lí thiên, chỉ cần có thể triệt ngộ chân như diệu nghĩa của tam bảo, dựa vào thiên mệnh chân truyền, đạo thống chân truyền, và tâm pháp chân truyền của tam bảo này, ôm đạo phụng hành, một chút chẳng rời, làm vị chính nhân quân tử thì là kim tuyến chẳng đoạn ( đứt ). Kim tuyến đoạn hay không đoạn, thật sự phải xem bản thân của tu tử phải chăng thành tâm tu đạo, chẳng ở chỗ phải chăng theo sát một người nào đó !

 

Tâm đắc : từ trên có thể biết đấy chính là tiên phật muốn chúng ta  phải từ chỗ hiểu rõ diệu ý chân thật của tam bảo mới có thể ấn chứng nghĩa lí của kinh điển của ngũ giáo và phải từ nội tâm bản thân dùng tam bảo để tu trì mới có thể xem là có nắm chắc kim tuyến.

Số lượt xem : 1092