BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Ý nghĩa của Hợp Đồng ( Huấn Văn Về Tam Bảo )

Tác giả liangfulai on 2023-07-19 05:33:24
/Ý nghĩa của Hợp Đồng  ( Huấn Văn Về Tam Bảo )

Ý nghĩa của Hợp Đồng :

 

1. Tam Quan Đại Đế giáng : Thiên Phật viên du kí


◎ Hợp đồng   

 

Hợp đồng ôm lấy “ vũ trụ đồng ”. Nay các nhà triết học có cảnh giới liễu ngộ quên đi cái tôi “ vũ trụ tức là ta, ta tức là vũ trụ ”, đấy là khế hợp cái tôi lớn, quy y hướng tâm phật về thế giới đại đồng. Kinh Dịch viết rằng : “ nhất âm nhất dương vị chi đạo ” ( tạm dịch : một âm một dương gọi là đạo ), càng là chỉ thị rõ cái chơn lí của hợp đồng sắc không. Cho nên, Tí Hợi chéo nhau chính là ôm lấy cái vô cực, do đó mà bảo này là mượn sự lãnh ngộ của thân căn ( một trong lục căn ) mà khế hội chơn đạo!

 

◎ Hợp đồng ( pháp quán tưởng xích tử )

 

Tí hợi chéo nhau vốn hàm cái tượng âm dương hợp nhất, cũng là một chữ “ hài ” 「孩」, do đó tay ôm hợp đồng giống như tay ôm một đứa bé. Xích tử chi tâm ( tâm của trẻ sơ sinh ) tức là tự tánh phật ngay thẳng chân thành, chẳng chút tà niệm, cũng chính là cái tâm bình thường. Xích tử chi tâm chẳng phải là kiến thức, không phải là dục vọng ham muốn, chẳng có yêu ghét, chẳng có phân biệt, chẳng giả tạo, không chấp trước, ngây thơ thuần khiết, đói thì ăn, buồn ngủ thì ngủ, nơi sự ( việc ) vô tâm, vô tâm nơi sự ( việc ). Mọi thứ thuận theo sự bộc lộ của tự nhiên. Các tu tử nếu có thể đi vào hàm ý này, lúc nào cũng ôm lấy một cái tâm của xích tử ( trẻ sơ sinh ), cả ngày hợp với cái tâm của xích tử, đồng với cái tâm của xích tử, tùy duyên mà hóa, vui vẻ từ bi mà tuyên bố đạo, tất cả việc ác chớ có làm, vâng làm tất cả các nghiệp lành, lo gì đạo quả chẳng thể thành thục ? do vậy ta kỳ vọng rất sâu rằng các đệ tử Bạch Dương có thể hiểu sâu pháp nghĩa vô cùng sâu của Như Lai thiên nhiên.

 

 

2. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật :

 

◎ Nhân nhất khấu (人一叩người khấu một cái ) thì là gì ? nhân nhất khấu gọi là mệnh (命), là nhắc nhở con, con có một cái mệnh, thiên mệnh của con vô cùng quan trọng, cho nên con đến đây là nhắc nhở con thời thời khắc khắc chớ có quên cái thiên mệnh, thiên tánh của mình, chẳng phải bảo con đến bái lạy thần tượng. Thế nhưng lúc con đang khấu đầu, thiên mệnh của con có thể giao lưu cảm ứng với chơn thần của ơn trên, ở trong cái nhất động nhất tĩnh của con, con đã sớm làm được thiền định rồi mà không chấp trước hình tượng. Con nhất định phải tọa thiền, phải thấy lão mẫu, phải thấy tiên phật, con phải học thiền định, đấy là giả đấy. Con có thể tu đến mức thấy lão mẫu, nhưng con có thể làm tiên phật ở cõi lí thiên không ?

 

◎ Lúc chấp xá, vì sao phải bao hợp đồng ? bởi vì muốn bảo con “ nhìn thấy điều tốt thì ôm trước ngực, sau đó phải đi làm ”.

 

 

3. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật :  Phát Nhất, Trí tuệ quang minh

 

Nằm phủ phục ( nằm úp sấp ) khấu đầu là bái lạy tánh mệnh của bản thân, mệnh viết như thế nào ? 人一叩 ( nhân nhất khấu ). Lúc khấu đầu chính là bảo với bản thân rằng phải làm công phu phản tỉnh bản thân, nếu như kiêu ngạo tự mãn, đắc ý vọng hình thì có thể phản tỉnh ra điều gì ? tâm chí cao ngạo, vĩnh viễn cho rằng bản thân mình là đúng, vậy thì có cái gì để phản tỉnh ? trong tâm của mọi người, cái linh tánh trời phú đều là phật tự tánh, cho nên lúc đối diện với tiên phật thì cũng giống như là nhìn thấy phật tánh của bản thân mình vậy; cúc cung với tiên phật thì đồng nghĩa với tự mình khiêm cung phản tỉnh, lúc chấp xá thì giống như lập thân hành đạo trong cõi hồng trần, phải biết khiêm cung phản tỉnh, phải đưa eo thắp xuống một chút mới không đụng phải cửa thấp, tiếp theo thì là chân trái bước lên phía trước, giống như làm việc vậy, phàm việc gì cũng không được làm quá gấp vội, cũng chớ có quá hăng, quá mạo muội thiếu cân nhắc, cũng như cái đạo trung dung mà Khổng Lão Phu Tử đã nói. Chỉ biết đi làm mà không biết suy nghĩ là không hợp với cái đạo trung dung; chỉ suy nghĩ mà không đi làm thì lí tưởng cũng sẽ không thực hiện được, cho nên đối nhân xử thế vẫn phải từng bước vững chắc. Cho nên, lúc chúng ta lại khấu đầu với tiên phật chính là lúc làm phản tỉnh tốt nhất đối với bản thân. Tăng Lão Phu Tử đã nói qua một câu : “ ngô nhật tam tỉnh ngô thân ” ( tạm dịch : ta một ngày ba lần phản tỉnh bản thân ). Ta một lần phản tỉnh bản thân mình 3 lần mới có thể thành tựu một đời Thánh Nhân. Trên con đường tu đạo, học đạo, tâm phải biết điều phục, bình tĩnh, phải biết cảnh tùy tâm chuyển, không thể tâm tùy cảnh chuyển.

 

4. Từ huấn của Nam Hải Cổ Phật :

 

Tí hợi ôm nhau có ý rằng ôm lấy cái tâm của xích tử, tu luyện phản lão hoàn đồng, có cái tâm thuần khiết vô nhiễm của trẻ con, giải quyết đủ thứ quải ngại ( những lo lắngtrở ngại chẳng thông ), phiền não và chướng ngại về nhân quả ?

 

5. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Phát Nhất, lời của Thầy ( 1 )

 

Khấu đầu, quỳ bái là đang bái lạy bản thân con đấy ! lạy cái gì ? lạy tự tánh của con. Tự tánh chính là phật ! tìm chơn phật nơi đâu ? tự tánh của con chính là Phật, bản thân con chính là bồ tát, có còn phải đi khắp nơi để lạy phật ? một điểm này nếu con nhận ra rõ ràng rồi thì mười năm đang tu, hai mươi năm vẫn đang tu, con sống đến 100 tuổi vẫn đang tu !

 

6. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 85, Tuế Thứ Bính Tí, ngày mồng 2 tháng giêng, Phát Nhất Linh Ẩn, Đào Viên Di Lặc Phật điện, pháp hội 3 ngày.

 

Có đứa học trò than phiền rằng khấu đầu là một thứ phiền phức, một trăm cái khấu đầu thì cảm thấy rất mệt, phật quy lễ tiết phiền phức quá ! cái gì là khấu đầu ? Khấu đầu ( 叩頭 )có mấy nét ? (二十一劃 : 21 nét ) (二十一 → 主 chủ)  đấy đều là có hàm ý cả, cho nên chớ có sợ khấu đầu, càng khấu nhiều càng tốt !

Núi không chuyển thì đường chuyển, đường không chuyển thì người chuyển, người muốn chuyển thì bắt đầu chuyển từ “ tâm ”, cho nên cái tâm này rất quan trọng đấy.

 

7. Thiên Nhiên Cổ phật :  Phát Nhất Linh Ẩn , Thánh Phật Luân Âm ( 2 )

 

Tam bảo của tự tánh, tự tánh có phật đường, tự tánh có phật đèn, cho nên hãy nhanh chóng làm cho vạn nhà sanh Phật. Người khấu đầu nhiều thêm một ngày thì thêm một ngày yên tĩnh, thêm một ngày thanh tĩnh, niệm đầu của con, tâm của con đang theo làm công đức, chính là cái gọi là kiến tánh là công, bình đẳng là đức, xưa nay có lời dạy như thế.

Số lượt xem : 892