BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thời cơ sử dụng pháp điều tâm ( Huấn Văn Về Tam Bảo )

Tác giả liangfulai on 2023-07-19 05:54:14
/Thời cơ sử dụng pháp điều tâm ( Huấn Văn Về Tam Bảo )

1. Tế Công Hoạt Phật :  Phát Nhất Linh Ẩn – Luân âm của Thánh Phật ( 2 )


◎ Cho nên nói điều tâm điều tâm, tâm chẳng thể điều thì tánh không thể tĩnh, tánh không thể tĩnh thì những lời đã nói có thể sẽ vô cùng chẳng có ích.

 

◎ Vậy thì con phải làm thế nào trong cả ngày ? có một chút việc thì phải cảnh giác, cả ngày chính là ở trong phương thốn ( tâm ) của con, chính là ở tự tánh của con, nhìn thấy sự tình thì có cảnh giác, thì biết làm thế nào để viên dung, thì sẽ chẳng có nhiều lỗi sai trái như thế.

 

2. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 86 Tuế Thứ Đinh Xú ngày 15 tháng 7 – Phát Nhất Thiên Nguyên – pháp hội một ngày - lớp giảng sư tại Từ Pháp Cung – tạp chí Đức tuệ ( 33 )

 

Lúc tâm niệm của con có chỗ tạp loạn, bởi vì con bị người khác lôi kéo, con hãy nhanh chóng hai mắt thủ huyền, nắm chắc tam bảo, mặc niệm ngũ tự chân kinh, thật giả tự rõ.

 

 

3. Từ huấn của Giáo Hóa Bồ Tát :  Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 86 Tuế Thứ Đinh Xú ngày 13 tháng 2 lớp cảm ân, sám hối cho giảng viên, đàn chủ - Phát Nhất – Tam Hiệp Linh Ẩn Tự.

 

Vì sao ân sư phải truyền tam bảo cho các con ? lúc nghe thấy thị phi thì con có dùng tam bảo để thu tâm không ? các con toàn là loạn truyền thị phi, phê bình Tiền Hiền, Tiền Hiền không tốt là việc của Tiền Hiền, sao có thể tùy tiện phê bình ?

 

 4. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Tây nguyên năm 1998 Tuế Thứ Mậu Dần ngày 13 tháng 10 tại Phật đường Phổ Nhân, Indonesia, pháp hội 3 ngày , Phát Nhất Linh Ẩn

 

Người có lúc trong tâm đều có một ngọn lửa, lửa là từ đâu mà đến vậy ? lúc lửa bùng lên thì con người sẽ như thế nào ? ( nổi nóng ) vậy thì dùng cái gì để khắc chế đây ? ( tam bảo ) bảo bối của ơn trên chính là có ích như vậy, lúc con muốn nổi nóng, trước hết hãy tĩnh tâm xuống, nghĩ một cái, vì sao phải nổi giận ? có chuyện lớn như thế để khiến con nổi nóng sao ? cho nên tâm phải tĩnh xuống nghĩ nghĩ xem, nếu cái thân thể này thường xuyên nổi nóng thì thân thể của bản thân mình sẽ mệt hư mất, và cũng sẽ sanh bệnh; nếu muốn sống lâu thì chớ có thường xuyên nổi nóng, chớ có hận nộ, trong tâm lúc nào cũng phải ngọt ngào.

 

5. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật :  Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 88 Tuế Thứ Kỉ Mão ngày 15 tháng 3; pháp hội 3 ngày – Tam Hiệp Linh Ẩn Tự

Trong tâm không cân bằng sẽ như thế nào ? có rất nhiều làn sóng thì phải làm sao để dẹp yên ? làm thế nào để làm nguôi những đau thương trong lòng ? chúng ta hãy tịnh xuống, được không ? tĩnh cái tâm xuống, chúng ta phải tìm chơn chủ nhân của chúng ta ra, chúng ta hãy dùng tam bảo, bởi vì các con đều thường không có hồi quang phản chiếu, gặp phải một tình huống thì trong lòng của các con sẽ rất bàng hoàng.

 

6. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật :  Tây nguyên năm 1998 Tuế Thứ Mậu Dần ngày 30 tháng 10, Phát Nhất – Indonesia, pháp hội 3 ngày tại Phật đường Phổ Nhân.

 

 

◎ Này các đồ nhi, hãy để cho tâm các con tĩnh có được không ? Các tiền hiền dạy cho tam bảo, phạm vi ứng dụng của tam bảo này, các đồ nhi có biết không ? ( biết ) Tam bảo thường ôm ở nơi tâm, chớ có đợi lúc lâm thời ôm chân phật ( bình thường thì không chuẩn bị, khi việc xảy đến rồi mới vội vàng đi tìm cách để cứu vãn ), vào lúc bình thường thì cái tâm này phải tịnh, giống như việc phàm ở nhân gian của các đồ nhi là nhiều nhất, cho nên cái tâm này dễ nhấp nhô ( lúc lên lúc xuống ) nhất. Lúc tâm của các con muốn tĩnh, thì bình thường không tĩnh được. Bây giờ các con đã cầu đạo rồi, biết được làm thế nào để tĩnh tâm, phải thường dùng đến tam bảo, đấy là món bảo mà ơn trên cho các con, các con chớ để cho đắc được rồi lại mất đi nhé.

 

◎ Người lúc dùng tam bảo thì tâm chẳng nghĩ ác, chẳng nghĩ thiện, đều tĩnh lặng, đấy mới là tĩnh tâm. Nếu các đồ nhi lên lớp chuyên tâm, thì chuyên tâm cũng là đang tĩnh tâm, tâm của con một lòng chỉ có nghe bài giảng, phiền não gì cũng chẳng có, đấy mới thật sự làm để tâm ở nơi phật đường, mới thật sự là tìm thấy cái tâm của mình, bây giờ các đồ nhi đã tìm được tâm của mình chưa ?

 

7. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật :  Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 86 Tuế Thứ Đinh Sửu ngày 21 tháng 11, tại Malaysia, Phát Nhất – Phật đường Thiên Nguyên Thánh Đạo.

 

Diệu dụng của tam bảo diệu ở chỗ nào ? hàng phục ( cái tâm ấy ), hàng phục cái tâm bất an ấy của con, cái tâm phiền não, cái tâm đau khổ, còn cái gì nữa ? ( ái dục ) đúng rồi ! Dùng Tam bảo hàng phục cái tâm ái dục, đau khổ, phiền não, bất an của con ! chính là vì con dùng cái tam bảo này rồi cho nên con sẽ không tạo tội ! con sẽ chẳng tạo ra cái gốc rễ của sanh tử luân hồi ! …cho nên cái tam bảo này của Thầy dùng có tốt không ? các con có biết dùng không ?

 

8. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật :  Phát Nhất Thiên Nguyên – Phật đường Thiên Đức

 

Tâm phải lúc nào cũng có thể hồi quang phản chiếu, phải “ thanh tâm quả dục ( trừ đi những tạp niệm trong tâm, giảm đi những ham muốn đối với vật bên ngoài, giữ gìn tâm cảnh trong sáng, yên ổn ), Không trống ) một phần tâm thì thấy một phần tánh ”. Kẻ ngộ tự ngộ, kẻ mê tự mê, tu đạo là thanh tâm quả dục, thanh thanh tĩnh tĩnh, ở đâu mà có một đống phiền não ?

 

  Mỗi tối lúc sám hối phản tỉnh :  ( mỗi buổi sáng, buổi tối một lần )

 

1. Phương pháp “ điều tâm ” mà Thầy Tế Công đã từng dạy ở chùa Linh Ẩn : đại ý là khi có áp lực phiền não thì tay ôm hợp đồng để ở trước ngực, mắt khép lại 8 phân, mở 2 phân, lưỡi chống lên hàm trên, ý thủ huyền quan, lúc hít hơi mặc niệm chữ thứ nhất của khẩu quyết, lúc thở hơi ra thì mặc niệm bốn chữ phía sau của khẩu quyết, hãy tưởng tượng việc hít thở từ huyền quan vào ra. Buổi tối phản tỉnh trước khi ngủ cũng phải dùng như thế, nhưng không được quá lâu, chỉ khoảng 10-15 phút, nếu không sẽ biến thành ngoan không.

 

 2. Tế Công Hoạt Phật giáng loan thư

 

◎ Đi, ở, ngồi, nằm đều là đạo, ngồi ( tọa = 坐 ) có cái thiền ý là hai người (人 人) giữ một mảnh đất ( thổ =土 ). Tọa vong (坐忘 = ngồi quên ), đếm hơi thở, tọa định (坐定), đả tọa ( ngồi thiền 打坐 - đánh đuổi đi những niệm ngoài ), ngồi xuống xem xét phản tỉnh, ngồi xuống suy nghĩ sâu sản sinh trí tuệ, ngồi xuống để bồi dưỡng định lực (定力 : năng lực thiền định – sức mạnh của ý chí không vì ngoại vật mà lung lay dao động ), cái công phu này là có ích cho thân tâm. Nếu chỉ chấp trước ở những biến hóa sản sanh “ sinh lý ” ở trên thân lúc nãy, như phát nóng. Khí chạy toàn thân, hoặc tay chân nhảy múa bèn tưởng là “ đắc đạo ”, vậy thời đã rời đạo quá xa rồi.

 

◎ Dùng cái tâm của trung đạo đúng đắn để ngồi thiền mới có thể tiến vào chánh định. Lúc ngồi thiền, nên nghiêm khắc phản tỉnh ý định, tâm lí hoặc quan niệm của bản thân phải chăng là thuần chánh ? mượn nhờ công phu của phản tỉnh để dẹp bỏ đi tất cả những tà niệm, và ngay thật mà sám hối với phật. Loại tự mình phản tỉnh, kiểm tra xem xét bản thân này là một loại tiến trình tịnh hóa tâm linh, trừ bỏ đi những sự rối rắm mất phương hướng của nội tâm, như thế mới là “ đả tọa ” ( ngồi thiền ) thật sự : đánh tiêu ( xua tan ) đi những ác niệm, đánh ngã gục những hành vi không chính đáng.

 

 

3. Từ huấn của Linh Diệu Thiên Tôn :  Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 94 Tuế Thứ Ất Dậu ngày mồng 4 tháng giêng, Phát Nhất, Đồng Nghĩa Cung, pháp hội tiếng hoa 2 ngày.

 

Chỗ của Minh Sư Nhất chỉ điểm, chúng ta phải thường thủ huyền, trước khi ngủ, tĩnh tọa 5-10 phút, tĩnh cái tâm của con xuống, phản tỉnh phản tỉnh những lời mà hôm nay chúng ta đã nói, những việc đã làm có đúng hay không ? tự mình phản tỉnh một cái, làm sai rồi phải đi phản tỉnh, sám hối, phải sửa sai, làm đúng rồi thì sau này chúng ta càng phải nỗ lực. Thường hít thở sâu, chúng ta hít dưỡng khí tương đối nhiều vào, các tế bào sẽ tương đối linh hoạt.

 

 4. Từ huấn của Lữ Đại Tiên : Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 86 Tuế Thứ Đinh Sửu, ngày 22 tháng 10, Phát Nhất Thiên Nguyên, Thái Lan, Phật đường Liên Hoa.

 

Nên lúc nào cũng kiểm tra tâm tánh, hỏa hầu của bản thân đến mức độ nào ? một ngày không tu thì một ngày Không ! Phải ngày nào cũng dụng công phản tỉnh xem xét bản thân, chớ để cho cái tâm viên ý mã của mình phóng túng, buông thả…Nếu như niệm đầu phóng túng, không thể thu về thì tự nhiên gặp phải khảo nghiệm của ma ngủ ! …nếu là lúc tình trạng ngủ lơ mơ, mập mờ thì sao ? bước thứ nhất : thu tâm ! đem niệm đầu thu về, thủ ( giữ ) lấy ý niệm, ở đâu vậy ? ý thủ huyền quan, thân ngồi đàng hoàng ngay thẳng, ghế ngồi 3 phân, eo giữ thẳng …để cho hơi của con có thể chạy lưu thông toàn thân. Hãy canh giữ nghiêm ngặt 6 cửa, 6 cửa ở đâu ? ( mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý ), tóm lại, những chỗ có lỗ đều là các cửa ra vào, do đó mà phải giữ nghiêm ngặt. Bình thường các con cứ là hay nhìn những thứ hoa hoa sắc sắc ( màu mè ) quá nhiều; tai nghe những âm thanh suy đồi trụy lạc, miệng nói những lời thị phi, mũi ngửi những mùi hôi hám; con vẫn còn một chữ phải canh giữ nữa ! đây là cửa bí mật của đạo gia …các con nên tự thể hội lấy.

 

5. Từ huấn của Mã Chân Quân Đan Dương :  Trung Hoa Dân quốc năm thứ 86 Tuế Thứ Đinh Sửu ngày 14 tháng 11, Phát Nhất Thiên Nguyên, Malaysia, Quảng Tế Thiên Đạo Viện.

 

◎    Đạo là lí, là lương tâm, là bổn tánh, cũng là linh tánh, Tiên Phật Bồ Tát đều thủ huyền “ mắt mở hoàn toàn thì thần dễ tán, nhắm hoàn toàn thì thần dễ tối mờ, hãy ở giữa cái nửa đóng nửa mở ! Mở mắt ra, cái nhìn thấy nhiều là người khác, nhìn thấy bản thân tương đối ít, cho nên phải hồi quang phản chiếu, soi chiếu bổn tâm của mình. Mượn nhờ vào việc thu tâm mà có thể thu ý niệm, phản tỉnh những hành vi sai trái của bản thân phải chăng là hợp với đạo lí ? toàn là nhìn thấy người khác không đúng cho nên mới chuốc lấy hàng vạn cái vướng mắc đeo bám, phiền não trùng trùng.

 

◎ Nhìn thấy đối phương không đúng thì nhanh chóng hai mắt thủ huyền, mắt không nhìn là tịnh.

 

◎ Vật trở về chỗ cũ vốn có, người trở về vị trí cũ vốn có ( tự tánh )!

 

6. Tế Công Hoạt Phật giáng Quần Tiên Gia Ngôn Lục

 

Hỏi : người tu đạo trước hết phải hiểu biết gì ?

Tế Công Hoạt Phật đáp :  người tu đạo trước hết phải hiểu cái tâm của bản thân mình, cái tâm của mình là tâm gì ? phải thường đi phản chiếu, có khuyết điểm thì phải sửa bỏ, cái tốt thì tiếp tục khích lệ, cái không tốt thì vứt bỏ đi, đấy gọi là hồi quang phản chiếu.

 

 7. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Tây Nguyên năm 1999 Tuế Thứ Kỉ Mão, Phát Nhất Linh Ẩn Thiên Đức Đàn, pháp hội 3 ngày.

 

Hãy tìm xem cái tâm chí thành của các con ở đâu ? bị con cất giấu ở đâu mất rồi ? cũng phải mỗi ngày cho bản thân làm những kiểm thảo nho nhỏ, ít nhất thì mỗi ngày trước khi ngủ đều nghĩ xem hôm nay con đã làm những việc gì, như thế nào ? những việc có công mà mình đã làm gồm có bao nhiêu việc? làm sai bao nhiêu việc ? để cho mỗi ngày mới có thể tiến bộ; lúc bắt đầu bao giờ cũng là sẽ miễn cưỡng mà làm, thế nhưng lâu rồi thì con tự nhiên có thể hành đạo rồi, có được không ?

 

8. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 86 Tuế Thứ Đinh Xú ngày 20 tháng 2, lớp đàn chủ, giảng viên cảm ân, sám hối; Phát Nhất Tam Hiệp Linh Ẩn tự.

 

Con người sợ nhất là động niệm, sau khi con động niệm một cái, ma bèn nhân lúc sơ hở, sức yếu mà xâm nhập, điều đó biểu thị công phu tĩnh của các con không đủ; trước khi đi ngủ các con hãy tịnh tâm nhiều vào, cho dù ngay cả các con có bận cỡ nào đi nữa, các con nhất định phải tĩnh 10 phút, 15 phút rồi mới có thể ngủ, kiểm tra xem xét xem con hôm nay đã làm những gì, buổi sáng thức dậy chớ có vội mà đi làm, các con hãy sớm 10 phút, nghĩ xem hôm nay còn có ai mà mình chưa tận tâm đi thành toàn, đừng có ở trong nhà chỉ có xem ti vi, có được không ?

 

 9. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật :  Phát Nhất , lời của thầy ( 6 )

 

Các con mỗi người chẳng phải là có tội ác nặng vô cùng, thế nhưng có lúc khó tránh khỏi có sự vô minh khởi tham vọng mà bản thân chẳng tự biết, cho nên mới phải nhờ vào mỗi một ngày trước khi ngủ mà sám hối những lỗi lầm của hôm nay, sau đó nhắm mắt dưỡng thần 5 phút, khẩn cầu ơn trên từ bi phù hộ cho đạo trường bình an, phù hộ cho xã hội bình an…kiểm điểm bản thân, sửa đổi những lỗi lầm của bản thân, chỉ cần hành vi được chánh, đứng ngay, ngủ được yên ổn, vậy mới có thể bình an, vậy mới có thể tránh kiếp tị nạn.

 

10. Tam Thiên Chủ Khảo, Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 82 Tuế Thứ Quý Dậu ngày 12 tháng 12, Phát Nhất.

 

◎ Lúc tĩnh chúng ta hồi quang phản chiếu kiểm điểm bản thân : thân, khẩu, ý của mình phải chăng hành ở thập ác hay là hành nơi thập thiện ? Tâm của chúng ta phải chăng đã khởi lên tham, sân, si ? phải chăng đã khởi tam tâm tứ tướng ? con người thì là có nhân, ngã tướng; có những cái tam tâm tứ tướng này thì con sẽ lệch hướng rồi, sẽ khởi nghi hoặc đối với đạo trường. Phải biết rằng lúc đại khảo ập đến, nào là thiên môn vạn giáo, sơn yêu thủy quái, làm sao mà có thể chống đỡ được đây ? làm sao chống đỡ thiên ma vạn khảo đây ?

 

◎ Mỗi một ngày đều phải phản tỉnh mình, những thói hư tật xấu, lỗi lầm của mình ở đâu ? có phải là lời của mình nói quá xung, quá sắc bén chăng ? nếu là quá sắc bén thì chúng ta phải giũa đi cái sắc bén ấy, con không có sắc bén thì không có cãi cọ, “ phiền não đều do giành ra mặt ( ra vẻ ta đây ) ”, nhưng không thể vì thế mà cho rằng : sau này việc của phật đường mình sẽ chẳng xử lí, mình sẽ không đi sắp đặt, như thế thì lại chọn một sự kết thúc, cũng là lệch hướng rồi, thì dễ rơi vào hang động của ma, tả đạo bàng môn, chúng ta phải hòa giải mà hành, hòa giải mà tiến !

 

11. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật – Phát Nhất, lời của thầy ( 15 )

 

◎ Vì sao mà tu đến cuối cùng, tâm tánh vẫn chưa có cách nào nâng cao nữa ? bởi vì các con rất ít phản tỉnh, thậm chí chưa bao giờ đi hỏi hỏi chỗ sâu nhất nội tâm của bản thân ? nhu cầu của con, căn bản ( gốc rễ ) của con, con không từ trên cái căn bản ( gốc rễ ) mà hạ công phu, tưởng rằng đến phật đường nghe đạo lí thì là tu đạo, cho nên tâm tánh đương nhiên không có cách nào nâng cao được !

 

◎ Có lỗi lầm không sao, trọng điểm là nếu chẳng biết tự xem xét ngược lại bản thân mình, dụng tâm phản tỉnh xem xét những lỗi lầm của mình, vậy thì đó là điều không nên. Các đồ nhi học đạo, tu đạo, bàn đạo, có chí nguyện kiên định trước sau như một không thay đổi như vậy, nhưng nếu thiếu đi công phu “ suy nghĩ phản tỉnh ” thì chỉ được tính là “ nửa ” người tu hành mà thôi.

◎ Tâm của người bình thường dễ dàng bị ảnh hưởng lôi kéo, cho nên phải mượn nhờ vào vật, tướng, người để dẫn đạo, nhưng Thánh Hiền thì khác, họ có thể tự phản tỉnh kiểm thảo, khiến cho lương tri hiển hiện. Cho nên một người tu hành thật sự, trước hết phải có thể làm được đến việc lúc nào cũng phản tỉnh, niệm niệm tự giác.

 

◎ Đời người vốn dĩ tràn đầy vô số những hỷ, nộ, ái, lạc, tạp niệm phiền não. Này các đồ nhi, chúng ta chẳng sợ niệm khởi, chỉ sợ cái tâm chấp trước ấy, có sự chấp trước rồi thì không dễ gì quan sát nhận thức ra nguồn gốc của phiền não vọng tưởng ! nay, mượn nhờ vào sự tu trì tam bảo tâm pháp, chính là phải khiến cho bản thân lúc nào cũng bảo trì sự sáng suốt, không dễ dàng tùy tiện bị ngoại cảnh gây rắc rối phiền phức.

 

12. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật – Phát Nhất, lời của thầy ( 11 )

 

◎ Mạt hậu tu đạo phải lúc nào cũng tự xem xét phản tỉnh bản thân. Một người mà có thể lúc nào cũng phản tỉnh bản thân mới có thể biết được những lỗi lầm sai trái của bản thân.

 

◎ Tu đạo phải thường xuyên phản tỉnh bản thân, lúc chưa cầu đạo thì chẳng hiểu đạo lý, nói những lời sai trái, làm những việc sai trái mà hoàn toàn xem như là chẳng có chuyện gì. Bây giờ hiểu rõ rồi, đến lúc buổi tối tĩnh xuống thì thật tốt mà nghĩ xem những lời mà con đã nói, những việc mà con đã làm trong một ngày liệu có nói sai, làm sai hay không ?

 

◎ Chẳng phải là lúc cuối năm mới phải kiểm thảo, cũng chẳng phải là một năm mới nhắc nhở bản thân một lần, con mỗi ngày đều phải phản tỉnh những vấn đề này. Con nghĩ xem, nếu một hơi thở của con chẳng còn, những vấn đề này vẫn còn để lại, thì đối với Lão Mẫu, với chúng sanh, với bản thân sẽ tốt chăng ?

 

◎ Công phu phản tỉnh làm được thế nào rồi ? những cái không nên xem, không nên nói, phi lễ vật thị, thính, ngôn, động ( không hợp với lễ thì không xem, không nghe, không nói, không làm ) các con thường thường một lúc quên rồi, đem tất cả những cái không hợp lí đều hợp lí hóa cho nó rồi, như thế này tích lũy dần, muốn tiến bộ thì cũng khó rồi.

 

◎ Từ xưa Thánh Hiền đều biết một ngày phản tỉnh bản thân mình 3 lần, các con trong một ngày lại tự phản tỉnh mình mấy lần ? trước khi ngủ có phản tỉnh chưa ?

 

13. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật – Phát Nhất, lời của thầy ( 8 )

 

◎” Tam bảo ấn tâm thể nhập ”, các con mỗi người đều biết giảng tam bảo, nhưng không có cách ấn tâm của các con, vì sao vậy ? bởi vì các con chẳng có dùng trong sinh hoạt hằng ngày.

 

◎ Thầy dạy cho các con một cách làm thế nào chịu trách nhiệm với bản thân, làm thế nào nhìn ra được sai lầm của mình ở chỗ nào. Khi một người mà bản thân tự làm chuyện sai trái thì có phải là rất kinh hãi, rất khiếp sợ ? Thầy muốn dạy các con trước khi chưa phạm lỗi thì biết cảm nhận được cái sự sợ hãi và bất an đó, thì các con sẽ chẳng dễ dàng tùy tiện phạm sai, phải không ? có bao giờ nghĩ qua trước khi ngủ, phản tỉnh hồi tưởng lại một chút những việc mà mình ban ngày đã làm qua ? ngẩng đầu ba thước có thần minh, lúc này con phải sám hối, lúc con nói lời sám hối thì phải để tiên phật làm chứng cho con, nếu con dám làm được một điểm này thì lâu ngày rồi tự nhiên những lỗi lầm của con sẽ giảm ít. Vì sao lại ít ? tự tánh của con sẽ bảo với con rằng việc này không được làm, bởi vì buổi tối lúc phải bẩm báo với Tiên Phật sẽ thật là ngại. Môn công phu này rất có ích, thử làm xem sao ! Thầy chúc phúc các con có ngày thành công. Những người thời cổ xưa chính là dùng một môn phương pháp này để cảnh tỉnh bản thân, hiểu không ? Hãy dũng cảm mà đem những lỗi lầm của mình viết trên tập một cách thật thà chẳng khách sáo, để bản thân mình xem rồi cũng cảm thấy xấu hổ mắc cỡ.

 

◎ Làm thế nào luyện tánh đây ? con nhất định cần phải thời thời khắc khắc dùng chơn chủ nhân đi làm việc, thủ huyền quan, luyện chơn đan, lúc vật dục quấy rối con, phải dùng cái huệ tĩnh lặng để quán, lúc mê hoặc nảy sinh, con phải khảo sát tất cả diệu lí trước sau.

 

◎ Các con thường cứ là không thể đảm nhận gánh vác, do đó mà cảm giác vô lực nảy sanh. Phải biết rằng trong sám hối có cảm giác vô lực thì cũng là một thứ tội, các con có biết không ? Ơn trên đã ban phú cho con linh tánh vẹn toàn, vì sao mà con vẫn còn có cảm giác vô lực ? nói đi nói lại thì là lòng tin chẳng kiên định !

 

14. Từ huấn của Nam Cực Tiên Ông

 

◎ Mắt của các con thích xem một số những thứ không tốt, cái nhãn thần này thả ra một cái thì tâm chẳng thu về được rồi ! chẳng phải là có truyền cho các con Tam tĩnh tứ vật sao ? chẳng cần phải nói là tam tỉnh ( một ngày phản tỉnh 3 lần ), mỗi buổi tối cái công phu phản tỉnh một lần các con đã làm được chưa ? nghĩ nghĩ xem các con trải qua một ngày rồi đã gặt hái được những gì ? có phải là qua một ngày thì thôi một ngày, một năm lại một năm cứ để mặc cho trôi đi hay không ?

 

◎ Con hãy thật tốt mà nghĩ nghĩ xem, mỗi ngày trước khi mặt trời mọc, con có ôm lấy cái tâm cảm ân hay không ? những việc đã làm, con có quay đầu, có tam tỉnh hay không ? những việc mà một ngày đã làm qua, con có cảm ứng một lần hay không ?

 

 15. Từ huấn của Nam Hải Cổ Phật : 

 

Tu đạo nên bỏ đi “ cái tôi ”, chẳng phải là miệng nói thôi, sám hối sám ở đâu, sám ở những nét chính lớn chăng ? chỉ ở những nét chính như trung, hiếu, nhân, ái mà thôi chăng ? các con hãy sám ở những chỗ nhỏ nhặt, mờ nhạt không thấy rõ, sám mỗi một cái khởi tâm động niệm của các con, niệm đầu của các con chẳng có sám thì niệm niệm của các con sẽ khởi sóng, tánh hải ( biển tánh ) khởi sóng thì làm sao mà bình tĩnh được ? làm sao thanh tĩnh ? khởi tâm đối đãi vướng mắt vào một số những nhân duyên xấu, con sao rồi ? tất cả đều sám chẳng sạch sẽ, hạt giống xấu vĩnh viễn ở đó, chờ đợi thời cơ nẩy mầm.

 

Tâm đắc : thật ra ở bên trong A lại da thức có tiềm tàng những hạt giống xấu của vô minh, tùy lúc sẽ bị những nhân duyên của thế giới hoàn cảnh bên ngoài dẫn phát, có một số là do tiên phật khảo, một số là do nhân quả nghiệp lực đã gây ra, thật ra những cái này đều là một thủ đoạn phương pháp để chúng ta tiêu trừ những hạt giống xấu của lũy kiếp - nếu có thể dùng tam bảo để phản tỉnh sám hối, tìm ra những hạt giống xấu này thì chúng sẽ bị bổn tánh càn dương luyện hóa, lâu ngày rồi thì cuối cùng bất tri bất giác mà tiêu tan mất vô hình, thậm chí đốn ngộ buông xuống rồi mới là thật sự là đã tiêu trừ những nghiệp lực của hạt giống xấu tiềm tàng.

 

16. Từ huấn của Báo Sự Linh Đồng :

 

Các con có thích u ám đen tối không ? không thích, nhưng các con lại thích vô minh, hãy tự hỏi trong lòng các con xem có điều xấu hổ không ? biết xấu hổ (愧) thì là biết trong tâm của bản thân mình có quỷ (鬼) ! nếu đã biết có điều xấu hổ thì biết hối ! mỗi ngày đều biết, mỗi ngày đều là ăn năn hối lỗi, giác ngộ sửa sai, mỗi ngày đều phải đi phản tỉnh, nếu không thì mỗi ngày niệm nguyện sám văn có ích chăng ?

 

17. Vô Cực Lão Mẫu giáng  Thiên Đạo áo nghĩa

 

Phản tỉnh – mỗi tối phản tỉnh những lỗi lầm sai trái của bản thân, tăng cường cái công phu khắc chế những dục vọng riêng tư, đòi hỏi nghiêm khắc với bản thân.

 

 18. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật, Tây Nguyên năm 2006 Tuế Thứ Bính Tuất ngày 29 tháng 5, Phát Nhất, phủ Chiang Mai, Thái Lan, Kế Thánh Đàn.

 

Các đồ nhi đã hiểu rõ bản thân mình chưa ? đã kiểm soát khống chế được tâm của mình chưa ? mắt mới mở ra thì là cảm ân, trước khi các con nhắm mắt muốn ngủ, phải phản tỉnh sám hối. Những tội nghiệp của sáu vạn năm đến nay, ngoài việc hành công liễu nguyện ra, còn phải mỗi ngày phản tỉnh sám hối, nghiệp mới có thể một ngày một ngày tiêu dần.

         

19. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật – Phát Nhất, lời của thầy ( 13 )

 

◎ Đức có cần phải bồi không ? chỉ cần mỗi ngày phản tỉnh, ngày ngày bảo trì, lúc nào cũng dọn dẹp sạch sẽ những rác rưởi trong tâm, thì có phải là mới không ? “ cẩu nhật tân, nhật nhật tân, hựu nhật tân ”. Con mỗi ngày đều có những thay đổi mới thì đức của con mới không ngừng rót thêm vào, giống như dòng chảy sạch vậy. Bởi vì nước chảy sẽ không bốc mùi hôi thối, đá lăn thì chẳng mọc rêu ! Con muốn bồi đức thì phải ngày ngày mới, mỗi ngày không ngừng đòi hỏi bản thân, ngày mới lại mới, ngày càng tinh tiến.

 

◎ Mỗi người đều có một con “ thiên nhãn ” , dùng thiên nhãn ( mắt trời ) để xem cái gì ? “ ngưỡng quan phủ sát ” ( tạm dịch : ngẩng nhìn và cúi xuống để quan sát ), “ nội tỉnh ngoại sát ” ( tạm dịch : trong phản tỉnh, ngoài kiểm soát ). Ngẩng nhìn trời đất để siêu phàm nhập thánh; bên trong phản tỉnh cái gì ? trong phản tỉnh cái “ ôn ( hòa ), lương ( thiện ), cung ( kính ), kiệm ( tiết kiệm ), nhường ( nhường nhịn ) ” ; bên ngoài kiểm soát cái gì ? chính là “ nhân, nghĩa, lễ, trí, tín ”. Làm một người có học vấn thì phải từ 10 việc này mà hạ công phu thì mới có thể bồi tựu đức tánh.

 

◎ Người tu đạo chính là phải học tập không xem xét người khác, mỗi ngày xem xét bản thân mình nhiều vào, phản tỉnh bản thân mình, đòi hỏi bản thân mình. Nếu con cảm thấy việc này là người ta không đúng, thì phải nghĩ nghĩ xem : vậy thì bản thân mình có thể làm đến mức độ nào ? bản thân mình có năng lực như thế chăng ? có thể làm tốt hơn người khác chăng ? …phản tỉnh như thế, ngày lại ngày thì sẽ có một thứ khoan dung, cái tâm tự đòi hỏi ở bản thân bộc lộ ra ngoài, người như thế nhất định sẽ sống rất vui vẻ. Bởi vì “ tự giác ” còn không kịp, còn làm chưa tốt, ở đâu có công phu để đòi hỏi người khác !...

 

 20. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật – Phát Nhất, lời của thầy ( 14 ) :

 

◎ Nếu như công phu bên ngoài như : năng lực bàn sự, độ người, hành công, khai hoang xiển đạo …của con đều làm được rất viên mãn, nhưng thế giới tâm linh cứ mãi có thiếu sót, vậy thì con nên tăng cường tăng cường lên rồi !

 

Hãy để cho bản thân có thời gian để trầm tư và hồi quang, tĩnh xuống thật tốt để quán chiếu những tâm niệm cực nhỏ ấy, vậy thì sự từ bi, hăng hái nhiệt tình của con mới có thể bền vững, và cũng mới có thể thật sự gây cảm hứng, thu hút người khác, hiểu không ?

 

◎ Khi người khác chửi mắng con, con phải dùng sắc mặt hòa nhã vui vẻ đối với họ, vậy mới thật sự là “ tu đạo ”. Nếu quả thật muốn bàn đến hai chữ “ tu hành ” thì phải thường quán chiếu mới có thể đi ra khỏi sự hoang tưởng của “ tâm” và “ cảnh”, những nhược điểm của con mới có thể nhận ra, đấy là công phu nội thánh của con.

 

◎ Chúng ta vẫn cứ là hay học trách móc người khác trước chứ chẳng phải là phản tỉnh bản thân mình trước. Liệu các con có biết khuyết điểm của mình ở chỗ nào ? thiếu sót chỗ nào ? con biết mình vẫn còn nhiều khuyết điểm như vậy thì phải có thái độ học tập càng tích cực hơn, tìm về lại cái sơ phát tâm lúc bấy giờ, dùng cái tâm này để bao dung và cảm ân.

 

◎ Đời người nếu không có một mục tiêu đúng đắn, rất dễ bị những hoàn cảnh bên ngoài dẫn dụ lôi kéo, hoàn cảnh bên ngoài muốn đến ảnh hưởng các con, chỉ cần các con có đủ sự kiên định thì có thể đột phá được nó. Ma bên ngoài dễ khống chế, nhưng tâm ma khởi lên một cái, dù ai cũng chẳng cứu nỗi con, trừ phi con kịp thời giác tỉnh ( phát giác tỉnh ngộ, nhận thức ra ). Hơn xa hẳn so với những lời khuyên giải, khích lệ của người khác thì cũng duy chỉ có bản thân con biết mình mắc bệnh gì, mới biết phải mở phương thuốc gì. Đúng không ?

 

21. Từ huấn của Nguyệt Tuệ Bồ Tát : Phát Nhất

 

◎  Tu đạo ! Sư phụ dẫn vào cửa, tu hành tại cá nhân. Khoảng thời gian trước, các con cầu đạo rồi có điểm truyền sư, dẫn bảo sư, giảng sư dẫn dắt các con đi, đi đến một con đường sau này, có rất nhiều việc phải dựa vào tự tánh để tự ngộ. Lúc không thể đột phá ải khó khăn thì phải cậy nhờ vào tánh ngộ của bản thân để ngộ, không thể cứ mãi hỏi trời vì sao lại khiến cho con không thuận lợi như vậy ? vì sao bàn đạo bất hạnh như vậy ? vì sao lại thế này ? vì sao lại thế kia ? đấy hoàn toàn đều phải dựa vào tánh ngộ của bản thân để liễu ngộ !

 

◎  Chơn nhân tĩnh tọa khí thông phải đoạn niệm, phải chịu đựng nổi cái khổ của da thịt mới có thể gánh nổi cái trách nhiệm lớn của việc cứu hộ chúng sanh. Điểm truyền sư, dẫn bảo sư, giảng sư của các con tôn các con lên cao cao, sợ các con bị mệt mỏi, sợ các con chịu khổ, sợ khảo rớt các con không có tâm tu đạo. Thế nhưng Sư Mẫu hy vọng các đồ nhi có thể chịu đựng nổi khảo nghiệm, những đồ nhi mà có thể tu, có thể lưu lại đây chính là những tinh hoa của Bạch Dương, cũng là những ứng cử viên của 3600 Thánh, 48000 Hiền !

 

Số lượt xem : 514