BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Vấn đáp về Kim Cang Kinh ( ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm )

Tác giả liangfulai on 2023-07-12 16:16:35
/Vấn đáp về Kim Cang Kinh  ( ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm )

Ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm 

 

Hỏi : ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ( nên không có chỗ trụ mà sanh tâm ) là ý nghĩa gì ?


 

Trả lời : Phần thứ 10 Trang nghiêm tịnh độ của Kim Cang Kinh nói rằng : "Này, Tu-Bồ-Đề! Vì thế các vị đại Bồ-tát, phải nên sanh tâm thanh-tịnh như vầy: chẳng nên trụ-trước nơi sắc mà sanh tâm, chẳng nên trụ-trước nơi thanh, hương, vị, xúc, và pháp, mà sanh tâm, nên "không-chỗ-trụ-trước" mà sanh tâm thanh-tịnh kia.

 

Phật ở phần trước bảo với Tu Bồ Đề , nói rõ rằng tu đạo không được chấp trước tứ quả của Tiểu Thừa, sự cao thấp của quả vị Thánh quả của thượng thừa cũng phải từ bỏ thì mới có thể khôi phục bổn lai diện mục thanh tịnh. Đoạn này Phật Thế Tôn lại lần nữa bảo với Tu Bồ Đề phương pháp khôi phục lại bổn tánh. Phật Thế Tôn lại nói với Tu Bồ Đề rằng : “ này Tu Bồ Đề ! Các vị Bồ Tát Ma Ha Tát nếu đã biết “ Phật ” vốn là thật vị cứu cánh rốt ráo, đương nhiên chẳng có cái gọi là sự khác biệt của trang nghiêm và chẳng phải trang nghiêm, cho nên phải nhất tâm bất loạn, dựa theo chỗ “ như thế này ” mà Minh Sư đã chỉ điểm để sanh phát cái đạo tâm thanh tịnh vô cấu, không được trụ nơi tướng sắc trần mà sanh tâm vọng tưởng, càng chẳng nên trụ ở âm thanh, hương vị, vị giác, xúc giác, pháp tướng mà sanh tâm vọng tưởng, phải không có chỗ trụ tâm, ngưng diệt tất cả tâm vọng tưởng, như thế thì ở trên tự tánh mới có thể sanh phát cái đạo tâm thanh thanh tịnh tịnh rồi. ”

 

Lục Tổ Huệ Năng Đại Sư sau khi nghe một vị khách và Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn niệm một đoạn kinh văn này : “ ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ” thì huệ Năng ngay lập tức đại ngộ, và thể ngộ ra rằng :

 

Ðâu ngờ tự tánh vốn tự thanh tịnh,

Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng sanh diệt,

Ðâu ngờ tự tánh vốn tự đầy đủ,

Ðâu ngờ tự tánh vốn chẳng lay động,

Ðâu ngờ tự tánh có thể sanh vạn pháp!  

 

Ngũ Tổ nói rằng : “ Chẳng nhận biết được bổn tâm, học pháp vô ích, nếu nhận được bổn tâm, thấy được bổn tánh, tức gọi là Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật. ”

 

Kinh văn ở trên ghi chép điển cố truyền kì của việc Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng khai ngộ kiến tánh, tiếp nhận kế thừa ý bát, ảnh hưởng hàng nghìn hàng vạn người đời sau tu đạo học đạo , nghiên cứu tông chỉ và ý nghĩa của Kim Cang Kinh. Bởi vì nhân duyên mà Đại Sư Huệ Năng lũy kiếp tu đến nay đã chín muồi, cho nên mới nghe kinh văn thì tâm đã lập tức khai ngộ. Sau khi khai ngộ kiến tánh thì nói rằng bổn tánh vốn tự thanh tịnh, vốn chẳng sanh diệt, vốn chẳng dao động, vốn tự đầy đủ, đấy là “ thể ”; có thể sanh vạn pháp, đấy là “ dụng ”, thể dụng đều đầy đủ, do vậy có thể minh tâm kiến tánh, đại chuyển pháp luân, quảng độ nhân thiên.

 

 

“ Nên sanh tâm thanh tịnh như thế này ” : “ như thế này ” cái chỗ này là chí thiện bảo địa mà bổn tánh cư ngụ, là cái mà phật gọi là “ chánh pháp nhãn tạng ”, “ Như Lai ”, “ như thế này ”, “ nơi trong kinh này ”, “ Vô Phùng Tháp ”, “ Bất nhị pháp môn ”, “ Ba La Mật ”, “ Tịnh độ ”, “ Quán Tự Tại Bồ Tát ”, “ Linh Sơn Tháp ”…Tên gọi tuy khác nhau, thật ra là chỉ “ huyền quan khiếu ” nơi mà bổn tánh cư ngụ. Dựa theo chỗ của huyền quan khiếu, dùng công phu phản quán tự chiếu, trực hạ vô tâm, vốn cực thanh tịnh, phiền não vọng tưởng tự nhiên hàng phục, suất tánh tự nhiên ( suất tánh : dựa theo thiên tánh mà hành ), đạo tâm bộc lộ, tâm bồ đề hiện ra trước mắt, đấy chính là cái gọi là “ sanh tâm thanh tịnh ”


“ Ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ” : chẳng có chỗ trụ trước mà sanh tâm là đốn pháp khai ngộ kiến tánh, ví như một cái ly, bên trong thanh thanh tịnh tịnh, chẳng nhiễm một chút bụi trần ( chẳng có chỗ trụ ), đựng cái gì thì có thể ăn cái đó ( mà sanh tâm ). Lục Tổ Đàn Kinh rằng : “ phiền não trần lao đều chẳng thể nhiễm gọi là kiến tánh ”, lại nói rằng : “ niệm trước chẳng sanh là tâm, niệm sau chẳng diệt là phật ”. ( Niệm trước chẳng sanh ) là bổn tánh thanh tịnh, giữ gìn bổn tánh thanh thanh tịnh tịnh ( niệm sau chẳng diệt ) , như thế thì phiền não trần lao bèn chẳng thể nhiễm, thì đương nhiên có thể “ kiến tánh ”, kiến tánh thì có thể thành “ Phật ”.

 

Khi chúng ta cầu đạo, những từ lễ chúc của Điểm Truyền Sư niệm rằng : 「當前即是真陽關,真水真火已 俱全,於今指你一條路,燈光照耀在眼前」。 “ đương tiền tức thị chơn dương quan, chơn thủy chơn hỏa dĩ câu toàn. Ư kim chỉ nễ nhất điều lộ, đăng quang chiếu diệu tại nhãn tiền ”

 

Chơn thủy chơn hỏa đã đầy đủ nói rõ rằng chơn trí tuệ, chơn bổn tâm, chơn bổn tánh đã đầy đủ, vốn tự có đầy đủ, chẳng cần phải cầu ở bên ngoài, chẳng hạn như muốn đi ở ngồi nằm, ăn uống, đại tiểu tiện đều tự mình, chẳng cần nhờ người khác. Sau đó Điểm Truyền Sư mượn ánh sáng đèn Vô Cực thắp sáng sự quang minh bên trong của chúng sanh. Đấy là một ngọn tâm đăng quang minh xán lạn tròn trịa chói lọi sáng mãi bất diệt, chính là con đường lớn huyền quan sáng ngời, đấy là sự điểm truyền mà Chư Phật Bồ tát cùng hộ trì, với “ nên không có chỗ trụ mà sanh tâm ấy ” đạo lý là như nhau ( vẽ một cái vòng tròn trước mắt đại biểu cho sự khế nhập chơn không, đấy là “ không có chỗ trụ ”, lại điểm một điểm, đại biểu cho sự hiển lộ đức hạnh thiện mĩ, đấy là “ mà sanh tâm ấy ”. Đấy là đốn pháp tối thượng thượng thừa minh tâm kiến tánh.

 

Số lượt xem : 280