BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tử trúc lâm trung Quán Tự Tại Bạch liên tòa thượng hiện Như Lai.

Tác giả liangfulai on 2023-07-10 23:29:57
/Tử trúc lâm trung Quán Tự Tại  Bạch liên tòa thượng hiện Như Lai.

Tử trúc lâm trung Quán Tự Tại

Bạch liên tòa thượng hiện Như Lai.

 

Nam Hải Cổ Phật , người đời đều gọi là Quán Thế Âm Bồ Tát, ngài có 3 ngày kỉ niệm : 19/2 là ngày sinh, 19/6 là ngày đắc đạo, 19/9 là ngày kỉ niệm thành đạo. Ngài tay cầm tịnh bình cắm cành dương liễu.


Quán Thế Âm Truyền ghi chép rằng : Trường Mi trưởng lão tặng chiếc bạch ngọc tịnh bình cho Diệu Thiện Đại Sư và nói rằng : “ khi nhìn thấy trong tịnh bình sinh ra nước, trong nước mọc ra cành dương liễu, đấy chính là ngày mà ngài đắc đạo đấy ”. Từ đấy chúng ta thể hội ra rằng muốn khiến cho tịnh bình sinh ra nước thì nhất định cần phải mở nút tịnh bình ra, ý này tức là một chỉ điểm của Minh Sư mở ra huyền quan khiếu.

 

Ở hai bên của tượng phật Quán Thế Âm Bồ Tát thông thường có viết một bức câu đối như vầy :

紫竹中觀自在        Tử trúc lâm trung Quán Tự Tại

白蓮座上現如來        Bạch liên tòa thượng hiện Như Lai.

 

Tạm dịch :

 

Trong rừng trúc tía có vị Bồ Tát Quán Tự Tại

Trên tòa sen trắng hiện vị Phật Như Lai.

Ở chùa “ Chiêu Khánh Tự ” của Chiết Giang Hàng Châu, “ Minh Thúy Các ” của Phúc Kiến Nam Bình, “ Bảo Tự ” của Quảng Đông Lôi Châu, “ Thái Bình Tự ” của Phong Thuận, và “ Quán Âm Tự ” thuộc Lâm Khẩu Hương, huyện Đài Bắc của Đài Loan đều có câu đối này.

 

  Ý nghĩa của câu đối này : Tử trúc lâm là hình dung lông mày của con người.

 

“ Tử trúc ” là một loại trúc rất mỏng mảnh, rất đẹp.

 

                            

 

“ Lâm 「」” : không nhiều cũng không ít gọi là lâm, nếu như rất ít chỉ có một cây thì gọi là mộc 「」, rất nhiều thì gọi là sâm 「」. Bởi vì lông mày của chúng ta rất chỉnh tề, rất đẹp, vả lại chẳng nhiều cũng chẳng ít, từ nhỏ cho đến lúc già thay đổi cũng chẳng lớn, chẳng nhiều và sẽ mọc dài như là tóc, do đó tử trúc lâm là dùng để hình dung lông mày.

 

     

 

Quán tự tại : Quán là quán xem;

 

Tự () là một điểm chơn nhân trong mắt () ;

 

Tại () là một người ở chỗ của Trung Ương Mậu Kỉ Thổ ( 一人) , Quán Tự Tại cũng chính là đi hồi quang phản chiếu chỗ mà Minh Sư đã chỉ điểm cho.


                              

 

“ Quán Tự Tại ” là Vị Quán Thế Âm Bồ Tát ở chính giữa mà Thiện Tài Long Nữ triều bái. Điều mà Thiện Tài Long Nữ chỉ chính là hai con mắt của chúng ta – một âm, một dương, quy y Quán Thế Âm Bồ Tát; hai con mắt của chúng ta cũng giống như là một trong lục tặc ( 6 tên trộm ), cần phải thông qua việc cầu đạo tu tâm mới có thể nghe lệnh của tự tánh lương tâm, mới có thể lúc nào cũng dựa vào lương tâm để làm việc, đấy chính là Phật rồi. Vị “ Phật ” này ở đâu vậy ? Đấy là ám thị cho người đời từ trong hình tướng này để đi lãnh ngộ chân lý. Tự tánh của con người chính là ở chỗ …Phải thường dùng hai con mắt đi quán sát triều bái, nhãn thần ngưng tụ ở Chí Thiện Địa nơi linh tánh vào ra, tức là tu tâm đấy.

 

Bạch Liên tòa thượng hiện Như Lai, nghĩa là ở trên mặt nước (口 khẩu – miệng)nổi một đóa hoa sen trắng ( Nhân trung – đại biểu cho cuống hoa sen; đầu mũi giống như cánh hoa ấy chính là tòa sen màu trắng ); mặt nước đại biểu cho môi của con người; đôi môi hợp lại giống như sóng nước vậy, còn miệng thì giống như biển, như cái hố khổ điền ( đắp ) chẳng đầy. Trên tòa hoa sen hiện ra một vị Như Lai – Phật tánh, chính là chỗ Minh Sư đã chỉ điểm. Phật Như Lai 如來 ví như trên mặt của mỗi người đều có một vị Phật. Mặt của con người giống với chữ Lai 「來」( = 十 人人人). Một nhân 人lớn chính giữa của chữ Lai 「來」đại biểu cho phật tánh tự tánh, tức là linh tánh, do vậy tu tâm tu tánh, bản thân tức là Phật, sao có thể hướng ra bên ngoài cầu Phật ?

 

Số lượt xem : 1479