BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Phẩm Bát Nhã – Lục Tổ Đàn Kinh – chứng đạo

Tác giả liangfulai on 2023-07-11 15:55:01
/Phẩm Bát Nhã – Lục Tổ Đàn Kinh  – chứng đạo

Phẩm Bát Nhã – Lục Tổ Đàn Kinh– chứng đạo

                

Lục Tổ Đàn Kinh rằng : “ phật phật duy truyền bổn thể, sư sư mật phó bổn tâm ”, do vậy “ bổn thể, bổn tâm ” là pháp yếu truyền tâm của các đời Tổ Sư; pháp này thuộc về tánh lý tâm pháp của đại thừa, khẩu truyền tâm ấn, tự giác giác tha, kỉ lập lập nhân, kỉ đạt đạt nhân, là pháp môn vô thượng tu trì lục độ vạn hạnh.

 


 

Pháp môn Nhất Quán Đạo ứng vận phổ truyền, tức là truyền thụ đốn pháp thượng thừa này. Lục Tổ Đàn Kinh nói rằng : “Thấy nghe tụng niệm là tiểu thừa; ngộ pháp hiểu nghiã là trung thừa; y pháp tu hành là đại thừa; vạn pháp thông đạt, vạn pháp đầy đủ, tất cả chẳng nhiễm, lià các pháp tướng, trọn vô sở đắc, gọi là tối thượng thừa.

 

Cái gọi là pháp tiểu thừa tức là gõ đánh niệm xướng, cái pháp hưởng thụ hồng phước; trung thừa tức là tham thiền đả tọa, cái pháp của khí thiên tiệm tu; thượng thừa thì là pháp thuộc về suất tánh vô vi, siêu khí nhập lí. Tổ Sư Huệ Năng nhấn mạnh : “ nếu muốn tu hành thì tại gia cũng đượcchẳng do tại chùa ” 「欲知火宅內,本是法中王」“ thùy tri hỏa trạch nội, nguyên thị pháp trung vương ” ( tạm dịch : ai ngờ trong nhà lửa, vốn là tự tánh phật ). Do vậy tu đạo tại gia cũng như thế, thực hành bình dân hóa việc tu đạo, người người đều tu được. Các đời Tổ Sư đại từ đại bi đã chỉ thị rõ ràng ở trong kinh, có thể nhất tâm hướng đạo, thân tuy tại trần, nhưng tâm thật đã xuất gia. Tiên Phật Bồ Tát các đời, như Quán Thế Âm Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát, Văn Thù Bồ Tát, Tế Công Hoạt Phật, Hà Tiên Cô …đều có để tóc, mặc trang phục tại gia, thị hiện tướng tại gia, chỉ thị rõ tính đáng cậy của việc tu hành tại gia, thích ứng với nhu cầu của thời kì mạt pháp.

 

Sự tôn quý của đại đạo, sự thù thắng của tam bảo tâm pháp, sự khả quý của thiên mệnh, thiên kinh vạn điển đều có minh chứng. Việc càng bàn càng hoằng triển của Nhất Quán Đạo là có căn nguyên nguồn gốc của nó, là cứu vãn nhân loại của toàn thế giới rời khổ được vui, từ đen tối hướng đến đại đạo thông thiên quang minh sáng ngời. Bây giờ dẫn đưa ví dụ kinh văn Lục Tổ Đàn Kinh để ấn chứng sự ứng vận phổ truyền của Nhất Quán Đạo chân thật bất hư.

 

Phẩm Bát Nhã trong Lục Tổ Đàn Kinh rằng : “Thiện tri thức, nếu người đời sau đắc được pháp của ta, đem pháp môn đốn giáo này với những người đồng kiến đồng hành phát nguyện thọ trì, như là thờ cúng dường Phật mà suốt đời chẳng thối lui, người ấy nhất định được vào Thánh vị.

Nhưng phải truyền thọ, từ trước đến nay các Tổ đều mặc truyền tâm ấn, chẳng được ẩn giấu Chánh Pháp. Nếu chẳng phải đồng một chánh kiến, chánh hạnh, là người đã ở trong pháp khác thì chẳng được truyền thọ, e tổn tiền nhân kia, cứu cánh vô ích, vì sợ kẻ ngu chẳng hiểu, lại sanh phỉ báng pháp môn này, phá hoại truyền thống CHÁNH PHÁP của Cổ Ðức, làm cho trăm kiếp ngàn đời đoạn dứt chủng tánh Phật, cuối cùng vô ích. ”

Lục Tổ Đàn Kinh là những ghi chép của Pháp Hải Thiền Sư từ lúc Lục Tổ ở chùa Đại Phạn thuyết pháp cho đến trước khi Lục Tổ Viên Tịch, tin rằng Pháp Hải đều luôn theo sát bên mình để nghe dặn dò chỉ bảo. Lúc Lục Tổ sắp viên tịch, Pháp Hải thỉnh thị Lục Tổ rằng : “ y pháp ( chánh pháp nhãn tạng ) truyền giao cho người nào ? ”, có thể thấy trong thời kì thuyết pháp ấy chẳng có truyền đạo cho ai. Nếu có, Pháp Hải sẽ không có hỏi như thế. Căn cứ theo Đạt Ma Tổ Sư, từ Tây Vực tiến đến Đông Thổ để truyền đạo, lúc viên tịch phó thụ ý kệ, y không thích hợp truyền : “ ngô bổn lai từ độ, truyền pháp cứu mê tân, nhất hoa khai ngũ diệp, kết quả tự nhiên thành ”.

 

Dịch nghiã:

 

Ta đến đất nước này,

Truyền pháp cứu người mê.

Một bông nở năm cánh,

Kết quả tự nhiên thành.

 

Cái gọi là “ nhất hoa khai ngũ diệp ”, nhất hoa là chỉ bản thân Đạt Ma Tổ Sư; sau Đạt Ma Tổ Sư, tức là Thần Quang nhị tổ, Tăng Xán tam tổ, Đạo Tín tứ tổ, Hoằng Nhẫn ngũ tổ, Huệ Năng Lục Tổ chính là ngũ diệp ( năm cánh ). Đại đạo truyền thừa cho đến nay, phó thụ ý kệ, y ( áo ) chẳng còn thích hợp để truyền nữa, chẳng phải là ám thị áo cà sa không nên truyền xuống nữa sao ? Do vậy, trong phẩm Hành Do của Đàn Kinh, khi Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn đại sư truyền đạo cho Huệ Năng, một lần lại một lần dặn dò rằng : “Y bát là mối tranh giành, tới đời ngươi phải ngưng truyền. Nếu truyền y bát là việc rất nguy hiểm, ngươi phải đi cho xa mau, kẻo có người ám hại ”

 

Hoằng Nhẫn Đại Sư khi truyền đạo cho Huệ Năng, Huệ Năng lúc ấy chỉ là mang tóc tu hành, cũng chỉ là đệ tử tục gia sống ở chùa viện mà thôi : Huệ Năng cạo tóc xuất gia là sau khi ẩn cư 15 năm trong đội thợ săn, ra ngoài tại chùa Pháp Tánh ở Quảng Châu do Ấn Tông Pháp Sư cạo tóc cho ngài. Lục Tổ Huệ Năng ẩn trong đội thợ săn lâu đến 15 năm, thật sự đã đem đại đạo truyền thụ cho thất tổ, sau đó cạo tóc xuất gia hiện tướng xuất gia, cơ chuyển của đạo vận chẳng phải là con mắt của thế tục có thể biết được.

 

“người đời sau đắc được pháp của ta” : là nói chân lý đại đạo của đời vị lai, nhất định có đắc được chân lý đại đạo mà Huệ Năng ta đã truyền thừa xuống, đến lúc ấy, chân lý đại đạo này tuy đã phổ truyền, nhưng nhất định phải thân gia thanh bạch, phẩm hạnh đoan chánh mới có thể truyền thụ.

 

“ đem pháp môn đốn giáo này với những người đồng kiến đồng hành ” : pháp môn đốn giáo là từ xưa đến nay trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật, là tâm ấn đại đạo thượng thừa một bước trực siêu. Do vậy, đại đạo là phi thời bất giáng ( chưa phải là lúc thì không giáng ), phi nhân bất truyền ( gặp chẳng đúng người thích hợp thì không truyền ). Nếu là phẩm hạnh không đoan chánh, thân gia chẳng thanh bạch thì Dẫn Bảo Sư cũng chẳng dám đem đại đạo chí tôn chí quý giới thiệu cho cầu đạo, chỉ có thể đem đại đạo truyền thụ cho những người đồng kiến đồng hành. Cái gọi là đồng kiến đồng hành chính là tâm tánh của chúng sanh và chư phật bồ tát hoàn toàn như nhau, có tâm từ bi, tâm trí tuệ và có biểu hiện của hành vi đạo đức mới có thể lãnh thụ được nghe đại đạo.

 

Nhưng muốn được nghe đại đạo, nhất định phải “ phát nguyện thọ trì ”, bởi vì chúng sanh lũy kiếp đến nay mê muội quá sâu, duyên cạn nghiệt nặng, tội tích như núi, tâm tánh trôi nổi bất định. Nếu chẳng lập xuống 10 điều đại nguyện, dùng nguyện lực để chống đỡ những chủ nợ, tội lỗi trước đây, đợi sau khi người cầu đạo được nghe  đại đạo, hành công lập đức để hồi hướng lại cho. Sư Tôn từ bi chỉ thị rằng : “ nguyện là nguyên động lực của việc hành công lập đức, là bằng cớ của người tu đạo, là thư tín dụng của giao dịch, là kế ước hợp đồng với tiên phật ”. Cho nên người tu đạo phải có nguyện thì tu đạo hành đạo mới có sức mạnh, mà nguyện lập xuống một cái thì ơn trên bèn đã đăng kí ghi chép, và phái tiên phật phù hộ, giám sát, phù hộ cho người lập nguyện công nguyện thành tựu.

 

“ Thọ trì ”, dựa theo 10 điều nguyện lớn, nỗ lực thực hành, hành công lập đức, tu kỉ độ nhân, trì giữ quy giới, hành trì lục độ ba la mật, tuân theo chân lý đại đạo, phát nguyện thọ trì mới có thể tiếp nhận được thiên mệnh minh sư truyền thụ đại đạo.

 

Sau khi được nghe đại đạo, phải học Nhan Tử được nghe đại đạo thì quyền quyền phục ưng ( thái độ thành khẩn chân thật, thành tâm thành ý phục tùng ghi nhớ kĩ trong lòng ), như đi trên băng mỏng, như cạnh bờ vực sâu ( có tâm cảnh giác, hành sự cực kì cẩn thận ), một ngày phản tỉnh thân mình ba lần, phải thành khẩn cung kính giống như thị phụng ( hầu hạ ) phật tổ vậy, không thể tùy tiện qua loa. Bởi vì trên trời giống như một tấm gương, gọi là “ gương trời ”, bất cứ lúc nào đều đang giám thị lời nói cử chỉ hành vi của mỗi một người, do vậy nói rằng : “lời riêng tư nhân gian, trời nghe rõ như sấm, phòng tối làm chuyện xấu, mắt thần sáng như điện ”. Nhưng mà người đời dễ ngu si mê muội, che lấp bổn tánh dẫn đến việc tùy ý làm những chuyện bậy bạ, linh đọa địa ngục, luân hồi chẳng ngưng, sao có thể không thận trọng ?

 

“suốt đời chẳng thối lui, người ấy nhất định được vào Thánh vị ” : Sau khi nghe được đại đạo, lòng tin kiên định, thủy chung như một, tinh tiến chẳng mệt mỏi, khắc phục tất cả mọi ải kiếp ma khảo, đủ mọi thứ khốn đốn đều không đủ để làm dao động tâm chí, trung thành bám giữ thiện đạo, mưu đạo chẳng mưu thực, phải có ý chí kiên quyết, bất kì khó khăn gian nan nào đều có thể khắc phục, cho dù là lên núi xuống biển, hoặc vào sanh ra tử, bất cứ giá nào cũng với tinh thần không nuối tiếc. Hy sinh phụng hiến từ đầu đến cuối, đợi đến khi công quả viên mãn, nhất định có thể tiến vào thánh vực tịnh độ, thành tựu quả vị phật bồ tát chí cao vô thượng.

 

Nhưng phải truyền thọ, từ trước đến nay các Tổ đều mặc truyền tâm ấn, chẳng được ẩn giấu Chánh Pháp

 

Từ xưa đến nay, Hoàng Đế ( tổng thống ) một đời luân phiên thay thế kế tiếp một đời; tổ sư đạo thống của việc tu đạo cũng là một đời thay thế kế tiếp một đời. Muốn làm quan lại, nhất định phải cầu chính phủ của đương đại, muốn thành đại đạo cũng nhất định phải cầu tổ sư ứng vận của nhiệm kì hiện nay ( đang đảm nhiệm trước mắt ). Tu trì đại đạo, nếu chẳng có thụ được tánh lý tâm pháp “ từ trước đến nay các Tổ đều mặc truyền tâm ấn ” do thiên mệnh minh sư truyền thụ, cho dù phát nguyện thọ trì, như là thờ cúng dường phật mà suốt đời chẳng thối lui cũng chẳng cách nào định nhập thánh vị.

 

Từ xưa đến nay, chơn đạo chẳng truyền lục nhĩ ( 6 cái lỗ tai ); vị minh sư kế thừa thiên mệnh là một đời một đời truyền thừa xuống. Tuy rằng giáo hóa mỗi cái có chỗ khác biệt, nhưng tánh lý tâm pháp đã truyền thừa là nhất trí. Đại đạo từ xưa đến nay chính là “ bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền ”. Nếu chẳng phải là sự truyền thụ dặn dò của thiên mệnh minh sư, là chẳng cách nào đăng đường nhập thất, hiểu rõ cứu cánh rốt ráo.

 

Trong Chỉ Nguyệt Lục quyển 4, có một đoạn ghi chép của việc Đạt Ma Tổ Sư truyền đạo cho nhị tổ Huệ Khả Thần Quang : “ Như Lai dùng chánh pháp nhãn tạng phó cho Ca Diệp Đại Sĩ, triển chuyển phó chúc, còn về phần ta, ta nay phó cho ông, ông nên hộ trì ”. Đấy chính là “ từ trước đến nay, các tổ đều mặc truyền dặn dò ”. Cùng trong quyển đó, cũng có một đoạn ghi chép Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn truyền đạo cho Lục Tổ Huệ Năng : “ Chư Phật ra đời vì một đại sự, bởi vì tùy cơ lớn nhỏ mà dẫn đạo, cho nên có tam thừa thập địa, đốn tiệm đẳng chỉ, dùng làm giáo môn. Thế nhưng dùng chánh pháp nhãn tạng viên minh chân thật, bí mật vi diệu vô thượng phó cho thượng thủ Đại Ca Diếp Tôn Giả, triển chuyển truyền thụ 18 đời, cho đến Đạt Ma đến đất này, được Khả Đại Sư kế thừa, mãi cho đến nay, dùng pháp bảo và cà sa đã truyền dùng phó cho ông, khéo tự bảo hộ chớ để đoạn tuyệt Phẩm Hành Do Lục Tổ Đàn Kinh nói rằng : “Canh ba thọ pháp, mọi người đều không biết, Tổ liền truyền pháp đốn giáo và y bát, nói rằng: “Ngươi là vị Tổ đời thứ sáu, khéo tự hộ niệm, rộng độ chúng hữu tình, truyền khắp đời sau, không khiến cho đoạn tuyệt ”. Trên đều là những chứng minh của việc Thiên Mệnh Minh Sư từ xưa đến nay truyền thụ đại đạo, mặc truyền dặn dò.

 

“ Chẳng được ẩn giấu chánh pháp ” : Chánh pháp là cứu vãn các nguyên nhân rời khổ được vui, là chiếc pháp thuyền từ hàng phản bổn quy căn ( quay về lại nguồn gốc quê hương xưa ); đắc được đại đạo bảo quý này thì nên đem chánh pháp rộng rãi tuyên dương, quảng độ nguyên nhân cùng đăng đạo ngạn ( lên bến bờ của đạo ), kỉ lập lập nhân, kỉ đạt đạt nhân, trợ giúp trời phổ độ bàn việc thâu viên mới phù hợp với ý trời, công đức của bản thân mình cũng mới có thể viên mãn. Nếu là ẩn giấu chánh pháp ấy cũng chính là đã phạm phật quy trong 10 điều đại nguyện “ nặc đạo bất hiện ”, đem đại đạo xem như là tài sản giấu giữ sở hữu cá nhân, như vậy lẽ nào chẳng phải là phụ lòng thiên ân sư đức rồi đó sao ? do vậy chúng ta nên phát huy tâm từ bi, tình yêu thương đồng bào, phát dương ánh sáng của tánh người, dẫn đạo càng nhiều những đứa con mê muội cùng trở về bến bờ của đạo, là thay Thầy chia sẻ nỗi lo, cũng là con đường tốt nhất để tận đại hiếu đối với ơn trên Lão Mẫu.

 

“ Nếu chẳng phải đồng một chánh kiến, chánh hạnh 

   

Huệ Năng Đại Sư nói rằng : “ Nếu chẳng phải đồng một chánh kiến, chánh hạnh, là người đã ở trong pháp khác thì chẳng được truyền thọ ”, đại đạo là bất nhị pháp môn, đấy là chánh pháp; nếu như người chẳng có đại trí tuệ, đại căn cơ là chẳng cách nào thể ngộ được chơn như thật tướng, cũng chẳng cách nào hiểu được nó là pháp môn đốn ngộ viên mãn nhất, cứu cánh rốt ráo nhất. Nếu là người chẳng hợp với đại ý, cố chấp ở giáo phái, câu nệ ở trong văn tự tướng của kinh điển, chẳng hiểu rõ thánh ý, chẳng hiểu rõ diễn biến của thiên thời, đều không thể đem tánh lý tâm pháp “ từ xưa đến nay mặc truyền dặn dò ” truyền thụ cho họ. Bởi vì những người tự cho rằng quan điểm và cách làm của mình là đúng đắn, chẳng chịu khiêm tốn tiếp nhận ý kiến của người khác, ngu si thiên kiến ( có định kiến, thành kiến ), tu luyện kiểu mù, cuối cùng chắc chắn nhất định chịu nỗi khổ của luân hồi, tai ương của địa ngục, là điều có thể tiên đoán trước.

 

“e tổn tiền nhân kia, cứu cánh vô ích ” : chánh tông chánh mạch, Thánh Phật đời đời tương truyền, phí tận tâm huyết, hy sinh tánh mệnh mới khiến cho đại đạo bảo quý tiếp tục truyền xuống : các Tiền Hiền khai hoang đắc được một mảng đạo trường to lớn, nếu như chẳng thật tốt mà canh tác cày cấy gieo giống, mặc cho nó hoang phế tiêu tán mất đi, lẽ nào chẳng phải là đã phụ lòng hồng ân hạo đức của ơn trên đã giáng đạo đó sao ? vậy thì vô số các tiền nhân đại đức lẽ nào chẳng phải là đã hy sinh uổng phí đó sao ? vì để tu kỉ độ nhân, vì để cho sự tiếp tục của tuệ mệnh đại đạo, chúng ta nhất định phải vất vả cần mẫn nỗ lực phát ra nhân trí dũng, tiếp tục tuệ mệnh, bàn tốt hơn nữa, càng có thành tích hiệu quả, không thể có một tí sai sót mới có thể báo ân liễu nguyện.

 

“ vì sợ kẻ ngu chẳng hiểu, lại sanh phỉ báng pháp môn này ”

 

Tục rằng : “ người có duyên thì gặp phật xuất thế, người vô duyên thì gặp phật niết bàn ”, nếu là có duyên, may mắn gặp được Minh Sư xuất thế, được nghe chánh pháp, nhất định cần phải phát ra sự thành tâm, cung kính thành ý tu đại đạo, tích công lũy đức, nhất định có thể đắc được sự che chở bảo hộ của đại đạo này mà đại khai trí tuệ, tiêu oan giải nghiệt, đạo quả sớm thành, có thể rời khổ được vui. Thế nhưng có một số người, sau khi đắc được đại đạo này rồi, bị vô minh nhấn chìm, oan nghiệt đeo bám thân, si cuồng tác loạn, hủy báng đại đạo, chẳng kiêng kị e sợ gì, hành vi đi trái ngược với thiên lý, tùy ý làm bậy, phản đạo bại đức, phàm phu ngu mê, chẳng hiểu rõ chân lý, trông dáng vẻ này theo kiếp mà đi, đọa vào ma quân, tội ác đầy rẫy, tự nếm ác quả, đạo đức công lý hiển hiện báo ứng phân minh, báo ứng chẳng chút sai sót. Từ xưa đến nay, phật ma theo nhau, đạo cao một thước, ma cao một trượng : mà cổ thánh nói rằng : “ đạo cao hủy đến, đức tu báng hưng ” ( sự cao quý của đạo một khi chương hiển thì những lời nói hủy báng đố kị bèn đến, những người mà phẩm đức tu dưỡng danh dự càng tốt thì càng dễ chiêu đến sự hủy báng và bôi đen của những người mà trong lòng bất bình không phục )

 

“làm cho trăm kiếp ngàn đời đoạn dứt chủng tánh Phật, cuối cùng vô ích ”

 

Tam dương khai thai, đại đạo phổ truyền, đấy là ơn trên phổ giáng pháp thuyền Bạch Dương để cứu vãn những nguyên thai phật tử lên pháp thuyền, phàm là những người có duyên được nghe đến đều là do đức tuệ lũy kiếp đã tu dẫn đến, nên thật tốt mà trân trọng, tín thụ phụng hành, có thể đắc được thiền định vui vẻ, một kiếp giải thoát. Nếu như chẳng biết trân trọng cái  đạo duyên nghìn năm khó gặp này, nghe mà giống như chẳng nghe, hoặc vứt bỏ chẳng chút hối tiếc, thậm chí phản đạo bại đức, hủy báng đạo, tất nhiên linh tánh đen tối, tự cam chịu đọa lạc, theo kiếp mà đi, khó được siêu sanh, không thể thành đạo. Cho nên mới nói : “ làm cho trăm kiếp ngàn đời đoạn dứt chủng tánh phật ”, tức là ý này.

 

 

Tổng hợp lại những điều đã nói trên, Nhất Quán Đạo ứng vận phổ truyền, quảng độ ức vạn chúng sanh trong thiên hạ rời khổ được vui, khiến cho nhân loại từ đen tối hướng đến quang minh sáng người, từ hỗn loạn mà hướng đến thái bình, từ nghèo khổ chuyển sang giàu có; con đường đại đạo quang minh này quả thật là chánh tông chánh mạch của các đời Thánh Phật truyền thừa tiếp tục chẳng dứt, là chiếc pháp thuyền cứu đời ứng thời ứng vận, thiên kinh vạn điển đều chứng minh cái chân lý ấy. Hy vọng mọi người trân trọng cơ hội nghìn năm khó được này, cấp tốc tu bàn, cùng nhau lèo lái hướng đến bờ bên kia quang minh thanh tịnh.

 

   

 

Số lượt xem : 924