Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Nam đốn Bắc tiệm đệ thất )
Nam đốn Bắc tiệm đệ thất ( 7 )
Mối quan hệ giữa đốn và tiệm
“ Đốn ” là đốn ngộ, ngay lúc đó khế ngộ chân lý thật tướng
“ Tiệm ” là tu hành dần dần, dần dần ngộ nhập. Thật tế mà nói, nếu không có tiệm tu thì không thể có đốn ngộ. Cái đốn ngộ trong chốc lát nhất định là do từ tiệm tu một thời gian dài mà đến. Cũng như kết trái vậy, thời cơ ( điều kiện ) chín muồi nhất định phải do từ việc nở hoa, sau khi hoa tàn mới nhú ra trái nhỏ, mà sau đó dần dần lớn lên, lại từ xanh chuyển sang vàng, cuối cùng thời cơ ( điều kiện ) chín muồi. Thời cơ ( điều kiện ) chín muồi chính là đốn, thời gian cực ngắn, đó là thành quả, là ngọt ngào, khiến cho người ngưỡng mộ. Thế nhưng, đừng quên rằng đốn ngộ là cần thời gian dài cần mẫn tu thiện căn, quảng tu phước đức, và tuy trải qua nghịch cảnh nhưng vẫn tinh tiến không chùng bước mà có được. Nếu không phải như vậy, là không thể thành tựu được.
Lục Tổ đốn ngộ tự tánh, xem thì có vẻ như rất dễ, thật ra là do trong đời quá khứ, do tiệm tu thời gian dài tu mà có được, do vậy mà chúng ta đừng chỉ ngưỡng mộ hoặc ca ngợi, tán than cái đốn ngộ của cổ đại đức, mà càng nên noi theo lịch trình cần tu thật luyện của họ.
Lúc bấy giờ, Lục Tổ Đại Sư sống ở chùa Bảo Lâm Tự ở Tào Khê, còn Thần Tú Đại Sư thì ở Ngọc Tuyền Tự tại Kinh Nam. Cái mà Lục Tổ hoằng dương là pháp môn đốn giáo “ căn nguyên trực tiếp ” , còn Thần Tú dạy bảo đệ tử chú trọng ở phương pháp tiệm tu “ thời thời cần phất thức ” ( thường xuyên phải lau chùi ). Việc hoằng hóa 2 Tông đốn Tiệm lúc ấy đều rất là hưng thịnh, mọi người đều gọi là “ Nam Năng Bắc Tú ”, cho nên mới có sự phân biệt hai Tông “ Nam đốn Bắc tiệm ”. Còn những người học Phật bình thường đều không hiểu Tông chỉ sở tại của hai tông.
Đại Sư nói với chúng đệ tử rằng : “ Pháp vô đốn tiệm, nhân hữu lợi độn, cố danh đốn tiệm. ”
Phật pháp vốn dĩ là cùng một tông chỉ, chỉ là người có sự phân biệt Nam Bắc; Phật pháp vốn dĩ chỉ có một loại, chẳng qua là căn cơ của mỗi người không giống nhau, nên việc chứng ngộ có sự khác biệt nhanh chậm.
Cái gì gọi là đốn pháp hay tiệm pháp đây ? Phật pháp vốn dĩ không có sự phân biệt đốn ngộ, chỉ vì căn cơ của người có lợi ( bén ) có độn ( cùn ), Phật Tổ từ bi, ứng với căn cơ của chúng sinh, dùng phương tiện thiện xảo mà thuyết pháp cho tất cả chúng sinh, làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh hữu tình, cho nên mới có sự phân biệt đốn tiệm.
Nhưng các đệ tử của Thần Tú thì thường cười nhạo Tổ Sư Nam Tông – Lục Tổ, bảo ông ta một chữ cũng chẳng biết, có chỗ nào đáng để mà học hỏi ?
Những người này đã phạm vào tâm khinh mạn nghiêm trọng, Lục Tổ chăng phải nói : “ nếu khinh người tức có tội vô lượng vô biên ” sao ? Cho nên những người này, không những bỏ lỡ mất cơ hội gần gũi thiện tri thức, lại còn tạo ra ác nghiệp cực nặng, có thể nói là tổn thất vô cùng nghiêm trọng.
Thần Tú sau khi nghe những lời ấy, nói với các đệ tử : “ Ngài ấy đã đắc được vô Sư chi trí, ngộ sâu được phật pháp thượng thừa, ta chẳng bằng ngài ấy đâu ! ”
Cái gì là vô Sư chi trí ? chính là Phật trí. Loại trí này người nào cũng có, là vốn tự có đầy đủ, không đợi sự truyền thụ của Thầy, điều quan trọng là phải buông xuống vọng tưởng, chấp chước thì Phật trí mới có thể hiển hiện ra ngoài.
“ Và Thầy của ta là Ngũ Tổ, đích thân đem y pháp truyền thụ cho ngài ấy, lẽ nào là vô duyên vô cớ hay sao ? Ta hận bản thân không thể đi xa tiếp cận ngài ấy, ở đây mà nhận không cái ơn huệ của Tổ Quốc. Các con đừng có mà lưu lại ở đây, có thể đến Tào Khê để thăm viếng, mời ngài ấy giải quyết những nghi vấn cho các con ! ”
Thật lòng là cảm phục Thần Tú, quả là có phong phạm của Đại Sư, chẳng hổ là Quốc Sư. Từ lời nói của ông ấy, có thể biết là ông ấy vô cùng kính trọng đối với Lục Tổ, lại càng hiểu được ông đã tôn sư trọng đạo như thế nào; chẳng chút hoài nghi đối với việc Thầy truyền y pháp cho Lục Tổ, điểm này thật sự đáng cho chúng ta kiểm điểm phản tỉnh lại bản thân mình.
Đối với việc truyền thụ của Thiên Mệnh, nên tuyệt đối dựa theo ý Thầy, phận làm đệ tử không nên làm những suy đoán không cần thiết, thậm chí làm những cuộc tranh luận vô bổ để tránh tạo thành sự phân liệt của đạo tràng, làm tổn hại đến huệ mệnh của chúng sinh.
Thần Tú còn có một điểm đáng để chúng ta noi theo, chính là tâm lượng của ông quảng đại. Tuy có rất nhiều đệ tử, nhưng lại không kiêu căng ngạo mạn. Chúng ta vẫn còn nhớ lời Thầy dặn dò chứ ? “ thành tựu sau này chẳng ở đạo tràng lớn hay nhỏ, nhiều hay ít, càng không phải so đo ở số lượng tín chúng mà là xem người tu đạo liệu có phải chân tu thật luyện không, cố thủ ( giữ vững ) nguyện giới, chẳng tham chẳng vọng, chẳng tranh chẳng biện, công phu tâm tánh viên dung để đi hoàn thành sứ mệnh của mình. ”
Thần Tú không phải chỉ nói xuông, mà còn thật sự bảo đi hành động, bèn sai đệ tử Chí Thành, nói rằng : “ “ ông thông minh lại có nhiều tài trí, có thể thay ta đến Tào Khê để nghe pháp; nếu ông nghe được chân lý, nên cố hết sức mà ghi nhớ lại, sau khi trở về giảng lại cho ta nghe ”.
Chí Thành phụng mệnh của Thần Tú đến Tào Khê. Cùng theo đại chúng tham lễ, thỉnh an, nhưng chưa nói rõ mình đến từ đâu. Chính là vào lúc này, Lục Tổ nói với đại chúng : “ Bây giờ có người đến ăn trộm Pháp, tiềm tàng ở bên trong Pháp Hội ”.
Lục Tổ ở đây thị hiện một chút thần thông. Thật ra, trong sự nghiệp hoằng pháp của Lục Tổ, rất ít khi thị hiện thần thông, đều cố hết sức có thể dùng ngôn ngữ để giáo hóa; bởi vì nếu thường dùng thần thông, do sự mê muội của chúng sinh, chỉ khâm phục thần thông của Tổ Sư, nhất tâm muốn học thần thông. Phải biết rằng tồn tâm tu học thần thông là chướng ngại lớn nhất của minh tâm kiến tánh và dễ dàng chấp ma. Lại nữa, thần thông đã học được cũng chẳng qua chỉ là tiểu thần thông mà thôi. Nếu có thể đem công phu tu học dùng trên việc trừ bỏ vọng tưởng, phá chấp chước, một khi “ không còn vọng tưởng chấp chước thì Vô Sư trí , tự nhiên trí tức thời hiện tiền. ”, tự nhiên có vô lượng thần thông, và “ liễu tắc nghiệp chướng bổn lai không ” ( chứng đạo ca ), chính là cái gọi là “ tội tánh bổn không ”
Chí Thành nghe được lời này, biết là đang nói mình, tức khắc ra ngoài lễ bái, và đem lý do vì sao đến đây nghe pháp từng ly từng tí trần thuật lại cho Lục Tổ nghe.
Lục Tổ nói : “ Ông từ Ngọc Tuyền Tự đến, có thể xem là gian tế ”
Chí Thành nói : “ không phải ”
Lục Tổ nói : “ sao lại không phải ? ”
Chí Thành nói : “ trước khi con vẫn chưa nói rõ thì có thể bảo là gian tế, bây giờ nếu đã giải thích tường tận thân phận và ý định đến đây thì không còn là gian tế nữa ”.
Chí Thành quả nhiên thông minh, phản ứng nhanh. Cái mà gọi là trộm pháp lúc nãy, là căn cứ quy định của cổ lễ mà nói, bây giờ tuy không hoàn toàn thích hợp dùng nữa, nhưng cũng có giá trị tham khảo, ví dụ như chúng ta dẫn đạo thân mới hoặc người chưa cầu tam bảo đến các loại lớp để dự thính thì nên trình báo trước cho người phụ trách hoặc người chủ giảng để người nghe giảng có thể có được lợi ích nghe pháp lớn nhất.
Lục Tổ nói : “ Thầy của ông khai thị cho đại chúng như thế nào ? ”
Chí Thành nói : “ Gia Sư thường chỉ thị dẫn dắt cho mọi người phải “ trụ tâm một nơi để đạt được tự tâm thanh tịnh, tĩnh tọa lâu dài mà không nằm ngã ”
“ trường tọa bất ngọa ” chính là bất đão đan, nếu tâm thanh tịnh đến cực điểm, quả thật có thể làm đến việc thường ngồi chẳng nằm, như Đạt Ma Tổ Sư ngó vách 9 năm chính là chứng cứ ví dụ tốt nhất. Thế nhưng nếu khắc ý đi luyện bất đảo đan, tuyệt đối không phải là con đường tu hành chính đáng, bất đảo đan cũng không phải là mục tiêu tu hành. Khi Phật tại thế, ngài không nhấn mạnh bất đảo đan, cho nên các vị đồng tu tuyệt đối không nên chấp tưởng rằng là bài tập phải làm.
Về việc “ trụ tâm quán tịnh ”, tuy không phải là pháp môn đốn giáo của Như Lai, chẳng phải là pháp thiền của Đạt Ma Tổ Sư, vẫn chưa phải là cứu cánh, nhưng cũng là pháp môn phương tiện của thiền pháp tiệm tu; đó chính là giáo pháp của nguyên tắc “ thời thời cần phất thức ” mà Thần tú gìn giữ. Pháp dạy học này rất thụ dụng đối với người sơ học Phật và các hành giả tiểu thừa. Nhưng nếu thường khăng khăng chấp thủ, không biết đạo lý : “ pháp còn nên xả, huống hồ phi pháp ”, vậy thì thành bệnh thiền rồi. Giống như Ân Sư đã nói : “ chấp chước huyền quan theo người đi ”, vì sao thế ? bởi vì chấp chước mà dẫn đến lộ lý không thể thông đạt.
Cho nên, Lục Tổ nói : “ trụ tâm quán tịnh thật ra là bệnh thiền chứ không phải là cứu cánh của thiền. Trái lại, tĩnh tọa lâu dài đã trói buộc tự thân rồi, có ích gì cho việc lãnh ngộ lý của Phật ? Hãy nghe ta nói bài kệ : “ sanh lai tọa bất ngọa, tử khứ ngọa bất tọa, nhất cụ xú cốt đầu, hà vi lập công quả ? ”
Khi sống ngồi dài chẳng nằm, sau khi chết lại là nằm dài chứ không có cách nào bàn tọa được, nói xuyên rồi thì đấy chỉ là một bộ xương thúi, sao lại phải hạ công phu trên cái thân xác giả tạm này chứ ?
Thầy cũng nói : “ tu đạo tu tâm ”, vậy là đã nói đến trọng điểm rồi. Tâm thanh tịnh, thân tất nhiên thanh tịnh. Tâm chánh thì làm gì có cái đạo lý thân không chánh ? Đừng quên thường dùng tam bảo, mượn nhờ vào huyền quan khiếu để thu nhiếp vọng tâm, hồi quang phản chiếu, trực khế bổn nguyên, thấy sắc nghe thanh mà không phân biệt, không chấp chước, không khởi tâm, không động niệm tức là đốn tu; chính là cái gọi là “ nhị mục diệu hồi quang, nhất điểm chân thái dương ” ( hai mắt chiếu ánh sáng ngược lại, một chấm mặt trời thật )
Một câu phật hiệu, khẩu quyết chân ngôn cũng là đốn tu, một khi khởi vọng niệm có thể ngay lập tức nhắc đến khẩu quyết chân ngôn, không để cho vọng tâm có không gian để tồn tại.
“ Di Lặc Chân Kinh ” nói : “ yếu tưởng thành Phật cần lễ bái ”;
Nam Cực Tiên Ông cũng nói : “ sai phải sám, đúng cũng phải sám ”. Bởi vì cái mà chúng ta nhận định là đúng lại không hẳn là đúng. Do vậy, gặp tranh chấp không phân tích, không rơi vào suy nghĩ, khấu đầu lễ bái sám hối thật nhiều, không những có thể thân thể khỏe mạnh mà pháp khấu đầu lễ bái là phương pháp tu “ động trong thiền ” ( trong cái động có cái thiền ) rất tốt. Công hiệu của nó chỉ có những ai đích thân thực hiện mới có thể thể nghiệm được.
Cái pháp môn đốn giáo mà Thầy đã truyền, đắc trước tu sau, tu như thế nào ? đương nhiên là dùng tam bảo tâm pháp mà thầy đã truyền để đốn tu, như thế mới có thể tương ứng với cái Thầy đã truyền mà trực khế tâm nguyên.
Chí thành lại hướng về Lục Tổ lễ bái mà nói : “ Đệ tử ở chỗ của Thần Tú, học đạo 9 năm vẫn không có cách khế nhập bổn tâm chứng ngộ tánh lý. Bậy giờ nghe một lời của Hòa Thượng, bèn khế hợp bổn tâm. Đệ tử cảm nhận sâu sắc sanh tử là việc lớn, hy vọng Hòa Thượng đại phát từ bi, dạy bảo chỉ thị thêm cho đệ tử ! ”
Chí Thành do một lời nói của Lục Tổ Đại Sư mà khai ngộ, đấy cũng phải đắc lực ở việc bỏ ra công phu 9 năm nơi Thần Tú. Cho nên 9 năm đó đã xây dựng nền tảng cơ sở thâm hậu cho ông, nếu không có 9 năm tiệm tu đó, đến chỗ này của Lục Tổ Huệ Năng cũng không thể đốn ngộ được.
Ở đây chúng ta cũng không tránh khỏi nghi hoặc, Chí Thành theo Thần Tú Đại Sư tu 9 năm, vì sao không thể khế ngộ ? Nguyên nhân là ông ta cứ mãi chấp thủ trên cái công phu “ trụ tâm quán tịnh, thường tọa bất ngọa ” mà Thần Tú đã dạy. Nếu hạ công phu ở trên đấy, “ tọa ” tốt cỡ nào đi nữa cũng vẫn không thể kiến tánh. Chí Thành đến Tào Khê, Lục Tổ đã phá đi cái pháp này của ông ấy, Chí Thành buông xuống cái pháp mà ông ta đã cứ mãi nhờ vào, mãi chấp thủ, ngay lúc ấy tức khế ngộ bổn tâm.
Nên nhớ kĩ : “ Tự tánh vốn không có một pháp có thể đắc ”, “ pháp còn nên xả, huống hồ chẳng phải pháp ”. Chúng ta tuyệt đối không phủ định cái pháp tu trì “ trụ tâm quán tịnh, thường tọa bất ngọa ” mà Thần Tú đã dạy có công hiệu ở mức độ tương đương, nhưng nếu muốn dựa nhờ pháp tu này đạt đến mục đích kiến tánh thành Phật, tuyệt đối là không thể được.
Ở đây một lần nữa nhắc nhở mọi người, tu hành điều quan trọng nhất là để “ ra khỏi tam giới, liễu sanh tử ”, những người tu hành trong quá khứ đã như thế, hiện nay vẫn như vậy, cho đến vị lai cũng vẫn như vậy; không ra khỏi được tam giới, sanh tử không thể liễu được, thật uổng phí tu đạo. Sư Tôn nói : “ tu đạo tu tâm, bàn đạo tận tâm ” chính là nhờ vào việc bàn đạo để liễu tận nhân tâm; nhân tâm tận rồi thì thiên tâm tự nhiên hiển hiện. Chân tâm, thiên tâm hiển hiện, không chỉ có thể liễu sanh tử, mà càng có thể kiến tánh thành Phật.
Lục Tổ nói : “ Ta nghe nói Thầy của ông giáo thị pháp giới định huệ cho đệ tử, chẳng biết cái giới định huệ mà Thầy của ông đã nói là như thế nào ? nói cho ta nghe xem xem ! ”
Chí Thành nói : “ Thần Tú Đại Sư nói : “ Tất cả việc ác đều không làm thì gọi là giới, phụng hành tất cả việc thiện thì gọi là Tuệ, tự mình thanh tịnh tâm ý của mình gọi là định ”. Thần tú đại sư ngài ấy nói như thế. Chẳng biết Hòa Thượng dùng pháp gì để chỉ dạy người học ? ”
Lục Tổ nói : “ Nếu ta nói có pháp cho người, thì thật ra là đang lừa gạt ông thôi, chỉ là tùy thuận theo nhân duyên, phương tiện thiện xảo giải trừ giùm sự trói buộc của mọi người mà thôi, mượn nhờ cái tên giả, gọi là Tam Muội ”.
Có thể tùy phương mà giải trừ sự trói buộc, điều này thật chẳng đơn giản, phải là Thánh giả ( Bậc Thánh ) đã chuyển thức thứ 6 thành diệu quán sát trí mới có năng lực này. Người ấy có thể căn cứ vào căn tánh của chúng sanh, thuyết pháp thích hợp cho họ, phá trừ sự chấp chước của đối phương, giải trừ sự trói buộc của họ. Nếu chỉ chấp thủ một pháp mà nói cho những chúng sanh bất đồng căn tánh nghe, như thế là không thể khế cơ được. Giống như một loại thuốc đi trị trăm bệnh, khó tránh khỏi không cách nào trị đúng bệnh. Nếu là danh y thì có thể căn cứ việc bắt mạch mà biết được bệnh tình, sau đó kê đúng thuốc trị đúng bệnh. Thuốc đến thì bệnh trừ. Lục Tổ thật chẳng hổ danh là Một đời Minh Sư.
“ Giới Định Tuệ như Thầy của ông đã nói quả thật là chẳng thể nghĩ bàn, nhưng kiến giải của ta đối với Giới Định Tuệ lại có chỗ không giống. ”
Lục Tổ cũng không quên tán thán ý của Thần tú đối với Giới Định Tuệ, quả thật là có chỗ đáng để học tập. Pháp mà Thần tú đã nói là phương pháp tốt thiết lập cơ sở cho những người mới bắt đầu học thiền pháp.
Chí Thành nói : “ Giới Định Tuệ lẽ ra chỉ có một loại, sao lại có cách nói khác nữa ? ”
Lục Tổ nói : “ Giới Định Tuệ mà Thầy của ông nói là đang tiếp dẫn những người căn cơ đại thừa, Giới Định Tuệ mà ta nói là dùng để tiếp dẫn những người căn cơ tối thượng thừa, tối thượng thừa chính là Nhất Phật thừa, năng lực lãnh ngộ lý giải không giống nhau, do vậy kiến tánh cũng có sự khác biệt nhanh hay chậm.
“ Ông hãy nghe nghe xem pháp mà ta nói và cái mà Sư phụ của ông đã nói phải chăng có chỗ giống nhau ? pháp mà ta nói, không có rời khỏi tự tánh, rời khỏi bổn thể tự tánh mà thuyết pháp, gọi là chấp tướng thuyết pháp, tự tánh bèn thường ở trong sự chấp mê.
“ Phải biết rằng : tất cả vạn pháp, đều là tướng dụng sanh khởi từ bổn thể tự tánh, tác dụng của nó đương nhiên cũng là thanh tịnh. Người tu hành vì sao lại xem trọng giới luật ? Giới luật tuyệt đối không phải là một sự trói buộc, mà là đang giúp chúng ta, tu sửa lại những hành vi của thân khẩu ý vi phạm đến cái tâm thanh tịnh của tự tánh, để quay về bổn thể tự tánh, khôi phục bổn lai diện mục thanh tịnh. Cho nên bản chất của giới là “ thanh tịnh, tự tại, giải thoát ”. Giới định tuệ là bổn tánh vốn tự có đủ, do vậy mà nói có thể y thể khởi dụng – suất tánh, Giới định tuệ bèn thành tựu viên mãn, là pháp Giới định tuệ thật sự.
Nghe ta nói kệ : “ Tâm địa vô phi tự tánh giới, tâm địa vô si tự tánh huệ, tâm địa vô loạn tự tánh định, bất tăng bất giảm tự kim cang, thân lai thân khứ bổn tam muội ”.
Tâm địa vốn dĩ không có sai trái thì là Giới của Tự tánh, tâm địa vốn dĩ không ngu si thì là Huệ của Tự tánh, tâm địa vốn dĩ không tán loạn thì là Định của tự tánh, Tự tánh tại Thánh không tăng, tại Phàm không giảm, giống như kim cang vĩnh viễn không biến hoại, tự thân đến và đi vốn ở trong đại Định ( cái Định lớn ).
Cái tâm ở đây là chỉ “ chân tâm ”, cũng có nghĩa là chân như bổn tánh. Do tâm có thể sanh vạn pháp, cho nên dùng “ Địa ” để ví von. “ Tâm Địa ” chính là tự tánh, tự tánh vô thị vô phi ( chẳng đúng, chẳng sai ), vô tuệ vô nghi ( không có trí tuệ, không có ngu si ), vô định vô loạn ( chẳng có định, cũng chẳng có tán loạn ), siêu vượt hai bên đối đãi, vốn có đầy đủ Giới Định Tuệ vô lượng. Do vậy, thân này bất luận hành, trụ, tọa, ngọa ( đi, ở, đứng, ngồi ) hoặc là đi lại giữa Tứ Thánh, Lục Đạo, chẳng phải là không ở trong Định hay sao ? Cái Tuệ mà tự tánh vốn có không phải là đối với Si mà kiến lập nên. Nó là Vô sư trí, tự nhiên trí, vốn dĩ có đầy đủ viên mãn, không thiếu chút nào. Phật Bồ Tát viên mãn có đầy đủ, những chúng sanh trong tam ác đạo lẽ nào lại không ?
“ Kinh Lăng Nghiêm ” nhắc đến người tu hành điều quan trọng nhất là phải phân biệt chân tâm, vọng tâm. Vậy cái gì là chân tâm ? cái gì là vọng tâm ? Bát thức ngũ thập nhất tâm sở đều là vọng tâm, bởi vì “ khởi tâm tức là vọng ”. Nếu có thể buông xuống vọng tâm, chân tâm tức hiện, chính là cái gọi là vén mây tất nhiên nhìn thấy mặt trời.
Minh Sư nhất chỉ ngay lúc ấy tức là vén mây thấy mặt trời. Hy vọng chư vị đồng tu thiện tư duy, Ân sư dặn dò “ chung nhật luyện thần quang ” chính là bảo vệ thật tốt cái tâm thanh tịnh của một niệm ngay lúc nhất chỉ điểm; dựa vào nhất niệm tâm thanh tịnh này mà chân tâm đi tu, chân tâm đi bàn, vô sở trụ mà hành bố thí, trực khế căn nguyên. Nếu rơi vào chấp chước, phân biệt, tính toán, tuy có “ tâm tưởng ” minh tâm kiến tánh, pháp này đã chẳng tịnh, liễu bất khả đắc, bởi vì nhân địa không thật thì làm sao thành tựu chánh quả thanh tịnh đây ?
Lục Tổ lại nói với Chí Thành : “ Cái Giới Định Tuệ mà thầy của ông đã nói là khuyên người tiểu căn trí; cái Giới Định Tuệ mà ta nói, là khuyên người có trí tuệ đại căn. ”
Cái “ người tiểu căn trí ” mà ở đây chỉ , là chỉ “ người đại thừa ” đã nói ở trước; cái mà Thần Tú đã nói là phương pháp tiệm tu mới vào cửa phật.
“ Người đại căn trí ” là chỉ “ người tối thượng thừa ” mà ở trước đã nói.
Nếu quả thật sự chứng ngộ đến tự tánh, thì cũng không cần thiết phải kiến lập “ Bồ Đề Niết Bàn ”, cũng không cần thiết phải kiến lập “ giải thoát tri kiến ”; Phải đạt đến cảnh giới chẳng có một pháp có thể đắc thì mới có thể kiến lập vạn pháp.
“ Bồ Đề ” là Giác, Giác là đối với không giác ( Mê ) mà nói; “ Niết Bàn ” là bất sanh bất diệt , bất sanh bất diệt là đối với sanh diệt mà nói. Có trói buộc mới cần “ giải thoát ”, không có trói buộc thì hà tất phải giải thoát ? Nếu ngộ tự tánh, cái gọi là Phật Pháp là “ Bất nhị chi pháp ” , trong nhất chơn pháp giới, không có tướng sai biệt đối lập; phiền não tức Bồ Đề, chúng sanh và Phật bình đẳng không hai, cần gì phải lập ra tất cả pháp ?
Không một pháp có thể đắc chính là “ vô tri diệc vô đắc ” mà “ tâm Kinh ” nói, “ tuy danh đắc đạo, thật vô sở đắc ” mà “ Thanh Tịnh Kinh ” nói, vô sở đắc ( không có chỗ đắc ) mới là chân đắc ( thật sự đắc ), bởi vì là vốn có. Nếu có chỗ đắc, vậy thì đó là vật ngoài thân, là “ bất tương ứng hành pháp ” trong hàng trăm cái pháp, đó là sự chấp chước tính toán của chúng sanh. Khi đến cảnh giới không một pháp có thể đắc thì cũng đã kiến tánh rồi, “ tự tánh có thể hàm vạn pháp, vạn pháp ở trong tự tánh ” do vậy có thể kiến lập vạn pháp.
Nếu thật sự có thể giải được đạo lý này thì gọi là thân Phật, còn gọi là “ Bồ Đề Niết Bàn ”, còn gọi là “ giải thoát tri kiến ”.
Cái “ giải được đạo lý này ” là khế ngộ Như Lai chơn tánh, là chơn tri, không phải là giả tri của ý thức phân biệt. Nếu thật sự chứng ngộ “ huyễn hóa không thân tức pháp thân, vô minh thật tánh tức phật tánh ”, thì đã thật sự thành Phật, cho nên gọi là “ Bồ Đề Niết Bàn ”.
Bồ Đề ở đây là chỉ “ Bồ Đề chơn tánh ”, cái mà Niết Bàn chỉ là “ tánh tịnh Niết Bàn ”, đều là chỉ Trí căn bổn.
“ Giải thoát tri kiến ” chính là quán chiếu thường minh, hậu đắc trí thông dụng vô ngại, hậu đắc trí là diệu dụng mà chơn tánh đã khởi, chứng đắc trí căn bổn tất nhiên sẽ có hậu đắc trí.
Người kiến tánh muốn lập những danh tướng phật pháp này cũng được, không lập cũng được.
“ Khứ lai tự do, vô trệ vô ngại, ứng dụng tùy tác, ứng ngữ tùy đáp; phổ kiến hóa thân, bất ly tự tánh, tức đắc “ tự tại thần thông, du hí tam muội ”, thị danh kiến tánh ”
“ Khứ lai tự do, vô trệ vô ngại ”, “ khứ lai ” ( đi và đến ) là chỉ sinh tử, sinh tử đi và đến chẳng có chút trở ngại. Người kiến tánh , sinh tử tự tại, có nhân duyên, có lợi cho chúng sinh thì ở thêm vài năm, không có nhân duyên tiếp tục ở trên đời này nữa, đối với chúng sanh chẳng có trợ ích thì rời khỏi. Sanh đến chết đi, tự mình hoàn toàn có thể làm chủ, như thế mới thật sự liễu thoát sinh tử, tự tại giải thoát, được đại tự do.
“ Ứng dụng tùy tác, ứng ngôn tùy đáp ”, khi dùng có thể y thể khởi dụng, tùy nhân duyên của chúng sinh mà làm. Khi nói, cũng có thể tùy theo vấn đề của chúng sinh mà trả lời, cho sự khai đạo thích hợp, đấy chính là trí diệu quán sát, có năng lực độ chúng sinh bằng phương tiện thiện xảo.
“ Phổ hiện hóa thân, bất ly tự tánh ”, phổ hiện tất cả hóa thân mà không rời tự tánh. Đấy chính là thiên bách ức hóa thân, chính là cái gọi là “ ứng dĩ hà thân đắc độ, tắc hiện hà thân ” ( ứng dựa vào thân nào mà được độ thì hiện thân đó ” . Người kiến tánh có thể tùy theo loại của vô lượng chúng sinh mà hóa thân, quảng độ tất cả chúng sinh. Nói triệt để một chút, thập pháp giới dựa theo y chánh trang nghiêm đều là hóa thân; mà tất cả hóa thân đều là tự tánh, đấy chính là đạo lý “ nhất tức nhất thiết, nhất thiết tức nhất ” ( một là tất cả, tất cả là một ).
Tức đắc “ tự tại thần thông, du hí tam muội ” , thị danh kiến tánh. Như thế thì có thể đắc được “ tự tại thần thông ” và “ du hí tam muội ”, thì gọi là kiến tánh. Cái gì là “ tự tại thần thông ” vậy ? Có thể “ khứ lai tự do, vô trệ vô ngại ” chính là tự tại; Có thể “ ứng dụng tùy tác, ứng ngôn tùy đáp, phổ hiện hóa thân ” chính là thần thông, và lại còn là đại thần thông. Loại sức thần thông này là tự tánh vốn có. Chúng sinh dưới sự trói buộc của phiền não, mất đi cái năng lực này, nếu có thể ra khỏi sự trói buộc thì thần thông viên mãn có đủ, tự tại vô ngại. Do vậy, người tu đạo tuyệt đối không nên ngưỡng mộ thần thông, khắc ý đi học thần thông, thẩn thông học được không những chỉ là một ít tiểu thần thông, mà còn làm chướng ngại việc kiến tánh, tuyệt đối không được học.
“ Du hí ” chính là tùy duyên; “ Tam muội ” chính là chánh định, có ý nghĩa là bất biến. Tùy duyên tùy biến thì là phàm phu, bậc Thánh mới có thể tùy duyên bất biến. Người kiến tánh ở yên trong cái đại Định, mới có năng lực này, có thể “ tức nhất thiết pháp, ly nhất thiết pháp ”, ly tức đồng nhất, động tịnh bất nhị. Chư Phật Bồ Tát đều có thể du hí tam muội, lấy Ân Sư Tế Công Hoạt Phật làm tiêu biểu nhất, có thể du hí nhân gian, tùy duyên độ hóa chúng sinh, lại chẳng chấp chước mọi thứ, cho nên mới dành được cái tên đẹp vinh dự “ hoạt phật ” ( Phật sống ).
Lục Tổ nói : “ tự tánh vốn dĩ không có một niệm sai trái, không có một niệm si mê, không có một niệm tán loạn, niệm niệm đều có thể dùng trí tuệ để quán chiếu bổn tánh tự tâm, tâm không chấp chước hình tượng của tất cả các pháp, như thế mới có thể tự do tự tại, qua khắp tất cả không gian thời gian đều có thể thoải mái thảnh thơi, còn có pháp gì phải kiến lập nữa ?
Cái chuyện khai ngộ kiến tánh này, ai cũng không giúp nổi, hoàn toàn phải dựa vào bản thân tự mình đi giác ngộ. Đốn thời khai ngộ, đốn thời tu chứng, cũng chẳng có tầng thứ dần dần, cho nên chẳng nhất thiết phải kiến lập tất cả pháp.
Thế nhưng, tuyệt đối không nên tưởng rằng không cần tu tập dần dần, giai đoạn này vẫn chưa có cách đốn ngộ đốn tu, vậy thì phải nhẫn nại mà tiệm tu rồi, hạ công phu trên việc “ thời thời cần phất thức ” ( thường xuyên lau chùi sạch ), đợi đến khi điều kiện chín muồi, cửa ngộ đại mở, tất có thể đốn kiến chân như bổn tánh.
Tất các pháp vốn dĩ thanh tịnh tịch diệt, giống như “ Kinh Pháp Hoa ” đã nói : “ chư pháp tùng bổn lai, thường tự tịch diệt tướng ” ( các pháp từ xưa đến nay, tánh chúng thường vắng lăng ”. Vậy còn có trình tự nào nữa ?
“ Chư pháp tịch diệt ” cũng chính là chư pháp thật tướng, bổn lai diện mục của Chư Phật, trên cái lập trường này, trình tự, tiệm tu đều bàn không được.
Từ lúc Thiền Tông phân ra ở 2 miền Nam Bắc hoằng pháp giáo hóa cho đến nay, hai vị Tông chủ Lục Tổ và Thần Tú tuy không phân biệt anh và tôi, nhưng các đệ tử của họ lại tranh khởi tâm lý bất lương là tôn ái Tông của mình, ghét hận Tông của người khác.
Người tu đạo nhất định cần phải nhận lý thật tu, mọi người có duyên tương tụ ( hội tụ gặp nhau ), thành lập đoàn thể tu đạo, nên khích lệ cổ vũ nhau, cùng tu cùng bàn, cùng chứng Thánh Quả. Nếu rơi vào việc tranh chấp nhân sự thì tam giới khó siêu, lục đạo khó mà tránh khỏi, phải rất cẩn thận !
Lúc ấy, đệ tử của Thần Tú Bắc Tông, tự ủng hộ lập Thần Tú Đại Sư làm Tổ thứ 6, lại sợ chuyện Ngũ Tổ đích thân truyền y pháp cho Lục Tổ bị người trong thiên hạ biết được, do vậy mà mua chuộc Phó Hành Xương để hành thích Lục Tổ.
Ngày xưa đã có vấn đề “ Tổ Sư ”, chỉ là hiện nay càng nghiêm trọng hơn. Có một số “ Tổ Sư ” là bị “ hoàng bào gia thân ” ( bị tôn lên ) trong tình huống “ bất đắc dĩ ” chỉ còn cách tiếp nhận mà thôi. Lại có người mưu tính, khắc ý an bài xếp đặt. Bất kể là dựa trên loại nhân tố nào, ở đây đặc biệt nhắc nhở người có tâm phải ghi nhớ kĩ ! Việc truyền thừa Tổ vị không phải là đoàn thể nhân sự có thể thông qua phương thức của hành vi con người để tố tạo ( định hình ), điều hành là được đâu, giả thì cuối cùng vẫn là giả, tuyệt đối chẳng thật.
Lục Tổ có tha tâm thông; tha tâm thông có thể biết được chuyện mà trong lòng người đã nghĩ, do vậy sớm đã biết được chuyện này rồi, do vậy mà chuẩn bị sẵn mười lượng vàng, đặt ở trên chỗ ngồi.
Đến đêm, Hành Xương lẻn vào nội thất của Lục Tổ, lúc đang chuẩn bị ám sát Lục Tổ, Lục Tổ vươn dài cổ ra để Hành Xương chặt, Hành Xương liên tục vung ba nhát dao mà Lục Tổ hoàn toàn không bị làm tổn thương một chút nào.
Vì sao lưỡi dao nhọn của Hành Xương không làm Lục Tổ bị thương được vậy ? đạo lý rất đơn giản, ví như điện ảnh đang chiếu phim hành động võ hiệp, cao thủ như mây, đánh nhau kịch liệt, đòn nào cũng chí mạng, Lúc này, mình bước lên màn ảnh hứng chịu nghìn vạn nhát đao, nhưng nó lại không mảy may làm tổn thương được một sợi lông của mình. Tại sao vậy ? bởi vì đao kiếm trên điện ảnh là hư vọng, mà nếu đã là hư vọng thì làm sao có thể làm tổn thương cái thân thể thật sự được ? Cùng đạo lý đó, đẩy tiến thêm một bước mà nói, người đã kiến tánh, “ huyễn hóa không thân tức pháp thân ”, pháp thân chính là chân thân của Phật. Tất cả mọi thứ trên thế gian, đối với pháp thân mà nói là “ phàm hễ có tướng, đều là hư vọng ”. Đao kiếm hư vọng thì làm sao có thể làm thương tổn được chân thân của Phật ?
Lục Tổ nói : “ kiếm ( gươm ) chính nghĩa thì chẳng nên có tà tâm, tà tâm dụng kiếm thì sẽ không có hành vi nghĩa hiệp chính đáng; ta chỉ thiếu nợ tiền của ông thôi, không có nợ mạng của ông ”. Hành Xương khiếp sợ, rốt cuộc ngất xỉu lăn ra đất, lâu lắm mới tỉnh lại. Hành Xương sau khi tỉnh dậy, hướng về phía Lục Tổ mà khẩn thiết cầu xin sám hối tội lỗi của mình, lập tức phát nguyện xuất gia theo Lục Tổ.
Xem đoạn này ít nhiều cũng có chút tác dụng cảnh giác, nhân quả báo ứng quả thật đáng sợ ! nợ tiền trả tiền, nợ mạng trả mạng; cái mà nên đến thì sẽ đến, bất luận mình trốn đến chân trời góc biển, nghiệp như bóng theo hình, là trốn không thoát đâu. May mà Lục Tổ đã chứng đắc Thánh Quả, nếu không thì đến mạng cũng chẳng còn.
Lục Tổ bèn đem vàng đưa cho Hành Xương để trả món nợ cũ, và nói với hắn : “ Ông tạm thời quay về, nếu không e rằng các đệ tử của ta biết được, trái lại bất lợi đối với ông. Sau này ông có thể cải trang lại đến, ta nhất định sẽ tiếp nhận ông. ”
Lục Tổ xử sự quả thật là quá viên mãn, tuy thân là Tổ Sư một đời, món nợ cũ trước kia vẫn trả sạch, không nợ chúng sinh, không lấy lợi từ chúng sinh. Đối với việc Hành Xương hành thích này tuyệt đối không ôm hận tính toán, thật sự biểu hiện oán và thân đều bình đẳng. Chúng ta cũng nên nghĩ lại một chút, lúc bị lừa, bị trộm, bị trấn lột, bị hại, phải chăng có thể cho đó là nhân quả mà cam tâm tình nguyện để tiếp nhận ? Đối với người làm hại mình, phải chăng có thể dùng tâm bình thường để xem xét và đối đãi ?
Hành Xương tiếp nhận và phụng thừa ý chỉ của Lục Tổ, đêm đó chạy trốn rời khỏi. Sau đó đến Tăng Đoàn nơi khác xuất gia, và đã thọ tỳ khâu cụ túc giới – 250 giới ( tỳ khâu ni thì là 348 giới ), tu hành vô cùng tinh tấn.
Một hôm, Hành Xương nghĩ lại lời của Lục Tổ, bèn từ nơi rất xa xôi, đến tham lễ bái kiến Lục Tổ.
Lục Tổ nói : “ Ta cứ mãi nhớ đến ông, sao ông lại cách một thời gian lâu đến như vậy mới đến ? ”
Hành Xương nói : “ trước đây được Hòa Thượng từ bi, xá miễn tội hành của tôi, bây giờ tuy xuất gia cần tu khổ hạnh, nhưng nghĩ lại, nếu như chỉ là xuất gia khổ hạnh, rốt cuộc cũng khó mà báo đáp được ân đức của ngài. Trải qua nhiều lần suy nghĩ, nghĩ đến muốn báo ơn Thầy, chỉ có cách đi theo Ân Sư, hoằng truyền Phật pháp, quảng độ chúng sanh, mới có thể báo đáp ân đức của ngài. ”
Đệ tử thường xem “ Kinh Niết Bàn ”, nhưng rốt cuộc cũng không thể hiểu đạo lý của thường ” và “ vô thường ” , xin Hòa Thượng từ bi, giải thích thuyết minh giản lược cho tôi. ” ( “ Thường ” và “ vô thường ” ) trong quyển thứ 13 của “ Kinh Niết Bàn ” )
Lục Tổ nói : “ cái gọi là vô thường, chính là Phật tánh; cái gọi là hữu thường, chính là tất cả tâm phân biệt của chư pháp thiện ác.
Lục Tổ trả lời như vậy, quả là không giống với cách nói của Kinh Phật, khó trách Hành Xương sanh khởi nghi hoặc.
Hành Xương nói : “ Cái mà Hòa Thượng đã nói đi ngược lại rất nhiều cách nói của kinh văn. ”
Lục Tổ nói : “ Ta là người truyền tâm ấn của Phật, gánh vác việc truyền thụ đại pháp dĩ tâm ấn tâm, sao lại dám đi ngược với nghĩa kinh của Phật nói ? ”
Hành Xương nói : “ trên kinh nói phật tánh là hằng thường, Hòa Thượng lại bảo là vô thường; trên kinh nói tất cả chư pháp thiện ác, cho đến tâm bồ đề đều là vô thường, còn Hòa Thượng lại nói là thường. điều này rất hiển nhiên là đi ngược lại với kinh văn, khiến cho trong lòng của học trò càng thêm nghi hoặc.
Lục Tổ nói : Bộ “ Kinh Niết Bàn ” này trước đây ta đã nghe Vô Tận Tạng tỳ khâu ni đọc tụng một lần, bèn giảng giải thuyết minh nghĩa kinh cho ông ta, không có một từ một nghĩa không hợp với kinh văn, cho đến bây giờ nói với ông vẫn là như vậy, chẳng có cách nói thứ hai.
Hành Xương nói : “ kiến thức của đệ tử sơ mỏng, lại ngu muội, hy vọng Hòa Thượng từ bi, đem toàn bộ chi tiết đúng sai trong này, có thể khai thị tường tận cho đệ tử. ”
Lục Tổ nói : “ Ông biết không ? Phật tánh nếu là thường, thì mọi người đều đã là Phật rồi, lấy đâu ra chúng sanh ? lại còn nói chư pháp thiện ác gì ? mãi cho đến vô lượng kiếp cùng tận, cũng chẳng có một ai có thể phát tâm Bồ Đề; Chúng sanh phát tâm Bồ đề khó khăn như thế, cho nên ta nói phật tánh vô thường. Còn Phật tánh vô thường mà ta đã nói cũng chính là cái đạo lý chân thường mà Phật đã nói là y như nhau.
Ở đây chúng ta cần phải biết, Lục Tổ nói Phật tánh vô thường, là từ cảnh giới mê, sai biệt vọng tướng mà nói; Phật nói phật tánh là thường, là từ chân tánh bất biến mà nói; cả hai cách nói đều đúng.
Phật do chúng sanh vọng chấp Phật tánh vô thường, không chịu và cũng không dám gánh vác “ tất cả chúng sinh vốn dĩ thành Phật ”; để phá trừ đi cái vọng chấp của chúng sanh, cho nên Phật nói “ Phật tánh là thường ” để khới phát lòng tin của chúng sinh. Bởi vì sau khi Hành Xương đọc kinh phật rồi, chấp chước Phật tánh là thường, Lục Tổ vì để phá trừ sự chấp chước này của ông ấy, cho nên nói “ phật tánh vô thường ”. Phật nói thường là để phá đi sự chấp chước của chúng sinh, Lục Tổ nói vô thường là để phá sự chấp chước của Hành Xương.
Do vậy, chúng ta nhất thiết cần phải hiểu rằng tất cả pháp mà Phật, Tổ Sư đã nói chẳng qua chính là để phá sự chấp chước của chúng sinh. Cho nên, Lục Tổ mới nói : “ Ta nói vô thường , chính là đạo lý mà Phật nói chơn thường. ” Nói vô thường là một thang thuốc, nói “ thường ” cũng là một thang thuốc, mục đích đều ở chỗ “ phá chấp chước ” mà thôi. Nhà Phật thường nói “ Phóng hạ đồ đạo, lập địa thành Phật ”. Buông xuống không được sự chấp mê thì là chúng sanh, thì là vô thường; nếu quả thật buông xuống được sự chấp mê, lập địa thành Phật, vô thường tức là thường. Sự thật thì “ Phật tánh phi thường phi vô thường ”, thường và vô thường không có hai.
Chư pháp thật tướng là vốn không sanh, vốn không diệt, là niết bàn tịch diệt tướng. Cảnh giới này nhất định cần phải sau khi chứng ngộ chơn như bổn tánh mới có thể khế nhập, mới có thể thật chứng bất sanh bất diệt ( chẳng có sống và chết ) là chân thật bất hư. Chúng ta ở trong cảnh giới hư vọng nên đoạn kinh văn này quả là không dễ hiểu.
Phật từ trên tướng hư vọng mà nói tất cả chư pháp đều vô thường; Lục Tổ từ trên tánh thể chân thật mà nói, tánh tướng như một, pháp pháp chân thật, tất cả chư pháp chân hữu thường. Cho nên, Lục Tổ lại nói tiếp : “ lại nói, tất cả chư pháp nếu là vô thường, biểu thị có sanh có diệt, vậy thì vật nào cũng tự có tự thế tánh của nó, mọi cái đi tiếp nhận sinh tử, còn cái tánh bất sanh bất diệt của chơn thường bèn có chỗ không chu toàn rồi. Cho nên ta nói tất cả chư pháp thiện ác là thường, chính là ý nghĩa chơn vô thường mà phật đã nói.
Nói thường, nói vô thường, chỉ là luận điểm bất đồng, thật ra đều không có sai, dụng ý đều ở chỗ phá sự chấp chước của chúng sinh.
Đoạn này rất không dễ hiểu, nguyên do là vì chúng ta đều sống trong cái thế giới hư vọng, có sanh có tử, có luân hồi mà riết rồi thành quen. Sự thật thì sanh, lão, bệnh, tử sanh diệt vô thường là quan niệm nhận thức sai, là sự chấp chước của chúng sanh. Nếu có thể “ chiếu kiến ngũ uẩn giai không ”, thì ngũ uẩn đều là tánh không, ngũ uẩn đều là chơn như bổn tánh, lục căn, lục trần, lục thức đều là phật tánh, đến cảnh giới này, ở đâu còn vấn đề thường và vô thường nữa?
Phật Đà bởi vì phàm phu ngoại đạo lấy ảo làm thật, vô thường mà cho là thường, khổ mà cho là vui, vô ngã mà cho là có ngã ( tôi ), bất tịnh mà cho là tịnh; ngộ nhận thế gian thật sự có “ thường, lạc, ngã, tịnh ”. Do vậy, Phật nói vô thường đối với phàm phu, không có thường. lạc, ngã, tịnh. Còn người nhị thừa, đã diệt cái tâm sanh diệt, nhưng vẫn chấp không, ở “ niết bàn chân tánh ” thật sự có thường, lạc, ngã, tịnh, trái lại cho rằng không có, ở “ thường mà cho là vô thường, vui mà cho là khổ, ngã mà cho là vô ngã, tịnh mà cho là vô tịnh ”. Như vậy, phàm phu, nhị thừa, cộng lại thành 8 loại kiến giải điên đảo sai lầm, cho nên Phật Đà mới ở trong liễu nghĩa giáo của “ Kinh Niết Bàn ” phá trừ định kiến, mà nói rõ ra trong cái tự tánh thật sự có “ chơn thường, chơn lạc, chơn ngã, chơn tịnh ”.
Ông hôm nay chỉ dựa vào câu từ của kinh văn mà đi ngược lại chơn nghĩa ( nghĩa thật ) của nó, chấp chước hiện tượng có đoạn diệt là vô thường, và xác định cái cứng nhắc không thay đổi được là thường, mà giải sai cái thâm ý viên diệu của “ Kinh Niết Bàn ” mà Phật Đã cuối cùng đã nói, cho dù có xem kinh văn đến nghìn lần thì cũng có ích lợi gì chứ ?
Hành Xương đột nhiên đại ngộ, do đó bèn nói một bài kệ :
Ý rằng : “ Bởi vì chúng sanh có tâm chấp thủ cái vô thường, cho nên Phật nói Niết Bàn có tánh thường, nếu như không biết đấy là phương tiện thiện xảo của phật, là giáo pháp chỉ vì để phá trừ sự chấp chước của chúng sinh, mà chấp thủ kinh văn, vậy thì giống như nhặt sỏi đá ở Xuân Trì mà xem là bảo, chính là chẳng biết nhặt bảo, lại đi nhặt đá vụn.
Có một đồng tử ( dưới 19 tuổi ), tên là Thần Hội, 13 tuổi, từ đạo trường của Thần Tú đến tham lễ Lục Tổ.
Lục Tổ nói : “ Thiện tri thức, con từ nơi rất xa đến đây, trên đường đã gian nan vất vả rồi, không biết có còn nhận ra bổn lai diện mục của chính mình hay không ? Nếu nhận ra thì lẽ ra nên biết chủ nhân của chính mình – chơn như bổn tánh, con có thể thử nói nói xem.
Từ cách xưng hô của Lục Tổ đối với Thần Hội, có thể nhìn ra Lục Tổ đối với tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau, lễ kính tương đãi, đó chính là phong phạm ngôn hạnh của Tổ Sư, đáng để người sau tôn kính ngưỡng mộ. Sau khi chào hỏi, Lục Tổ ngay lập tức ra thử một đề, đấy là tập quán của Tông Môn; Tổ Sư đưa ra một vấn đề đối với người đến thăm, sau đó căn cứ lời đáp của người đến thăm phỏng mà thêm vào sự khai thị dẫn đạo thích hợp.
Thần Hội nói : “ Lấy tâm vô sở trụ làm căn bổn, có thể chiếu kiến cái chơn tâm vô trụ, chính là chủ nhân thật sự ”
Câu nói này của Thần Hội là câu nói quen thuộc của Thiền môn, bản thân câu nói này không sai, “ vộ trụ ” chính là không chấp chước, có thể “ rời tất cả tướng , thì gọi là Chư Phật ” . Cho nên, tâm vô sở trụ là chơn tâm, chơn tâm chính là căn bản, chơn tâm chính là bổn lai diện mục; có thể nhìn thấy chơn tâm thì là kiến tánh, kiến tánh là vị chủ nhân thật sự. Thần Hội dùng câu nói này để trả lời, Lục Tổ chẳng những không khen ngợi, trái lại còn dạy cho một trận, đấy là vì Thần Hội chưa kiến tánh mà khinh suất ( hấp tấp ) dùng lời chứng ngộ của người khác để trả lời.
Lục Tổ nói : “ Cái tên tiểu sa ni ngươi, nói năng sao lại khinh suất như thế ? ” Lục Tổ bèn dùng gậy đánh Thần Hội 3 cái.
Thần Hội bèn hỏi Lục Tổ, nói : “ Hòa Thượng lúc ngồi thiền, là thấy hay không thấy vậy ? ”
Lục Tổ không trực tiếp trả lời vấn đề của cậu ta, mà hỏi ngược lại Thần Hội rằng : “ Ta đánh con là đau hay không đau ? ”
Thần Hội trả lời, nói : “ vừa đau vừa không đau ”
Lúc này Lục Tổ mới trả lời câu hỏi của Thần Hội, nói : “ Ta vừa thấy, vừa chẳng thấy ”
Thần Hội hỏi : “ Nói thế nào mới là vừa thấy vừa chẳng thấy vậy ? ”
Lục Tổ nói : “ Cái mà ta thấy là thường nhìn thấy cái sai trái trong tâm của bản thân mình; Cái mà ta đã không thấy là không nhìn thấy điều thị phi tốt xấu của người khác, cho nên nói vừa thấy vừa chẳng thấy.
Đấy là phương tiện thiện xảo của Tổ Sư, trong việc một hỏi một đáp với Thần Hội bèn biết được tập khí của Thần Hội. Trong những gì đã nói, chẳng những đã trả lời vấn đề của Thần Hội, mà còn có thể căn cứ lỗi sai của Thần Hội mà thêm vào việc tu sửa.
Số lượt xem : 437