BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Phó chúc lưu thông đệ thập tiếp theo)

Tác giả liangfulai on 2023-07-11 15:51:42
/Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Phó chúc lưu thông đệ thập tiếp theo)

Phó chúc lưu thông đệ thập

( tiếp theo )

 

Lục Tổ tiếp đó lại nói : “ Sau khi ta viên tịch 70 năm, có hai vị Bồ Tát từ phương Đông đến, một vị là người xuất gia, một vị là người tại gia, đồng thời làm hưng khởi công tác giáo hóa của phật pháp, kiến lập tông phái của ta, kiến tu chùa Phật, khiến cho bổn tông pháp kế nghiệp được hưng thịnh. ”


 

Điều có thể xác định ở đây là Thiền Tông từ Tổ thứ 7 về sau, chia làm hai mạch xuất gia, tại gia. Mạch tại gia này tương truyền đến nay, đã là đời thứ 18 rồi.

 

Môn nhân lại hỏi : “ chẳng biết từ lúc Phật Đà, Tổ Sư ứng hóa thị hiện đến nay, đã truyền thụ mấy đời rồi ? nguyện thỉnh ban ân khai thị ! ”

 

Lục Tổ nói : “ Cổ Phật ứng hóa tại thế gian đã vô lượng vô số, chẳng cách nào tính toán nữa rồi. Nay chỉ bắt đầu tính từ 7 vị phật : 3 vị phật cuối cùng nhất của quá khứ kiếp trang nghiêm là Tì Bà Thi Phật, Thi Khí Phật và Tì Xá Phù Phật; bốn vị phật trước của hiền kiếp hiện nay là Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật, Thích Ca Văn Phật, đấy chính là 7 vị phật đã nói đến.

 

Thích Ca Văn Phật đầu tiên truyền cho Tôn Giả Ma Ha Ca Diếp

 

1

摩訶迦葉     Ma Ha Ca Diếp

2

阿難陀         A Nan Đà

3

商那和修     Thương-na-hoà-tu

4

優婆掬多     Ưu-bà-cúc-đa

5

提多迦         Đề-đa-ca

6

彌遮迦         Di-già-ca

7

婆須密多     Bà Tu Mật Đa

8

佛陀難提     Phật Đà Nan Đề

9

佛陀密多     Phật Đà Mật Đa

10

婆栗濕婆,脅尊者      Bà lật thấp bà, Hiếp Tôn Giả

11

富那夜奢      Phú Na Dạ Xa

12

馬鳴大士      Mã Minh Đại Sĩ

13

迦毘摩羅      Ca Bì Ma La

14

龍樹大士      Long Thụ Đại Sĩ

15

迦那提婆      Ca Na Đề Bà

16

羅睺羅多      La Hầu La Đa

17

僧迦難提      Tăng Ca Nan Đề

18

伽耶舍多      Già Gia Xá Đa

19

鳩摩羅多      Cưu Ma La Đa

20

闍耶多          Đồ Gia Đa

21

婆修盤頭      Bà Tu Bàn Đầu

22

摩拏羅          Ma Noa La

23

鶴勒那          Hạc Lặc Na

24

師子菩提      Sư Tử Bồ Đề

25

婆舍斯多      Bà Xá Tư Đa

26

不如密多      Bất Như Mật Đa

27

般若多羅      Ban Nhã Đa La

28

菩提達摩      Bồ Đề Đạt Ma              ( 1 )

29

慧可大師      Huệ Khả Đại Sư           ( 2 )

30

僧璨大師      Tăng Xán Đại Sư          ( 3 )

31

道信禪師      Đạo Tín Đại Sư             ( 4 )

32

弘忍禪師      Hoằng Nhẫn Đại Sư      ( 5 )

 

 

Thích Ca Mâu Ni Phật tại Linh Sơn Hội niêm hoa thị chúng, Ca Diếp khẽ mỉm cười, đầu tiên truyền cho Ma Ha Ca Diếp Tôn Giả ( Tôn Giả là tôn xưng dành cho người trí đức song toàn ) , trở thành Tổ Sư đời thứ nhất của Thiền Tông, Tôn Giả thích tu khổ hạnh, là “ khổ hạnh đệ nhất ” trong thập đại đệ tử. Tổ Sư đời thứ hai của Thiền Tông là A Nan Tôn Giả, Tôn Giả là thị giả ( người hầu ) của Phật, là “ đa vấn đệ nhất ” ( nghe nhiều nhất ) trong thập đại đệ tử. Thứ ba là Thương Na Hòa Tu Tôn Giả, thứ tư là Ưu Bà Cúc Đa Tôn Giả….thứ 28 là Bồ Đề Đạt Ma Tôn Giả ( đến Trung Quốc trở thành Tổ Sư đời thứ nhất của Thiền Tông Trung Quốc ) , thứ 29 là Huệ Khả Đại Sư ( ở Trung Quốc là Tổ sư đời thứ hai )…thứ 32 là Hoằng Nhẫn Đại Sư ( ở Trung Quốc là Tổ Sư đời thứ năm ).

 

Huệ Năng là Tổ thứ 33 ( ở Trung Quốc là Tổ Sư đời thứ 6 ). Từ các đời Tổ Sư đã nói ở trên, mỗi vị đều có sự tiếp nhận. Các con truyền xuống cho các thế hệ sau chẳng nên có sai sót.

 

Đại Sư vào năm đầu của kỷ nguyên khai nguyên, cũng có nghĩa là Tây Nguyên năm 713 , Tuế thứ Quý Sửu ngày 3 tháng 8, tại chùa Quốc Ân của Tân Châu quê cũ, dùng qua cơm chay, nói với tất cả các đệ tử : “ Các con dựa theo vị trí của mình mà ngồi cho tốt, ta phải nói lời tạm biệt với các con rồi ”.

 

Pháp Hải thỉnh thị nói : “ Hòa Thượng muốn để lại giáo pháp gì, để cho những kẻ mê muội đời sau có thể nhìn thấy phật tánh ? ”

 

Lục Tổ nói : “ các con hãy buông xuống vạn duyên, thật sự chú ý lắng nghe ! những kẻ mê muội đời sau, nếu thật sự có thể nhận biết chúng sanh, thì là phật tánh; nếu không thể nhận biết chúng sanh, cho dù trải qua thời gian xa dài của vạn kiếp, muốn tìm Phật cũng khó mà gặp được.

 

Then chốt câu nói này của Lục Tổ là “ biết chúng sanh ”, dựa vào nghĩa rộng mà nói, cái gọi là chúng sanh nghĩa là chúng duyên hòa hợp mà sanh, tất cả pháp đều là chúng duyên hòa hợp, tất cả pháp không ngoài lục căn, lục trần, lục thức, bất luận là chúng sanh hữu tình hay là chúng sanh vô tình, cũng đều rời không khỏi thập bát giới này, “ Kinh Lăng Nghiêm ” nói : “ Thập Bát giới bổn Như Lai, diệu chơn như tánh ”; “ Viên Giác Kinh ” cũng nói : “ nhất thiết chúng sanh bổn lai thành Phật ”; “ Chứng đạo ca ” chẳng phải cũng nói : vô minh thật tánh tức phật tánh, huyễn hóa không thân tức pháp thân ” đó sao ? Do vậy , dựa theo nghĩa lý phật pháp là bất nhị chi pháp mà nói, chúng sanh tức là phật tánh, chúng sanh và phật chẳng có khác biệt. Người học phật tu đạo trước tiên nên hiểu được đạo lý này.

 

Ta nay dạy các con nhận biết được chúng sanh trong tâm của bản thân, nhìn thấy phật tánh trong tâm mình. Muốn cầu đắc nhìn thấy phật tánh, chỉ là ở chỗ có thể thật sự nhận biết chúng sanh; chỉ là vì chúng sanh làm trái với bồ đề chánh giác mà khế hợp với ngũ dục lục trần ( tham luyến trần thế, chẳng nghĩ đến giải thoát, cam nguyện chịu luân hồi ) , làm mê đi phật tánh; thật ra phật tánh trước giờ chẳng mê. Cho nên nói chẳng phải là phật tánh đã làm mê muội chúng sanh. Tự tánh nếu đã ngộ rồi, chúng sanh thì là Phật; tự tánh nếu đã mê rồi, tuy rằng có phật tánh thì cũng đã thành chúng sanh.

 

Tự tánh có thể làm chủ được, nhìn tất cả chúng sanh, tất cả cảnh giới bình đẳng như một, chúng sanh thì là Phật. Nếu tự tánh đã mê rồi bị chướng ngại, rơi vào tà kiến hiểm khúc, tuy có phật tánh thì cũng là chúng sanh. Các con nếu như trong tâm tà hiểm bất chánh, thì là phật ở trong chúng sanh, tuy có phật tánh cũng không cách nào chánh dụng; nếu như một niệm bình đẳng chánh trực, niệm niệm chánh trực thì là chúng sanh đã thành Phật.

 

Trong cái chơn tâm tự tánh của ta, tự có bổn giác của Phật, tự tánh phật mới là chơn phật, tự mình nếu như không có tâm phật, không có tâm giác ngộ, lại đi đâu tìm chơn phật đây ? Phải biết rằng, tâm của bản thân các con chính là Phật, lại càng chẳng nên có chỗ nghi ngờ !

 

Thường nói : “ tâm ngoài vô pháp, pháp ngoài vô tâm ”, tâm chính là pháp, pháp chính là tâm; cho nên bên ngoài tâm chẳng có một vật có thể kiến lập, vạn pháp đều là do tâm của tự mình biến hiện ra ngoài. Cho nên, trong kinh mới nói : “ tâm sanh thì chủng chủng pháp mới theo đó mà sanh, tâm diệt – chuyển A Lại Da Thức thành đại viên kính trí – thì chủng chủng pháp theo đó mà diệt. ”

 

“ Chứng đạo ca ” cũng nói : “ mộng lý minh minh hữu lục thú, giác hậu không không vô đại thiên ”

trong cơn mộng thì bày ra rõ ràng có sáu cõi – trời, người, a tu la, địa ngục, quỷ đói, súc sanh, khi đã giác ngộ thì tam thiên đại thiên thế giới cũng chẳng còn nữa ) chắc là sự miêu tả tốt nhất cho câu nói này.

 

Ta nay để lại một bài kệ tạm biệt với các con, tên của kệ này gọi là “ tự tánh chơn phật kệ ”. Những người đời sau, có thể hiểu được ý chỉ của bài kệ này, thì có thể nhìn thấy chơn tâm mà mình vốn có, do vậy mà tự mình thành tựu phật tánh.

 

Kệ nói : “ chơn như tự tánh thị chơn phật, tà kiến tam độc thị ma vương;

                Tà mê chi thời ma tại xá, chánh kiến chi thời phật tại đường ”

 

Ý của kệ là nói : “ Phật và ma đều cùng ở trong một thân, chơn như tự tánh chính là chơn phật. Chẳng tin nhân quả, lại tồn hữu tà kiến như vọng tưởng, chấp chước phân biệt và tham sân si tam độc thì là ma vương. Khi vì tà kiến mà mê hoặc, ma bèn ở trong thân, tâm nếu chánh kiến, thì như là Phật ở trong điện đường vậy.

 

Xem xong bài kệ này thì nên biết ma khảo là ai đang khảo đây, nói toạc ra, chẳng phải là tự mình khảo bản thân mình hay sao ? Một khi khởi tà kiến tam độc, ở đâu còn có đạo, chẳng phải là bị khảo rớt sao ? Cho nên nói, Phật là bản thân mình, ma cũng chẳng phải là kẻ khác, thành phật thành ma hoàn toàn chỉ ở giữa một niệm, sao có thể không cẩn thận tâm niệm của mình được ? “ Kinh thi ” ghi “ như đối mặt với đàm sâu, như đi trên băng mỏng ” đạo lý là ở đấy.

 

Nếu mê đi tự tánh mà sanh khởi tà kiến tam độc, thì là ma vương đến ở trong thân, nếu có thể sanh khởi chánh tri chánh kiến, tự nhiên trừ đi tam độc phiền não, ma tức thời biến thành Phật, đấy tuyệt đối là chơn thật chẳng hư giả.

 

Vì sao nói “ thập điều đại nguyện ” là cái nguyện thành Phật, theo lý mà nói, có thể “ thành tâm bảo thủ, thật tâm sám hối ”, tâm địa tất nhiên thanh tịnh, thì là chánh tri chánh kiến, bên dưới “ nếu có ” , đều là do vọng tưởng, chấp chước mà sản sanh, nếu như vi phạm rồi thì là ma, sao lại chẳng chịu sự khiển trách của thiên lý lương tâm, sự trách phạt của lôi tâm ? nếu có thể sanh khởi tâm chí thành, tâm sám hối, ma tức khắc biến thành Phật, đấy là hoàn toàn chính xác chơn thật, cho nên lập “ thập điều đại nguyện ” chẳng phải là độc chú, mà là đang giúp chúng sanh thành Phật.

 

Pháp thân, báo thân và hóa thân, 3 thân này vốn dĩ là một thân tự tánh, cho nên nói vốn dĩ là một thân. Nếu có thể hướng vào trong cái chơn như bổn tánh, tự thấy tam thân mà mình vốn có, thì là cái nhân chính cho việc giác ngộ thành phật sau này.

 

Từ hóa thân mới sanh phát hiển hiện sự tồn tại của pháp thân thanh tịnh. Pháp thân thanh tịnh cũng thường ở trong cái hóa thân. Chơn như tự tánh là chủ của một thân, có thể khiến hóa thân hành nơi chánh đạo, sau này báo thân viên mãn, công đức thật sự là vô cùng vô tận.

 

“ Dâm tánh bổn thị tịnh tánh nhân, trừ dâm tức thị tịnh tánh thân;

   Tánh trong các tự ly ngũ dục, kiến tánh sát na tức thị chơn ”

 

Nước ở thượng du Hoàng Hà là sạch, nước ở Hạ Du thì đục, chỉ vì khi chảy qua cao nguyên hoàng thổ, mang theo đất bùn màu vàng, do vậy mà nước biến thành đục, nếu trừ bỏ đi đất bùn, tánh nước vốn dĩ là sạch.

 

Từ đấy có thể thấy tánh dâm tuy có vấy bẩn, nhưng vấy bẩn chỉ là biểu tượng, nó vốn dĩ là cái nhân của tánh tịnh, nếu có thể trừ đi dâm dục, thì là thân thanh tịnh; trong tánh tự rời xa ngũ dục :  tài ( tiền ), sắc , danh, thực ( ăn ) , thụy ( ngủ ) , trong khoảnh khắc khai ngộ kiến tánh ngay lúc ấy chính là chơn thật.

 

“ Kim sanh nhược ngộ đốn giáo môn, hốt ngộ tự tánh kiến thế tôn

   Nhược dục tu hành mịch tác phật, bất tri hà xứ nghĩ cầu chơn ? ”

 

Kiếp này nếu có duyên, có thể gặp được pháp môn đốn giáo, đột nhiên đã ngộ tự tánh vốn có, thì có thể đích thân nhìn thấy Thế Tôn – Phật rồi; nếu như tâm ngoại cầu pháp, muốn dựa vào chủng chủng tu hành, tìm kiếm cầu mong làm phật, vậy thì chẳng biết phải hướng về đâu mới có thể cầu đắc chơn phật ?

 

“ Nhược năng tâm trung tự kiến chơn, hữu chơn tức thị thành phật nhân

   Bất kiến tự tánh ngoài mịch phật, khởi tâm tổng thị đại si nhân ”

 

Nếu có thể tự thấy chơn tánh trong tâm mình, có chơn tánh này chính là cái nhân thành Phật. Nói ngược lại, nếu không thấy tự tánh, trái lại cứ mãi hướng ra bên ngoài mà tìm Phật, những người khởi loại niệm đầu này, tâm mê ngoại cầu, rốt cuộc là kẻ đại si.

 

Ở đây một lần nữa ấn chứng cho chúng ta sự thù thắng của nhất chỉ điểm; minh sư nhất chỉ ngay lúc ấy, căn trần đốn đoạn, khế nhập vô sanh, thanh tịnh đến cực kì, một niệm thanh tịnh này, chính là chơn tánh, là cái nhân chính của việc thành phật. Một niệm thanh tịnh này tương ứng với tự tánh thanh tịnh, phải biết rằng : “ nhất niệm tương ứng nhất niệm phật, niệm niệm tướng ứng niệm niệm phật ”. Phàm là đạo thân có duyên có thể gặp được Minh Sư, đắc thụ nhất chỉ điểm, đó là lũy kiếp đến nay đã gieo trồng thiện căn phước đức thâm hậu, mới có thể có nhân duyên thù thắng như thế này, nên thiện tự nắm bắt lấy.

 

“ Đốn giáo pháp môn kim dĩ lưu, cứu độ thế nhân tu tự tu;

   Báo nhữ đương lai học đạo giả, bất tác thử kiến đại du du ”

 

Pháp môn đốn giáo của thiền tông, bây giờ đã để lại cho các con rồi, “ cứu độ người đời cần phải tự tu ”, câu nói này có hai ý nghĩa :

 

Một, là phát tâm phải cứu độ người đời, trước hết nên tự tu, muốn độ người trước tiên phải tự độ bản thân mình, chánh kỉ mới có thể chánh nhân.

 

Hai, là Tuy rằng Tổ Sư từ bi cứu độ thế nhân, vẫn cần mọi người phải mỗi người tự nỗ lực tu trì lấy.

 

Cuối cùng, Lục Tổ lại một lần dặn dò khuyên nhủ khích lệ : bảo với mọi người và những người học phật tu đạo sau này, nếu không làm kiến địa như thế, vậy thì phải nhàn nhã trải qua một đời trống không.

 

Lục Tổ nói xong kệ ngữ, bảo với đệ tử rằng : “ Các con phải thật tốt mà trụ ở thế gian, sau khi ta diệt độ, chẳng nên giống như những người thế tục, khóc lóc bi thương, nước mắt chảy như mưa ! không thể cáo phó tràn lan, tiếp nhận điếu tế ( ai điếu, lễ bái ) , an ủi hỏi thăm của người ta, cũng không thể mặc hiếu phục ( đồ tang ) , nếu có những hành vi trên thì không phải là đệ tử của ta ! cũng không phải là chánh pháp của Như Lai !

 

Chỉ cần có thể biết được bổn tâm của mình, có thể thấy bổn tánh của mình, thì có thể hiểu tự tánh vốn không động tịnh, vốn không sanh diệt, vốn chẳng đến và đi, vốn chẳng thị phi, vốn không ở hay đi, bởi vì những cái này đều là tác dụng tình thức của vọng tâm nhiễm chước vọng cảnh sau khi mê đi cái chơn tánh.

 

Ta e rằng trong tâm các con vẫn mê hoặc không giải, không thể lãnh hội ý chỉ của ta, cho nên, nay lại đặc biệt dặn dò các con, để các con được minh tâm kiến tánh.

 

Sau khi ta diệt độ, có thể dựa theo pháp mà ta đã nói để tu hành, thì giống như ta còn đang tại thế, nếu đi ngược với giáo pháp của ta, cho dù ta ở trên thế gian, cũng chẳng có trợ ích gì.

 

 Tiếp theo, Lục Tổ lại làm bài kệ rằng :

 

“ Ngột ngột bất tu thiện, đằng đằng bất tạo ác;

   Tịch tịch đoạn kiến vấn, đãng đãng tâm vô trước ”

 

“ Ngột ngột ” nghĩa là bất động, chơn như tự tánh vốn chẳng dao động, siêu vượt sự phân biệt của thiện ác; tuy ngày ngày hành thiện, nhưng không ( chấp ) trước tướng, có thể tam luận thể không ( thí không, thụ không, vật không ) , tu mà chẳng tu.

 

Thí không : người bố thí quên việc mình đã bố thí, tất cả những gì đã thí đều là không – nội tâm không nhìn thấy mình là người bố thí.

Thụ không : bên ngoài không nhìn thấy có người được mình bố thí

Vật không : bên trong không nhìn thấy tiền, vật mà mình đã bố thí )

 

  “ đằng đằng ” là tự tại chuyện gì cũng làm được, lại không tạo việc ác, tuy tùy tâm sở dục ( hoàn toàn thuận theo tâm ý của mình mà làm ) , cứ làm theo những gì mình thích, nhưng lại có thể không vượt ra ngoài quy củ.

 

“ tịch tịch ” nghĩa là an tĩnh, thường ở trong sự thanh tịnh, liễu liễu phân minh đối với tất cả cảnh giới, đoạn trừ tất cả tà kiến văn ( những gì mà tai nghe mắt thấy thuộc tà ).

 

“ đãng đãng ” là tâm địa thản nhiên điềm tĩnh, quang minh chánh đại, không có chỗ chấp trước.

 

Lục Tổ nói xong bài kệ, ngồi ngay ngắn cho đến lúc canh ba, đột nhiên nói với đệ tử : “ ta đi đây ! ”, đột nhiên đã viên tịch rồi.

 

Chúng ta thấy Lục Tổ nói đi là đi, ung dung tự tại, thanh cao tuyệt tục biết bao. Người bình thường đối với cái chết có một nỗi lo sợ không tả được, đều là bởi vì không biết “ chết rồi đi về đâu ? ”. Nếu như tu đến kiến tánh như Lục Tổ, đã chẳng sanh tử, sao lại có nỗi sợ hãi ? thứ nữa, tuy vẫn chưa tu đến kiến tánh, nếu có thể tin chắc, khẳng định, chỉ cần đủ điều kiện, tất sẽ được phật tiếp dẫn, vãng sanh tịnh thổ. Càng nên biết rằng chết là giả, là người thế gian nói, chơn tánh làm gì có cái chuyện chết ? chỉ là từ bỏ cái thân thể không thể sử dụng, vãng sanh tịnh thổ, đấy là chuyện tốt, chuyện đáng để mừng, cũng thế tâm sẽ không tồn sự sợ hãi.

 

Lúc bấy giờ có hương thơm kỳ dị tràn ngập trong phòng, bầu trời có chiếc cầu vồng tiếp liền với mặt đất, cánh rừng cũng đột nhiên biến thành màu trắng, đến cả loài cầm thú đều phát ra tiếng kêu bi ai.

 

Tháng 11, ở Quảng Châu – nơi mà Lục Tổ cạo đầu, Thiều Châu – nơi mà Lục Tổ hoằng pháp, tân Châu – quê cũ của Lục Tổ, quan viên của ba quận này và những đệ tử bất luận là xuất gia hay tại gia, tranh nhau nghênh thỉnh chơn thân của Lục Tổ để cúng dường. Bởi vì cả ba phía đều rất kiên trì, cho nên không cách nào quyết định được nơi cúng dường. Do vậy, các đệ tử bèn đốt nhang cầu nguyện, thỉnh thị chỉ thị của Lục Tổ rằng : “ nơi mà hương khói chỉ đến chính là nơi trở về của chơn thân của Sư Phụ ! ”. Lúc bấy giờ, hương khói cứ mãi bay về hướng của Tào Khê.

 

Ngày 13 tháng 11 các đệ tử đem hòm đựng thánh cốt trong tư thế ngồi của Lục Tổ, và y bát mà Ngũ Tổ đã truyền, đều từ chùa Quốc Ân ở Tân Châu di dời về chùa Bảo Lâm của Tào Khê, cũng đã thực hiện lời dự đoán “ lúc về không lời nói ”.

 

Năm thứ hai cũng chính là khai nguyên năm hai, Tây Nguyên năm 714  ngày 29 tháng 7, chơn thân của Lục Tổ ra khỏi hòm đựng thánh cốt, đệ tử  Phương Biện dùng đất sét thơm phết lên thân của Lục Tổ, để lợi cho việc cúng dường vĩnh cửu. Đến nay chơn thân của Lục Tổ vẫn nguyên vẹn cung phụng ở chùa Nam Hoa ( chùa Bảo Lâm ). Các đệ tử lại hồi tưởng đến dự kí sẽ có người đến lấy thủ cấp, do vậy bèn trước hết dùng tấm sắt và vải được quét sơn dầu vây quanh  phần cổ của Lục Tổ để bảo vệ, sau đó lại đưa vào trong tháp cúng dường. Đột nhiên ở trong tháp xuất hiện một vầng sáng trắng, trực tiếp xông thẳng lên trời, trải qua 3 ngày ánh hào quang mới bắt đầu tan đi. Thứ Sử Thiều Châu đem sự tích của Lục Tổ, biểu tấu lên trên triều đình, Hoàng Thượng bèn ra sắc lệnh lập bia, để kỷ niệm sự tích cả đời hành đạo của Lục Tổ.

 

Đại Sư  thọ  76 tuổi ( Tây Nguyên năm 683 – 714 ) , lúc 24 tuổi, đắc thụ Ngũ Tổ truyền thụ cho y pháp, 39 tuổi xuống tóc thụ giới ở chùa Pháp Tánh, hoằng dương chánh pháp, phổ lợi quần sanh 37 năm. Đệ tử minh tâm kiến tánh đắc tông chỉ, kế thừa gia nghiệp của Như Lai có 43 người, còn số lượng những người khác ngộ đạo mà siêu phàm nhập thánh thì không biết được.    

 

 

Y bát mà Đạt Ma tổ sư đã truyền dùng để làm bằng chứng đắc pháp, Ma Nạp Cà Sa và thủy tinh bảo bát mà Đường Trung Tông đã ban tặng, và chơn tướng Lục Tổ mà Phương Biện đã tạc, cùng với những đạo cụ mà Đại Sư lúc còn tại thế đã dùng, đều giao cho thị giả phụ trách quản lý bảo tháp để phụ trách bảo quản, vĩnh viễn dùng để làm món bảo trấn chùa của đạo trường Bảo Lâm; lưu truyền “ Pháp Bảo Đàn Kinh ” để hiển dương tông chỉ của pháp môn đốn giáo của thiền tông, hưng long Tam Bảo ( làm cho Tam Bảo phát triển phồn thịnh ), phổ biến làm lợi ích cho tất cả chúng sanh.

Số lượt xem : 150