BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Định huệ nhất thể đệ tam )

Tác giả liangfulai on 2023-07-11 15:32:00
/Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Định huệ nhất thể đệ tam )

Định Huệ Nhất Thể Đệ Tam

 

Định huệ ở đây chính là thật tướng bát nhã, là định huệ mà tự tánh vốn có, cũng là căn bản của pháp môn đốn giáo.


Trong miệng tuy nói lời tốt, nhưng trong tâm lại không tồn thiện niệm thì uổng phí định huệ vốn có, định huệ bèn không bình đẳng. Nếu có thể tâm khẩu tương ứng đều thiện, biểu lý nhất trí, thì định huệ bình đẳng.

 

Tự mình có thể giác ngộ, tự mình đi tu chứng, không tranh chấp trên miệng lưỡi. Nếu tranh chấp cái trước sau của định huệ, thì giống như người chấp mê. Nếu không đoạn trừ tâm thắng thua, thì sẽ tăng trưởng ngã pháp nhị chấp, không thể rời xa tứ tướng.

 

Tứ tướng chính là ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng. Tứ tướng không rời thì không phải là Bồ Tát. Kim Canh Kinh nói : “ Nếu bồ Tát có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng thì không phải là Bồ Tát ”.

 

“ Tam muội ” chính là “ chánh định ” – sự thiền định thật sự, còn gọi là “ chánh thụ ”; tâm định xuống mới là sự hưởng thụ thật sự.

 

Sự hưởng thụ ở đây khác với sự hưởng thụ của thính giác, vị giác, thị giác- những thứ đó là sự hưởng thụ của thế gian. Phải biết rằng cái vui lạc của thế gian đều là cái nhân của khổ, không phải là cứu cánh, sự hưởng thụ thật sự là thiển định đúng đắn.

 

Thiện tri thức ! “ Nhất hành tam muội ” chính là ở tất cả mọi nơi, bất kể là đi, ở, ngồi, nằm đều có thể hành trực tâm thuần nhất, theo sự tự nhiên của bổn tánh là đúng rồi.

 

“ Tất cả mọi nơi ” là bất kể ở nơi nào : đi, ở, ngồi, nằm, bất kể làm việc gì, bao gồm nghịch cảnh, thuận cảnh.

 

“ Nhất trực tâm ” là tâm trực phát, cũng là cái “ suất tánh  ” mà trung dung nói.

 

Tóm lại, chính là bất kể ở nơi nào, làm việc gì, cũng đều có thể phát ra từ sự tự nhiên của bổn tánh mà làm, vậy mới là “ nhất hành tam muội ”.

 

“ trực tâm ” chính là Bồ Đề tịnh thổ : trực tâm là chân tâm, chân tâm chính là “ tịnh thổ ”

 

Làm thế nào đến tịnh thổ ? chính là chân tâm, chỉ có chân tâm hiển lộ, mới có thể thành tựu tịnh thổ.

Người ngu mê chấp chước pháp tướng, chấp chước “ nhất hành tam muội ”, mở miệng bèn nói : “ tĩnh tọa lâu dài bất động, vọng tưởng bất khởi tâm, thì là nhất hành tam muội. Cho rằng như thế chỉ cầu sự bất động trên hình thể, lúc tĩnh tọa không khởi lên vọng niệm thì là nhất hành tam muội. Nếu đem nhất hành tam muội ra giải thích như thế thì giống như gỗ đá vô tình vậy, trái lại trở thành nhân duyên chướng ngại chánh đạo.

 

Cho nên, chỉ cầu sự bất động của thân tướng, không phải là bất động thật sự, mà là sự chướng ngại lớn nhất cho việc minh tâm kiến tánh. Bởi vì không thể liễu liễu phân minh đối với tất cả cảnh, trái lại bị pháp tĩnh tọa trới buộc.

 

Thiện tri thức !   Đạo phải thông đạt trôi chảy, tại sao lại bị trở ngại không thông vậy ? Nếu tâm không chấp chước nơi pháp thì đạo có thể thông lưu. Tâm nếu chấp chước nơi một pháp, vậy thì là tự mình trói buộc mình. Nếu bảo “ thường ngồi bất động ” là đúng, ngỡ rằng như vậy là thiền định, vậy thì giống như Xá lợi Phất tĩnh tọa trong rừng, nhưng lại bị cư sĩ Duy Ma Cật mắng.

 

Vì sao thế ? Bởi vì trọng điểm của “ yến tọa ” ở nơi tâm, phải có thể ở trong tất cả các pháp, tâm vẫn có thể gìn giữ như như bất động, liễu liễu phân minh, vậy mới là “ yến tọa ”, chứ không ở sự bất động của thân tướng.

 

Thiện tri thức ! lại có người dạy tĩnh tọa, nhận thức khám phá nhất tâm niệm của mình, quán tưởng yên tĩnh, thân thể bất động không đứng lên, dựa vào phương thức này mà hạ công phu lâu dài. Người mê chẳng hiểu, bèn do chấp chước mà thành điên cuồng, những người như thế rất là nhiều, chỉ dạy nhau như thế, thì biết được đây là sai lầm to lớn nhất.

 

Thiện tri thức ! Định huệ giống như cái gì vậy ? giống như đèn và ánh sáng. Có đèn thì có sự sáng sủa, không đèn thì đen tối. Đèn và ánh sáng là một thể, và tách không ra. Đèn là bổn thể của ánh sáng, ánh sáng là tác dụng của đèn. Trên danh xưng tuy có sự khác nhau của hai thứ, thể tánh vốn dĩ cùng một cái. Giống như cái mà người xưa nói “ dùng vàng làm dụng cụ, dụng cụ nào cũng là vàng ”, thể dụng hợp nhất, tánh tướng như một. Pháp định huệ cũng như vậy, định là bổn thể, huệ là tác dụng, tất cả hành vi đều là diệu dụng do chân không mà khởi.

 

Thiện tri thức ! vốn dĩ chánh pháp chẳng có cái gọi là sự phân biệt giữa đốn và tiệm, nhưng do căn tính của người mà có sự khác biệt giữa nhọn và cùn. Người ngu mê thì từ từ tu hành, từ từ khế nhập, còn người giác ngộ thì ngay lúc đó có thể đốn ngộ, đốn tu.

 

Có thể chứng được chân tâm vốn có, nhìn thấy được chân như bổn tánh, cảnh giới đạt được là tương đồng, thì không có sự khác biệt giữa nhọn và cùn. Chỉ là vì để tiếp dẫn những chúng sanh có căn tính không giống nhau, cho nên lập ra giả danh đốn tiệm.

 

Thiện tri thức ! Pháp môn này của ta, từ trên truy nguyên đến Phật Thích Ca Mâu Ni đến nay, trước hết lập “ vô niệm ” làm tông chỉ. “ Vô niệm ” là đối cảnh liễu liễu phân minh vô vọng niệm, do vậy mà niệm niệm thanh tịnh. Lấy “ vô tướng ” làm bổn thể. “ Vô tướng ” là thật tướng, không chấp tướng hư vong, đối với tất cả cảnh chẳng khởi tâm phân biệt. Lấy “ vô trụ ” làm căn bản : “ trụ ” chính là chấp chước, “ vộ trụ ” là không chấp chước đối với mọi cảnh.

 

“ Vô tướng ” không phải là cách ly với tất cả tướng, mà là ở trên tất cả cảnh, tiếp xúc với tất cả tướng, có thể chẳng khởi tâm, không chấp chước, chính là cái mà gọi là “ tại trần bất nhiễm trần ”.

 

“ Vô niệm ” , chính là tại niệm mà vô niệm, “ tại niệm ” là niệm thanh tịnh, nhưng không vọng niệm.

 

“ Vô trụ ” là bổn tánh của người, bởi vì Bồ đề tự tánh vốn dĩ thanh tịnh, nếu có thể không chấp chước ngoại cảnh, tâm vốn dĩ là thanh thanh tịnh tịnh.

 

“ Vô tướng, vô niệm, vô trụ ” tuy tên gọi có 3 cái, kỳ thật là nói cùng một việc, chỉ là thuật lại ở 3 góc độ khác nhau, mục đích chính là phải giữ gìn bổn lai diện mục thanh tịnh.

 

Cũng như Tam Bảo, là 3 nhưng một, một mà 3, bảo tuy có 3 cái, mục đích cùng là một.

 

Huyền Quan Khiếu : chỉ mở huyền quan nhìn thấy chơn phật, nhất chỉ ngay lúc đó, ly tướng mà vô trụ, khế nhập bổn tánh.

 

Khẩu quyết : Mặc niệm ngũ tự chân ngôn, niệm mà vô niệm, niệm niệm thanh tịnh, tức là niệm chân như.

 

Hợp đồng : Quán chiếu “ bất thất kỳ xích tử chi tâm ” ( không mất đi tâm trẻ thơ ), khôi phục bổn lai diện mục.

 

Đối với người thế gian, thiện, ác, tốt, xấu, đến cả oan gia và người chí thân, bất luận là người gì, khi bị sự xúc phạm giữa lời nói, sự châm chích, lừa gạt, chanh chấp, đều xem tất cả như là hư ảo không vô, cho nên không nghĩ đến phải báo phục, thù hại.

 

Trong mỗi niệm, không nghĩ lại những tình cảnh trong quá khứ. Nếu thường xuyên nhớ những chuyện quá khứ, chuyện hiện tại, ôm ấp chuyện tương lai, niệm niệm tương tục bất đoạn, gọi là sự trói buộc. Nếu như có thể ở trên tất cả các pháp, niệm niệm không chấp chước, thì thanh tịnh chẳng có sự trói buộc. Đó chính là lấy “ vô trụ ” làm căn bản.

 

Tứ Tổ cầu Tam Tổ giải thích cho ngài, Tam Tổ hỏi : “ ai trói buộc ông ? ”. Tứ Tổ trả lời : “ đâu có ”. Tam Tổ nói : “ nếu đã chẳng có, chẳng phải đã giải thoát hay sao ? ”. Các vị nghĩ xem, tại sao không thể tự tại giải thoát ? chẳng phải là tự mình trói buộc mình ? cả ngày đến đêm đều suy nghĩ lung tung, nghĩ những cái không tồn tại, hoặc những chuyện không cần thiết để gây khó nhiễu bản thân mình. Thử nghĩ xem : khi xem tivi, là do mình bị ti vi trói buộc hay mình  xoắn chặt lấy ti vi không đi.

 

Thiện tri thức ! ngoại không chấp chước tất cả tướng, gọi là “ vô tướng ”. Có thể rời khỏi tất cả tướng hư vọng thì pháp thể thanh tịnh; pháp thể chính là tự tánh, tự tánh có thể được thanh tịnh. Đó là lấy “ vô tướng ” làm bổn thể.

 

Thiện tri thức ! ở trên tất cả cảnh mà tâm không nhiễm chấp, vô tà niệm, vô vọng niệm, niệm niệm thanh tịnh gọi là “ vô niệm ”. Trên tâm niệm của mình, có thể thường xuyên rời tất cả các cảnh giới, không ở trên cảnh khởi tâm động niệm.

 

Nếu như chỉ là cái gì cũng không nghĩ, toàn bộ trừ bỏ niệm đầu : “ nhất niệm tuyệt tức tử ” một niệm đoạn tuyệt thì chết rồi, “ thọ sinh nơi khác ”, biểu thị sanh tử chưa liễu, vậy thì chết thì đi đâu ? “ chỗ khác ” là chỉ vô tưởng thiên : bởi vì cái mà người đó tu là giống như gỗ đá vậy, cái định mà cái gì cũng không suy nghĩ, đó là “ vô tưởng định ”. Quả báo có được đương nhiên là “ vô tưởng thiên ”. Vô tưởng thiên là không cứu cánh, cho nên pháp tu này là một sai lầm rất to lớn.

 

Người học đạo phải nghĩ sâu ! nếu không thể thể hội được đại ý của Phật Pháp, tự mình sai còn có thể, bởi vì chỉ là tự mình gánh lấy quả báo. Nếu lại khuyên người ta cũng tu như thế, dẫn dắt sai cho người khác, tội lỗi rất lớn; bởi vì tự ngộ ngộ nhân. Tự mình ngu muội không thể kiến tánh, lại muốn hủy báng kinh Phật, giải sai nghĩa kinh, tội lỗi phạm phải thật là quá lớn, cho nên lập “ vô niệm ” làm tông chỉ.

 

Thiện tri thức ! Vì sao phải lập “ vô niệm ” làm tông chỉ ? chỉ vì có số ít người, chỉ là trên miệng nói kiến tánh, mà trên thực tế chưa kiến tánh, như vậy thì là “ mê nhân ”, người ngu mê trên cảnh giới khởi tâm động niệm, vọng sanh phân biệt, niệm khởi bèn sanh tà kiến.

 

Cái gì gọi là “ tà kiến ” ? “ có niệm niệm thành tà ” Chỉ cần khởi niệm thì là tà kiến. Một khi có tà kiến rồi, tất cả trần lao, vọng tưởng cũng từ đây mà sản sinh.

 

Cho nên, tất cả lao khổ cũng đều do mình tự chuốc lấy, chuốc lấy như thế nào ? chính là “ tâm sanh tà kiến ”. Nếu tánh thanh tịnh, tâm cũng thanh tịnh, niệm niệm thanh tịnh, ở đâu mà ra mọi thứ khổ ?

 

Bồ Đề tự tánh vốn  dĩ thanh tịnh, vốn tự có đủ, không một pháp nào khả đắc. Nếu nói có chỗ đắc, thì có đắc sẽ có thất ; vọng nói : “ đắc” thì là phúc, “ mất đi rồi ” thì nói là họa, đó là tà kiến trần lao rồi. Cho nên pháp môn này, phải lập “ vô niệm ” làm tông chỉ.

 

Thiện tri thức ! Cái gọi là “ vô ” là “ vô ” chuyện gì đây ? cái gọi là “ niệm ” , “ niệm ” lại là cái gì đây ? Cái gọi là “ vô ” chính là không có sự khác biệt, không có đối đãi, không có tất cả tâm trần lao. Cái gọi là “ niệm ” chính là niệm chân như bổn tánh.

 

Thiện tri thức ! khi chân như bổn tánh tùy duyên khởi niệm, lục căn tuy có tác dụng của kiến vấn giác tri ( mắt có thể thấy, tai có thể nghe, lưỡi có thể giác, ý có thể tri ) , nhưng chân như bổn tánh lại có thể không nhiễm vạn cảnh, do vậy chân tánh vẫn có thể thường tự tại. Cho nên nói : “ có thể thiện xảo phân biệt tất cả pháp tướng, ở nghĩa thứ nhất ( chân như bổn tánh ) mà có thể như như bất động ”.

 

Đó chính là cái gọi là “ phân biệt nhất thiết pháp, bất khởi phân biệt tưởng ” , bởi vì là tự tánh phân biệt, chứ không phải là ý thức vọng tưởng phân biệt.

 

Số lượt xem : 534