Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Phó chúc lưu thông đệ thập)
Phó chúc lưu thông đệ thập
Lục Tổ vào năm đầu của kỷ nguyên đời Đường Duệ Tông Thái Cực, Tây Nguyên năm Tuế Thứ 712 Nhâm Tí, Diên Hòa tháng 7, phái đệ tử đến chùa Quốc Ân thuộc quê cũ Tân Châu để xây tháp, và vài lần phái người hối thúc tăng tốc độ thi công, hy vọng có thể sớm ngày hoàn thành. Vào cuối hạ năm thứ hai thì hoàn công.
Tháp là dùng để tàng tro cốt, Lục Tổ phái người xây tháp, đấy cũng là đang ám thị ngài chẳng bao lâu nữa sẽ nhập diệt.
Ngày 1 tháng 7 , Lục Tổ tập hợp chúng đệ tử, nói với họ rằng : “ Ta đến tháng 8 thì phải rời khỏi thế gian rồi. Nếu các con vẫn còn có nghi vấn, nên đưa ra càng sớm càng tốt, ta sẽ phá trừ nghi hoặc của các con, để cho những mê hoặc trong tâm các con đều toàn bộ được quét sạch; nếu không sau khi ta đi, sẽ chẳng còn ai dạy cho các con nữa ” . Mọi người nghe xong lời của Lục Tổ, tất cả đều thương tâm mà bật khóc, chỉ có Thần Hội, Thần Tình vẫn như mọi khi, chẳng có chút thay đổi, cũng chẳng khóc lóc.
Lục Tổ nói : “ Thần Hội tiểu sư ( thọ cụ túc giới chưa đầy 10 năm ), trái lại chứng đắc đạo lý bình đẳng không hai, thiện và không thiện, bất luận là hủy báng hay ca ngợi, tâm cũng đều có thể không vì thế mà động, tâm trạng bi ai hay vui sướng, cũng chẳng sanh khởi nữa. Những người khác thì chưa đến cảnh giới này, mấy năm nay trong núi, rốt cuộc tu đạo gì đây ?
Sự thật thì những người khác cũng không phải là chưa đạt đến cảnh giới này, chỉ là nghe Thầy đột ngột tuyên bố, không thể không nảy sinh đau buồn.
Các con hôm nay khóc lóc bi thương, là vì ai mà âu lo thế ? nếu là lo sợ ta không biết sẽ đi đâu, nói thật, ta tự biết phải đi đâu. Nếu ta chẳng biết chỗ để đi, cuối cùng sẽ chẳng thể dự báo trước cho các con. Các con khóc lóc bi thương, thật ra là do không biết ta phải đi đâu; nếu biết được chỗ ta đi, thì không nên khóc lóc bi thương.
Vì sao thế ? Bởi vì nơi mà Lục Tổ muốn đi tốt hơn thế giới sa bà nhiều. Lục Tổ rốt cuộc đi đâu ? đương nhiên là đến thế giới tây phương cực lạc, và lại là thượng phẩm thượng sanh. Nếu đã có thể xác định vãng sanh tây phương cực lạc thế giới, vậy thì có gì đáng để bi thương ?
Chúng ta làm sao biết Lục Tổ khẳng định là vãng sanh thế giới tây phương cực lạc ? bởi vì Lục Tổ đã sanh tử tự tại rồi. Lục Tổ nói rõ trước một tháng việc phải rời khỏi thế gian, trên thực tế là sớm trước một năm, khi phái người xây tháp thì đã ám thị sắp rời khỏi thế gian rồi. Nếu đã có thể dự đoán trước thời chí, vả lại sanh tử tự tại, tu đến loại cảnh giới này, vẫn còn lo không thể vãng sanh thế giới cực lạc tây phương chăng ?
Trên đạo trường, những người đã cầu đạo đắc tam bảo, có thể biết trước thời chí, sanh tử tự tại cũng không phải là số ít, cho dù không thể biết trước thời chí, tuyệt đại đa số các tiền hiền có thể sanh tử tự tại, sau khi vãng sanh thân thể mềm mại như bông, đấy là tướng cát lành không dễ gì có được. Chúng ta nên tin vào lời cam kết của thầy; chỉ cần có thể liễu nguyện, Thầy nhất định sẽ đến tiếp dẫn.
Lại như “ Di Lặc thượng sanh kinh ” đã nói : “ nếu có người nghe được danh hiệu Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát, nghe rồi hoan hỷ, cung kính lễ bái, người này lúc mệnh chung, trong chốc lát của cái búng tay, tức được vãng sanh ”. Dựa theo điều kiện đã nói trong kinh, phàm là các đạo thân của chúng ta, lúc cầu đạo đã được nghe Thánh hiệu “ Di Lặc ” Bồ Tát Ma Ha Tát, lại có thể quay về đạo trường tận tâm liễu nguyện, đương nhiên tin tưởng đạo chơn, lý chơn, thiên mệnh chơn mà tâm sanh “ hoan hỷ ”, chỉ cần quay về phật đường, ít nhất lễ tham từ giá đương nhiên là không thể thiếu, “ lễ bái ” Di Lặc Tổ Sư là tất nhiên; cái trọng yếu nhất của hành lễ chính là tâm tồn “ cung kính ”, điều kiện như thế viên mãn đầy đủ, còn lo không thể vãng sanh ư ?
Có một lần Thầy từ bi nói : “ Có người thân thể suy lão, bệnh tật trói thân, đã phải đi rồi, con cái của người đó bèn thắp bó nhang lớn, khấu đầu thượng thiên từ bi, hy vọng có thể lưu lại. Họ cho rằng đấy là một loại biểu hiện của hiếu, thế nhưng chúng ta có vì người đương sự mà suy nghĩ giùm, đi khỏi rồi đối với người đó mà nói, là mọi thứ xong xuôi, chẳng phải là một sự giải thoát hay sao ? chẳng phải là rất tốt hay sao ? hà tất phải khổ sở cầu xin muốn lưu người đó lại.
Đấy đều là bởi vì không biết “ phải vãng sanh đến đâu ? ” nên đối với cái chết mới có một thứ sợ hãi không nói lên được, nếu tin chắc sẽ vãng sanh nội viện Đâu Suất Thiên, cùng ở chung với Lão Tổ Sư, đấy là việc tốt, là chuyện đáng mừng, nên buông xuống vạn duyên, vui vẻ mà tiến về trước.
Nếu nói cứu cánh hơn một chút, tự tánh “ không có sanh và tử ” sanh diệt là tướng hư vọng, sanh tử là giả, thật sự thì lấy đâu ra sanh tử ? cho nên Lục Tổ tiếp theo bèn từ trên bổn thể để khai thị cho đại chúng.
Pháp tánh chính là pháp thân, là chơn thân của phật, là bổn lai diện mục của chúng sanh, là bổn thể của hằng sa chư phật, tận hư không, khắp pháp giới. Pháp tánh vốn không sanh, vốn không diệt, thường trụ bất hoại, chẳng đến từ đâu, cũng chẳng có chỗ để đi. Cái gọi là chứng ngộ hay đại triệt đại ngộ, chính là ngộ đến pháp tánh vốn chẳng sanh diệt, chẳng đến và đi này.
Tất cả các con đều hãy ngồi xuống, ta tặng cho các con một bài kệ, tên gọi là “ chơn giả động tịnh kệ ”. các con tụng niệm, ghi nhớ kệ ngữ này, thì tâm ý sẽ tương đồng với ta, dựa theo kệ ngữ này đi tu hành, sẽ không mất đi tông chỉ của tông môn. ”
Chúng tăng hướng về Lục Tổ mà hành lễ, thỉnh đại sư thuyết kệ. Bài kệ mà Lục Tổ làm nói rằng :
“ Nhất thiết vô hữu chơn, bất dĩ kiến ư chơn, nhược kiến ư chơn giả, thị kiến tận phi chơn ”
( tất cả pháp hữu vi, đều do nhân duyên mà sanh, nếu đã là do duyên sanh, thì không thể vĩnh viễn tồn tại, khi điều kiện không đầy đủ, tất nhiên sẽ tán diệt. Cho nên, “ Kim cang kinh ” mới nói : “ nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh ”; lại nói : “ phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng ”, không có một thứ gì là chơn thật cả, tuyệt đối không thể cho nó là thật, nếu xem những pháp duyên khởi này là chơn thật, loại kiến giải này tuyệt đối không cứu cánh, là sai lầm. )
Nếu có thể liễu ngộ tự mình vốn có một bổn tánh chơn thật, rời khỏi tâm thức hư vọng, chính là hiển hiện của tự tâm chơn thật; cái gọi là “ trừ vọng hiển chơn ”, “ vén mây thấy mặt trời ” chính là đạo lý này. Tự tâm nếu có chỗ chấp chước, thay đổi theo ngoại cảnh của tất cả giả tướng, không biết phản vọng quy chơn, lại có chỗ nào có thể cầu đắc chơn thật đây ?
Cái mà hai câu kệ trước nói đến là chơn giả, hai câu dưới đây muốn nói đến động tĩnh. Cái thật thì vốn như như bất động, mà động và không động là ở tâm chứ không ở thân. Đấy là trước khi nói bài kệ này, trước tiên phải biết được.
Những chúng sanh có tình thức, đều có thể hiểu biết đi lại, cái đạo lý động này; còn gỗ đá vô tình thức là không biết động. Nếu muốn dùng pháp tu hành xếp bằng, mặt đối diện với vách tường để đạt đến bất động, vậy thì giống như cái bất động của gỗ đá vậy, bởi vì đấy không phải là bất động thật.
Ở phần trước đã nói qua, công phu thiền định của A La Hán thâm hậu, nhưng lời bình luận của phật dành cho họ lại là người nhị thừa không thể phát vô thượng đạo tâm. Thử hỏi xem chúng ta có thể xếp bằng, mặt đối diện vách tường được bao lâu ? Phật nếu tại thế, lại sẽ cho chúng ta lời bình luận gì đây ? nên biết muốn dựa vào xếp bằng mặt đối diện vách tường để đạt đến mục đích khai ngộ kiến tánh là tuyệt đối không thể được. Bởi vì nhân địa của tâm bất chơn; nhân bất chơn thì làm sao có thể thành tựu phật quả chơn thật ?
Hôm nay, chúng ta đắc thụ Minh Sư nhất chỉ điểm, nếu vẫn còn tu xếp bằng ngó vách, thì giống như đem một hạt giống phật nhét ở trong kho, thử hỏi sẽ nảy mầm chăng ? đấy là không thể được, bởi vì trong kho không có ánh sáng, nước, thổ nhưỡng, không khí cũng chẳng tươi; nhân duyên như thế chẳng đủ, nó sẽ không có cách nào nảy mầm.
Chúng ta đắc thụ Minh Sư nhất chỉ, giống như đắc được một hạt giống phật thanh tịnh, là nguyên nhân chính thành phật, phải ở trong sinh hoạt hằng ngày, trong việc bàn đạo, đem nó ứng dụng ra ngoài, cái gọi là :
Phật pháp tại thế gian, Phật pháp tại thế gian,
Bất ly thế gian giác, Chẳng rời thế gian giác,
Ly thế mích bồ đề, Lià thế tìm bồ đề,
Cáp như cầu thố giác. Cũng như tìm sừng thỏ.
Là không thể nào tìm được. Thành Phật tất hành Bồ Tát Đạo. Bồ Tát hành giả phải lợi ích cho chúng sanh tại thế gian, mà lại có thể gìn giữ bổn tâm thanh tịnh, không có chỗ bị nhiễm; như thế tự lợi lại lợi tha ( tự làm lợi cho mình, lại làm lợi cho người khác ), phước huệ song tu, giác hạnh viên mãn mà thành tựu.
Muốn tìm kiếm tâm tánh chơn thường như như bất động, nên biết trên cái động có cái bất động. Cái gì là động vậy ? phiền não là động, lục căn, lục trần, lục thức là động, tất cả ngôn hành cử chỉ đều là động; cái bất động là chơn như bổn tánh. Nếu chơn như bổn tánh có thể làm chủ, thì “ lục thức xuất lục môn, ở trong lục trần mà vô nhiễm vô tạp ”; bất luận đang đi, đứng, ngồi, nằm tâm đều như như bất động, đấy mới là chơn bất động.
Cái “ bất động ” mà nói tiếp theo là chỉ loài gỗ đá những vật vô tình, tuy nó là bất động, nhưng lại là vô tình vô thức, tự nhiên cũng chẳng có hạt giống thành Phật.
Phân biệt, có ý thức phân biệt và phân biệt của tự tánh. “ Thiện phân biệt ” là thuộc về tự tánh phân biệt, phần trước cũng nhắc đến “ phân biệt tất cả các pháp mà chẳng khởi suy tưởng phân biệt ”, chính là cái ở đây nói, có thể giỏi về phân biệt hết thảy vạn hữu chư pháp tướng, như Thế Thân Bồ Tát tạo ra “ Bách pháp minh môn luận ” , đem vũ trụ vạn hữu quy nạp thành trăm pháp, chính là thiện phân biệt. Sở dĩ ngài phân biệt là vì lợi ích chúng sanh, đối với bản thân mà nói, tuyệt đối chẳng phân biệt; chơn như tự tánh như như bất động, không có chút dao động, cho nên nói nghĩa bất động thứ nhất. “ Nghĩa thứ nhất ” chính là chơn như tự tánh. Tự tánh khởi tác dụng, phân biệt thì là không phân biệt, phân biệt và không phân biệt chẳng có hai.
Làm kiến địa như thế, thì là diệu dụng mà chơn như tự tánh đã khởi.
Xin nói với tất cả những người học đạo, nỗ lực trên việc tu học, nhất định phải thiện dụng tâm ý; tuyệt đối không nên ở trong Tông môn của đại thừa viên đốn mà vẫn có kiến giải chấp chước sanh tử.
Cái gì là kiến giải của sanh tử ? chính là kiến giải của hai bên, kiến giải của sự đối nhau.
Nếu như chí đồng đạo hợp, kiến giải của nhau là nhất chí, những gì nói ra khế cơ với nhau, thì có thể cùng nhau để nghị luận yếu nghĩa của phật pháp; nếu như kiến giải bất đồng, tâm ý bất đồng, thật sự nói không hợp gu, cũng nên chắp tay để đối phương được hoan hỷ, tuyệt đối chẳng nên khởi tranh chấp.
Tông chỉ của phật pháp vốn dĩ là vô tranh, bởi vì tranh thì sẽ khởi tâm động niệm, nếu đã khởi tâm động niệm, tâm tất nhiên không thanh tịnh, cũng mất đi ý nghĩa của chơn đạo rồi; nếu chấp chước kiến giải của mình, làm trái ý phật, vọng khởi tranh luận trên pháp môn, như vậy thì mê muội tự tánh mà rơi vào lưu chuyển trong sanh tử rồi.
Lúc đó, chúng đệ tử nghe xong kệ ngữ mà đại sư đã nói, đều cung kính hướng về Lục Tổ mà hành lễ, vả lại có thể thể hội tâm ý của thầy, mỗi người đều thu cái tâm tán loạn của mình về, dựa theo chánh pháp mà Tổ Sư đã truyền để tu hành, lại càng chẳng dám có chỗ tranh chấp.
Mọi người đã biết thời gian Đại Sư trụ thế đã chẳng lâu, Pháp Hải thượng tọa do vậy lại hướng về Lục Tổ mà lễ bái rồi hỏi : “ Sau khi Hòa Thượng viên tịch, y bát mà Đạt Ma Tổ Sư đã truyền, và chánh pháp nhãn tàng, niết bàn diệu tâm, nên truyền phó cho ai ? ”
Lục Tổ nói : Từ lúc ta bắt đầu thuyết pháp ở chùa Đại Phạn, mãi cho đến hôm nay, phàm những pháp đã nói qua, đem trọng điểm sao lục lại để lưu thông, lấy tên là “ Pháp Bảo Đàn Kinh ”. Các con nên giữ hộ kinh này. Cái gọi là “ giữ hộ ” nên là giải hành tương ứng, chứ không phải chỉ là bảo quản thích hợp mà thôi; vả lại phải đời đời truyền thụ cho nhau, quảng độ tất cả chúng sanh. Chỉ cần có thể dựa theo bộ kinh này mà nói, thì là Như Lai chánh pháp.
Bây giờ nói pháp cho các con, không truyền y nữa. Vì sao vậy ? Bởi vì căn cơ lòng tin của các con đều tương đối chín muồi, quyết không có nghi hoặc, tuyệt đối có năng lực đủ để gánh vác hoằng pháp đại sự. Nhưng mà căn cứ vào ý kệ của sơ Tổ Đạt Ma Đại Sư truyền thụ, y ( cà sa ) chẳng nên truyền nữa.
Kệ truyền thụ của Đạt Ma Tổ Sư là nói như vậy : “ Ngô bổn lai từ thổ, truyền pháp cứu mê tân, nhất hoa khai ngũ diệp, kết quả tự nhiên thành. ”
( ý định ban đầu mà ta đến Đông Thổ là để truyền thụ Như Lai chánh pháp, cứu độ tất cả chúng sanh hữu tình mê hoặc. Một bông hoa – Đạt Ma Tổ Sư, nở ra 5 lá : Nhị Tổ Thần Quang, Tam Tổ Tăng Xán, Tứ Tổ Đạo Tín, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, Lục Tổ Huệ Năng. Sau 5 là kết quả, thiền tông hưng thịnh, tự nhiên mà thành. ”
Kết quả cũng có ý là kết thúc, có vẻ như hàm ẩn ám thị tâm pháp chơn truyền, minh truyền đến Lục Tổ. “ Thùy tri hỏa trạch nội, nguyên thị pháp trung vương ? ” ai biết đâu sau Lục Tổ, đạo giáng hỏa trạch ( ở đây không chỉ tam giới mà chỉ tục gia ), những bá tánh bình thường, thì ra đều có phật tánh, đều có thể thành Phật. Nên biết, thành phật không liên quan đến giới tính, không liên quan đến học lực, địa vị, thân phận, chức vụ, tại gia, xuất gia; duy ở một tâm.
Chúng ta hiện nay tu đạo, thân tuy tại gia, nếu tâm có thể xuất gia, lúc nào cũng siêu tục, tự tại, giải thoát, tại trần bất nhiễm trần, tuy ở trong bùn dơ hồng trần cuồn cuộn, cũng sẽ không trở ngại thành tựu phật đạo.
Sở dĩ lắng nghe kinh pháp mà không thể thụ dụng, chủ yếu là do nghe mà vẫn mang theo sự chấp chước, vẫn mong đợi cái pháp mà người thuyết pháp nói phù hợp với cách nhìn của mình, cho nên trước khi Lục Tổ giảng thụ phật pháp tâm yếu cho đại chúng, lại đinh ninh dặn dò rằng : “ Thiện tri thức, tất cả các con hãy tịnh tâm, nghe ta thuyết pháp ”
“ Tịnh tâm ” chính là phải hoàn toàn buông xuống cái chấp chước của mình, không có cách nhìn của mình. Điều này giống với ý trước khi Phật thuyết pháp cho đệ tử, thường nhắc nhở đệ tử, “ nay con hãy lắng nghe ” , và duy có lắng nghe thật sự, mới có thể đắc được thụ dụng.
Lục Tổ nói : “ tâm của tự các con chính là Phật, tuyệt đối không nên hồ nghi chẳng tin ” . Đoạn kinh văn này trong bản lưu thông là không có, mà đoạn kinh văn này lại thật sự là tinh yếu của phật pháp.
Trên “ Kinh Hoa Nghiêm ” nói : “ lòng tin là mẹ của đạo nguồn công đức, có thể trưởng dưỡng chư thiện căn ”. Phải tin cái gì ? tin đạo chơn, lý chơn, thiên mệnh chơn, tin những gì Phật đã nói.
Bởi vì Phật là người nói lời chơn thật không khác, không nói dối, nhưng quan trọng nhất vẫn là phải tin “ tự tâm chính là Phật ’. Đối với câu nói này nếu nảy sinh nghi hoặc, nguyên nhân chủ yếu nhất , chính là nhận thức không đủ đối với “ tâm ”. Nhận thức thông thường đối với tâm chỉ là có thể phân tích, tưởng tượng, cảm thụ, tư duy, tác dụng suy lý, thì đó chính là tâm; đương nhiên chúng ta không thể phủ nhận đấy là tâm, nhưng là vọng tâm, không phải chơn tâm. Cái tâm mà ở đây nói “ tự tâm là phật ” là chơn tâm, chơn tâm chính là lý thể, tận hư không, khắp pháp giới, , chính là cái gọi là tâm bao thái hư, lượng chu sa giới, đấy mới chính là tâm của chúng ta.
Thường nói : “ tâm ngoài vô pháp, pháp ngoài vô tâm ”, cho nên nói tâm chính là pháp, pháp chính là tâm. Do vậy, Lục Tổ nói tiếp : “ ngoài bổn tâm ( chơn tâm ), không một vật nào có thể kiến lập, đều là bổn tâm sanh vạn chủng pháp; thập pháp giới y chánh trang nghiêm, chẳng qua chính là tâm của mình, cho nên trong kinh nói : “ tâm một khi sanh khởi, chủng chủng pháp đều sanh khởi, tâm diệt thì là phá vô minh, thấy pháp thân, chủng chủng pháp cũng theo đó mà tan vỡ ảo tưởng. ” , chính là cái gọi là “ giác hậu không không vô đại thiên ”
“ Tâm ” đối với người giác ngộ mà nói thì là “ tự tánh ”, cho nên Lục Tổ ở phía trước đã nói “ tự tánh có thể sanh vạn pháp ”; đối với kẻ mê mà nói, tâm là chỉ “ A Lại Da thức ”, A Lại Da thức là bổn thể của vũ trụ. “ Đại thừa khởi tín luận ” nói : “ y bất giác cố, sanh tam chủng tướng ”, là 3 loại tướng nào ?
Một là vô minh nghiệp tướng, hai là chuyển tướng ( năng kiến tướng ), còn gọi là kiến phân, là thuộc bộ phận tinh thần, ba là hiện tướng ( cảnh giới tướng ), còn gọi là tướng phân, là thuộc về bộ phận vật chất. Chính bởi vì một niệm chẳng giác sanh tam tế ( 3 loại tướng kể trên ); cảnh giới tiếp theo là duyên trưởng lục thô. “ Lục thô ” là 6 loại thô tướng : một là trí tướng, hai là tương tục tướng, ba là chấp thủ tướng, bốn là kế danh tự tướng, năm là khởi nghiệp tướng, sáu là nghiệp hệ khổ tướng. Đạo gia nói : “ đạo sanh nhất, nhất sanh nhị, nhị sanh tam, tam sanh vạn vật. ”. Nho gia nói : “ vô cực sanh thái cực, thái cực sanh lưỡng nghi, lưỡng nghi sanh tứ tướng, tứ tướng sanh bát quái, bát bát lục thập tứ quái, sản sanh 384 hào ”. Đạo lý là tương thông, chỗ nào cũng nói rõ hiện tượng : “ tâm sanh chủng chủng pháp sanh ” . Một khi chuyển thức thành trí, chuyển A Lại thành đại viên kính trí “ bổn lai vô nhất vật, hà xứ nhạ trần ai ”, chẳng phải là “ tâm diệt chủng chủng pháp diệt ” đó ư ?
Trí có 3 loại : một là “ nhất thiết trí ”, tức là trí của người nhị thừa giác tri tất cả pháp không, hai là “ đạo chủng trí ”, tức là trí của Bồ Tát biết được tất cả đạo pháp khác biệt; ba là “ nhất thiết chủng trí ” , tức là trí tuệ trên Như Lai quả địa. Chủng trí mà nói ở đây, là chỉ trí tuệ của Như Lai, cũng chính là trí Phật.
Nếu muốn thành tựu tất cả chủng trí, nhất định phải đạt đến cảnh giới của “ nhất tướng tam muội ” và “ nhất hành tam muội ”
“ Nhất tướng tam muội ” là chỉ trong tất cả cảnh giới đều như như bất động, cái gọi là “ bách hoa tùng lí qua, phiến diệp bất triêm thân. ” ( qua rừng trăm hoa nở, mảnh lá chẳng dính thân ).
“ Nhất hành tam muội ” là trong tất cả hành vi, tâm thường giữ thanh tịnh, chẳng chút dao động.
Nếu có thể làm được đến mức ở tất cả mọi nơi mà không chấp chước tất cả cảnh giới tướng, ở trong bất kỳ tướng nào, chẳng sanh chút oán ghét hoặc tham ái, cũng chẳng có tâm niệm chấp thủ hoặc từ bỏ, không có lo nghĩ đến việc thành bại, lợi ích của bản thân, an nhàn bình tĩnh, khiêm tốn viên dung, đạm bạc, thì gọi là “ nhất tướng tam muội ”
Có thể ở yên trong cảnh giới nhất tướng tam muội, cũng có thể nói đã ở trong thật tướng của nhất chơn pháp giới.
Nếu có thể làm được đến mức ở tất cả mọi nơi, bất luận là đi, ở, nằm, ngồi, bất kỳ thân tướng nào, có thể thường trụ tâm chánh trực, thuần nhất không tạp, đấy chính là đạo trường lý như như bất động. Như “ Kinh Duy Ma Cật ” nói : “ trực tâm là đạo trường ”, chơn chánh thành tựu quốc thổ thanh tịnh, đấy chính là cái gọi là “ tâm tịnh phật thổ tịnh ”, gọi là “ nhất hạnh tam muội ”. Có thể đạt đến nhất hạnh tam muội, ở tịnh tông nói rằng đã là cảnh giới “ lý nhất tâm bất loạn ”.
Nếu có người có thể có hai loại tam muội này, thì giống như dưới đất có hạt giống, từ chứa đựng mà bồi dưỡng trưởng thành, sau đó chín quả, có thể tu đến nhất tướng tam muội, nhất hạnh tam muội, và cũng tương đồng với đạo lý này, có thể khiến cho hạt giống phật mà trong tâm địa đã chứa đựng thành tựu phật quả.
Ta nay thuyết pháp cho các con, giống như mưa kịp thời, phổ biến làm ẩm tất cả sinh vật trên đại địa; Phật tánh mà các con vốn có, cũng giống như hạt giống vậy, gặp được sự làm ẩm của trận mưa kịp thời này, đều có thể nảy mầm sanh trưởng. Những người có thể tiếp nhận ý chỉ của ta, quyết có thể đạt được chánh giác; dựa theo đạo lý mà ta đã nói để hành trì, quyết có thể chứng được phật quả thù thắng.
Hai câu sau bảo rõ với chúng ta phải chăng có thể thành tựu là hoàn toàn quyết định do bản thân. Ai có thể tiếp nhận ý chỉ của Lục Tổ mà tu trì, thì người đó có thể đạt được Bồ đề diệu quả. Điều kiện thành Phật này là bất kỳ người nào cũng không thể thay thế cho mình được.
Nghe ta nói kệ : “ chơn như bổn tánh hiện ra thập pháp giới ý chánh trang nghiêm, cho nên nói, tâm địa chứa đựng tất cả hạt giống ( thập pháp giới ý chánh trang nghiêm ), nhận được sự làm ẩm của mưa pháp đều có thể nảy mầm, một khi đã đốn ngộ rồi, Bồ đề diệu quả tự nhiên thành tựu.
“ Hoa ” đại biểu cho thanh tịnh, thánh khiết, nhẫn nhục, như hoa sen ra từ bùn lầy mà không nhiễm. Đốn ngộ rồi thì tâm tất nhiên thanh tịnh. “ Tình ” là tình thức. A Lại Da thức là chơn vọng hòa hợp; chúng ta bây giờ có chơn tâm, có vọng tâm, khi khai ngộ kiến tánh, vọng tận tình không; cái gọi là “ một ngọn đèn có thể trừ cái u ám nghìn năm ”. Cho nên đốn ngộ rồi, hoa của tâm một khi đã nở, trí tuệ hiển hiện, tình thức đã liễu.
Còn một cách nói nữa là : “ hoa ” đại biểu cho vật vô tình, “ tình ” là chỉ chúng sanh hữu tình. Một khi đã đốn ngộ, tình và vô tình đều không, bồ đề chánh quả tự nhiên thành tựu.
Lục Tổ nói xong kệ ngữ, lại nói : “ phật pháp là bất nhị chi pháp, tâm cũng là bất nhị như thế, cho nên gọi là nhất tâm bất loạn, trên tất cả cảnh giới không có phân biệt. Đạo ấy là chỉ thập pháp giới, cái gọi là “ đạo ở tất cả mọi nơi ”, thập pháp giới là thanh tịnh, cũng không có giả tướng hư vọng phân biệt. Do kiến tánh thành Phật, xem tất cả chúng sanh đều là Phật, xem tất cả mọi cảnh giới đều là niết bàn tịch diệt tướng.
Thầy lãnh mệnh đại khai phổ độ, là vì thâu viên đại sự, thâu viên và phổ độ là một hay là hai ? thật ra thâu viên và phổ độ là cùng một sự việc. Vì thâu viên cho nên đại khai phổ độ; đại khai phổ độ chính là vì thâu viên, đấy là trên sự tướng mà nói. Trên tâm địa mà nói, có thể độ tận hết tất cả chúng sanh của nội tâm, tâm vô vọng niệm, chẳng phải là “ thâu ” thúc thân tâm ( thâu buộc, kiềm chế thân tâm ) , “ viên” minh giác tánh rồi sao ? Do vậy, tuyệt khối không nên lấy việc phổ độ và thâu viên phân biệt làm hai thời kỳ, hai thì không phải là phật pháp, phật pháp là bất nhị chi pháp, bàn phật sự, bàn đạo cũng phải dùng bất nhị chi tâm để bàn. Bất nhị chi tâm nghĩa là tâm trung thành, tâm chí thành, thuần nhất trực tâm.
Các vị hãy thận trọng, tuyệt đối không nên “ quán tịnh ” và “ không kì tâm ”. Cái gì là “ quán tịnh ” ?
Chính là tĩnh tọa, quán tâm thanh tịnh; “ không kì tâm ” nghĩa là cái gì cũng chẳng nghĩ, tu vô tưởng định. Nếu dồn toàn bộ công phu ở trên đấy, “ tĩnh tọa ” có thể thành tựu tiểu thừa A La Hán; “ không tâm ” có thể thành tựu vô tưởng định, đấy là pháp tu trì không cứu cánh.
Bạch dương tu sĩ nếu muốn khai ngộ kiến tánh, ngộ nhập thật tướng, tuyệt đối chẳng phải là nhờ ngồi thiền, ngồi thiền là công phu của sơ nhập môn, nếu chấp chước tưởng là công phu, trái lại trở thành chướng ngại cho việc khai ngộ kiến tánh. Nếu tưởng rằng đấy là công phu tu đạo, chấp chước vào việc tĩnh tọa, vậy thì thật uổng đã đắc thụ minh sư nhất chỉ điểm rồi.
Cái Định mà thầy hy vọng chúng ta thành tựu là Đại Định, tự tánh Định. Lão Tiền Nhân thường nói rằng chúng ta phải chơn nhân tĩnh tọa; chơn nhân tĩnh tọa không phải là thủ huyền quan, thủ huyền quan cũng là công phu của sơ nhập môn, chơn nhân tĩnh tọa thật sự chính là đi, ở, ngồi, nằm đều thường ở trong Định, như “ Chứng Đạo Ca ” đã nói : “ hành diệc thiền, tọa diệc thiền, ngữ mặc động tĩnh thể an nhiên ”, đấy chính là Như Lai thanh tịnh thiền, còn gọi là chơn nhân tĩnh tọa.
Tuyệt đối không nên tưởng rằng thủ huyền quan gọi là chơn nhân tĩnh tọa, “ lao thủ ” ( giữ hoài ) huyền quan gọi là chấp chước. Thầy chẳng phải nói : “ chấp chước huyền quan theo người đi ” đó sao ? sao có thể không thận trọng mà dụng công phu sai ? đặc biệt cần phải nói rõ là thủ huyền quan có thể được xem như công phu sơ bộ của tu tập thiền định, ai ở chỗ nếu như chấp thủ thì đã thành bệnh rồi.
Nên biết Minh Sư nhất chỉ điểm, ngay lúc ấy khế nhập chơn tâm. Vì sao có thể khế nhập vậy ? ly tướng mà thôi, ly tướng thì thanh tịnh rồi. Tuyệt đối không nên ngoại ly tướng, kết quả lại thủ huyền quan, thậm chí thủ ở trong huyền quan, đấy là giống như “ Kinh Lăng Nghiêm ” đã nói : “ nội thủ huyền nhàn, do vi pháp trần, phân biệt ảnh sự ”, vẫn là thuộc tác dụng của ý thức thứ sáu.
“ Chung nhật luyện thần quang ” chính là đang bàn đạo; lúc nào cũng hồi quang phản chiếu, ở trong tất cả mọi cảnh giới mà không bị cảnh lay chuyển. Tuy hành công liễu nguyện, lại có thể vô sở trụ không chấp danh tướng công đức, như thế chính là phước huệ song tu, chính là đang tu tự tánh định. Nên ghi nhớ : người học đại thừa là đang trong lúc lợi ích cho chúng sanh mà thành tựu bản thân mình.
“ Bổn tâm vốn dĩ thanh tịnh vô nhiễm, chẳng có gì có thể chấp thủ hoặc cần phải từ bỏ. Mọi người tự mình nỗ lực, tùy thuận nhân duyên, thật tốt mà độ hóa chúng sanh. ” Lúc này, các đệ tử hướng về Lục Tổ hành lễ rồi lui xuống.
Lục Tổ vào ngày 8 tháng 7 năm đầu của kỷ nguyên khai nguyên, đột nhiên nói với các đệ tử môn hạ : “ ta muốn quay về quê cũ ở Tân Châu, các con mau đi chuẩn bị tàu bè ! ” Mọi người kiên quyết thỉnh cầu ở lại.
Lục Tổ nói : “ Chư phật Bồ Tát tùy duyên ứng hiện, xuất hiện ở thế gian, vẫn phải thị hiện niết bàn; có đến nhất định có đi, đấy là chuyễn lẽ đương nhiên của thế gian. Thân ta khi sanh mệnh kết thúc , cũng nên có chỗ về ”
Niết Bàn có “ tánh tịnh niết bàn ”, “ phương tiện niết bàn ”, “ ứng hóa niết bàn ”; cái ở đây đã nói là chỉ “ ứng hóa niết bàn ”. Niết bàn còn gọi là “ viên tịch ”; tác dụng giáo hóa ngoại vi gọi là “ viên ”, tác dụng ngưng rồi quay về đến bổn thể gọi là “ tịch ”. Phật Bồ Tát tùy duyên ứng hiện trên thế gian, cũng tùy duyên thị hiện “ ứng hóa niết bàn ”, nếu đã nói là thị hiện, thì không phải là thật, cái thật thì là vốn dĩ không sanh không diệt, chẳng có đến và đi.
Đại chúng nói : “ Sư phụ từ đây về đến Tân Châu, hy vọng thầy sớm muộn vẫn sẽ quay lại đây. ”
Lục Tổ nói : “ lá rơi vẫn phải về cội, lúc về chẳng lời nói ”
Lá rụng về cội có thể từ hai phương diện để nói :
Một, lấy nhục thể để nói : Lục Tổ xuất thân ở Tân Châu, bây giờ về nhà cũ Tân Châu, sắp thị hiện nhập niết bàn.
Hai, dựa vào tự tánh mà nói thì tác dụng giáo hóa đã hoàn thành rồi, sắp nhiếp dụng quy thể, quy căn nhận mẫu.
“ Lúc đến chẳng nói ” cũng có hai lớp nghĩa :
Một, là đến thế gian này chẳng có gì để nói. Cũng giống như “ Kim Cang Kinh ” đã nói : “ Nếu có người nói Như Lai có chỗ thuyết pháp, tức là hủy báng phật ”. Phật giảng kinh thuyết pháp 49 năm, cũng là chẳng nói; là nói mà không nói, mỗi ngày nói nhưng không chấp chước những gì đã nói.
Hai, là do đệ tử thỉnh cầu sớm muộn có thể về, trả lời của Lục Tổ là sẽ quay về lại, nhưng khi quay về đã không còn pháp để nói nữa, tức ám thị đệ tử, ngài về đến Tân Châu, tức sẽ thị hiện niết bàn ở Tân Châu, khi quay lại đã không còn gì để nói !
Môn nhân lại hỏi Lục Tổ : “ Như Lai chánh pháp nhãn tàng, truyền phó cho người gì ? ”
Lục Tổ nói : “ Người hữu đạo kiến tánh tâm thanh tịnh thì sẽ đắc pháp của ta, người mà vô vọng tâm, chân tâm hiện tiền bèn có thể thông đạt. ”
Đệ tử lại hỏi : “ Sư phụ sau khi viên tịch, sẽ có tai nạn gì không ? ”
Lục Tổ nói : “ Sau khi ta diệt độ khoảng năm sáu năm, sẽ có một người đến lấy trộm thủ cấp của ta. Nghe ta dự kí : “ sau này sẽ có người đến cần lấy đầu của ta, mục đích lấy đầu của người đó là vì muốn cúng dường như phụng dưỡng phụ mẫu từ ái vậy. Người đến lấy trộm đầu cực kỳ bần cùng, do mệt mỏi vì miếng ăn, nên mới làm chuyện lấy trộm thủ cấp; trong tên của người này có chữ “ mãn ”, quan sử địa phương vào lúc sự tình phát sinh, có một người họ “ Dương ”, một người họ “ Liễu ”
Sau này, quả nhiên vào ngày 3 tháng 8 khai nguyên thập niên, phát sanh việc Trương Tịnh Mãn nhận sự nhờ vả của Kim Đại Bi của nước Tân La ( nay là Hàn Quốc ) đến ăn trộm thủ cấp của Lục Tổ. Thứ Sử Thiều Châu lúc bấy giờ chính là “ Liễu ” Vô Thiềm, huyện Khúc Giang lệnh “ Dương ” Khản, sự việc phát sanh cách Lục Tổ viên tịch chẳng phải là năm sáu năm, mà là khoảng 11 năm.
Số lượt xem : 447