BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Ngộ Pháp Truyền Y Đệ Nhất 2 )

Tác giả liangfulai on 2023-07-11 14:56:56
/Trích lược trọng điểm trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Ngộ Pháp Truyền Y Đệ Nhất 2 )

Ngộ Pháp Truyền Y Đệ Nhất ( 2 )

 

Ngũ Tổ nói : hãy nghe ta nói kệ : “ hữu tình lai hạ chủng, nhân địa quả hoàn sinh, vô tình kí vô chủng, vô sanh diệc vô sanh ”.


 

Những chúng sanh hữu tình hàm thức, đến Phật đường, gieo xuống hạt giống thành Phật trong bát thức điền (田) của họ. Chúng sanh do hạ chủng trong cái nhân địa của thức điền, đợi cơ duyên thành thục, nhất định có thể thành tựu quả phật.

 

Lúc cầu đạo, điểm truyền sư đại biểu Minh Sư gieo xuống cho chúng ta hạt giống thành Phật. Tại nhân địa gieo xuống hạt giống thành phật, nếu có thể tinh tiến tu bàn, tương lai nhất định sẽ thành tựu Phật quả.

 

“ Vô tình diệc vô chủng, vô sanh diệc vô sanh ”, hai câu này có hai cách nói : một là những chúng sanh vô tình như gỗ đá không có phật chủng, nếu đã không có tánh phật chủng, cũng không thể thành tựu Phật. Hai là từ trên lý thể mà nói : vô tình, vô chủng, vô sanh, vô tánh vô phật vô chúng sanh, bổn lai vô nhất vật ( vốn dĩ không có một vật ), chư pháp giai không ( tất cả các pháp đều không ).

 

 Ý nghĩa là nói : hai câu trước bảo chúng ta phải độ tất cả chúng sanh, làm tăng thượng duyên cho tất cả chúng sanh, viên thành Phật đạo; hai câu sau tuy bảo chúng ta độ tất cả chúng sanh, nhưng không được chấp chước có chúng sanh để độ, thật chẳng có chúng sanh được diệt độ.

 

Ngũ Tổ lại nói : “ Khi xưa Đạt Ma sơ Tổ, từ Ấn Độ đến trung thổ thuyết pháp truyền đạo, mọi người đều không tin ngài, cho nên bèn truyền cà sa này làm tín vật, đời đời tương truyền. Sự thật thì pháp là “ dĩ tâm truyền tâm ”, tâm tâm tương ấn, chẳng ở trên tín vật.

 

Minh Sư nhất chỉ điểm chính là dĩ tâm truyền tâm. Nhất chỉ ngay lúc đó khế nhập vô sanh, vô sanh thì vô tâm, vô tâm là không có vọng tâm. Nếu đã không có vọng tâm, chân tâm tức hiện, chân tâm hiện tức tương ấn với Sư tâm, Phật tâm. Một đời Minh Sư là người đã khai ngộ kiến tánh, đã ngộ đến lý thể chân tâm. Mục đích chỉ dạy của ngài cho đệ tử cũng là hy vọng đệ tử có thể triệt ngộ bổn tâm bổn tánh. Giống như Phật Thích Ca Mâu Ni giảng kinh thuyết pháp 49 năm, là để khởi phát giác tánh của chúng sanh. Khi đệ tử vì thế mà khai ngộ thì chính là “ dĩ tâm ấn tâm ”; cũng có nghĩa là Phật Thích Ca Mâu Ni đem cảnh giới chân lý của ngộ đạo và phương pháp chỉ dạy cho đệ tử, đệ tử theo những phương pháp này mà tu trì, hàng phục vọng tưởng, chấp chước, vọng tận tình không, chân tâm tức khắc hiển hiện, khế hợp với Phật, đấy chính là dĩ tâm ấn tâm. Cho nên Lục Tổ sau khi khai ngộ, thì tâm tâm tương ấn với Ngũ Tổ. Nói thật một chút, là đồng nhất chân tâm, vô nhị tâm. Cho nên, Ngũ Tổ dùng trượng gõ vào cối 3 cái, Lục Tổ tự nhiên lãnh hội được tâm ý của Ngũ Tổ.

 

“ Giai lệnh tự ngộ tự giải  ”. Trên “ Kinh Lăng Nghiêm ” nói : “ thân tâm bổn bất đương đại ”, thành Phật vốn dĩ là chuyện của bản thân, cho nên “ dĩ tâm ấn tâm ”, phải tự mình đi thể ngộ, tự mình đi cầu giải.

 

“ Tự cổ phật phật duy truyền bổn thể, sư sư mật phó bổn tâm ”. Từ xưa đến nay, cái mà Chư Phật và các đời Tổ Sư truyền thụ chẳng qua chính là bổn thể, bổn tâm mà thôi,

 

“ bổn thể ” chính là Phật tánh,  ( “ Phật tánh luận ” ) : “ phật tánh tức là nhân pháp nhị không, sở hiện chân như ” ) – lý thể của vụ trụ vạn vật;

 

“ bổn tâm ” chính là tâm thanh tịnh của tự tánh.

 

“ Bồ đề tự tánh vốn dĩ thanh tịnh ” chính là nói bổn thể;

 

“ đản dụng thử tâm ” chính là bổn tâm. Đạo lý mà Phật nói là bổn thể, bổn tâm mà thôi. Tuy có danh tướng của thể dụng, thật ra trong thể có dụng, dụng không rời thể, thể dụng hợp nhất, tánh tướng như một.

 

Cái mà Thầy nói là bổn thể, bổn tâm mà thôi. Chúng ta khi cầu đạo, một điều đại nguyện mà chúng ta đã lập là “ thành tâm bảo thủ ”. Bảo thủ cái gì ? Bảo nguyên thủ nhất, “ Nguyên ” là bổn thể, “ nhất ” chỉ bổn tâm. Cho nên cái mà chúng ta đắc, cũng là bổn thể, bổn tâm, ngoài ra chẳng được gì hết.

 

“ Quá khứ dùng cà sa làm tín vật truyền pháp, sau này sẽ gậy nên rất nhiều tranh chấp, bởi vì rất nhiều người tưởng rằng đắc được tín vật thì là đắc pháp. Cho nên, Cà sa này truyền đến ngươi thì ngưng, không nên tiếp tục truyền xuống. Nếu tiếp tục truyền y bát, sẽ nguy cập đến tánh mạng, giống như buộc trên một sợi tơ mỏng vậy. Ngươi nhất định cần phải nhanh chóng rời khỏi, e rằng có người muốn làm tổn thương ngươi ! ” Ngũ Tổ đưa Lục Tổ nhanh chóng rời khỏi.

 

Huệ Năng hỏi : “ nên đi theo hướng nào ? ” Ngũ Tổ nói : “ Đến chỗ có chữ “ hoài ” thì có thể ngưng, đến chỗ có chữ “ hội ” thì có thể ẩn tàng ” “ Hoài ” chính là huyện Hoài Tập của Quảng Tây, “ Hội ” chính là huyện Tứ Hội của Quảng Đông. Do đất đai của Trung Quốc phân giới lại, trước mắt đều thuộc tỉnh Quảng Đông.

 

Huệ Năng vào lúc canh ba tiếp lãnh y bát, nói với Ngũ Tổ : “ Huệ Năng vốn là người phương Nam, trước giờ chẳng biết đường núi ở đây, làm thế nào mới có thể đến cửa khẩu qua sông ? ” Ngũ Tổ nói : ngươi không cần phải lo, ta sẽ đích thân đưa ngươi đi. ”

 

Huệ Năng đến Đông Thiền Tự, trước sau 8 tháng chưa từng rời khỏi, và từ nhỏ xuất thân và lớn lên ở Lĩnh Nam, là người Lĩnh Nam, đương nhiên không quen thuộc đường xá nơi đây, cho nên Ngũ Tổ hứa đích thân đưa Huệ Năng đến cửa khẩu qua sông. Ngũ Tổ tiễn Huệ năng thẳng đến Cửu Giang.

 

Chúng ta quay đầu nhìn lại, xem xem một đoạn đối thoại tuyệt vời giữa hai thầy trò Ngũ Tổ và Lục Tổ lúc đang ngồi trên thuyền. Ngũ Tổ sớm đã mời người chuẩn bị một chiếc thuyền. Ngũ Tổ lệnh cho Huệ Năng lên thuyền, đích thân chèo thuyền. Huệ Năng nói: “ mời Hòa Thượng ngồi, lẽ ra nên là đệ tử chèo thuyền mới phải ”.

Phật pháp chẳng rời thế gian pháp, nếu hỏi tu đạo bắt đầu từ đâu ? chính là bắt đầu tu từ nhân đạo, nhân đạo viên mãn rồi thì là thiên đạo; mà thiên đạo lại nhất thiết cần phải nhờ nhân đạo để biểu hiện.

 

 

Ngũ Tổ nói : “ nên là ta độ ngươi ”

Ngũ Tổ bắt đầu mượn nhờ việc chèo thuyền để bắt đầu bàn về thiền, đấy cũng là cái mà cổ nhân nói, “ đọc kinh phải có thể tan chảy về tự tánh ( hòa tan kinh văn, hết thảy quy về thể hội trên bổn tánh của mình ) ” Kinh điển ở đâu ? nghĩa rộng là nói : tất cả cảnh giới đều là kinh điển, cho nên cảnh giới mà họ đang chèo thuyền vẫn có thể đàm đạo.

 

 

Tuệ năng nói : “ khi mê thì thầy độ, ngộ rồi thì phải tự độ, tuy đều là độ, nhưng chỗ dùng của nó không giống nhau. ” . Một cái là Thầy độ hóa, một cái là tự tánh tự độ.

 

Tu hành sau khi đã giác ngộ mới là tu đạo thật sự, bởi vì mục tiêu rõ ràng. Nay đắc thụ Minh Sư nhất chỉ, Ân Sư truyền thụ cho chúng ta chân lý của tự tánh, tông chỉ của đạo, mục tiêu nhất định phải nắm bắt được vững, cái mà thầy truyền cho là chân lý của tự tánh, chúng ta cũng phải hạ công phu từ tự tánh, không nên tu kiểu mù.

 

Ngũ Tổ nghe rồi bèn nói : “ rất đúng ! rất đúng ! pháp môn đốn giáo sau này phải nhờ người ra sức hoằng truyền. Sau khi ngươi rời khỏi 3 năm, ta mới từ giã cõi đời. ”

 

Ngũ Tổ ở đây biết trước thời chí, sanh tử tự tại, chẳng có chút lo sợ, bởi vì người kiến tánh đến và đi như ý, “ chẳng có sanh và tử ”

 

“ Bây giờ ngươi cứ thật tốt mà đi, cứ đi theo hướng nam, không cần vội hoằng pháp, bởi vì phật pháp rất khó mà hưng thịnh lên.

 

Vì sao vậy ? bởi vì cơ duyên chưa thành thục, một mặt tuổi tác còn trẻ, thiếu sự trải nghiệm, mặt khác lại có sự truy sát của sư huynh đệ, nếu hoằng pháp quá sớm thì sẽ khó khăn trùng trùng. Cơ duyên chưa chín muồi, nếu miễn cưỡng làm bất cứ chuyện gì, đều sẽ để lại hậu di chứng khó mà thu dọn. Cho nên làm việc nhất định phải tùy duyên, cho dù độ hóa chúng sanh cũng như vậy, tuyệt đối không nên miễn cưỡng, thường là có người vì quá miễn cưỡng mà khiến cho đối phương phản cảm, dẫn đến việc không muốn thân cận với tiền hiền, phật đường, trái lại làm đứt huệ mệnh của chúng sanh.

 

Huệ Năng từ biệt Ngũ Tổ rồi đi theo hướng nam, mất khoảng hai tháng thì đến.

Tạm thời không nói đến Lục Tổ. chúng ta xem xem Ngũ Tổ tiễn Huệ Năng đi rồi quay về chùa Đông Thiền, nhiều ngày không lên đường. Mọi người bèn bắt đầu khởi nghi, cho nên phái đại biểu đến bái kiến Ngũ Tổ, thỉnh an với Ngũ Tổ rồi nói rằng : “ Hòa Thượng phải chăng có phiền não gì ? phải chăng bệnh rồi ? ”

 

Ngũ Tổ nói : “ bệnh ốm thì không có, nhưng mà  y pháp đã truyền đến phía nam rồi ” .

Người tu hành không nói vọng ngữ, Ngũ Tổ chẳng chút giấu giếm bảo với đại chúng. Mọi người đương nhiên là cảm thấy rất bất ngờ, muốn biết là đã truyền cho ai, cho nên bèn hỏi : “ đã truyền cho ai vậy ? ” Ngũ Tổ nói : “ năng giả đắc chi ” .

 

Ở đây nói : “ năng giả ” là sự chơi chữ, có hai nghĩa : “ người có năng lực đã đắc được rồi ; người có thể ngộ được đại nghĩa của phật pháp đã đắc đi rồi ”; một nghĩa nữa là : “ người mà trong cái tên có chữ Năng đã đắc đi rồi ”. Mọi người mới nghe trong lòng đã rõ.

 

Trong các đệ tử, do vậy bèn có hàng trăm người bắt đầu đi về hướng nam để đuổi theo, muốn giành lại y bát. Trong đó có một tăng nhân, tục họ Trần, tên là Huệ Minh, khi chưa xuất gia là một vị tướng quân tứ phẩm, tánh tình thô lỗ, nhưng mà cái tâm tham thiền cầu đạo lại rất tích cực, ông ta nóng vội muốn gặp được Huệ Năng để tầm cầu phật pháp. Bởi vì ông ta xuất thân từ quân đội, thân thủ thể lực tương đối tốt, cho nên đã đuổi kịp Huệ Năng trước mọi người.

 

Huệ Năng nhìn thấy Trần Huệ Minh đuổi kịp, bèn đặt cà sa và y bát trên tảng đá, rồi trốn vào bụi rậm. Lúc ngài đạt y bát xuống đã nói một câu : “ y bát này là tín vật truyền pháp, làm sao có thể dùng sức để tranh đoạt được ? ” Câu nói mới ra khỏi miệng, Long Thiên Hộ Pháp, hộ trì lấy tín vật truyền pháp. Khi Huệ Minh đuổi theo đến, muốn nhấc y bát lên, cố nhiên nhấc mà không động đậy, do vậy bèn kêu to : “ Hành giả ! Hành giả ! tôi là vì pháp mà đến, không phải vì y bát mà đến ”. Huệ Năng nghe rồi, mới từ trong bụi rậm đi ra, ngồi xếp bằng trên tảng đá.

 

Huệ Minh nhìn thấy Lục Tổ bèn trước tiên hành lễ, sau đó nói : “ hy vọng hành giả có thể thuyết pháp cho tôi ”, Huệ Năng nói : “ Mi nếu đã là vì pháp mà tới, vậy thì hãy trừ đi hết thảy vọng duyên, tâm vô tạp niệm, ta vì mi mà thuyết pháp ”.

 

“ Bình tức chư duyên ” , chính là vạn duyên đều buông xuống, như Thượng chấp lễ nói : “ bình tâm tĩnh khí, mắt nhìn phật đèn ” , mục tiêu chính là “ bình tức chư duyên ” .

 

Tổ Sư khi thuyết pháp cho đệ tử, nhất định muốn đệ tử dẹp bỏ hết mọi duyên, tâm không có tạp niệm, bởi vì vạn duyên đều buông xuống là điều kiện tiên quyết của khai ngộ kiến tánh.

 

Như “ Kim Cang Kinh ” ghi nhận việc Tu Bồ Đề hỏi Thế Tôn : “ Bạch Thế Tôn ! Thiện nam tử, thiện nữ tử, phát tâm A Nậu Đa La tam diệu tam bồ đề thì phải trụ tâm như thế nào, nên hàng phục tâm mình như thế nào ?

 

Thích Ca Mâu Ni Phật cũng nói : “ Nay ông nên lắng ngheTa sẽ vì ông mà nói ”

 

“ Nay ông nên lắng nghe ” , chính là ý nghĩa vạn duyên buông xuống, buông xuống tất cả tà tư vọng kiến, buông xuống tất cả vọng tưởng chấp chước. Nhất định phải buông xuống vạn duyên, bình tâm tịnh khí, mới có thể thật sự mà nghe, nghe được câu câu chân thật.

 

Lục Tổ và Huệ Minh tĩnh mặc một khoảng thời gian, mục đích là để cho tâm tư của Huệ Minh bình tĩnh, sau đó thuyết pháp cho ông ta. Lục Tổ nói với Huệ Minh : “ Không nghĩ thiện, không nghĩ ác, thiện ác hai bên đều không nghĩ, đang khi ấy cái nào là bổn lai diện mục của Huệ Minh thượng tọa đây ” .

 

Huệ Minh nghe rồi đại ngộ. Ngộ được cái gì ? ngộ đến không nghĩ thiện ác, ngay lúc ấy hai bên đều không chấp, khế nhập trung đạo, đó chính là bổn lai diện mục của mình.

 

Bổn lai diện mục gì ? chính là bổn lai diện mục của “ thanh tịnh ”. Bởi vì vạn duyên buống xuống, bất nhiễm vạn vật, tâm địa thanh tịnh. Cho nên bổn lai vô nhất vật, chính là bổn lai diện mục của chúng ta.

 

Huệ Minh lại hỏi : “ từ các đời Tổ Sư đến nay, ngoại trừ mật ngữ, mật ý đã truyền, có còn mật ý nào khác nữa chăng ? ”

 

Cái gì gọi là “ mật ” ?

 

“ Mật ” chính là phật tánh mà chúng sanh người nào cũng có; tâm thanh tịnh của tự tánh vốn có chính là “ mật ”. Chúng sanh đều có tâm thanh tịnh, nhưng mê mà không giác, cho nên gọi là “ mật ”. Gọi là “ mật ” , là đối với chúng sanh mà nói; đối với Chư Phật Bồ Tát mà nói thì không là mật rồi, bởi vì chư phật bồ tát đều đã đích thân chứng được, nếu đã đích thân chứng được thì không còn là mật nữa.

 

Lục Tổ nói : “ Nếu đã nói với ông thì không còn là mật nữa. Nếu ông có thể thường xuyên phản quán tự chiếu, nghiên cứu rõ bổn nguyên tự tánh, thì mật ở trên người của ông.

 

Trần Huệ Minh đắc pháp và chúng ta cầu tam bảo có điểm giống nhau. Khi điểm truyền sư “ nhất chỉ trung ương hội ” cho chúng ta hoặc “ lâm trung thụ nhất điểm ”, “ nhất niệm thanh tịnh ” ngay lúc đó tương ứng với tự tánh thanh tịnh, “ nhất niệm thanh tịnh ” này chính là “ mật ”; Do vậy, đối với người đã cầu qua tam bảo mà nói, đó đã không còn là mật nữa. Nhưng mà, sau khi điểm truyền sư nhất chỉ điểm xong, ngay theo sau lại sanh khởi vọng niệm, cho nên Thầy dặn dò chúng ta phải “ cả ngày luyện thần quang ”. Nếu có thể thường xuyên hồi quang phản chiếu, tất nhiên “ vạn bát đắc siêu nhiên ”, siêu nhiên thì đăng phật địa.

 

Con người không thể siêu nhiên là do có chỗ trụ, cho nên khi mình hồi quang phản chiếu, cái tâm cảnh thanh tịnh lúc đó chính là mật, “  thì mật ở trên thân mình ”. Nếu phật tánh của chúng ta là thanh tịnh, chúng ta phải dựa theo cái nhân thanh tịnh này mà tu, mới có thể chứng được quả thanh tịnh.

 

Huệ Minh sau khi nghe Lục Tổ khai thị, nhanh chóng nâng cao quán chiếu, một khi quán chiếu thì ly tướng, tâm tức khắc thanh tịnh. Cho nên Huệ minh nói : “ Tuy Huệ Minh ở Hoàng Mai, nhưng thật ra chưa tỉnh diện mục của mình. ” Cũng có nghĩa là chưa chứng ngộ đến bổn tánh thanh tịnh. Nay được chỉ thị, nâng cao quán chiếu, chiếu kiến bổn tánh thanh tịnh. Thanh tịnh có thể dùng ngôn ngữ để nói ra không ? đương nhiên nói không ra được, cho nên nói “ như người uống nước, nóng lạnh tự biết ”, đấy chính là thiên cơ.

 

Chúng ta nói tam bảo là thiên cơ, không thể tiết lộ, đó là cách nói phương tiện, hy vọng người cầu tam bảo không tiết lộ thiên cơ, cho nên nói đó là thiên cơ. Nhưng cái đặc biệt cần nhấn mạnh là nếu có thể dựa vào tam bảo mà tu trì, thâu nhiếp vọng tâm, hồi quang phản chiếu, khế nhập vô sanh mà đạt đến thanh tịnh, cái “ thanh tịnh ” này mới là thiên cơ thật sự. Bởi vì “ thanh tịnh ” là rời khỏi ngôn ngữ tướng, văn tự tướng, tâm duyên tướng, vốn dĩ không cách nào nói, không thể dùng lời nói truyền đạt, cho nên nói “ thiên cơ không thể nói ”. Nói triệt để hơn một chút, vốn dĩ không cách nào nói, “ như người uống nước, nóng lạnh tự biết ”.

 

“ Nay Hành giả tức là thầy của Huệ Minh rồi ” Bởi vì Lục Tổ thuyết pháp cho Trần Huệ Minh, cho nên Trần Huệ Minh mới nói : “ Bây giờ Hành Giả chính là Thầy của con ”

 

Lục Tổ nghe rồi bèn nói : “ Ngươi nếu thế này : chư pháp “ như ” một, không có một pháp nào không phải ” Trần Huệ Minh cũng ngộ nhập cảnh giới này rồi, “ chúng ta đã từng cùng ở Hoàng Mai cầu pháp nơi Ngũ Tổ, đều là đệ tử của Ngũ Tổ, ngươi phải thiện tự hộ trì chánh niệm ! ”

 

Huệ Minh sau khi đắc pháp, lại nói : “ Huệ Minh bây giờ nên đi đâu ? ” Lục Tổ nói : gặp “ Viên ” thì ngưng, gặp “ Mông ” thì ở ” . Viên chính là chỉ Viên Châu Phủ của Giang Tây, ở đó có ngọn núi Mông, Lục Tổ muốn Huệ Minh định cư ở núi Mông. Huệ Minh sau khi nghe xong chỉ thị, bèn từ biệt Lục Tổ, lui xuống dãy núi, nói với những người đã đuổi kịp theo sau rằng : “ Tôi đã ở trên dãy núi cao và đốc tìm qua rồi, nhưng chưa thể phát hiện ra tung tích của Huệ Năng, xin mọi người hãy đổi đường khác tìm kiếm. ” Mọi người nghe rồi cũng chẳng nghi ngờ, đều tưởng là thật.

 

Huệ Năng sau đó đã đến Tào Khê ( nay là cảnh nội huyện Khúc giang thuộc Quảng Đông ), lại bị kẻ ác truy lùng.

Đấy là chuyện sau khi chia tay với Huệ Minh, đã trải qua hơn 9 tháng rồi. Lục Tổ đã vượt qua Đại Dữu Lĩnh đến Tào Khê thôn Tào Hầu, gặp được Nữ Ni Vô Tận Tạng. Bởi vì Nữ Ni thường tụng “ Kinh Niết bàn ”, nhưng lại không hiểu nghĩa của kinh, còn Lục Tổ lại chẳng biết chữ, cho nên bèn do Nữ Ni đọc tụng kinh văn, Lục Tổ giảng giải nghĩa kinh cho Nữ Ni. Cứ thế trải qua hơn 9 tháng, lại bị những người đuổi theo tìm đến.

 

 

Do vậy, ngài bèn ẩn thân ở huyện Tứ Hội, tị nạn trong đội thợ săn, giúp đỡ trông giữ các con mồi, trước sau trải qua 15 năm trời. Trong đội thợ săn này là nơi sanh tử giao quan của động vật. Lục Tổ mỗi ngày bèn phải nhìn chúng sanh đang tàn sát lẫn nhau.

 

Các vị xem xem, Lục Tổ tu đạo trong môi trường ác liệt như thế này. Cho nên, tu đạo phải tu ở đâu ? ở phật đường chăng ? Phật đường chỉ là nơi để học đạo, tu đạo thật sự phải ở trong nhà, trong sinh hoạt hằng ngày; thoát ly sinh hoạt hằng ngày, thoát ly gia đình, tu đạo sẽ không cách nào viên mãn, là không cách nào thành tựu được. Đấy cũng là hàn Lão Tiền Nhân lúc còn tại thế thường nói : “ tu thiên đạo phải bắt đầu từ nhân đạo. ”

 

Trong thời gian sống với thợ săn, tùy cơ mà thuyết pháp giáo hóa thợ săn. Thợ săn cũng thường mời ngài trông giữ con mồi, mỗi khi nhìn thấy những động vật có cơ hội sống sót, cũng đều tận hết khả năng để thả nó đi.

 

Chữ “ Tận ” ở đây không thể xem là toàn bộ hết thảy, nếu Lục Tổ đem thả hết toàn bộ những con mồi, thợ săn rất nhanh sẽ biết được, thế thì làm sao có thể ở trong đội thợ săn đến 15 năm đây ? Do vậy, “ tận ” nên giải thích là tận hết khả năng có thể. Vậy thì nên thả như thế nào đây ? có hai thứ nguyên tắc nhất định phải tuân thủ : một là không để bị giám sát phát hiện, ví dụ như cứ 5,6 con thì thả 1 con, thì mới không bị phát hiện; hai là những con mồi được thả, nhất định phải không có bị thương, có thể sống sót.

 

Lúc ăn cơm cũng chẳng gây thêm phiền phức cho người khác, đem rau gửi vào trong nồi thịt nấu chung; hoặc khi có người hỏi thì trả lời : “ chỉ ăn rau bên thịt ”

 

 

 

 

Có một hôm, Lục Tổ tự cảm thấy cơ duyên thành thục, trong lòng nghĩ “ Đã đến lúc phải  đi hoằng pháp rồi, không thể nào lại ẩn náu suốt ngày ”, do vậy bèn rời khỏi đội thợ săn, đến chùa Pháp Tánh ở Quảng Châu, gặp đúng lúc Ấn Tống Pháp Sư đang giảng “ Niết Bàn Kinh ”.

 

Do trong chùa Ấn Tống pháp sư đang giảng kinh, ngoài chùa có cắm cờ phướn. Tác dụng  của cờ phướn này là báo cho chúng nhân biết trong chùa đang giảng kinh thuyết pháp hoặc bàn pháp sự.

 

Cờ phướn dao động nhẹ nhàng dưới cơn gió thổi. Lúc này, Lục Tổ nghe được hai vị Tăng nhân đang đối thoại, một vị nói là “ gió động ”, một vị nói là “ phướn động ”, hai vị tranh luận nhau không ngừng. Huệ Năng đi đến phía trước nói với họ : “ chẳng phải gió động, cũng chẳng phải phướn động, mà là tâm người động ”. Bởi vì nói “ gió động ” là chấp tướng của gió, nói “ phướn động ” là chấp tướng của phướn, cả hai người đều do tâm động mà chấp tướng. Mọi người nghe xong bèn kinh ngạc vô cùng.

 

Chân tâm vốn dĩ như như bất động, nếu chẳng khởi vọng tâm, tất cả cảnh giới tiệt nhiên bất động, tánh tướng như một, không có động tịnh. Sở dĩ cảm nhận được ngoại cảnh đang động là do tự mình đã khởi vọng tâm, cho nên Lục Tổ nói : “ tâm của người động ”.

 

Ấn Tống Pháp Sư nghe rồi, bèn thỉnh mời Lục Tổ ngồi lên thượng tịch, thỉnh giáo một số nghĩa sâu của phật pháp, còn ngôn từ thuyết pháp của Lục Tổ vô cùng đơn giản, nghĩa lý lại vô cùng thẳng thắn, không có trau chuốt ngôn từ. Ấn Tống Pháp Sư thấy những gì Lục Tổ nói, bèn biết nhất định là người phi thường, do vậy bèn muốn chứng thực với Lục Tổ, nói rằng : “ Hành Giả nhất định chẳng phải là người thường, đã từ rất lâu nghe nói y pháp của Hoàng Mai đã truyền đến phía nam, liệu có khả năng là Hành Giả đó chăng ? ” , còn Lục Tổ cũng nói rõ thân phận.

 

“ Không dám ”, chính là nhận một cách khách sáo, biểu rõ thân phận của mình.

 

Ấn Tông Pháp Sư cũng là người phi thường. Ông ta là đệ tử của Ngũ Tổ, sau khi Ngũ Tổ viên tịch, bèn đến chùa Pháp tánh của Quảng Châu. Trải qua 12 năm, Ấn Tống Pháp sư ở Quảng Châu đã là lãnh tụ của giới phật giáo đứng hạng nhất nhì, môn hạ đệ tử rất nhiều.

 

Khi xưa, Ngũ Tổ đem y bát truyền cho Lục Tổ, chuyện này ông ta đương nhiên là biết. Lúc ấy, ý kiến của Sư huynh đệ khác nhau, có người cho rằng là Ngũ Tổ đích thân truyền, có người cho rằng là Lục Tổ dùng sức đoạt lấy, chủ trương rằng nhất định phải giành lại về. Ấn Tông pháp sư chắc là thuộc phái chủ trương rằng Ngũ Tổ đích thân truyền, cho nên gặp Lục Tổ, bèn chấp lễ đệ tử, sau đó mời Lục Tổ cho xem tín vật đắc pháp – y bát mà Đạt Ma Tổ Sư lưu truyền xuống – cho mọi người xem.

 

 

Ấn Tống Pháp Sư hỏi : “ Khi Ngũ Tổ truyền phó y pháp, đã chỉ thị truyền thụ như thế nào ? ”.

 

Câu trả lời của Lục Tổ có ý nghĩa vô cùng sâu xa “ chỉ thụ tức vô, duy luận kiến tánh, bất luận thiền định giải thoát ” ( chỉ thụ thì không có, chỉ luận về kiến tánh, không luận về thiền định giải thoát).  Câu nói này là sự chơi chữ, ý nghĩa thứ nhất là : Ngũ Tổ không có đặc biệt chỉ thụ, chỉ bàn luận về kiến tánh, không bàn về thiền định giải thoát. Bởi vì thiền định giải thoát là rơi vào pháp hữu vi của ý thức, là không cách nào minh tâm kiến tánh được. Còn một ý nghĩa nữa là nói : Cái mà Ngũ Tổ chỉ thụ cho là “ Vô ”, chính là ý nghĩa bổn lai vô nhất vật; có thể khế nhập “ vô ”, cũng đã kiến tánh rồi. Ý nghĩa là nói ngay lúc đó “ kiến tánh ” chính là cái mà Ngũ Tổ đã chỉ thị. Nếu đã kiến tánh, hà tất lại phải đàm luận về thiền định giải thoát nữa ?

 

Ấn Tống Pháp Sư chưa thể khai ngộ ngay lúc đó, lại rơi vào suy tư, cho nên tiếp theo lại hỏi : “ Tại sao lại không bàn về thiền định giải thoát ? ”

 

Lục Tổ nói : Bởi vì thiền định và giải thoát là đối đãi nhau, là hai pháp, chẳng phải Phật pháp, Phật pháp là tất cả pháp đều như một, bình đẳng không hai, là pháp không có đối đãi nhau.

 

Tại sao phải giải thoát ? Bởi vì có trói buộc; vì để trừ đi sự trói buộc, cho nên dùng giải thoát để đối trị. Tại sao phải thiền định ? Bởi vì tán loạn; Vì để trừ đi tán loạn, cho nên dùng thiền định để đối trị. Đấy chính là “ vi ”, hữu sở tác vi, hữu sở tạo tác, đấy cũng là “ nhị pháp ”, là pháp đối trị nhau. Còn Phật pháp cứu cánh là bất nhị chi pháp. “ Duy luận kiến tánh ” chính là bất nhị chi pháp của phật pháp.

 

Cái mà Thầy truyền cho chính là tâm pháp mà các đời tổ sư đã truyền. “ Nhất chỉ trung ương hội ”, chính là chỉ luận về kiến tánh, trực tiếp khởi phát chân lý của tự tánh, đấy cũng là “ mạt hậu nhất chước ” – trực tiếp hoằng dương tánh lý; “ tích mạt ngôn ” là từ xưa đến nay chưa từng có người nói qua. “ Minh nhân tại thử tố nhất phiên ”, Minh Sư – người hiểu rõ chân lý; ở đây nói một lần cho đại chúng nghe, để đại chúng hiểu được chân lý của tự tánh, để cho chân tướng của chân lý của tự tánh được rõ ràng, vậy mới gọi là “ Bạch dương kỳ ”. “ Bạch dương kỳ ” trực tiếp truyền thụ tánh lý, cái truyền cho chính là bất nhị chi pháp của phật pháp.

 

Ấn Tống Pháp Sư lại hỏi : “ Phật pháp là bất nhị chi pháp, cái này nói thế nào đây ? ”

 

Lục Tổ nói : Pháp Sư giảng “ Kinh Niết Bàn ” , trong kinh thuyết minh “ kiến phật tánh ”, chính là bất nhị chi pháp của Phật Pháp.

 

Minh Sư nhất chỉ điểm, ở ngay lúc “ nhất chỉ trung ương hội ” , “ chỉ khai huyền quan kiến chân phật ”; “ kiến chân phật ” tức là kiến tánh. Cho nên nói Minh Sư nhất chỉ điểm, ngay lúc đó khế nhập bất nhị chi tánh thể.

 

Chúng ta nên tin chắc cái mà Tiên Phật nói : “ Nhất chỉ huyền quan thị cứu cánh ”; nhất chỉ điểm là diệu pháp cứu cánh, nhưng mọi người tuyệt đối không nên chấp chước huyền quan, Thầy nói : “ chấp chước huyền quan theo người đi ”. Lại nói : “ vọng liễu huyền quan dĩ thành Phật ”, quên đi huyền quan có phải là không cần huyền quan ? không phải. “ huyền quan ” là pháp, Phật Thích Ca Mâu Ni nói : “ Nầy các Tỳ Kheo, các ông phải biết rằng, Pháp của ta nói ra đó, ví như thuyền bè, đến pháp còn phải xả bỏ, huống chi là phi pháp ”. Từ bờ sinh tử này, mượn “ huyền quan ” thu nhiếp vọng tâm sinh diệt, khi đạt đến bất sanh bất diệt, bờ bến thanh tịnh thì không thể lại tiếp tục chấp thủ huyền quan nữa. Bởi vì nếu  vẫn còn chấp chước huyền quan, làm gì có thể nói là thanh tịnh ? lại làm sao có thể đến bến bờ ? Nhưng mà, nên ghi nhớ, nếu chưa diệt tâm sanh diệt, cũng có nghĩa là nếu vẫn chưa kiến tánh thì không thể xả bỏ huyền quan khiếu được.

 

Tiếp theo, Lục Tổ dẫn dụng “ Kinh Niết Bàn ”  quyển 21 đến quyển 26, Bồ Tát cao quý Đức Vương hỏi Phật về việc liên quan đến phạm trọng tội, phải chăng nên đoạn thiên căn phật tánh ? Phật giải thích cho Bồ Tát về ý nghĩa Phật pháp là bất nhị chi pháp.

 

“ Phạm tứ trọng cấm ” chính là phạm bốn giới nặng:  giới sát, giới đạo, giới dâm, giới đại vọng ngữ. Bình thường nhắc đến “ tứ trọng giới ” là đặt Sát ở phía trước, đó là đối với người tại gia. Nếu là người xuất gia thì là dâm, đạo, sát, vọng.

 

“ Ngũ nghịch tội ” chính là giết cha, giết mẹ, giết A La Hán, phá sự hòa hợp tăng, làm thân phật chảy máu; Ác ý làm tổn hại tượng phật cũng là làm thân phật chảy máu. “ Nhất xiển đề ” chính là người không tin phật pháp, đoạn diệt tất cả thiện căn.

 

Phật ở “ Kinh Pháp Hoa ”, “ Kinh Niết Bàn ” trước đây, đã từng đề cập đến phạm bốn tội nặng, ngũ nghịch tội, nhất xiển đề đều không thể thành Phật. Nhưng khi nói “ Kinh Pháp Hoa ”, kinh “ Niết Bàn ” lại nói chúng sanh giai hữu Phật tánh, rồi cũng sẽ thành Phật, lại nói Phật tánh bất đoạn. Như thế là mâu thuẫn không ? thật ra không mâu thuẫn; cái trước là thuyết phương tiện, hy vọng mọi người không nên phạm tứ trọng cấm, ngũ nghịch tội. và nhất xiển đề, nếu không thì Phật đạo khó thành. Sau đó, khi Phật sắp viên tịch, giảng “ Kinh Pháp Hoa ”, “ Kinh Niết bàn ”, nói chúng sanh đều có phật tánh, rồi cũng sẽ thành Phật, , cái này là nói thật. Cho nên tứ trọng cấm, ngũ nghịch tội, nhất xiển đề đương nhiên đều có thể thành Phật, chỉ là vấn đề thời gian.

 

Phật nói : Thiện căn có hai loại, một là thường, hai là vô thường. Phật tánh không phải là thường, cũng chẳng phải vô thường, cho nên phật tánh bất đoạn. Do vậy gọi là bất nhị chi pháp.

 

“ Thường ” chính là thường tại. “ Vô thường ” chính là vô thường tại, là có biến hóa.  Phật tánh chẳng phải là thường, cũng chẳng phải là “ vô thường ”. Lấy ví dụ giữa mặt trời và quả địa cầu. Do địa cầu tự xoay chuyển, cho nên sự phân biệt có ngày, có đêm. Ngày và đêm là đối lập nhau, nhưng đối với bản thân mặt trời mà nói, nó chẳng có ngày, đêm, chẳng có sự phân biệt giữa sáng và tối, nó là thường sáng mà siêu vượt hiện tượng đối lập giữa ngày và đêm.

 

Phật tánh cũng như vậy, nó không phải là sự đối lập nhau giữa thường và vô thường, mà là siêu vượt chân thường của cả hai, là linh minh bất muội, cho nên nói “ phật tánh phi thường phi vô thường, do vậy mà bất đoạn ”.

 

Một là thiện, hai là bất thiện. Phật tánh không là thiện, cũng chẳng là bất thiện, do vậy gọi là bất nhị chi pháp.

 

Bất nhị chi pháp là siêu vượt cái “ đối lập nhau ”. Có người nói phật tánh là “ tuyệt đối ”, như thế cũng không đúng, bởi vì “ tuyệt đối ”là đối với cái “ tương đối ” mà nói. Phật tánh là siêu vượt đối đãi, không ở giữa cái “ đối lập nhau ”, là không có phân biệt đối đãi.

 

Có, không có thiện căn là “ đối lập nhau ”, cái gọi là người này có thiện căn, người kia không có thiện căn, nguyên nhân dẫn đến có hay không có thiện căn là do trong đời quá khứ trồng xuống, tu trì mà hiển hiện ra ở kiếp này, khiến người ta cảm thấy anh ta có hoặc không có thiện căn. Sự thật thì có hay không có đều là sự đối đãi nhau, cho nên bất kể là có thiện căn hay không, đều có phật tánh. Người thiện có phật tánh, người ác cũng có phật tánh, cho nên phật tánh không phải là thiện, cũng chẳng phải là ác, là siêu vượt cái đối lập nhau, đấy là bất nhị.

 

Tu hành có cần phải khổ hạnh ?

 

Chúng ta nên hiểu rõ, tu hành thành Phật và nhịn đói chịu khổ không liên quan với nhau. Đạo ở chỗ ngộ, không ở chỗ chịu khổ, tuy chịu khổ có thể khiến tâm của chúng ta tương đối không vọng động hơn, người chịu khổ càng có thể hiểu được nỗi khổ của người khác, cho nên chịu tí khổ là có ích, nhưng không nên vì nói như thế mà đi chịu những cái khổ không đáng.

 

Lục Tổ truyền pháp, ngài cũng hiểu được giáo là do Tiên Thánh truyền, chứ không phải là Lục Tổ tự mình thông đạt hiểu rõ. Cho dù là ngài tự thông đạt hiểu rõ, cũng phải có Ngũ Tổ ấn chứng cho ngài, nếu đã là Ngũ Tổ ấn chứng cho ngài, thì là Ngũ Tổ truyền thụ cho ngài; cũng có nghĩa là cho dù tự mình khai ngộ, cũng phải thông qua ấn chứng của Tổ Sư, mà đã thông qua ấn chứng của Tổ Sư thì là do Tổ Sư truyền.

 

Lục Tổ nói : hy vọng người đắc được tâm truyền của một đời Tổ Sư có thể mỗi người tự tịnh hóa tâm của bản thân, sau khi nghe đạo có thể giải trừ những nghi hoặc trong tâm.

 

Sư Tôn nói : “ tu đạo vô tha, toàn tại hữu nghi tất vấn ” ( tu đạo chẳng có gì khác, có thắc mắc thì phải hỏi ). Nghi hoặc này không chỉ là nghi hoặc đối với nghĩa lý, cái gọi là “ nguyện giải Như Lai chân thật nghĩa ”, “ chiếu kiến ngũ uẩn giai không ”, đối với những chân lý này nếu vẫn chưa đích thân chứng được, vẫn còn có nghi hoặc; nếu như những nghi hoặc này đều có thể do giải ngộ mà tiến đến chứng ngộ thì không khác biệt gì với Thánh Nhân đời trước.

 

Thiện tri thức ! Người thế gian từ sáng đến tối trong miệng niệm kinh Bát Nhã mà không chứng Bát Nhã tự tánh, cũng giống như chỉ là miệng bảo ăn, nhưng lại không thật sự ăn cái gì vào, rốt cuộc cũng sẽ không thể no. Cùng đạo lý đó, nếu như chỉ là miệng nói Lý không, nhưng không thể dựa theo Bát nhã văn tự, nâng cao quán chiếu, tiến đến chứng đắc thật tướng Bát Nhã, cho dù trải qua vạn kiếp ( một đại kiếp = 1,343,840,000 năm ) , vẫn không thể kiến tánh, rốt cuộc cũng chẳng có ích lợi gì.

 

Thiện tri thức ! “ Ma ha bát nhã ba la mật ” là tiếng phạn. Trong kinh điển tiếng hoa chỉ là dịch âm, tiếng hoa gọi là “ đại trí tuệ đến bờ bên kia ”.

 

Số lượt xem : 572