Trích Lược Trọng Điểm Trong Lục Tổ Đàn Kinh ( Giải Kinh Đề )
Trước khi chính thức giảng giải kinh văn, trước hết dựa theo quy củ giảng kinh, đầu tiên sẽ giải thích về tựa của Kinh. Bộ Kinh này là “ Lục Tổ Đàn Kinh ”, toàn bộ tên gọi của nó là “ Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn Kinh ”.
“ Lục Tổ ” là Thiền Tông Trung Quốc từ Đạt Ma sơ Tổ truyền pháp cho Nhị Tổ Huệ Khả, Tam Tổ Tăng Xán, Tứ Tổ Đạo Tín, Ngũ Tổ Hoằng Nhẫn, đến Lục Tổ là Huệ Năng. Nếu tính từ chỗ Ấn Độ, thì Tổ Sư đời thứ nhất của Thiền Tông nên là Tôn Giả Ca Diếp. Cái gốc của “ Thiền ” là Thế Tôn tại Linh Sơn Hội niêm hoa thị chúng, Ca Diếp Tôn Giả khẽ mỉm cười, trở thành Tổ Sư đời thứ nhất của “ Thiền Tông ”, Thiền Tông là đến từ như thế. Thiền Tông truyền đến đời thứ 28, chính là Đạt Ma Tổ Sư. Đạt Ma Tổ Sư sau khi đến Trung Quốc, trở thành sơ Tổ của Thiền Tông; Lục Tổ Huệ Năng là tính từ Đạt Ma Sơ Tổ, nếu tính từ Ca Diếp Tôn Giả, thì Huệ Năng chính là Tổ Sư đời thứ 33.
Lục Tổ là Đại Sư của Thiền Tông Trung Quốc, “ Đại Sư ” cũng có nghĩa là Thiên Nhân Sư ( Thầy của người và trời ), Thiên Nhân Sư là một trong thập hiệu của Như Lai. “ Đại Sư ” là cách gọi tôn kính của phúc đức trí tuệ đầy đủ, nghiêm khắc mà nói, theo cái mà xưng hô trên kinh điển : chỉ có duy nhất Phật mới gọi là Đại Sư, cũng có nghĩa là chỉ có duy nhất Phật là có tư cách để gọi là Đại Sư, nhưng sau này cũng có người gọi Tổ Sư là Đại Sư, hoặc người đã chứng đắc “ lý nhất tâm bất loạn ”, và “ Minh tâm kiến tánh ” cũng gọi là Đại Sư.
Pháp Bảo là một trong Tam Bảo, dùng diệu pháp vô cùng chân quý mà chư phật đã nói, có thể giúp chúng ta đoạn hoặc chứng chơn, phá mê khai ngộ, đoạn phiền não khai trí tuệ. Pháp mà Lục Tổ đã nói đến đều là Phật pháp của Đại thừa viên đốn, cho nên gọi là “ Pháp Bảo ”
Vì sao lại gọi là Đàn Kinh vậy ? vào thời Nam Triều Lưu Tống, có một vị Pháp Sư Cầu Na Bạt Đà La, lập giới đàn ở chừa Pháp Tánh tại Quảng Châu và lập bia tiên đoán rằng : tương lai sẽ có một vị nhục thân Bồ Tát đến Đàn này thọ giới. Cũng có một vị Trí Dược Tam Tạng Pháp Sư vào năm đầu của kỷ nguyên của vua Lương Thiên Giám, đã trồng một cây Bồ Đề và tiên đoán : “ 170 năm sau, sẽ có một vị nhục thân Bồ Tát hoằng dương Phật Pháp Đại Thừa ở đây, độ vô lượng chúng sanh. ” Điều này ngẫu nhiên trùng hợp với việc Lục Tổ cạo đầu xuất gia hoằng pháp. Tuy rằng Lục Tổ trong sự nghiệp hoằng pháp 37 năm không chỉ giới hạn như thế, nhưng để kỷ niệm từ lúc bắt đầu cái Đàn này và lời tiên đoán của hai vị Pháp Sư, cho nên gọi là “ Đàn Kinh ”.
“ Lục Tổ Đại Sư Pháp Bảo Đàn ” là biệt đề, cái mà gọi là biệt đề là biểu thị có khác biệt với những kinh điển khác, biệt đề của mỗi bộ kinh điển đều không giống nhau, giống như “ Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật ”, “ Diệu Pháp Liên Hoa ”, “ Đại Bát Nhã ”, những cái này đều là biệt đề. Tựa kinh của mỗi bộ kinh đều có một chữ “ Kinh ”, chữ “ Kinh ” này là thông đề, nghĩa là thông hết thảy kinh điển.
“ Kinh ” trong tiếng phạn gọi là “ Tu Đa La ”, nghĩa tiếng hoa của “ Tu Đa La ” là khế kinh. Cái mà gọi là “ khế kinh ” là thượng khế diệu lý của chư Phật, hạ khế cơ duyên của chúng sanh. Kinh cũng có nghĩa là “ bất biến ”, không vì thời gian, địa điểm mà mất đị tánh thích dụng của nó. Kinh cũng có nghĩa là con đường, nó là một con đường chánh chỉ dẫn chúng ta chuyển phàm thành Thánh, dẫn đạo chúng sanh ra khỏi biển khổ của sanh tử, hướng đến con đường lớn quang minh của Niết Bàn.
“ Pháp Bảo Đàn Kinh ”, cái tựa kinh này là cái mà Lục Tổ bàn giao khi còn tại thế; Lục Tổ bảo với đệ tử : “ ta ở chùa Đại Phạm thuyết pháp đến nay, sao lục lưu hành, trước mắt gọi là “ Pháp Bảo Đàn Kinh ”. Cho nên tựa kinh của bộ kinh này là Lục Tổ khi còn tại thế đích thân đặt tên cho.
Kinh mà giáo trình lần này lựa chọn dùng đến là nguyên bản Tào Khê, nguyên Bản Tào Khê và bản Lưu Thông tuy đều cùng là 10 phẩm, nhưng ở tiêu đề và phẩm biệt lại có chút ra vào; phẩm thứ nhất trong bản Lưu Thông là “ Phẩm Hành Do ”, phẩm thứ hai là “ Phẩm Bát Nhã ”, Nguyên Bản Tào Khê thì đem hai phẩm này hợp làm một, gọi là “ Ngộ pháp truyền y đệ nhất ”, còn trong phẩm Phó Chúc của bản Lưu Thông, nguyên bản Tào Khê thì phân làm “ Pháp môn đối thị ” của phẩm thứ 9 và “ Phó chúc lưu thông ” của phẩm thứ 10. Cho nên, nếu dựa vào số phẩm mà nói thì đều là 10 phẩm, nhưng phẩm biệt và tiêu đề thì có chút không giống nhau; trên phương diện nội dung của kinh văn thì xấp xỉ tương đồng. Chỉnh thể mà nói, dùng nguyên bản Tào Khê tương đối là chính xác hơn, cho nên giáo trình lần này dùng nguyên bản Tào Khê.
Nguyên bản
Phẩm biệt |
Nguyên Bản Tào Khê |
Bản Lưu Thông
|
1 |
Ngộ pháp truyền y |
Phẩm Hành Do |
2 |
Thích Công Đức Tịnh Thổ |
Phẩm Bát Nhã |
3 |
Định Huệ Nhất Thể |
Phẩm Nghi Vấn |
4 |
Giáo thụ tọa thiền |
Định Huệ Phẩm |
5 |
Truyền Hương Sám Hối |
Phẩm Thiền Tọa |
6 |
Tham Thỉnh Cơ Duyên |
Phẩm Sám Hối |
7 |
Nam Đốn Bắc Tiệm |
Phẩm Cơ Duyên |
8 |
Đường Triều trưng chiếu |
Phẩm Đốn Tiệm |
9 |
Pháp môn đối thị |
Phẩm Hộ Pháp |
10 |
Phó chúc lưu thông |
Phẩm Phó chúc |
Nội dung của phần dịch chỉ là thiển kiến của dịch giả, tránh không khỏi có chỗ sai lầm và thiếu sót, kính mong các bậc cao minh đại đức vui lòng bổ chính.
Số lượt xem : 536