Trích dẫn từ Thiên Phật Viện Du Kí
Trích dẫn từ Thiên Phật Viện Du Kí
Dựa theo kinh Phật Thuyết Quán Di Lặc Thượng Sanh Đâu Suất Thiên mà Phật đã nói : Di Lặc Từ Tôn nơi Đâu Suất Đà Thiên vì chư thiên tử mà thuyết pháp bất thoái chuyển, tròn 56 ức vạn năm sau mới xuống cõi Diêm Phù Đề, như thế lẽ nào chẳng phải là vẫn phải đợi thời gian rất lâu rất lâu thì Long Hoa Hội mới có cơ hội khai diễn sao ?
Sư Tôn rằng : Đồ nhi ngốc ! con lại hồ đồ rồi ! Đại đạo là cái siêu vượt sự trói buộc của thời gian không gian; không thể quá chấp trước ở “ con số ” mà trong kinh phật đã nói. Thật ra Di Lặc Từ Tôn thời thời khắc khắc đều ở Diêm Phù Đề ( Thượng Đế thường ở bên cạnh con; Đại đạo chẳng có chỗ nào mà không tồn tại. Phật có trăm nghìn vạn ức hóa thân ). Đối với một tu sĩ thể hội hiểu sâu về tâm phật mà nói, Di Lặc Từ Tôn chẳng có lúc nào mà không ở bên cạnh người đó ( sống ở trong tâm ), đối với người đó mà nói thì vốn dĩ chẳng có sự phân biệt của “ đến đi ” ( sanh tử ), đương nhiên cũng chẳng có sự đối đãi giữa “ Thượng ( Đâu Suất Đà Thiên ) và hạ ( Diêm Phù Đề ) . Trên thế gian thường dựa vào niệm phân biệt của nhân tâm, tâm đối đãi để tranh biện những vấn đề mà không thành vấn đề, ví dụ như : Phật Di Lặc có phải là hiện nay đã giáng sanh ở nhân gian rồi ? Bố Đại Hòa Thượng ngày xưa có phải là Phật Di Lặc đến giáng sanh ? …
Các tu sĩ thường nói “ nhận lí quy chơn ”, “ Di Lặc ” chỉ là một cái văn tự danh tướng, thật ra tên của Phật chẳng phải là quan trọng tuyệt đối, quan trọng nhất chính là ý nghĩa thật mà cái tên đó đại biểu – Chân Lí. Chúng ta có thể nói cách khác, Di Lặc chính là chân lí; chân lí chính là Di Lặc. Chỉ cần các tu sĩ phù hợp với chân lí, chịu giống như tâm phật đại thừa Di Lặc đi bạt độ chúng sanh thì chính là quyến thuộc của Di Lặc, thậm chí có thể nói là hóa thân của Di Lặc. Từ nghĩa rộng mà nói, từ Nhất chơn Nhất Thiết chơn mà nói, từ chỗ chúng sanh chẳng khác phật, phật chẳng khác chúng sanh để suy luận thì chúng sanh chẳng khác Di Lặc, Di Lặc chẳng khác chúng sanh. Di Lặc chẳng rời chúng sanh mà là chúng sanh tự rời Di Lặc.
Lại nói Long Hoa Tam Hội là đại từ bi nguyện của Di Lặc Từ Tôn; đấy là nhân duyên quy y lớn của chúng sanh mạt thế. Chúng ta từ trong Kinh Di Lặc hạ sanh có thể hiểu rõ nhân duyên của việc Di Lặc Từ Tôn hạ sanh Diêm Phù Đề, chứng Phật dưới cây Long Hoa Bồ Đề, đại chuyển pháp luân là để thiết lập Nhân gian tịnh độ - thế giới đại đồng. Còn về việc nhân gian tịnh độ khi nào mới có thể thực hiện thì đấy chính là phải nhờ vào sự nỗ lực chung của mọi chúng sanh rồi.
Do đó, trong cái nhân duyên của việc Di Lặc Từ Tôn hạ sanh Diêm Phù Đề, làm cuộc thâu viên lớn có 2 điều kiện lớn :
1. Một là Di Lặc chắc chắn đến nhân gian chứng Phật
2. Hai là Nhân duyên của việc chứng phật chắc chắn là vào lúc hoàn thành nhân gian tịnh độ.
Do vậy mà Long Hoa Đại Hội là khi hoàn thành nhân gian tịnh độ mới khai diễn. Nếu như trong vài năm gần đây nhất, do sự nỗ lực của Chư Thiên Tiên Phật Thần Thánh và chúng sanh mà thúc đẩy đạt đến việc thế giới đại đồng trở thành hiện thực thì tự nhiên là thời cơ mà Di Lặc Từ Tôn hạ sanh Diêm Phù Đề, chủ bàn Long Hoa Hội đã chín muồi rồi.
Do vậy điều mà các tu sĩ nên nỗ lực chẳng phải là sự mong chờ mang tính tiêu cực bị động, mà là tích cực chủ động đem bản thân và những người có duyên hóa thành quyến thuộc hoặc hóa thân của Di Lặc, chỗ nào cũng thay trời tuyên hóa, rộng truyền phước âm để kì vọng nhân tâm sớm ngày 「人欲 淨盡天理流行」“ nhân dục tịnh tận thiên lí lưu hành ” ( dục vọng sạch hết thì phật tánh trí tuệ hiện ra ngay trước mắt ), khiến cho những kiếp nạn của nhân loại ( cũng là do cộng nghiệp dẫn đến ) hóa trừ ở vô hình, và còn xây dựng một quốc độ hoa sen của diện phật tâm phật mà dẫn đạo Di Lặc Từ Tôn sớm ngày hạ sanh cõi Diêm Phù Đề, đại khai Long Hoa Hội mà thâu viên 96 ức.
Phần mở rộng :
Thơ rằng :
Tâm ta tự có phật
Phật ta là chơn phật
( Ta ) nếu chẳng có phật tâm
Ở đâu tìm chơn phật ?
Bố Đại Hòa Thượng ở Phụng Hóa Minh Châu triều Lương đời Ngũ Đại có ngâm câu kệ rằng :
彌勒真彌勒
分身千百億
時時示時人
時人自不識
Di-lặc, chân Di-lặc
Phân thân trăm ngàn ức
Luôn luôn bảo người đời
Người đời tự chẳng biết.
Di Lặc tôn giả từ tâm vô lượng, chẳng bỏ chúng sanh của thế gian, quan sát thấy chúng sanh gặp phải sự xâm phạm của tam tai bát nạn và chịu đựng sự dày vò của những đau khổ sinh tử luân hồi, nên đã cửu chuyển thập sinh nhiều lần hóa tích nhân duyên, thị hiện ở nhân gian, ví dụ như :
Hạ sanh kiếp thứ nhất tên gọi là Đàm Ma Lưu Chi ( Phật Thế Tôn khai thị cho A Nan Tôn Giả )
Hạ sanh kiếp thứ hai tên gọi là Tì Kim Da Vô Cấu ( ghi chép trong Bi Hoa Kinh )
Hạ sanh kiếp thứ ba tên gọi là Hiền Hành ( Di Lặc Bồ Tát sở vấn bổn nguyện kinh )
Hạ sanh kiếp thứ tứ tên gọi là Vũ Thất ( Kinh Đại Bảo Tích )
Hạ sanh kiếp thứ năm tên gọi là Di Lặc ( Di Lặc hạ sanh kinh )
Hạ sanh kiếp thứ sáu tên gọi là Phó Hấp, người ta gọi là Phó Đại Phu ( Cảnh Đức truyền đăng lục )
Hạ sanh kiếp thứ bảy tên gọi là Bố Đại Hòa Thượng ( thời kì đường mạt )
Hạ sanh kiếp thứ tám tên gọi là Lí Đình Ngọc ( Vạn Tổ Quy chân kinh )
Hạ sanh kiếp thứ chín tên gọi là Từ Hoàn Vô, đạo hiệu Cát Nam ( Chánh Tông Đạo Thống Bảo Giám )
Hạ sanh kiếp thứ mười tên gọi là Lộ trung Nhất, đạo hiệu là Thông Lí Tử ( Chánh Tông Đạo Thống Bảo Giám )
Phật Di Lặc đại từ đại bi, trước khi vẫn chưa đại khai phổ độ, đã nhiều lần hóa thân nơi nhân gian, đều là để làm công tác chuẩn bị cho mạt hậu thâu viên, mục đích là để người đời cầu sanh Đâu Suất Thiên, lắng nghe Di Lặc giáo hóa dựa theo pháp tu trì, đợi công đức viên mãn, tương lai Di Lặc hạ sanh thành Phật, lúc khai diễn Long Hoa Tam Hội, lại theo Di Lặc hạ sanh nhân gian, hoàn thành sứ mệnh phổ độ thâu viên.
Đại bảo tích kinh quyển 88 viết rằng : Thế Tôn nói như thế này với Di Lặc Bồ Tát Ma Ha Tát rằng : " Di Lặc, ta phó chúc cho ông, mạt thế sau này, hậu 500 năm, lúc chánh pháp diệt, ông nên giữ gìn bảo vệ Phật, Pháp, Tăng bảo, chớ để đoạn tuyệt ! ”
Pháp âm bất thoái chuyển
Bát Nhã Tâm Kinh rằng “ hành thâm bát nhã ba la mật đa thời, chiếu kiến ngũ uẩn giai không …vô điên đảo mộng tưởng. ” Nếu đã chẳng có điên đảo thì chẳng có sự thoái chuyển.
Chúng sanh do mê ở Duyên, do vậy mà bên ngoài ( chấp ) trước nơi tướng, tùy duyên mà khởi niệm, phân biệt tạo tác, do vậy rơi vào vòng xoáy của sự thoái chuyển. Tu sĩ chấp ở Không, do vậy mà bên trong trụ ở Đoạn diệt, tùy diệt hỉ tịch (隨滅喜寂), phân biệt khổ vui, đối đãi thiện ác, nên có chỗ trụ, tất sanh quải ngại ( sự lo lắng, trở ngại chẳng thông ), một điểm chẳng thông, tức rơi vào sự thoái chuyển.
Lục Tổ Đàn Kinh rằng : “ 「心地無非自性戒,心地無痴自性慧,心地無亂自性定,不增不減自金剛,身去身來本三昧。」“ Tâm địa vô phi tự tánh giới, tâm địa vô si tự tánh tuệ, tâm địa vô loạn tự tánh định, bất tăng bất giảm tự kim cang, thân khứ thân lai bổn tam muội ”. Đấy là nói rằng tự tâm nếu chẳng có lỗi lầm sai trái thì tức là Giới thật sự của bên trong tự tánh – từ cái tâm chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác thì trực tiếp có thể đạt tới.
Tự tâm nếu chẳng có ngu si tức là Trí Tuệ thật sự bên trong của tự tánh – từ cái tâm chẳng hồ đồ mê muội về nhân quả, chẳng chấp Duyên, chẳng chấp Pháp, chẳng chấp Thiện, chẳng chấp Ác thì có thể thẳng đến.
Tự tâm nếu chẳng có tán loạn tức là cái Định thật sự của bên trong tự tánh – từ trong cái tâm chẳng phân biệt vọng chánh, giác mê mà có thể thấy được. Giới Định Tuệ chỉ hợp một thể, chẳng thể đổi biệt ! Cái pháp bất thoái chuyển tức là Bất Nhị Pháp ( cái pháp chẳng có hai ), tức là pháp giải thoát, tức là Bát Nhã, tức là Vô Niệm. Cái gì gọi là Vô niệm ? Nếu thấy tất cả các pháp mà tâm chẳng nhiễm trước thì là Vô Niệm. Các tu sĩ nếu trăm thứ chẳng nghĩ, cầu mong khiến cho niệm dứt tuyệt ( Đoạn diệt ) thì lại rơi vào pháp trói buộc, tức rơi vào biên kiến của sự thoái chuyển. Đàn Kinh lại nói rằng : “ chỉ cần tịnh cái bổn tâm, khiến cho lục thức ra khỏi 6 cửa, ở trong lục trần chẳng nhiễm chẳng tạp, đến đi tự do, thông dụng chẳng có ngừng trệ, tức là Bát Nhã Tam Muội, tự tại giải thoát, gọi là Vô Niệm Hành ! ”. Tự tánh có thể thanh tịnh chẳng nhiễm, chẳng dao động, tự do tự tại như thế thì có thể vào bất thoái chuyển !
Ghi chú : Biên kiến là ác kiến thiên về một bên, ví dụ như có người cho rằng con người sau khi chết đầu thai vẫn là người; bò, dê, heo, ngựa sau khi chết đầu thai chuyển thế vẫn là bò, dê, heo, ngựa, đấy gọi là Thường kiến. Lại ví như có người cho rằng con người sau khi chết tất cả mọi thứ đều quy về chẳng có, người chết như ngọn đèn đã tắt, đấy gọi là Đoạn kiến. Loại kiến giải sai lầm chấp đoạn chấp thường này đều thiên về một bên, do đó gọi là biên kiến.
弗貪生 不怕死 生死無碍
佈大慈 稟無緣 同體悲懷
執禪定 樂涅槃 小乘之涯
大乘行 無人我 是真如來
有為法 如夢幻 旁門果栽
無為道 最自然 天真獨開
化煩惱 變菩提 自觀自在
無二門 最尊貴 不染塵埃
出世心 入世行 並不對待
聖即凡 凡如聖 聖凡子亥
持道心 運良能 生活安排
不移步 不外求 淨土自在 哈哈
Chẳng tham sống, chẳng sợ chết, sanh tử vô ngại
Bố đại từ, bẩm vô duyên, đồng thể bi hoài
Chấp thiền định, vui Niết Bàn, là cực hạn của tiểu thừa
Đại thừa hành, vô nhân ngã, là chơn Như Lai
Pháp hữu vi, như mộng ảo, trồng quả bàng môn
Đạo vô vi, tự tại nhất, thiên chơn độc khai
Hóa phiền não, biến bồ đề, tự quán tự tại
Vô nhị môn, tôn quý nhất, chẳng nhiễm trần ai
Tâm xuất thế, hành nhập thế, chẳng có đối đãi
Thánh tức Phàm, Phàm như Thánh, Thánh Phàm Tí Hợi
Trì đạo tâm, vận lương năng, sinh hoạt an bài
Chẳng dời bước, chẳng ngoại cầu, tịnh độ tự tại. Ha ha.
Nam Mô Tế Công Hoạt Phật
Đại thừa bồ tát đạo vì sao có thể vào sanh tử mà chẳng sợ, hành đại từ mà vô duyên, chuyển phiền não thành Bồ Đề, sống ở thế gian mà như Niết Bàn, chuyển pháp luân như thiền định ? Đấy là cái công của Tam Pháp Ấn. Các đệ tử Bạch Dương nếu đã gặp được chánh đạo, vinh dự gánh vác thiên mệnh phổ độ Tam Tào, sao có thể chẳng ngộ sâu những nghĩa lí tinh yếu của Tam Pháp Ấn ?
Tam Pháp Ấn là những học lí căn bản quan trọng mà Tam thừa ( Thanh Văn, Duyên Giác, Bồ Tát ) cùng học trong phật học. Kinh Liên Hoa nói rằng : “ nhất thiết hành vô thường, nhất thiết pháp vô ngã, và tịch tịnh niết bàn, ba cái này là Pháp Ấn ”. Cái vô thường, vô ngã, chẳng có tánh sanh diệt này là những tiêu chuẩn chuẩn tắc để phân biệt phật pháp và ngoại đạo, phàm những ấn chứng khế hợp với 3 chân lí lớn này thì tức là phật pháp.
Tâm Kinh rằng : “ thị chư pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm ”. Các pháp là do duyên mà sanh, do duyên mà diệt. Đấy là dạy người phải siêu vượt tất cả các pháp, tất cả mọi sự việc, tất cả sự Có, Không; tất cả mọi tốt, xấu; sự giải thoát triệt để của tất cả mọi cao thấp trước sau, đến cả Không tánh cũng phải không chấp, đạt đến tất cả mọi thứ đều rốt cuộc bình đẳng.
Con người do “ ngã chấp ” mà chịu sự khốn nhiễu giày vò của ngũ uẩn, lục căn, do vậy mà khó hiểu và tiếp nhận đối với cái “ vô ngã ” . Triết học phương Tây rằng : “ Tôi tư duy nên tôi tồn tại ” cũng là đang nói rõ việc chúng sanh rất khó mà thoát khỏi sự ràng buộc của “ ngã chấp ”. Nghiên cứu nguyên nhân của nó thì đương nhiên là sự chấp trước quá mức của chúng sanh đối với thân mạng, tài sản, cho đến núi sông đại địa. Còn cửa phật lấy cửa “ Không ” để mà vào, “ Không ” là một con dao hai lưỡi; một lưỡi có thể khiến cho Bồ Tát tự đoạn dứt phiền não, cái nữa có thể khiến cho Bồ Tát chẳng sợ sanh tử, chẳng vui thích Niết bàn mà chỉ siêng năng độ hóa chúng sanh. “ Không ” chẳng qua là “ Nhân Ngã Không ” và “ Pháp Ngã Không ”
“ Pháp Ngã Không ” chẳng qua là đang trừ đi “ pháp sanh tử thế gian ” và “ pháp niết bàn xuất thế ”, cũng tức là thể ngộ cái tính hư ảo của sanh tử luân hồi và niết bàn giải thoát, như thế mới có thể chẳng sợ cái khổ của sanh tử, chẳng vui thích cái vui của Niết bàn.
Kinh Niết Bàn rằng : “ Nầy Thiện nam tử ! Phật tánh đã gọi là đệ nhứt nghĩa Không, đệ nhứt nghĩa không gọi là trí tuệ. Cái Không mà ở đây đã nói là chẳng thấy không và bất không. Người trí thấy không và bất không thường cùng vô thường khổ với lạc, ngã cùng vô ngã. Không là nói tất cả sanh tử. Bất không là nói Đại Niết Bàn. Nhẫn đến vô ngã chính là sanh tử. Ngã đó chính là Đại Niết Bàn. ”
Đoạn kinh văn này rõ ràng bảo với chúng ta rằng : cái gọi là “ Phật tánh ” chính là “ Đệ Nhất Nghĩa Không ”. Cái gọi là “ Trí Tuệ ” tức là ngộ được cái Đệ Nhất Nghĩa Không này – cái chơn không của Bất không mà không, Không mà chẳng không.
Kinh Viên Giác rằng : sự giải thoát, sự đại tự tại nên “ giống như tiếng ở trong hồng chung mà đã được đánh lên, kêu vang ra ngoài, phiền não với niết bàn không thể chận giữ người ấy, và bên trong phát ra sự thư thái vắng lặng ”, bởi vì sanh tử, niết bàn rốt cuộc đều Không, do vậy chẳng cần chán ngán sanh tử, vui thích Niết bàn, mà nên đời đời kiếp kiếp vào sanh tử để độ chúng sanh mà nơi tự tâm chẳng dao chẳng động, chẳng sợ chẳng vui, chẳng chấp chẳng xả !
Các Đệ Tử Bạch Dương nên thể ngộ đại dụng của “ Tam Pháp Ấn ” mới có thể hiểu tinh thần đại từ đại bi của chư thiên thần thánh đáo trang hạ phàm, cùng trợ thiên bàn. Tâm cảnh như thế lớn tựa thái hư, chẳng tham, chẳng sân, chẳng si, trí tuệ thường diệu sâu, thuận thiên hoạt bát, ứng duyên mà hành. Nếu có thể hành đạo như thế thì những thành kiến do phái biệt khác nhau mà sản sanh, sự tranh luận giữa tiên thiên hậu thiên, sự so đo giữa việc có thiên mệnh và chẳng có thiên mệnh, sự phân biệt giữa sanh và tử hết thảy đều trở về chẳng có; chẳng có thì hợp nhất, hợp nhất thì viên thông mọi thứ mà phản bổn hoàn nguyên ( khôi phục lại cái gốc, diện mạo ban đầu vốn có )
Số lượt xem : 777