BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thiên Đạo Chân lí giảng nghĩa ( 4 )

Tác giả liangfulai on 2023-05-12 21:31:03
/Thiên Đạo Chân lí giảng nghĩa ( 4 )

Chân lí giảng nghĩa ( 4 )


16. Nho giáo, Thích giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo cùng là như nhau chăng ? vì sao mà các pháp đã truyền lại khác nhau ?

17. Ngày mạt thế, thiên môn vạn giáo cái nào là thật ? thật sự rất khó mà nhận ra rõ. Chứng cứ về đạo của chúng ta là thật ở đâu ?

18.       Đã không dụng công phu ngồi thiền, lại chẳng niệm kinh, cũng chẳng cứu tế phóng sanh, sao có thể thành đạo ?

19. Cách nói của một chỉ liễu dứt sanh tử chưa hẳn dễ dàng như vậy, thật khiến cho tôi không dám tin hoàn toàn.

20. Có thiên thời như thế, thời cơ vận mệnh như thế, tôi nửa đêm tự nghĩ rằng ngày tận thế đã đến thì muốn cứu linh tánh sắc thân của tôi thì đi đâu để bảo đảm ? dựa vào cái gì đây ?

21. Con dựa vào cái gì để cầu đạo ? con cũng hiểu chăng ? sau khi hiểu rồi thì kết quả thực hành, ta nay bảo cho con nghe.

 

    乾元運轉應三陽  改盤換象拔賢良  

  萬敎齊發昧天理  魚目混珠看眼光

  趨炎附勢貪妄輩  錯認迷途如羔羊

  特此警告修道士  把握金線勿徬徨

  

 

Càn nguyên vận chuyển ứng tam dương

Cải bàn hoán tượng bạt hiền lương

Vạn giáo tề phát muội thiên lý

Ngư mục hỗn châu khán nhãn quang

Xu viêm phụ thế tham vọng bối

Thố nhận mê đồ như cao dương

Đặc thử cảnh cáo tu đạo sĩ

Bả ác kim tuyến vật bàng hoàng.

 

Dịch nghĩa :

 

Càn nguyên vận chuyển ứng tam dương

Cải bàn hoán tượng bạt hiền lương

 

Thiên thời vận chuyển đến thời kì Bạch Dương, đổi sang do Phật Di Lặc quản chưởng thiên bàn, Tế Công Hoạt Phật, Nguyệt Tuệ Bồ tát chưởng đạo bàn, bắt đầu Tam Tào Phổ độ, trời mở khoa tuyển để tuyển chọn những người hiền lương ( chỉ cần thật tốt mà tu bàn thì người người đều có cơ hội trở thành Thánh Hiền )

Vạn giáo tề phát muội thiên lý

Ngư mục hỗn châu khán nhãn quang

 

Hiện nay nghìn môn vạn giáo cùng lúc phát triển, có rất nhiều người khoác lác lừa dối tiền tài mà lấn át thiên lí lương tâm; những người dùng giả để thay thật để lừa dối người và dẫn người đi vào tả đạo bàng môn cũng rất nhiều, do đó mà các hiền sĩ phải cẩn thận, thật tốt mà dùng trí tuệ để phân biện tỉ mỉ, càng phải nhận lí thật tu để tránh hối hận không kịp.

 

Xu viêm phụ thế tham vọng bối

Thố nhận mê đồ như cao dương

Hiện nay những kẻ tham tâm vọng tưởng vì danh vì lợi trong vạn giáo lầm đem tả đạo bàng môn xem là chánh môn, giống như những con cừu lạc đường chẳng về được đến nhà ( thiên đường ) thì rất là nhiều.

Đặc thử cảnh cáo tu đạo sĩ

Bả ác kim tuyến vật bàng hoàng.

 

Đặc biệt cảnh cáo những người tu đạo các vị đây rằng phải nắm bắt thật chặt một đường kim tuyến này của Lão Mẫu, Tổ Sư, Sư Tôn, thật tốt mà tu bàn ( chớ có làm con cừu lầm đường lạc lối ), chớ có mà chần chừ bàng hoàng nữa làm lãng phí mất thời gian.

Ta là, Khảo Thí Viện Trưởng, phụng Mẫu mệnh đến giữa đàn, đã tham qua thiên giá, lại dùng những lời vắn tắt ngắn gọn để giảng giải.

 

16. Nho giáo, Thích giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo cùng là như nhau chăng ? vì sao mà các pháp đã truyền lại khác nhau ?

  

 Thơ rằng :

 

五敎源來是一家  因地因人設敎法  

形式雖殊皆一理  迷人妄自論你他   

 

Ngũ giáo nguyên lai thị nhất gia

Nhân địa nhân nhân thiết giáo pháp

Hình thức tuy thù giai nhất lí

Mê nhân vọng tự luận nễ tha.

 

Dịch nghĩa :

 

Ngũ giáo thì ra là một nhà

Tùy nơi tùy người mà thiết lập giáo pháp

Hình thức tuy khác đều một lí

Người mê vọng tự luận nàykia.

 

Trời sanh ra chúng dân tất dùng đạo để giáo hóa mà con người mới đắc được sự an cư lạc nghiệp. Nếu sanh ra mà chẳng giáo hóa, tuy là ông lão nhưng cũng sẽ giống như con nít vậy, tất vô tri vô thức, hình thành những phong tục thói quen xấu. Do đó những người trong thiên hạ mà chẳng phải là Thánh Phật thì Thánh Phật đều xem như là trẻ nhỏ mà tăng phần thương yêu bảo vệ. Từ xưa và nay, hàng nghìn vạn năm xã hội nhân sinh sở dĩ có thể tồn tại và tiếp diễn đến hôm nay hoàn toàn nhờ dựa vào những giáo hóa của Thánh Phật. Sự cai trị của Vua của một nước nếu như là cai trị mà chẳng giáo hóa thì dân tất sẽ chẳng phục. Do đó, trời mệnh cho ngũ giáo Thánh Nhân trước sau giáng thế, mỗi người ở một phương, tùy nơi tùy người mà thiết lập ra những giáo hóa. Nho giáo Khổng Tử, Thích giáo Như Lai, Đạo giáo Lão Tử, Hồi giáo Thánh Mohammed giáng sanh nơi Á Đông, Giê su Cơ Đốc giáng sanh ở Tây Âu. Từ đấy về sau, ngũ giáo mỗi vị lập giáo điều, mỗi vị lập ra các quy tắc, đem trách nhiệm giáo hóa người dân làm trách nhiệm của mình. Do đó đến nay, phong phạm mà các bậc Thánh nhân lưu truyền để lại vẫn còn tồn tại. Nếu như ngũ giáo đều đã phụng minh mệnh của trời mà truyền đạo, tuy rằng biện pháp của họ khác nhau, thật sự là dựa vào địa thế và phong tục tập quán truyền thống của người dân bá tánh nơi đó dẫn đến khiến cho trở thành như thế, tuy rằng tên gọi tuy khác, nhưng lí đều giống nhau.

 

Nho giáo lấy việc tồn tâm dưỡng tánh, chấp trung quán nhất để lập giáo, hai chữ trung thứ mà giáo hóa mọi người ( trung thứ : dốc hết tâm sức trung thành và đặt mình vào vị trí của người khác để suy nghĩ thay cho người khác ).

Thích giáo lấy việc minh tâm kiến tánh, vạn pháp quy nhất để lập giáo, hai chữ từ bi mà giáo hóa con người.

 

Đạo giáo lấy việc tu tâm luyện tánh, bão nguyên thủ nhất để lập giáo, lấy hai chữ cảm ứng mà giáo hóa mọi người.

Giê su cơ đốc lấy việc tẩy tâm di tánh, mặc đảo thân nhất để lập giáo, lấy hai chữ bác ái mà giáo hóa con người.

 

Hồi giáo lấy việc kiên tâm định tánh, thanh chân hoàn nhất để lập giáo, lấy hai chữ nhân ái mà giáo hóa mọi người.

 

Ngũ giáo lập ngôn ( ngôn luận học thuyết ) tuy rằng khác nhau, nhưng lí của chúng chẳng phải là khác nhau. Vả lại Thánh nhân của ngũ giáo lúc bấy giờ phụng mệnh truyền đạo để lập giáo hóa dân mà thôi, cho đến khi nhiệm vụ hoàn thành mà tâm pháp ấy thật sự vẫn chưa phổ truyền. Do đó Nho truyền đến Mạnh Kha ( Mạnh Tử ) mà tâm pháp mất. Đạo truyền đến Duẫn Hỉ mà đạo phong dứt tuyệt. Giê su lập giáo xong, vốn nghĩ đem tâm pháp phổ truyền. Do thiên thời chưa đến, thiên cơ không thể tiết lộ, do đó bị đóng đinh trên thập tự giá mà về trời. Thánh Mohammad sau khi lập giáo thì thiên mệnh lập tức thu hồi. Duy chỉ có Phật giáo ứng vận hồng dương, đơn truyền độc thụ, lưu truyền cho đến nay. Thế nhưng những hậu nhân của Ngũ giáo do chưa đắc thụ chơn truyền, bèn tập kết kinh điển của các vị Thánh Nhân, tín phục mà đọc tụng, ngỡ rằng đắc được cái chơn, cực kì đáng thương hại. Đến nay Ngũ giáo đều đã mất cái chơn, bởi vì vận đã chuyển sang thời Bạch Dương, là lúc chánh pháp phổ truyền đã đến. Hy vọng rằng các thiện nam tín nữ giác ngộ càng sớm càng tốt mà đi tìm kiến cái chơn, thật sự là phước phận của 3 kiếp đã tu.

 

Ghi chú :  tẩy tâm di tánh, mặc đảo thân nhất  : Thiên chúa giáo dùng lễ rửa tội, cầu nguyện, tẩy tâm thanh tịnh, đem những việc không như ý để biểu bạch với Thượng Đế, làm việc sai không tái phạm, tâm linh đắc được sự an tường, cầu nguyện với Thượng Đế tràn đầy hy vọng trở về nước trời của Thượng Đế, tâm tánh càng vui vẻ tự tại.

 

Kiên tâm định tánh, thanh chân hoàn nhất tâm chánh tánh kiên định, hạ quyết tâm khiến cho lương tâm bổn tánh, trừ bỏ đi cái giả dối bề ngoài để khôi phục lại bổn tánh thành thật đôn hậu. Những chùa Hồi giáo còn gọi là chùa Thanh Chơn, là đạo trường tu thân dưỡng tánh, rộng kết thiện duyên.

 

17. Ngày mạt thế, thiên môn vạn giáo cái nào là thật ? thật sự rất khó mà nhận ra rõ. Chứng cứ về đạo của chúng ta là thật ở đâu ?

 

Thơ rằng :

 時至末刧萬敎興  真假假真誰知清

惟有根深緣厚子  方識天道至上乘  

 

Thời chí mạt kiếp vạn giáo hưng

Chân giả giả chân thùy tri thanh

Duy hữu căn thâm duyên hậu tử

Phương thức thiên đạo chí thượng thừa

 

Dịch nghĩa :

 

Đến thời mạt kiếp vạn giáo hưng

Chơn giả giả chơn ai biết tỏ ?

Duy có người căn sâu duyên hậu

Mới biết Thiên Đạo tối thượng thừa.

 

Đúng vào những ngày mạt kiếp thì vạn giáo tề phát, ứng thời xuất hiện. Thế nhưng những người thiển kiến chẳng phân biện rõ chơn giả, chánh tà, hưng suy, khổ tu theo một cách mù quáng và dụng hết khổ công vẫn không thể thành tựu chánh quả, rất là đáng tiếc. Ta quan sát tỉ mỉ điều này, đặc biệt khuyên những người tu một cách mù quáng sớm quy về chơn tu. Những người chơn tu thì ôm chắc đạo mà tiến. Người đời các con chẳng rõ chơn giả tất sẽ lầm đường lạc lối. Mậu Điền ta thật chẳng nỡ lòng nào. Nay ta chấp bút bàn rõ chơn tượng của Thiên Đạo và những chứng cớ xác thật của Thiên Đạo ở dưới đây. Hy vọng các con ngộ rõ tường tận.

 

  1. Đạo chơn. Đạo vì sao là thật ? khảo chứng lại những pháp môn tu hành của tam giáo Thánh Nhân ( Nho, Thích, Đạo )  thì đều là dựa vào nhân nghĩa để xử thế, từ bi vi hoài, dùng từ tâm bi nguyện vô vi để đem lại lợi ích cho chúng sanh trong thiên hạ, dựa vào thế này để tu hành thì nhất định chẳng sai; hãy phụng hành đại bi đại nguyện phổ độ chúng sanh của chư tiên thần thánh mà đi làm, nhất định sẽ có thể cùng thành phật đạo, chớ có mà nghi ngờ. Phụng thiên thừa vận, vạn phật trợ đạo. Đối với việc Thiên Đạo ứng vận, phàm thuộc thiên môn vạn giáo, những kinh điển của Thánh Phật chẳng có cái nào mà không chứng minh. Tam kì phổ độ, Phật Di Lặc quản chưởng thiên bàn. Việc của Thiên Chân thâu viên mọi người hãy nghiên cứu tường tận, tự sẽ rõ chơn tượng.
  1. Cái thật của chơn lí : Ngôn luận độc nhất vô nhị, lập pháp vạn đời chẳng suy bại. Do đó Thiên Đạo hôm nay giảng rõ bí mật mà vạn Phật chẳng tiết lộ, khảo sát nghiên cứu cẩn thận những tinh thâm mà Thánh Phật chưa nói đến. Phàm những người có trí tuệ, mới nghe đạo nghĩa thì hoắt nhiên ( đột nhiên nhanh chóng ) biết sâu hiểu rõ, chẳng phải là cái mà lời nói có thể biểu đạt được.
  1. Cái chơn của Thiên mệnh : Đạo ta có đạo thống có thể minh chứng, giống như gia phả của con người vậy. Thiên Đạo thì Phục Hi, Thần Nông, Nghiêu Thuấn, Vũ Thang, Văn Võ, Chu Công, Khổng Tử, Nhan Hồi, Tăng Tử, Tử Tư, Mạnh Tử và đức Như Lai là những vị Tổ Sư đơn truyền độc thụ của các triều đại, cho đến Đạt Ma đến phương đông trở thành sơ tổ của phương đông, đến nay đã truyền đến 18 đời rồi. Từ đấy, hồng dương liễu đạo, thiên bàn chuyển giao, Bạch Dương nối tiếp hưng khởi. Phật Di Lặc ứng vận, Thiên Chân thâu viên là ứng vào những ngày mạt kiếp. Không chỉ những lời thỉnh cầu cầu nguyện của con người giống như lúc đại hạn người ta khát vọng nhìn thấy những dấu hiệu của mưa vậy, đến vạn linh của Tam Tào đều chung cất tiếng kêu gọi sự trợ giúp cứu rỗi. Thiên thời ứng, địa vận ứng, nghìn phật vạn tổ cùng tán đồng ủng hộ. Cái chơn của Thiên Mệnh chứng tỏ chẳng phải là giả. Hơn nữa, Những cái đã giảng đã nói, tất cả mọi hành vi mọi việc đã làm, tất cả mọi quy tắc điều lệ của lễ tiết trong đạo đều minh chứng rằng các vị Cổ Thánh tam vương thật sự là cái gọi là Thánh trước Thánh Sau cái đạo lý ấy là một. Từ đấy có thể thấy được cái chơn của Thiên Đạo.

 

18.     Đã không dụng công phu ngồi thiền, lại chẳng niệm kinh, cũng chẳng cứu tế phóng sanh, sao có thể thành đạo ?

Thơ rằng :        

 

修道且應尋捷徑  收效最速果易證

若以左旁盲修煉  猶如抱磚去磨鏡   

 

Tu đạo thả ứng tầm tiệp kính

Thu hiệu tối tốc quả dị chứng

Nhược dĩ tả bàng manh tu luyện

Do như bão chuyên khứ ma kính.

 

Dịch nghĩa :

Tu đạo vẫn nên tìm đường tắt

Thu được hiệu quả nhanh nhất quả dễ chứng

Nếu dựa theo tả đạo bàng môn mà tu luyện một cách mù quáng.

Thì giống như ôm gạch đi mài gương.

 

Cái gọi là tọa công ( ngồi thiền ) , đấy là tướng pháp của thời kì Hồng Dương.

Niệm kinh lạy phật, đấy là mạt pháp của thời kì Hồng Dương.

Cứu tế phóng sanh, đấy là sự nghiệp từ thiện.

 

Đẹp thì đẹp, thiện thì thiện, thế nhưng chẳng phải là chí thiện ( cực thiện ) . Đấy là Thánh Phật dạy người, ít tạo tội nghiệt, được hưởng thụ hồng phước mà thôi. Nếu dựa vào việc như thế này tức có thể thành đạo thì thật sự là giống như leo cây tìm cá vậy ( phương hướng và biện pháp không đúng thì không thể đạt đến mục đích ), chắc chắn khó mà đạt thành tâm nguyện. Hãy thử quán xem Thánh Nhân của tam giáo như Khổng Tử ngồi thiền lúc nào ? niệm kinh lúc nào ? cứu tế phóng sanh lúc nào ? thế nhưng mà người đời tôn xưng là Chí Thánh. Đức Như Lai được Phật Nhiên Đăng thọ kí, đàm đạo 6 ngày, hoắc nhiên đại ngộ. Đấy lẽ nào tọa công niệm kinh có thể thu được hiệu quả nhanh chóng như vậy ? Lão Quân ở đâu mà ghi chép việc tọa công niệm kinh ? Người đời nếu tưởng rằng niệm kinh thì có thể thành đạo, thử hỏi đức Như Lai, Khổng Tử, Lão Quân niệm kinh điển gì mà thành ? Bởi vì tất cả kinh điển là những hình tướng bên ngoài của văn tự mà sau khi Thánh Hiền Tiên Phật thành đạo để lại, là phần bề ngoài mà thôi ( giống như là vỏ của hạt gạo vậy ), chẳng phải là chỗ tinh tủy tinh hoa nhất.

                

Bí quyết tâm pháp của họ giống như gạo của hạt thóc; còn kinh quyển giống như là vỏ của hạt thóc, hãy thử nghĩ xem có thể ăn giải đói chăng ? Ngoài ra sự bần khốn của thế giới và những người lưu vong thì rất nhiều. Cho dù con đại từ đại bi, thí xả ngân lượng hàng chục hàng trăm để cứu tế, mùa đông thí xả vải bông, thí cơm xả cháo, quả có thể hoàn thành nhiệm vụ cứu tế chăng ? Theo ta quán thấy thì cho dù giàu có như Thạch Sùng, dùng hết gia sản để bố thí cứu tế cũng chẳng qua chỉ là như dùng một ly nước để dập tắt một trận lửa do củi đốt lên, lực lượng quá nhỏ, khó mà giúp giải quyết được vấn đề, e rằng những người do đói rét mà chết trái lại tăng nhiều thêm. Cho dù cứu được người ta một bữa cũng khó mà cứu được mãi mãi, càng khó mà nói đến việc cứu họ siêu thoát. Ví như việc phóng sanh, một người thả thì mười người giăng lưới bắt, có chỗ giúp được chăng ? Những hiền sĩ có tài trí ngộ một cái bèn biết được điều này.

 

Do vậy người tu đạo phải hiểu rõ thấu triệt cái lí của báo ứng, cái nghĩa của việc thưởng phạt, cải ác hướng thiện, độ hóa người đời cùng quy về đạo. Như vậy đời ít những kẻ ác thì tức có thể vãn hồi thiên tâm, ngựa thả núi, đao kiếm vào kho, mưa thuận gió hòa, ngũ cốc phong thu, những khốn khổ của con người đã kể trên sẽ chẳng có. Do đó nói rằng : cứu tế phóng sanh là việc thiện nhỏ, độ hóa người đời là việc thiện lớn. Các con hãy sớm cầu Tiên Thiên Đại Đạo, quán sát rõ ràng tâm pháp, noi theo tấm gương mẫu mực của Thánh Phật mà tu thì thành tựu ấy chẳng bao lâu sau tức có thể thực hiện.

Phật ta đây hôm nay ban cho một đoạn thơ, mong các con đều tuân thủ dựa theo :

 

    得道修道全始終  一心不二建奇功

    宏誓大願果了盡  不勞彈指了修行

Đắc đạo tu đạo toàn thủy chung

Nhất tâm bất nhị kiến kì công

Hoằng thệ đại nguyện quả liễu tận

Bất lao đạn chỉ liễu tu hành.


 

Dịch nghĩa :

 

Đắc đạo tu đạo toàn đầu cuối

Một lòng chẳng hai kiến kì công

Hoằng thệ đại nguyện liễu xong hết

Chẳng tốn chút sức xong tu hành.

Tu đạo ngày nay khác với ngày xưa, chẳng cần phải từ bỏ gia đình sự nghiệp, rời vợ xa con. Tại gia tức là xuất gia. Đắc đạo tức có thể tu thành, chẳng có phân biệt sĩ nông công thương, già trẻ nam nữ, phú quý bần cùng đều không làm trở ngại công việc, sự nghiệp của họ. Cái pháp tu hành đơn giản dễ dàng, tuân theo những lễ nghĩa của Nho giáo, những quy giới của Thích giáo, công phu của Đạo giáo. Pháp của Tam Giáo hợp thành một thể. Hãy đích thân tự mình đi thực hành, chẳng cần hư giả, người người đều có thể thành tựu. Cái dễ dàng của việc tu hành tức là những lão bá tánh bình thường, những nam nữ vô tri cũng có thể hành được. Nam nữ già trẻ cũng có thể thành tựu. Những trí sĩ, minh triết ( những người hiểu sâu rõ sự lí ) cũng không thể thông suốt triệt để sự vi diệu của nó. Do đó đức Khổng Thánh nói rằng : “ 君子之道。造端乎夫婦。及其至也。察乎天地。” “ Quân tử chi đạo, tạo đoan hồ phu phụ, cập kỳ chí giã, sát hồ thiên địa ”. ( Đạo mà bậc quân tử thi hành là bắt đầu từ những những đạo lí thiển cận mà những nam nữ bình dân đều hiểu được, phát triển tới cảnh giới cao thâm thì có thể quán sát hiểu rõ ràng tượng tận cái trung đạo của tất cả mọi sự vật giữa đất trời )

 

 君子之道,費而隱。夫婦之愚。可以與知焉。及其至也。雖聖人。亦有所不知焉。” “ Quân tử chi đạo phí nhi ẩnPhu phụ chi ngu, khả dĩ dự tri yên. Cập kỳ chí giã, tuy Thánh nhân diệc hữu sở bất tri yên. ” ( Đạo Trung Dung mà bậc quân tử thi hành thì rộng lớn nhưng tinh vi. Nói đến những đạo lí thiển cận của Trung Dung thì cho dù là những nam nữ bình thường mông muội chẳng có tri thức cũng có thể khiến cho họ hiểu được ý nghĩa thật của cái đạo Trung Dung, thế nhưng nói đến những đạo lí thâm sâu ảo diệu của cái đạo Trung Dung thì ngay cả bậc Thánh Nhân e rằng cũng có chỗ không hiểu rõ ).

“ 夫婦之不肖。可以能行焉。及其至也。雖聖人亦有所不能焉。” “ Phu phụ chi bất tiếu khả dĩ năng hành yên. Cập kỳ chí giã, tuy Thánh nhân diệc hữu sở bất năng yên. ” ( Nam nữ bình thường tuy không có đủ thông minh nhưng cũng có thể thi hành đạo của Trung Dung, còn về cảnh giới cao nhất của đạo lý, ngay cả bậc Thánh nhân cũng có chỗ không thực hiện được ). Do đó cái diệu của Thiên Đạo, người sâu thì nhìn thấy cái sâu của nó, người cạn thì chỉ thấy cái cạn của nó. Người có căn thì hiểu, thì tu. Người chẳng có căn thì nghi ngờ, chần chừ trì hoãn. Tuy có cái dễ của thời nay cũng khó tránh có cái quả chẳng ra hồn. Những người không tu thì nguyên nhân là ở đâu ? Rằng : đạo do thầy truyền, tu do bản thân. Phật rằng trời mưa tuy lớn nhưng không nhuận cỏ không rễ, cửa phật tuy rộng nhưng khó độ người vô duyên. Phật quả tuy đẹp nhưng không cùng người keo kiệt. Thiên Phật tuy từ bi nhưng chẳng cho phép người vô chí được vào cảnh ấy. Do đó nói rằng : Thiên đạo dễ đắc được mà khó thành, chẳng có cái chí vĩnh cữu thì e rằng sự việc sắp thành công thì gặp thất bại. Ta nay nói đến đây, mọi người đều đã ngộ. Ta thâu kê, khấu đầu từ giá với Thiên Mẫu. Ngày sau lại đến, thoái.

 

**************************************************

Đại địa bị che khuất bởi sự đen tối nghìn tầng. Khói mù bao phủ lấy thành phố sông ảm đạm. Thật đáng thở dài. Cái vũ trụ đầy mây đen tối mù này đến bao giờ mới được chiếu sáng ra lại sự quang minh tươi đẹp. A ! Chân lí giảng tập nay đã tuyên bố kết thúc. Mười bảy tiết đoạn tân thanh cảnh cáo người đời này tuyên bố rõ cho tất cả những giấc mộng ngọt ngào của những kẻ mê muội, bắt đầu làm giác ngộ tỉnh táo những sự ngu muội vô tri của họ. Những chân lí độc nhất vô nhị này là chiếc pháp thuyền quý báo của mạt thế, là ngọn đèn sáng của xã hội. Mọi người hãy vô cùng thành khẩn toàn tâm toàn ý mà phát dương tinh thần mới của đạo đức, làm dây dẫn cho sinh kế của nhân dân những ngày tận thế, làm sự tiên phong của vạn linh quy căn, hãy nỗ lực lên ! Chân lí của Thánh đạo hoàn toàn cậy vào các con làm phát dương quang đại. Hãy hăng hái mạnh mẽ lên ! Sự nghiệp của Thánh Hiền, hãy triển hiện sự tiên phong của các con. Các đồng bào thân yêu, hãy hướng lên trên con đường của Thiên quốc mà phóng lên. Ta là, Mậu Điền Sư huynh, phụng sắc chỉ đến Phật đình, tham yết giá của Minh Minh Thượng Đế. Các sư đệ hôm nay bế ban ( kết thúc lớp học ) , Thần nhân đều vô cùng vui vẻ chúc mừng; tất cả đều hoan hỉ. Sau khi bế ban rồi thì hãy dựa pháp mà tín thụ phụng hành.

 

19. Cách nói của một chỉ liễu dứt sanh tử chưa hẳn dễ dàng như vậy, thật khiến cho tôi không dám tin hoàn toàn.

Thơ rằng :

迷為眾生悟即佛  頓法一指靈灑陀

朝聞天道夕死可  速效才證道無訛    

 

Mê vi chúng sanh ngộ tức phật

Đốn pháp nhất chỉ linh sái đà

Triều văn thiên đạo tịch tử khả

Tốc hiệu tài chứng đạo vô ngoa.

Dịch nghĩa :

 

Mê là chúng sanh ngộ tức phật

Đốn pháp một chỉ linh tánh phóng quang minh

Sáng nghe thiên đạo tối chết cũng được

Hành động nhanh mới chứng đạo chẳng sai.

 

Thiên tánh của con người từ hội Dần rơi vào hồng trần, những oan nợ chồng chất mà lũy kiếp đã tạo dẫn đến việc tự mắc vào bẫy lưới, khốn trong luân hồi, bội giác hợp trần ( tham luyến trần thế, chẳng nghĩ đến sự giải thoát, cam nguyện luân hồi ), tham luyến trầm mê ở những trò vui chơi giải trí mà chẳng chịu rời khỏi, lưu luyến đến nỗi quên mất việc trở về nhà. Sáu vạn năm nay chuyển biến không ngừng. Nay đến những ngày mạt kiếp, Hoàng Thiên từ bi đặc xá, phổ giáng kim tuyến đại đạo để những phật tử có duyên đều đăng bồ đề giác lộ ( con đường giác ngộ bồ đề ), cùng siêu sanh tử luân hồi. Người đời sở dĩ những người không tin sâu thật sự là do nghe nhìn ít, kiến thức thiển lậu nên khi gặp phải những sự vật không thường thấy thì cảm thấy là kì quái. Nay vào thời khoa học hưng thịnh, ta sẽ lấy khoa học để làm một ví dụ.

 

Nhớ lại nghìn năm về trước vẫn chưa có bưu điện, lúc bấy giờ dù gần vài trăm dặm, việc đưa thư gửi thư dùng tiền để thỉnh cầu vẫn có cái chưa thể đạt đến theo kì hạn đã ước định. Nay khoa học tiến bộ, tuy nghìn vạn dặm, phí tổn cực nhỏ mà tốc độ nhanh đạt đến của nó thật sự là gấp vạn lần so với thời cổ xưa. Vì sao mà có thể nhanh được như vậy ? đấy là do được sự khổ tâm nghiên cứu của khoa học 200 năm nay. Các con vào trăm năm về trước như cho là bưu điện nhanh mà tồn tâm niệm nghi ngờ thì lẽ nào chẳng phải là ngu ? Nay đạo cũng như vậy. Tu theo lối xưa thì cần phải dụng công vài trăm năm vẫn khó mà có thể thành tựu. Nay lại vì duyên cớ gì ? là do mạt kiếp cực kì to lớn vô cùng. Thánh Phật hồng từ để cho chánh pháp phổ truyền, khiến cho những thiện nam tín nữ đều có thể được biết, cũng thật là điều bất đắc dĩ. Người đời nếu lấy việc đắc được dễ dàng mà nghi ngờ thì lẽ nào chẳng phải là ngu ? lẽ nào chẳng phụ từ tâm của Thánh Phật ? Thật sự chánh pháp tức đốn pháp, một chỉ bèn liễu dứt sanh tử. Việc thành Thánh thành Tiên thành Phật chẳng gặp phải thời kì này thì làm sao có thể gặp được, lại giống như khoan gỗ để lấy lửa ( là cách mà thời đại thượng cổ dùng đá nhọn để khoan gỗ, dựa vào sự cọ sát sanh nhiệt mà nhóm lửa ). Người hiểu rõ cách ấy thì tiết kiệm sức lực mà hiệu quả dễ dàng; người hồ đồ chẳng rõ cái lí ấy cho dù có đem gỗ lớn khoan nát cũng khó mà lấy ra được chút ít lửa.

 

Lại đưa ra những lời của Thánh Phật mà chứng minh, Kinh Phật rằng : Người hiểu rõ cái chơn thì một bước trực siêu. Kẻ hồ đồ mê muội chẳng rõ lí thì cực khổ đến chết cũng chẳng có thành tựu. Lại nói rằng : một điểm lộ ra kim cang thể, biến thành vạn kiếp bất hoại thân, như việc trực liễu thành phật của Lục Tổ, một điểm tránh Diêm La của Đạt Ma. Khổng Tử rằng : sáng nghe đạo tối chết cũng được. Đạo Tổ rằng : nhất điểm bèn thành. Tục rằng : nhất điểm tức phá. Kinh rằng : 無禪有淨土。萬修萬人去。有禪無淨土。萬修萬人迷。Vô thiền hữu tịnh độ, vạn tu vạn nhân khứ. Hữu thiền vô tịnh độ, vạn tu vạn nhân mê. Những lời ấy đều là những chứng cứ xác thật, chẳng có chút nghi ngờ. Hy vọng rằng những hiền sĩ có tuệ mục ( có con mắt có thể hiểu thấu triệt chân lí ) hãy nghĩ đi nghĩ lại, tự có thể hóa nghi ngờ thành niềm tin. Điều quan trọng là tin và hành tiếp tục chẳng ngưng mới là mẹ của công đức. Lại rằng : biết dễ mà hành khó. Những người tu Thiên Đạo hiểu rõ điều này hãy thiết thực nỗ lực mà thực hành. Đương nhiên là làm viên mãn việc biết và hành cũng chẳng dễ dàng.

 

 Description: https://e.share.photo.xuite.net/liangfulai29062009/1ed2db5/15432637/825351416_m.jpg

 

20. Có thiên thời như thế, thời cơ vận mệnh như thế, tôi nửa đêm tự nghĩ rằng ngày tận thế đã đến thì muốn cứu linh tánh sắc thân của tôi thì đi đâu để bảo đảm ? dựa vào cái gì đây ?

 

Thơ rằng :

 

世界末日已降臨  天演淘汰收惡人

修道保險逃脫路  惟德是輔豈虛云    

 

Thế giới mạt nhật dĩ giáng lâm

Thiên diễn đào thải thu ác nhân

Tu đạo bảo hiểm đào thoát lộ

Duy đức thị phụ khải hư vân ?

 

Dịch nghĩa :

 

Ngày tận thế đã giáng lâm ( đến )

Sự biến hóa của giới tự nhiên đào thải thâu những kẻ ác.

Tu đạo bảo đảm chắc chắn là con đường thoát

Ông trời công chánh vô tư chỉ giúp đỡ những người có đức, lẽ nào lại nói giả ?

 

Thế giới hiện đại, khoa học tiến hóa, có thể gọi là đạt đến đỉnh điểm cao nhất. Sự sáng tạo về vật chất có thể gọi là văn minh đỉnh điểm. Sự hưởng thụ của nhân loại có thể gọi là vô cùng tiện lợi, là dấu hiệu của thời đại hưng vượng phồn thịnh. Ngày tận thế, chẳng biết nên bắt đầu nói từ đâu, ta bây giờ tạm nói một ví dụ. Hy vọng mọi người hãy chú ý.

 

Sự tiến hóa của khoa học vật chất giống như một đóa hoa tươi vậy. Đóa hoa ấy nở đến cực điểm tất sẽ dần dần khô héo tàn úa. Cổ nhân nói rằng “盛極必衰。否極泰來thịnh cực tất suy, bĩ cực thái lai ” ( hưng thịnh đến cực điểm thì sẽ suy bại; nghịch cảnh đạt đến cực điểm thì sẽ chuyển hóa sang thuận cảnh, tình hình sau khi xấu đến cực điểm thì sẽ dần chuyển sang tốt ) , chính là cái ý này. Hãy thử xem hiện nay, hạo kiếp đầy khắp nơi chẳng ngưng, vật chất thiếu thốn, rơi vào tình huống khốn cùng tuyệt vọng, nhân loại tử vong, vô cùng nghiêm trọng chẳng cách nào hình dung hay dùng lời nói để nói rõ. Con nếu như muốn khiến cho linh tánh sắc thân ở trong cái khốn khổ tử vong mà cầu đắc được sự sống còn thì trước hết phải nhận rõ mục đích đến của hạo kiếp. Những hạo kiếp này là sự đào thải của sự thay đổi của giới tự nhiên, Đào thải là vì cái gì ? trong số nhiều phần tử tội ác, cho dù những người bị đào thải kiếp này chẳng có những hành vi cử chỉ ác xấu, kiếp trước cũng tất có gieo cái nhân ác xấu, chính là cái gọi là nợ mạng thì đền mạng, nợ tiền thì trả tiền. Có người nói rằng nay nếu đã là sự đào thải của sự thay đổi của giới tự nhiên, chính là ngày mà người ưu tú thì thắng, kẻ yếu kém thì bại, kẻ mạnh thì hiếp yếu. Tôi nên tranh giành quyền thế, tích trữ tài sản để bảo vệ tự bản thân, chẳng phải là mưu trí sao ? Lời nói tuy là như thế, nhưng sự thật thì lại chẳng phải. Vốn dĩ con người nhất định tuy có thể thắng trời, thế nhưng trời nhất định cuối cùng có thể thắng người. Công lý rốt cuộc sẽ thắng trội hơn cường quyền.

 

 Hãy quán thử xem Tần Hoàng, Sở Bá của thời xưa, Đức Hoàng, Nhật Hoàng của thời hiện đại đều từng có những cách nghĩ tưởng tượng lập dị không phù hợp thực tế, không hợp lí và chẳng thể nào thực hiện được. Họ muốn dùng cường quyền để khống chế thế giới. Kết quả là bởi vì đi ngược lại với công lý nên dẫn đến cái họa của quốc vong, thất bại bị bắt đi đày, vua và dân bị những người ngoại tộc vào làm chủ; dùng đất nước để so sánh người thì xưa nay chưa từng không như thế. Nếu khi kẻ cường bạo đắc được quyền thế, giữa nước và nước, người và người nhất định sẽ thảm sát lẫn nhau, toàn cầu hủy diệt; chẳng đợi ta nói cũng có thể biết. Do vậy nói rằng : kẻ tàn bạo thì chẳng có kết cục tốt đẹp. Kẻ háo thắng tất sẽ gặp kẻ địch, đấy là cái lí mà vĩnh viễn không thay đổi. Duy chỉ có công lý đại đạo mới có thể chiến thắng tất cả. Duy chỉ có những người phụng hành công lý mới có thể vượt qua thoát khỏi sự đào thải của những thay đổi của giới tự nhiên.

 

Thế nhưng thế đời hiện nay ở đâu là công lý ? người nào có công lý ? chẳng có chút gì phải nghi ngờ. Phải gán trên thân của những người đạo đức nhân nghĩa. Thế nhưng những hạng người thế này tuy rằng kiếp này có đạo đức, nhưng kiếp trước là thiện hay là ác ? Nếu kiếp trước tạo nghiệt nợ nần thì lại làm sao có thể trốn thoát ra khỏi sự đào thải ? Do vậy loại như thế này vẫn cần phải dựa vào công đức quảng đại mới có thể thoát ra khỏi sự đào thải. Phật rằng : có công đức bù đắp cho những tội lỗi của kiếp trước. Có đức có thể tiêu những oán thù mà kiếp trước đã kết. Nho gia rằng : “皇天無親。惟德是輔 Hoàng thiên vô thân, duy đức thị phụ ” ( Ơn trên công chánh vô tư, vẫn cứ hay giúp những người phẩm đức cao thượng ). Ý là ở đấy. Nếu có thể liễu dứt tận hết những nghiệp chướng của kiếp trước, kiếp này tội nghiệt liễu xong tự nhiên lúc sống có thể thoát kiếp nạn, chết có thể trở về thiên quốc, lẽ nào đấy chẳng phải là thân tánh đều được sự bảo đảm thiết thực đó ư ?

 

21. Con dựa vào cái gì để cầu đạo ? con cũng hiểu chăng ? sau khi hiểu rồi thì kết quả thực hành, ta nay bảo cho con nghe.

 

Thơ rằng :

 

求道並非憑金錢  端賴宏願表壇前

若是真能將願了  功成果竣證高蓮                         

 

Cầu đạo tịnh phi bằng kim tiền

Đoan lại hoằng nguyện biểu đàn tiền

Nhược thị chân năng tương nguyện liễu

Công thành quả thuyên chứng cao liên.

 

Dịch nghĩa :

 

Cầu đạo chẳng phải dựa vào tiền

Toàn dựa vào hoằng nguyện biểu bạch trước Phật đàn.

Nếu thật sự có thể liễu nguyện

Công quả hoàn thành chứng được đài sen cao vợi.

 

Những trải nghiệm của quá trình cầu đạo con vẫn nhớ chăng ?

 

Thứ nhất : Cần Dẫn Bảo Sư khuyến độ.

Thứ nhì : Cần có phật duyên của bản thân

Thứ ba : Cần Tổ tiên có đức để lại

Thứ tư : Cần phải nộp chút tiền công đức phí mua trái cây dùng để cúng phật. Nếu như bốn điều này đều có đủ vẫn khó mà hoàn thiện thủ tục nhập đạo. Điều quan trọng nhất chính là vẫn cần phải phát nguyện trước phật. Những nguyện ấy là gì ? Tức là sau khi đắc đạo thì :

 

 

  1. Phải tín tâm phụng hành.
  2. Triệt để chỉnh sửa lại cho đúng những lỗi lầm trước đây.
  3. Không được khẩu thị tâm phi ( miệng thì nói rất tốt mà trong lòng lại nghĩ khác, lời nói và tâm nghĩ không nhất trí với nhau ).
  4. Không được lùi bước chẳng tiếp tục tiến về phía trước.
  5. Không được xem thường Tổ Sư.
  6. Không được xem thường Tiền Nhân.
  7. Không được xóa bỏ sửa đổi những quy tắc điều lệ của nhà Phật.
  8. Không được tiết lộ tâm ấn diệu quyết.
  9. Phải độ bạn bè người thân cùng cầu đạo.
  10. Phải thực hành làm Tiền Hiền, lượng hết sức mà làm.

 

Mười điều kể trên không được vi phạm. Nếu không thì khó tránh khỏi cái tội phải bị ơn trên khiển trách trừng phạt. Phàm là những đạo thân của ta, mỗi người đều nên cẩn thận. Các vị sau khi cầu đạo xong, nếu như thật tâm dốc sức mà hành, cái cách thành tựu cực kì là dễ dàng. Chẳng những có thể liễu dứt xong hết những oán thù lỗi lầm, vượt qua cửa ải khó khăn, còn có thể dựa vào công đức của mình mà vĩnh chứng phật quả, con cháu cùng vinh. Thế giới của hoạt phật là phước thọ vô tận. Niềm vui của thiên nhân, huyền tổ cùng triêm, hương khói vạn đời, hiến tế nghìn thu, vĩnh viễn lưu truyền mà không bị mai diệt. Các vị minh triết trí sĩ, vạn lần chớ để mất đi thời kì tốt đẹp này. Đấy là kỳ vọng tha thiết của ta. Nói đến đây thôi, từ giá với Lão mẫu. Tạm biệt mọi người, ta trở về trời đây.

 

 

 

Số lượt xem : 1253