Thay đồ nhi gánh nghiệp
Đã từng có pháp hội nọ, sau khi thầy Tế Công đến Phật đường, có vị Điểm Truyền Sư khấu cầu xin Thầy rằng : “ Tam Tài đều là những người xả thân bàn đạo, sau khi các vị Tiên Phật khác thoái khiếu rồi, họ đều có thể nhanh chóng phục hồi lại sức, thế nhưng chỉ có khiếu thủ mà thầy mượn thì tối thiểu phải nghỉ dưỡng một ngày trời mới có thể phục hồi lại sức, đệ tử con đây cầu xin Thầy từ bi chớ có để cho Khiếu Thủ chịu nỗi khổ lớn như vậy nữa. ”
Thầy Tế Công đột nhiên chẳng nói một lời nào, trầm mặc khoảng 3 phút, dòng lệ không ngừng rơi. Mọi người tại hiện trường đều không biết rốt cuộc đã xảy ra chuyện gì.
Sau đó thì Thầy quay người lại nói với các bàn sự nhân viên rằng : “ Này các đồ nhi, các con liệu có biết rằng nghiệp lực mà thầy gánh trên lưng nặng thế nào không ? Thứ mà thầy gánh trên vai là nghiệp lực sáu vạn năm nay của các đồ nhi. Thầy tuy rằng mượn khiếu, vẫn là đang gánh lấy nghiệp lực của các đồ nhi. Thầy nếu chẳng gánh, các đồ nhi dưới sự vướng mắc của nghiệp lực, chẳng những hôm nay pháp hội không có lớp viên, ngay đến cả bàn sự nhân viên e rằng đều chẳng có mấy ai đến được nơi đây để tham dự. ”
Thầy lại xoay người nói với các vị Điểm Truyền Sư rằng : “ Thầy đây mượn khiếu, chẳng qua chỉ có hai tiếng đồng hồ thì các con bèn cầu xin cho khiếu thủ, thế nhưng các đồ nhi có mấy ai thông cảm hiểu cho những gánh nặng trên đôi vai thầy là nặng nề đến biết nhường nào ! Thầy xưa nay chưa từng nghĩ đến việc buông xuống những nghiệp lực trên vai, chỉ cần đồ nhi không từ bỏ Thầy thì Thầy sẽ vĩnh viễn gánh vác tiếp. Đồ nhi các con chớ để cho Thầy uổng đợi nơi núi Nam Bình đấy !”
Sự cho ra lớn nhất của một đời Minh Sư đối với đồ nhi ngờ đâu lại là một vai gánh lên tất cả những tội nghiệp mà các đồ nhi đã tạo, vì nghĩa mà quyết không chùn bước. Đấy là từ tâm đại nguyện lớn biết bao, lại vừa là bi thảm biết bao !
Trên tin tức báo đài thường thấy có những người chịu không nổi những sự bức nợ mà tự sát. Vậy thì nếu như là sự tích lũy của tội nghiệp sát sinh lũy kiếp, thì mức độ thôi thúc cưỡng bức còn cao hơn trăm ngàn lần so với cái mà báo đài xã hội đã đưa tin. Còn Thầy vì chúng ta mà gánh vác chỉ vì chúng ta đã cầu đạo, là đồ nhi của Thầy, lý do đơn giản vậy thôi.
Điều đáng than là trong số các đồ nhi mà thầy thường nói là “đồ nhi yêu dấu”, lại có rất nhiều người chẳng màng để tâm đến tình yêu thương của Thầy, tuy vậy điều đó vẫn không làm giảm bớt sự quan tâm yêu thương của Thầy đối với bất cứ ai trong chúng ta.
Thầy Tế Công vì chúng ta mà cho ra quá nhiều, đường đường là một đời Minh Sư mà tâm nguyện lớn nhất lại chỉ là hy vọng chúng ta có thể “ về nhà” , một sự mong đợi nhỏ bé như vậy ! Thầy vì chúng ta mà quả thật đã cho ra quá nhiều, nếu chẳng phải như vậy, dựa vào trình độ tu bàn của các đệ tử Bạch Dương chúng ta đây, sao có thể dễ dàng trả sạch túc nghiệp của vạn năm, nói đi nói lại thì thảy đều là nhờ Thiên ân sư đức vậy.
Chúng ta biết rằng sau khi tu hành, việc gánh chịu nhân quả nghiệp lực là lẽ đương nhiên, vì bản thân gánh vác mà cũng vì chúng sinh gánh vác. Tuy rằng chúng ta thường oán trách Thầy “ sao mà con chịu nhiều khảo nghiệm đến thế ! ” , đổi góc độ mà nghĩ lại thì Thầy cũng vì chúng ta chịu khảo nghiệm mà phập phồng lo lắng, sợ chúng ta chịu không nổi sự khảo mà thối lui đạo tâm. Nhân quả nghiệp lực khiến chúng ta tinh tấn tu hành, cũng khiến rất nhiều người đình trệ chẳng tiến.
Bạch dương đại khai phổ độ, chúng ta có cái trách nhiệm này, phải phá trừ những nghiệp lực vô minh của chúng sinh, cũng vì thầy từ bi mà chia sẻ gánh vác một chút gánh nặng trên vai thầy. Chỉ cần lập sẵn chí nguyện, siêng năng tu bàn thì nhất định có thể thành tựu bồ đề giác lộ của bản thân, siêu vượt gông cùm nghiệp lực sinh tử.
。
Số lượt xem : 1115