BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tâm khẩu như một ( Tế Công Hoạt Phật từ bi )

Tác giả liangfulai on 2023-07-08 10:43:31
/Tâm khẩu như một  ( Tế Công Hoạt Phật từ bi )

Đồ nhi các con quả thật là từng bước, từng bước một vững chắc, nhẹ nhàng bước đi trên “ con đường giác trở về cố hương ” ? hay là càng đi thì khăn gói hành lí càng thêm nặng, càng đi thì những vướng mắc vướng ngại càng thêm nhiều ? Là tâm suy nghĩ càng thuần tịnh, hay là càng lúc càng thêm phức tạp ?


 

Tu đạo, mọi cái bắt đầu dựa vào tâm bình khí hoà, hoà ngôn ái ngữ thì mới có chánh tri chánh kiến, mới có chánh ngôn chánh hành, những hành vi, những việc mình làm mới hợp lí, hợp tình, hợp pháp, “ tình ” chính là nghĩa lí tình người.

 

Nếu như chẳng có chánh ngôn chánh hành, chẳng có những tri kiến đúng đắn, vậy thì một con đường giác trở về cố hương này chưa có đi đến điểm cuối cùng thì đồ nhi rất có khả năng đã bỏ cuộc nửa đường rồi.

 

Con càng có chân lí, càng có đạo lí thì thái độ của con càng phải nhu hoà, niềm nở nồng hậu.

 

Đồ nhi các con có cảm thấy giọng của bản thân mình nhu hoà êm dịu không ? ( hình như là vẫn chưa có … ) Vậy đồ nhi bây giờ tu bù có còn kịp hay không ?

 

Bắt đầu từ bây giờ trở đi, hãy chánh ngôn chánh ngữ; sau khi đồ nhi đã làm sạch miệng rồi, dùng giọng êm dịu nhẹ nhàng tụng niệm Nhất Quán Thiên Đạo Tùng Thư có thể huấn luyện đồ nhi giọng nhu hoà êm dịu, hành trì lâu rồi thì ánh mắt của các con sẽ tràn đầy trí tuệ thâm thuý, khí chất triển hiện ra bên ngoài sẽ khác với người ta đấy.

 

Bàn đạo độ người hành pháp thí không chỉ phải đem đạo lí giảng nói được một cách đúng đắn, giảng hay, mà càng quan trọng hơn nữa chính là không thể mang có những ý kiến, tư tưởng, quan niệm mang tính chủ quan của cá nhân. Muốn đạt đến cảnh giới “ lưỡi sáng hoa sen ”, đồ nhi phải giảng nói một cách nỗ lực “ dụng tâm ” đấy.

 

Hãy dùng cái “ tâm thấu cảm ” để nói chuyện, nếu như con không thích người khác dùng “ loại thái độ nào ” để nói chuyện với con, vậy thì con hãy chớ có dùng “ loại thái độ ấy ” để nói chuyện với chúng sanh.

 

 

Nếu như đồ nhi nói chuyện có thể giống như hoa sen vậy, khiến cho người ta hoan hỷ ưa thích như thế, chẳng nỡ lòng nào phá hoại vẻ đẹp của nóđiều đấy biểu thị rằng đồ nhi chẳng bị sự quấy nhiễu của “ hoàn cảnh môi trường bên ngoài ”, chẳng chịu sự ảnh hưởng của “ nghiệp thức nội tại ”.

 

Thầy phải nghiêm cấm các con trong miệng nói ra những lời “ tiêu cực, mặt trái, phẫn nộ, trách mắng ”cũng chớ có dùng những lời lẽ uỷ mị để ghét bỏ bản thân, nguyền rủa bản thân, ví dụ như : “ mình rất lụn bại ”, “ mình rất xui xẻo” … phải cận thận với sức mạnh mà mỗi một câu nói sản sinh ra, rất có khả năng sẽ khiến cho các con “ mộng đẹp trở thành sự thật ”, cũng có khả năng khiến cho các con “ chuyện xấu liên miên không dứt ”.

 

Khi đồ nhi nói ra những lời có mang “ nguyện lực ” thì có thể làm kinh động tam giới, dễ dàng khiến cho con “ mộng đẹp trở thành sự thật ”.

 

Thánh Nhân Giê Su nói rằng : “ chẳng phải là những thứ vào trong miệng khiến cho người ta ô uếmà là những thứ ra từ trong miệng mới khiến cho người ta ô uế. ”, bởi vì những thứ mà ra từ miệng đều là những thứ phát ra từ “ trong tâm ” đấy, ví dụ như : những lời thị phi, huỷ báng, đố kị …

 

Tâm thanh tịnh thì khẩu nhất định sẽ thanh tịnh.

Khẩu thanh tịnh, tâm không hẳn là thanh tịnh. Vậy nên đồ nhi phải “ Tâm Khẩu như một ”.

 

 

 

 

 

 

 

Số lượt xem : 530