BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Lí niệm tu hành của tam bảo tâm pháp

Tác giả liangfulai on 2023-06-08 17:27:12
/Lí niệm tu hành của tam bảo tâm pháp

Chúng ta đều chiêm Thiên Ân Sư Đức, được một chỉ điểm của Minh Sư mở ra cửa khiếu chính huyền quan, không chỉ thể hội đạo thật, lí thật, thiên mệnh thật, và tin chắc rằng chỉ cần thật tốt mà tu bàn thì tuyệt đối có thể đạt bổn hoàn nguyên, liễu nguyện trở về cố hương, quy căn nhận mẫu ( trở về cố hương gặp lại người mẹ đã sinh ra linh tánh của mình ).


Chúng ta đều biết rằng tâm pháp tam bảo là mật bảo chẳng dễ gì tiết lộ của ơn trên, phi thời bất giáng ( chẳng gặp đúng lúc, đúng thời điểm thì chẳng giáng xuống ), phi nhân bất truyền ( không gặp đúng người thì không truyền ), do vậy, chúng ta phải dựa vào tâm pháp tam bảo mà tu trì, sau khi đi vào núi bảo thì chất đầy mà đem về mới tránh được tình trạng ra về tay không, than thở rằng lãng phí thời gian. Thật ra nếu mọi người dụng tâm quan sát và thể hội, trong toàn bộ quá trình trang nghiêm thần thánh của việc cầu đạo, ơn trên đã đem phương pháp tu trì của tam bảo tâm pháp bảo với chúng ta :

 

Người cầu đạo trước hết cầu đắc được bảo thứ nhất ( hợp đồng ), sau đó tay ôm hợp đồng để lập nguyện, sau khi lập nguyện xong thì tay ôm hợp đồng được một chỉ của Minh Sư cầu tánh lí chơn truyền, sau cùng tay ôm hợp đồng truyền khẩu quyết. Toàn bộ quá trình quả thật sự trang nghiêm, thù thắng, hoàn mĩ, trong đó hàm chứa nghĩa chơn thật lí niệm tu hành của tam bảo tâm pháp; chúng ta nên học như thế, tu như thế, giảng như thế, bàn như thế, hành như thế. Giải thích theo nghĩa cạn hợp đồng biểu thị tín vật ( vật để làm tin ) , tín ước và lời hứa cam kết, tay ôm hợp đồng biểu thị thái độ thành khẩn chân thành, tâm vui vẻ ghi nhớ kĩ trong lòng, là tin tưởng 100% mà chẳng có nghi ngờ; nghĩa sâu rộng hơn thì là 10 ngón tay khít chặt nhau biểu thị hợp thành một với chư phật bồ tát và những chúng sanh hữu tình của thập phương, thập pháp giới , là một thể, đương nhiên bao gồm những oan thân trái chủ, để biểu rõ tâm nguyện, lập 10 điều nguyện lớn, chúng ta dùng chơn tâm thành ý, cả đời chẳng oán trách hối hận, ôm đạo phụng hành, đấy gọi là thành tâm bảo thủ, tay ôm hợp đồng để phát nguyện, là Thiên Nhân cộng giám, lại càng là kinh động Tam Tào, hợp đồng là Tự Tha Bất Nhị ( bản thân và người khác chẳng hai ), là người và trời hợp nhất, là thủy chung như một, cũng là nhất chân pháp giới của tánh tướng như một, tâm phát thì chúng sanh khả độ, nguyện lập thì phật đạo khả thành, phát tâm và cũng phát nguyện rồi, nhưng tâm phải an trụ nơi đâu ?

 

Vào 2500 năm về trước, Tu Bồ Đề thỉnh thị Phật Đà khi Thiện Nam Tử, Thiện Nữ Nhân đã phát tâm Bồ Đề, nhưng tâm phải an trụ nơi nào ? Phật Đà đáp rằng : “ phải trụ tâm như thế này ”, đã giúp chúng ta tìm ra câu trả lời rồi, cho nên khi Thượng Chấp Lễ hô : bình tâm tĩnh khí, mắt nhìn Phật đèn, tĩnh lặng chờ đợi điểm huyền, tay của chúng ta ôm hợp đồng, lúc ấy Sư Tôn mượn cánh tay của Điểm Truyền Sư mở ra cửa chánh huyền quan của chúng ta, ám thị rằng : “ phải trụ tâm như thế này ”, thì ra tâm phải an trụ nơi này, cũng chính là an trụ ở trong chơn tâm phật tánh vô sở trụ.

 

Chúng ta biết thường trụ chơn tâm rồi, thế nhưng những thói hư tật xấu của mấy chục nghìn năn nay làm sao hàng phục đây ? Tu Bồ Đề lại thỉnh thị Phật Đà, Phật Đà nói rằng : “ phải hàng phục tâm mình như thế này ”. Lúc Thượng Chấp Lễ hô : mời Điểm Truyền Sư truyền khẩu quyết, chúng ta tay ôm hợp đồng được truyền cho chân ngôn mật chú, thì ra chính là dùng ngũ tự chơn ngôn để hàng phục những thói hư tật xấu của lũy kiếp đến nay, Phật Đà nói rõ, Sư Tôn ám truyền, đủ chứng “ Phật Phật duy truyền bổn thể, Sư Sư mật phó bổn tâm ” chẳng phải là hư dối. Sự thù thắng của Tiên Thiên Đại Đạo chính là nội thánh ngoại vương, cũng chính là giá trị cốt lõi của nó. Nội Thánh chính là chân không, ngoại vương chính là diệu hữu, “ chân không ” chính là bổn thể bất biến, “ diệu hữu ” chính là diệu dụng của tùy duyên, hai cái là một thể, chẳng thể chia cắt, dùng con số để biểu thị chính là 0 và 1, cho nên tâm lúc nào cũng phải quy về số không, quy không, nhưng nó lại chẳng phải là ngoan không, nó có thể khởi diệu dụng vô biên, diệu hữu chẳng rời chân không, chân không chẳng rời diệu hữu, do đó nói : sắc bất dị không, không bất dị sắc. Trang Tử rằng : “ Bậc trí nhân dụng tâm như chiếc gương soi, chẳng mong chờ cũng chẳng nghinh đón ai hay vật gì. Phản chiếu người hay vật trước nó, nhưng nó không lưu giữ các hình ảnh đó. Vì thế ngài siêu vượt trên mọi sự vật và không gây hại cho ai. ” , do vậy thường ứng thường tĩnh, thường thanh tĩnh hĩ. Cái mà tam bảo tâm pháp nói là nội thánh ngoại vương, là chân không diệu hữu, là lấy đạo làm thể, lấy đức làm dụng, do vậy gọi là : “ Đạo quán cổ kim, đức phối thiên địa ”.

 

 Sau khi hiểu lí niệm của tam bảo tâm pháp, thì dựa vào pháp tu hành như thế nào ? Cái mà tam bảo nói là quan, quyết, ấn, là phật, pháp, tăng, cũng là tánh, tâm, thân. Quan trọng nhất của việc tu hành chính là phát nguyện, trước tiên phát nguyện pháp môn vô lượng thệ nguyện học, học pháp là để hiễu rõ đạo lí, chẳng rõ lí thì chẳng cách nào tu, chẳng biết bắt đầu tu từ đâu, chẳng biết đầu đuôi, chẳng biết thật giả, chẳng liễu ngộ chân tâm; do vậy, học pháp là để buông xuống Ngã chấp, nếu không thì chỉ là Đồ Tăng tri kiến mà thôi, nếu chỉ là học rộng mà chưa có tu tâm dưỡng tánh, đấy gọi là đạo học, chứ chẳng phải là học đạo, là tri thức chứ chẳng phải là trí tuệ. Lão Tử nói rất hay : “Vi học nhật ích; vi Đạo nhật tổn. Tổn chi hựu tổn, dĩ chí ư vô vi. ” ( theo học đời  thì mỗi ngày [ dục vọng và tinh thần hữu vi ] một tăng, theo học đạo thì mỗi ngày [ dục vọng và tinh thần hữu vi ] một giảm, giảm rồi lại giảm cho đến mức vô vi, không làm .

 

Sư Tôn nói : “ học đạo học được pháp độ của Thánh Hiền ”, học được tâm pháp của Thánh Hiền, có thể độ bản thân và độ người khác; một chỉ của Minh Sư muốn chúng ta xúc chứng chân tâm, thế nhưng người lợi  căn khí rốt cuộc lại chẳng nhiều, chúng ta bèn phải tham cứu nhiều kinh điển của Thánh Nhân, học tập lời nói, hành động và đức tánh của họ, trong quá trình tham ngộ, xúc chứng chân tâm chỉ ở trong khoảnh khắc, chính là cái không tánh chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác ấy, “ tâm hành xứ diệt, ngôn ngữ đạo đoạn ” ( bặt đường ngôn ngữ, dứt lối tâm hành - cảnh giới chẳng có tâm phân biệt, chẳng phải lời nói có thể biểu đạt được ), là siêu vượt thời gian và không gian, vả lại là thật tướng bất sanh bất diệt, như như bất động, trong công án của Thiền Tông thì Thiền Sư trong mỗi cử chỉ động tác, thậm chí trong văn tự, lời nói cực ít, dùng tâm pháp để khiến cho người tu hành tìm được chân tâm, xúc chứng rồi thì giữ chắc lấy nó, đấy gọi là công phu bảo nhiệm, cũng là điều thứ nhất trong 10 điều nguyện lớn : “ thành tâm bảo thủ ”, nhị lục thời trung ( cả ngày ) chẳng rời cái này.

 

 Thế nhưng có khi lúc cảnh giới hiện ra trước mắt, vọng tâm sẽ che lấp chân tâm, chúng ta chỉ cần bất cứ lúc nào cũng có thể hồi quang phản chiếu, tâm cảnh bất cứ lúc nào cũng gìn giữ trong trạng thái thanh tịnh, cảm ân và pháp hỷ. Tiếp theo đó, để khiến cho chân tâm thường trụ, chúng ta tiến vào giai đoạn tu, phát nguyện phiền não vô biên thệ nguyện đoạn; Huệ Năng khi xưa được sự truyền thừa tâm pháp của Ngũ Tổ thì đến bên trong đội thợ săn tu tâm luyện tánh, mượn sự việc để luyện tâm, nội hóa những thói hư tật xấu, tính nóng nảy. Cơ hội cho chúng ta tu luyện càng nhiều hơn, tại gia, tại công ty, ở nơi đạo trường, đâu cũng là đội thợ săn, bất cứ lúc nào cũng đang khảo nghiệm chúng ta, chúng ta phải tồn sự cảm kích trong tâm, bởi vì đấy đều là đang huấn luyện chúng ta, chính là cái gọi là hoa sen trong nước trồng trong lửa, Thánh Hiền từ xưa đến nay chẳng có ai không ở trong nghịch cảnh mà thành tựu, sám hối trong nghịch cảnh, cảm ân trong thuận cảnh. Ân Sư bảo với chúng ta rằng : “ tu đạo tu thành cái bụng to của Phật Di Lặc ”. Bạch Dương tu sĩ có rất nhiều người là bần đạo, trước đây lúc chưa tu đạo có rất nhiều cái bất lực chẳng biết làm sao trên các phương diện về gia đình, chốn làm việc, nhưng sau khi tu đạo thì họ đều rất vui vẻ, vì sao vậy ? bởi vì tâm của họ đã chuyển rồi, tâm chuyển thì cảnh cũng theo đó mà chuyển, có thể chuyển niệm thì tìm được đầu nguồn của sinh mệnh, nước trí tuệ của đầu nguồn tự nhiên chảy ra, sau khi những nút thắt trong tâm đã mở ra thì vấn đề đã giải quyết rồi, tâm lượng lớn bao nhiêu thì phước báo lớn bấy nhiêu, trong tâm mặc niệm ngũ tự chơn ngôn, quán tưởng pháp tướng của Di Lặc Tổ Sư, sau cùng quy tự tánh, noi theo ngài tâm tràn đầy hoan hỷ, vui vui vẻ vẻ, bụng lớn có thể dung thứ, tiêu diêu tự tại, dùng chân tâm phật tánh để gội rửa sạch tâm, dẹp trừ những tạp niệm, mượn giả tu chơn, khiến cho những thói hư tật xấu tan chảy và cũng biến mất đi trong vô tự chơn ngôn.

 

Tiếp theo lại tiến vào giai đoạn giảng, bàn, hành, là tiến vào giai đoạn của hợp đồng, cũng là công phu của ngoại vương, hợp đồng chính là diệu hữu, cũng là diệu dụng của tùy duyên. Huệ Năng mài luyện 15 năm trong đội thợ săn, công phu đã hoàn hảo rồi, ngài biết rằng cơ duyên  “ đã đến lúc phải hoằng pháp, không nên ẩn trốn hoài ” đến rồi, cho nên thuận ứng thiên thời, quảng độ hữu tình, hợp đồng là một, chẳng hợp thì mới có hai, là trời người hợp nhất, bản thân và người khác như một, trên dưới như một, nội ngoại như một, sắc không như một, thủy chung như một, “ vô ngã ” mới có thể hợp thành một thể với thiên địa vạn vật, mới có thể vô duyên đại từ, đồng thể đại bi, bởi vì “ vô tư, vô ngã ” mới có thể tương thông tiếp quỹ với tần suất của ơn trên, lúc đang giảng bài, khi tâm thanh tịnh vô nhiễm, chúng ta chính là thể dẫn điện rất tốt, năng lượng của ơn trên mọi lúc đều tập trung toàn thân, không chỉ năng lượng dồi dào mãnh liệt mà còn đạo lí thao thao bất tuyệt, trí tuệ như biển, như có thần trợ giúp, bởi vì giữ lấy thiên tâm. Chúng ta đồng cảm như mình đang chịu đựng nỗi đau của chúng sanh, sau khi dùng mưa pháp của ơn trên để làm ẩm tâm linh khô héo của họ thì hạt giống bồ đề của họ tự nhiên nảy mầm , thành trưởng mà chắc khỏe, thậm chí lớn mạnh sum suê um tùm.

 

Cái mà tâm bảo tâm pháp nói là chân không diệu hữu, chân không chẳng rời diệu hữu, diệu hữu chẳng rời chân không, do vậy tam bảo là vận dụng qua lại với nhau, bao hàm thật tướng áo cơ của thiền tông, tịnh độ tông và mật tông; từ trong Di Lặc chân kinh : “ Lão Mẫu giáng hạ thông thiên khiếu, vô ảnh sơn tiền đối hợp đồng, anh nhi yếu tưởng quy gia khứ, trì niệm đương lai Di Lặc Kinh ”, trì chân kinh thì về nhà rồi, dùng hợp đồng thì có thể thấy Lão Mẫu tự tánh, cho nên lúc hồi quang phản chiếu tay ôm hợp đồng, lúc mặc niệm ngũ tự chơn ngôn tay ôm hợp đồng, lúc khấu đầu lễ bái tay ôm hợp đồng, từ chơn ngôn hữu hình tiến vào chơn ngôn vô hình, từ hợp đồng hữu hình tiến vào hợp đồng vô hình, chân tâm của chúng ta hiện ra trước mắt, chẳng hai chẳng khác với chư phật bồ tát và chúng sanh thập phương pháp giới, sám hối nghiệp chướng, tan chảy những hạt giống tập khí phiền não để đạt nội thánh, dùng sự chân thành toàn vẹn vĩnh bất thối chuyển để độ hóa tiếp dẫn những chúng sanh hữu tình, thực hành ngoại vương, mong đợi thế giới đại đồng sớm ngày thực hiện, hoàn thành nhiệm vụ và sứ mệnh đã cam kết hứa hẹn với ơn trên. Ân sư bảo với chúng ta rằng : “ giảng đạo giảng đến độ sâu thật sự ”, giảng đến bên trong tâm khảm của chúng sanh, khiến cho chúng sanh vì cảm động mà thay đổi vận mệnh của bản thân, cũng làm thay đổi vận mệnh của một gia đình; “ bàn đạo phải bàn đến quảng độ thập phương ”, chúng ta tùy duyên độ hóa, chỉ cần chúng sanh cần, chúng ta bất cứ lúc nào cũng hiệp trợ giúp đỡ, cứu rỗi linh căn huệ mệnh của họ; “ hành đạo hành đến Tam Tào liễu độ ”, mọi người đều là con cái của Thượng Đế, phật tánh của mỗi người đều như nhau, chúng ta cùng với ân sư gánh vác đảm nhiệm sứ mệnh thần thánh của việc phổ độ Tam Tào này, để cho nghìn nghìn vạn vạn người nhảy thoát ra khỏi biển khổ mênh mông vô tận này, quay trở về Tiên Hương cực lạc.

 

Số lượt xem : 1114