Dũng cảm thay đổi , chẳng uổng kiếp này Phá trừ chấp trước , Dũng xông ải khảo ( Lời của Thầy )
Dũng cảm thay đổi , chẳng uổng kiếp này
Phá trừ chấp trước , Dũng xông ải khảo
( Lời của Thầy )
Dũng cảm thay đổi
Tất cả những thói hư tật xấu, tánh nóng đều là những cái do con tích lũy theo tháng ngày mà thành. Nếu như con chịu hạ sẵn quyết tâm, có ý chí kiên định duy trì lâu dài thì rồi cũng sẽ có một ngày vẫn có thể sửa bỏ được. Sự tự tại giải thoát của hôm nay là sự biến đổi lột xác của những cái không như ý nghìn năm; sự không như ý của hôm nay chẳng phải là sự tự tại giải thoát của một ngày; con chẳng thể xả bỏ những vật dục, vậy thì phải đợi đến ngày nào mới có thể thật sự giải thoát tự tại ? Con hiện tại chịu khổ chịu nạn chớ có mà oán trách; khi sự việc đến thì phải có một cái tâm thanh tịnh sáng tỏ đi lựa chọn một con đường đúng đắn thì mới có thể đắc được sự giải thoát của vị lai. Do đó nói, chẳng có cái đạo lí gì mà đi ngược với đạo hơn và mệt mỏi hơn việc chiến thắng người khác. Con muốn chiến thắng người khác, đấy là tâm thái gì đây ? vậy còn có đạo không ? Thầy nói với con những điều này thì đồ nhi phải đi tham ngộ, thể hội lấy, đem các đạo lý hành ra bên ngoài qua từng lời nói từng hành động trong cuộc sống của các con đấy ! Cái đạo này, luận về công phu tu hành ở đâu vậy ? Ở trong cuộc sống sinh hoạt thực hành ra bên ngoài; luận về bổn thể của tu hành thì là tánh thiện thận độc. Do đó nói, con tu hành lấy việc thận độc làm trọng, lấy sự thể hội nhận thức thiên lí làm yếu ( điều quan trọng ) , lấy những luân thường cần dùng trong cuộc sống hằng ngày làm thực tế; ngoài công phu thận độc ra thì chẳng còn gì tốt để học rồi. Con vào lúc người khác không nhìn thấy con mà vẫn có thể chiến thắng bản thân, đấy chính là công phu của thận độc. Do vậy, người tu hành chớ có cứ mãi ham theo đuổi những mục tiêu cao xa không thiết thực, phải chú ý đến những chỗ của cuộc sống sinh hoạt trước mắt, đạo bèn ở chỗ đó. Tu hành là học tập trong những cái luân thường cần dùng trong cuộc sống hằng ngày, trong sự bỏ ra tâm sức mài luyện, nâng cao tâm tánh, tuyệt đối chớ có hơi gặp phải một chút việc nghịch ý, ngược với tâm ý mình thì chú ý để tâm, hiểu không ?
Chú giải :
Thận độc : khi nhàn cư ở một mình mà hành vi vẫn cẩn thận không cẩu thả tùy tiện bừa bãi, chú trọng đòi hỏi sự tự giác cao độ của đạo đức và kỷ luật tự giác nghiêm khắc trong ngày thường của bản thân, là nói những động niệm, khởi ý, lời nói, hành động cử chỉ đều hợp với lễ, hợp với đạo
Nói đến thận độc thì rời chẳng khỏi lục căn. Miệng chẳng vọng ngôn, tai chẳng vọng ngữ, tâm chẳng vọng niệm, thân chẳng vọng động, trong chẳng dối mình, ngoài chẳng gạt người, trên chẳng dối trời, dưới chẳng thẹn đất, quân tử thận độc, như thế mới có thể học Thánh học Hiền. Trên phương diện làm người, sự độ lượng của con chẳng lớn một chút,, nhìn những cái không đúng của người khác, nói những điều không phải của người khác thì tâm của con sẽ không nhiễu loạn chăng ? Chỉ cần hỏi tâm không thẹn, tự mình chịu thiệt có sao đâu. Thế nhưng điều này cần công phu đấy ! Hãy nghĩ nghĩ các con xem, bình thường chịu chẳng nổi một chút oan uổng ủy khúc, dung chẳng nổi một chút việc nhỏ, vậy thì lại có niềm vui gì đây ? Thế giới ô trọc chính là hố cống phiền não; tâm lượng của con nhỏ hẹp như vậy thì tu đạo có vui vẻ không ? Vui ở chỗ nào, hay so đo tính toán như thế thì niềm vui của con sao có thể sinh ra ? Các con sau này thì sẽ biết rằng tất cả những thị phi đúng sai chuyển mắt một cái thì thành Không rồi, con hà tất phải đi tranh, lại hà tất phải nổi giận, huống hồ các con lại có quá nhiều việc đang chờ đợi các con đi làm, con sao vẫn còn có công phu nhàn rỗi đi tranh đi đấu vậy ? Con nếu như có thời gian dư ra thì hãy quán chiếu bản thân mình nhiều vào, thay đổi bản thân, đấy chẳng phải là phải thắng hơn người khác, mà là phải thay đổi bản thân. Mệt, vẫn cứ là sẽ mệt, nhưng chính là có cái tinh thần, chẳng phải là thường nói rằng nếm khổ liễu khổ sao ? Sinh mệnh của các con, một đời của các con có cơ duyên tốt như thế, hy vọng các đồ nhi ít nhất dùng một nửa của sinh mệnh để phụng hiến cho ông trời, còn một nửa kia thì cho chúng sanh, kiếp này bèn chẳng có sự hối tiếc rồi, có làm được không ? Nếu như con thật sự muốn tu đạo thì phải bỏ tâm sức ra ở chỗ này mới có thể làm cảm động người, thành toàn người; chớ có mà chỉ toàn nói trên miệng. Đồ nhi ơi, tất cả những cái này thì phải xem bản thân con rồi đấy !
Có không ít những người thường cứ hay tự chuốc lấy phiền toái, làm những việc khiến bản thân mình tự rơi vào cảnh khốn cùng, vướng mắc quá nhiều, vướng mắc đến chẳng có niềm vui thích, sau khi không thoải mái thì tự sát. Thân người khó được đấy ! Cớ sao lại xem nhẹ sinh mệnh của chính mình như thế ? Bởi vì chẳng biết cảm ân, hễ gặp phải điều không như ý thì lại chẳng phản tỉnh bản thân, chỉ cứ mãi yêu cầu người khác, chỉ trích người khác, vậy thì đương nhiên là đang sống trong địa ngục của sự đau khổ rồi. Trái lại, con khoan dung với người khác, đòi hỏi bản thân, việc gì cũng phản tỉnh cải tiến, vậy thì con sẽ sống trong thiên đường của sự vui vẻ rồi.
Đồ nhi nói rằng sinh trưởng trong cái thời đại mạt hậu này thật là mệnh khổ ! Đồ nhi ơi ! Cái mệnh khổ này nhưng lại là một loại phước khí đấy ! Ông trời từ bi như vậy cho chúng ta thứ cơ hội này mà con vẫn còn nói tu đạo vất vả khổ sở như vậy. Thầy hỏi các con, vì sao lại vất vả khổ sở ? Bởi vì đồ nhi tiếc rẻ việc sửa bỏ những thói hư tật xấu của mình, biết rằng bản thân mình không tốt, biết rằng khởi tâm động niệm không đúng nhưng lại cứ một lần lại một lần tha thứ cho bản thân. Đồ nhi ơi ! Con có biết chăng vào cái sát na con tha thứ cho bản thân ấy, ông trời cho dù có sức mạnh lớn hơn đi chăng nữa đều giúp chẳng được đồ nhi đấy !
Có một số người vì sao cứ mãi là nghe chẳng lọt những lời khuyên bảo của người khác, đấy là bởi vì công phu hồi quang phản chiếu của họ không đủ, chẳng có dụng tâm đi hiểu dụng ý của người khác, cũng chẳng nhìn rõ chơn tướng của sự thật, do đó vẫn cứ hay ngang bướng nói rằng “ tôi chính là như thế, đấy chính là tôi ! ” . Thầy hỏi các con, cái tôi như thế nào mới là cái tôi thật đây ? “ Tôi ” có thể phân làm cái tôi của quá khứ, tôi của hiện tại, tôi của vị lai. Cái tôi của quá khứ đã qua đi rồi, bất kể tốt xấu đều cũng đã kết thúc xong xuôi. Cái tôi của vị lai có thể dự đoán được không ? Con có thể dự đoán bản thân mình sống đến mấy tuổi không ? Cái mà con có thể nắm bắt ( chưởng quản, khống chế ) lấy lại là cái gì đây ? Là cái tôi của hiện tại ? có lẽ là vậy, nhưng cũng có thể không phải, trừ phi con có thể nắm bắt lấy một niệm thanh tịnh của ngay lúc ấy, nếu không thì cái gì cũng đều không phải là tôi. Cái thời khắc này con muốn đứng dậy thì có thể đứng dậy, muốn ngủ thì có thể ngủ, muốn học đạo thì đến học đạo, tất cả những cái này do ai nắm bắt đây, đều là tự tôi nắm bắt lấy. Do vậy, là họa hay là phước cũng đều là tự bản thân con đang nắm bắt lấy, phải không ? Đồ nhi ơi ! Các con có thể kết duyên với tiên phật, đấy gọi là cơ duyên. Thế nhưng, có thể tùy thuận nhân duyên, đấy chính là đạo đấy ! tùy thuận nhân duyên, nắm bắt lấy ngay lúc ấy mới là tu đạo. Nếu như con có thể nắm bắt tốt mỗi cái ngay lúc ấy, vậy thì con chính là bồ tát sống tái thế rồi.
Sự việc trải qua càng nhiều thì trí tuệ sẽ càng tăng trưởng, bởi vì chẳng trải qua một sự việc thì chẳng thể tăng trưởng kiến thức đối với sự việc ấy. Con người là rất kì lạ đấy, giả như chẳng gặp phải những khốn khó, chẳng trải qua cơn lạnh thấu xương thì chết cũng chẳng cam nguyện, vẫn cứ là phải đến giai đoạn khoảnh khắc quan trọng cuối cùng nhất mới thật sự giác ngộ. Trên đời có rất nhiều những chuyện bất bình, thầy đây hy vọng các con có thể mở rộng tấm lòng, mắt có thể nhìn được xa hơn, chớ có vì những việc trước mắt mà ưu nhiễu thân tâm, những cái này đều chẳng qua chỉ là quá trình mà thôi. Nếu người khác có chỗ có lỗi với con mà con có thể khoan thứ cho họ, đấy chính là thành tựu của tâm cảnh của con, hiểu không ? Đồ nhi ơi ! Khi con gặp phải khó khăn thì là con dùng tâm thái gì để đi đối mặt với sự việc này đây ? Là trốn tránh hay là đối mặt vậy ? Trốn tránh thì mãi mãi chẳng cách nào giải quyết sự việc; đối mặt cũng chính là có chuyển cơ ( dấu hiệu tình thế chuyển biến tốt, có hy vọng cứu vãn) đấy ! Thế nhưng các đồ nhi đều sợ vấp ngã, sợ thất bại, đồ nhi ơi, vấp ngã chẳng sao, vấp ngã rồi thì lại bò dậy, đúng không ? Chớ có sợ cái khổ, có một câu nói rằng “ ăn khổ thì giống như ăn bổ, càng bổ càng dũng ” đấy ! Hiểu không ? Thầy đây hy vọng các đồ nhi bất luận là làm việc gì đều phải dùng trí tuệ để đi đối mặt, chớ có bởi vì những hoàn cảnh bên ngoài thì dễ dàng ảnh hưởng đến tâm cảnh của các con đấy !
Đường đời con người khó tránh khỏi sẽ gặp phải những cảnh khốn khó, đồ nhi ơi, khi khốn khó khổ nạn đến thì con phải đối mặt với nó, tiếp nhận lấy nó, xử lí nó, cuối cùng vẫn phải buông nó xuống, tuyệt đối chớ có né tránh, càng chớ có mà oán trời trách người, như vậy mới có thể đắc được sự giải thoát thật sự. Trên hành trình đời người bất cứ lúc nào cũng đều có khả năng xuất hiện những việc nằm ngoài sự mong đợi, đồ nhi ơi, phải dùng ý chí của con, chơn tâm của con để đi tiếp nhận lấy, vả lại phải thật tốt mà hiểu rõ bản thân con, đi làm bản thân mình chân chánh. Hãy học biết tiếp chiêu, việc đến thì ứng, việc đi thì tịnh. Sinh mệnh là có hạn, khó tránh khỏi sẽ gặp phải những gập ghềnh khốn khó; nếu chúng ta đem một nửa phần lớn thời gian đều dùng để buồn bã u sầu, vậy thì sinh mệnh đã trôi qua uổng phí rồi. Đồ nhi ơi ! con hơi gặp phải những gập ghềnh gian khổ thì phải đau lòng, lùi trệ rồi sao ! Chúng ta phải càng gặp trắc trở thì càng dũng cảm, phải đứng dậy trở lại, bất kể là thế nào nhất định phải cứu sống lấy bản thân. Đạo chẳng xa người, người tự xa đạo. Đấy chỉ là thái độ con giải quyết sự việc mà thôi, lạc quan mới có thể phấn chấn phấn đấu hướng lên cầu tiến; sự việc khó tránh khỏi sẽ có trắc trở, bởi vì có trắc trở mới kích phát trí tuệ đi khai phát lí giải, phá trừ những khốn khó, mà trong những khốn khó này cũng mới có thể thành tựu bản thân, do đó đồ nhi phải dùng tâm trạng lạc quan để đi đối mặt với tất cả mọi trắc trở.
Khi con cảm thấy có vấn đề, khốn hoặc trùng trùng ( do nghi hoặc, rối loạn mà chẳng biết nên làm thế nào cho tốt ) thì con phải tịnh cái tâm xuống để ngẫm nghĩ, trên thực tế thật sự có khó giải quyết đến thế không ? Đồ nhi ơi ! Con không đi đối mặt thì khó, cũng như tu đạo vậy, là lí thì tiến, phi lí thì lui. Cái mà đồ nhi tin là cái gì vậy ? Cái mà tin là lí, đúng không ? thế nhưng cũng không phải là cứ mãi chấp trước ở cái lí mà tự mình nhận định, hễ một khi con rơi vào bên trong cái Ngã chấp thì tất cả những việc vốn dĩ đơn giản dễ dàng cũng sẽ biến thành khốn khó phức tạp đấy ! Nhà nhà đều có quyển kinh khó niệm, vả lại mỗi người mỗi khác, thế nhưng chỉ cần con muốn đi hóa giải thì quyển kinh khó niệm này sẽ biến thành rất dễ niệm. Cùng lẽ đó, con có tâm muốn thay đổi vận mệnh thì phải phát tâm nguyện lớn, lập sẵn chí hướng; con ngay đến bản thân đều chẳng thể phát nguyện rồi, bảo người khác làm sao giúp được con đây ? Đồ nhi ơi, chỉ cần con có tâm muốn khiến cho càng nhiều người nhận được ân huệ thì thầy đây tin rằng ông trời tuyệt đối sẽ không đối xử bạc với con đâu, biết không ?
Mỗi một người đều muốn có chất lượng cuộc sống tốt, thế nhưng phải bắt tay vào từ phẩm cách, thay đổi ngay lúc ấy; phẩm cách thay đổi rồi thì chất lượng cuộc sống cũng sẽ theo đó mà thay đổi trở nên ưu nhã, đời người cũng từ đấy mà trở nên quang minh sáng sủa tươi đẹp. Thật ra thì bản chất của các đồ nhi đều rất tốt, chỉ là sức cám dỗ quyến rũ của môi trường hoàn cảnh bên ngoài quá lớn rồi, lớn đến nỗi khiến cho các đồ nhi thường mê muội đánh mất bản chất của mình, thường cảm thấy rằng hình như cái của người khác tốt hơn, cái của mình tương đối tệ hơn, do đó mà buông bỏ bản chất của mình, cuốn trôi theo dòng. Đồ nhi ơi, những cái không tốt thì phải dũng cảm sửa đổi, vậy thì bản chất trong sạch ấy của con sẽ triển hiện ra ngoài. Đồ nhi ơi, các con gặp người tài đức vẹn toàn thì phải muốn nhanh chóng đuổi kịp; mỗi người đều có ưu điểm, mỗi người đều có chỗ đáng để cho chúng ta học tập; con nhìn thấy cái tốt thì phải đi học tập, đi tiếp nạp, đi hấp thu. Nếu như con nhìn thấy cái không tốt cũng học theo, vậy thì con chẳng phải là người thông minh rồi; trí tuệ là từ trong kinh nghiệm và những sai lầm tích lũy mà ra đấy. Một đời người chẳng sợ phạm sai, chỉ là sợ sai rồi chẳng sửa, chỉ sợ rằng con biết đấy là không tốt mà vẫn đi làm. Một người quân tử có đạo thì phải có cái tâm không phạm cùng một lỗi lầm lần hai và có cái tâm tự phản tỉnh lấy bản thân, phải lưu ý tâm niệm của mình, bởi vì tâm niệm có thể trở thành tư tưởng, tư tưởng lại hình thành hành vi, hành vi sẽ tích lũy thành thói quen, cuối cùng thói quen sẽ quyết định một đời của con. Con hôm nay nếu đã muốn tu đạo bàn đạo thì những lời nói hành động cử chỉ của con phải đại biểu cho đạo, phải lấy thân mình để tuyên dương đạo của thánh hiền, do vậy sao có thể gặp người tài đức vẹn toàn mà không muốn nhanh chóng đuổi theo kịp.
Chẳng uổng kiếp này
Tuy rằng dung mạo sẽ dần dần già đi, thế nhưng tâm của con càng phải quang minh, lương thiện hơn trước, càng có trí tuệ, càng có năng lực đi giáo đạo người khác, giúp đỡ người khác, đấy chính là thu hoạch của con kiếp này. Nếu như con muốn trên hành trình của đời người có chỗ thu hoạch, vậy thì con nhất định cần phải có một cái tâm thanh tịnh mới có thể quán sát được những động tĩnh của sinh mệnh. Vạn sự vạn vật đều có chỗ đáng để cho con đi học tập : con nhìn thấy những con kiến đoàn kết thì nhìn thấy sự siêng năng cần mẫn của chúng; con nhìn thấy chim yến bay, nhìn thấy sự hợp đàn của chúng; nhìn thấy ngựa sẽ nghĩ đến cái gì đây, chúng là những con vật có ý chí kiên định bền bỉ lâu dài. Do đó nói, mục tiêu của người thì sao ? Các đồ nhi đang ở trong giai đoạn hoàng kim của sinh mệnh, phải lập sẵn mục tiêu của mình. Nếu như con chỉ biết đông ngó ngó, tây xem xem, đông cũng muốn, tây cũng cần, cái này cũng yêu thích, cái kia cũng được lắm, đến cuối cùng chỉ có một đầu Không, cái gì cũng chẳng có, do vậy phải xác định mục tiêu của con, nỗ lực thực hiện thì mới không uổng phí kiếp này đấy ! Đời người giống như áng mây trôi, phiêu bạc lững lờ, tuy rằng con có cái nhà này, nhưng lại hiển hiện ra sự chẳng an định, vẫn cứ là muốn cầu rất nhiều, cái mùi vị cầu bất đắc khổ ( cầu không được thì khổ ) cứ thường lởn vởn xoay quanh tâm đầu, có phải vậy không ? Chớ có chỉ xem những áng mây trôi trên trời biến hóa khôn lường, tâm của đồ nhi chẳng phải cũng giống như mây trên trời, lúc nào cũng tồn những sự nghi hoặc, không như ý, không mãn nguyện, không hài lòng thỏa mãn với những gì mình đang có đấy sao ? đấy chính là tệ nạn chung của người đời, tâm linh trống rỗng, có phải không ? Tuy rằng cuộc sống vật chất phong phú đầy đủ, thế nhưng tâm linh thì lại chẳng có một chỗ nương tựa, chuẩn tắc, hoàn toàn chẳng biết sống vì cái gì, càng chẳng biết trăm năm sau này phải đi hướng về đâu. Đồ nhi ơi ! Sự tụ hợp và li tán của sinh mệnh có phải là rất vô thường không ? Đấy là sự luân hồi, từ có đến chẳng có; còn sinh, lão, bệnh, tử đấy chẳng phải cũng là sự luân hồi đấy sao ? Sáu nẻo luân hồi tuy rằng không phải là dùng nhục nhãn của chúng ta thì có thể nhìn thấy được, thế nhưng trong cuộc sống chẳng phải là cũng có thể thể hội được đấy sao ! Cái gì gọi là luân hồi ? Con người có hỷ, nộ, ai, lạc, tụ hợp và li tán vô thường đều là luân hồi đấy. Đạo lí nói thì rất đơn giản, chỉ có điều là trước lúc chưa cầu đạo thì chưa có người dẫn đạo các con đi sâu vào nghiên cứu, bây giờ các con đã có con đường tu hành này thì nên xác thật mà đem cái tâm của mình tu cho càng viên mãn hơn, để cho sinh mệnh trôi qua càng có ý nghĩa hơn đấy !
Những vấn đề mà tu đạo sẽ đụng phải đều chẳng nằm ngoài vấn đề nhân sự, các mối quan hệ lẫn nhau. Đồ nhi ơi ! Khi những tư tưởng của con chẳng cách nào đàm luận giao lưu với người khác thì sự vô minh sẽ sản sinh, đấy là sự luân hồi của hạt giống ý thức lũy kiếp, nhưng hễ một khi con để nó bốc cháy lên thì chẳng dễ chịu rồi. Ái dục và chấp trước sẽ sản sinh vô minh, đấy là nguyên nhân chủ yếu của việc sinh tử luân chuyển không ngừng. Do đó đồ nhi ơi, chớ có mà phan duyên, con hễ phan duyên thì sẽ dễ dàng sản sinh sự chấp trước, nên biết rằng “ Sông yêu ( con sông tình yêu ) sóng nghìn thước, biển khổ sóng vạn trùng ” đấy ! Hễ một khi rơi vào bên trong sự chấp trước của con sông tình yêu thì chẳng cách nào tự tại rồi. Cái gọi là thói quen chính là sự túc tập của lũy kiếp, còn cái của tôi, cái mà tôi làm, cái mà tôi vốn có…đều là một thứ vô minh chấp trước. Đồ nhi tu đạo mục đích cuối cùng là vì để siêu sanh liễu tử; các con vào lúc trước khi chưa thành phật đạo thì trước hết phải kết thiện duyên, sửa đổi những tập tánh, bỏ ngã chấp, trừ ái dục, sau đó mới có thể làm gương cho chúng sanh, làm tốt công tác độ hóa chúng sanh.
Mỗi người các con đến thế gian này đều là mượn vào hoàn cảnh để tạo tựu bản thân đấy. Nếu như chẳng phải là sự dày vò lẫn nhau, sự vướng mắc lẫn nhau giữa người với người thì làm sao có thể đạt đến cảnh giới việc gì cũng viên dung, mỗi người mỗi việc chẳng có góc cạnh nhọn đây ! Đại dương tĩnh lặng tôi luyện chẳng ra những tay thủy thủ thật sự, cùng lẽ đó, hành trình con đường tu đạo tất nhiên chẳng phải là cứ mãi thuận cảnh; tầng tầng lớp lớp những ngọn sóng ấy trong biển khổ đời người chính là cơ hội để thể ngộ sinh mệnh và làm thăng hoa tâm cảnh. Trên thế gian chẳng có cái gọi là tốt, hay là rất tốt; chẳng có cái gọi là rất tệ xấu và cái thiện nhất, càng chẳng có cái gọi là cái không tốt nhất; những sự đời này rất vô thường, nhưng chỉ với hai sự việc “ sinh, tử ” này thì các con cũng đã rất khó mà khống chế nắm bắt rồi, càng huống hồ là những việc khác đây ! Nếu như đồ nhi lại cứ mãi tiếp tục hướng ra ngoài theo đuổi thì rất khó mà bảo đảm rằng sẽ không bị mê muội mất bên trong sự đối đãi của thiện ác rồi !
Hãy giữ lấy cái gốc, đồ nhi ơi, cái gốc của con là gì, có phải là bổn thể sinh mệnh của mỗi một người; Con nếu chẳng nhận biết bổn thể của sinh mệnh thì còn biết phải giữ lấy gốc sao ? Gốc cần phải tưới nước, bón phân, làm ẩm …. Gốc rễ của sinh mệnh có phải là phải không ngừng tự mình phản tỉnh, không ngừng khiến cho mỗi một cái ngay lúc ấy đều trở về đến bổn vị thanh tịnh, bất cứ lúc nào cũng quy về Không thì con mới có thể không ngừng siêu vượt bản thân đấy sao ? Đồ nhi ơi, Con đã nhìn thấy bản thân mình rõ ràng hay chưa ? Thất tình lục dục đã đoạn dứt chưa ? Con nếu như vẫn cứ mãi theo đuổi bên trong dục vọng thì sẽ rơi vào luân hồi, đấy gọi là biển khổ sinh tử đấy ! Đồ nhi ơi, cái nhục thể này của con con phải đem nó xem như là chiếc thuyền cứu sinh, chứ chẳng phải là con thuyền luân hồi; con phải siêu vượt những dục vọng của bản thân, chiến thắng những tâm trạng cảm xúc của bản thân, thật tốt mà khiến cho thân, tâm, linh của con đều có thể an định thanh bình đấy. Hoa trong gương, con đem hoa đi thì trong gương chẳng còn hoa rồi; trăng trong nước, nếu như trăng bị mây đen che phủ rồi thì còn nhìn thấy được trăng không ? Trong những sự chìm nổi nhấp nhô lên xuống của những sự đời này, con có thể khẳng định rằng tất cả những gì mà mình nhìn thấy được đều là chân thật chẳng giả hay sao ? Đồ nhi ơi, hãy dùng tâm để đi thể hội thì con sẽ hiểu được càng nhiều, hiểu được càng thấu triệt.
Sở dĩ đạo lưu truyền lâu như vậy, có thể cảm hóa nhân tâm, giáo hóa nhân tâm đều là do thực hiện ra bên ngoài; cũng chính vì đạo chẳng có hình chẳng có tướng, chẳng cách nào dùng lời nói để hình dung, do đó thông qua các loại người, việc, vật để chương hiển sự tồn tại của đạo, cũng giống như trời đất chẳng có lời nói, nhưng nó thông qua nhật nguyệt chiếu sáng, gánh vác vạn vật để hiển ra sự cao minh của trời và sự rộng dày của đất. Do đó, trời đất sở dĩ có thể không ngừng sinh sôi nảy nở ban ân trạch cho con người, đấy chẳng phải là chỗ mà nó cảm người, giáo hóa con người đấy sao ?
Một người cho dù rất có tài và đức tánh, nếu như chẳng có tìm thấy một con đường vĩnh hằng, vậy thì chẳng phải là bậc đại trượng phu thật sự rồi. Hãy xem các nhân vật anh hùng từ xưa đến nay, họ đều có tài thế và danh lợi quyền thế rất tốt, nhưng tất cả những thứ này đều sẽ biến mất theo sự diệt vong của sinh mệnh; cho dù để cho con có quyền có thế, thế nhưng người ta vứt bỏ con chẳng chút luyến tiếc, chẳng thèm dòm ngó đến, đấy là bởi vì con chẳng biết khai phát ra một con đường có ý nghĩa trong sinh mệnh của con; do đó cho dù là để cho con vô cùng giàu có thì cũng là chẳng có chút ý nghĩa gì cả. Khi sinh mệnh của con đối mặt với sự kết thúc, vợ, con cái có phẩm đức tài năng, có hiếu thuận đi chăng nữa, tiền của có nhiều thêm chăng nữa cũng gọi chẳng về cái sinh mệnh trân quý của con, một hơi thở ấy của con ! Con một lòng theo đuổi những thứ mà khống chế nắm bắt kiểm soát chẳng nổi này lại là vì cái gì đây ? Đến cuối cùng chẳng phải vẫn là đổi lấy một mảng trống không. Đồ nhi ơi, các con lựa chọn con đường nào đây ? Là chọn sự hưởng thụ ngắn ngủi tạm bợ hay là sinh mệnh vĩnh hằng vậy ? Chớ có mơ hồ sống qua ngày nữa, phải khéo dùng cái sinh mệnh hữu hạn của con đấy !
Danh lợi là thứ mà chúng sanh theo đuổi, nhưng bản thân của việc theo đuổi cũng có thể thành tựu một con người; con có thể theo đuổi noi theo phong phạm đạo phạm của thánh hiền tiên phật, còn truy cầu lợi thì con có thể đi làm những việc lợi ích cho chúng sanh; muốn noi theo thánh hiền tiên phật thì lời nói và hành động phải nhất trí hoàn toàn giống nhau, bất luận việc gì nếu đã nói rồi thì phải đi làm, lời nói phải phù hợp với hành vi của bản thân, khi làm việc phải phù hợp với những lời đã nói.
Nhân gian có khí số ( vận mệnh ), do đó thầy muốn các con nhảy thoát khí số, phương pháp cải biến vận mệnh chính là hành thiện, điều này có thể nhảy thoát ra khỏi khí số. Đồ nhi ơi, trong tâm của các con nhất định sẽ nghĩ như thế này : tu đạo lâu như vậy rồi cũng chẳng có cải biến vận mệnh bao nhiêu. Vậy thầy phải hỏi các con : các con mỗi ngày có hành thiện không ? có hòa khí đối với người khác không ? có làm những việc có lỗi với trời không ? có nói những lời nói có lỗi với người khác không ? đồ nhi ơi, chúng ta thà rằng người phụ mình, cũng không được mình phụ người đâu đấy ! Các con có phản tỉnh bản thân mỗi ngày hay không ? có oán trách qua Lão Mẫu Nương không ? Đặc biệt là vào những lúc không được như ý, các con càng dễ dàng tâm nảy sinh những lời oán trách đấy ! đúng không ? Bài tập tu hành của các con nếu như chẳng có mỗi ngày đều làm thì vận mệnh làm sao mà có thể cải biến đây ? Sức mạnh của khí số lớn như thế, nếu như chúng ta chẳng có một luồng thiện khí lớn hơn khí số, vậy thì vận mệnh làm sao mà có thể cải biến đây ?
Đồ nhi ơi, khi con có cái thân thể này thì phải thật tốt mà vận dụng lấy. Nếu như con dùng cái thân thể này để đi làm những việc xấu, vậy thì những ác nghiệp mà con đã lũy tích sẽ càng nhiều thêm; nếu như con khéo dùng cái thân thể này, con không chỉ có thể cứu lấy bản thân, còn có thể giúp đỡ hàng nghìn hàng vạn người. Việc tu đạo là con đường đã định sẵn mà con phải đi từ cái ngày con chào đời; chúng ta tu đạo, không làm những việc, những hành vi đi ngược lại với thiên lí triệt tiêu tính người; việc mà chúng ta làm đều là dẫn người đi hướng đến cực lạc, hoằng dương chân lí; do đó nói, tu đạo là việc bổn phận, tức là chẳng phải cố ý tạo tác, dùng thủ đoạn để mưu cầu danh tiếng hay lời khen, càng chẳng cần tự cho rằng mình thanh cao, chúng ta chỉ là làm những việc giúp đỡ người khác theo bổn phận mà thôi.
Thân người khó được đấy ! Nếu đã có cái thân này rồi thì phải biết khéo dùng nó. Trời sinh ta nhất định có chỗ dùng đến; nếu như bài tập này con chẳng biết làm thì con có thể lựa chọn những bài tập khác, có thể đến nhà bếp để giúp đỡ; con chẳng biết nấu ăn thì có thể đến học lau chùi phật đèn; chỉ cần chúng ta thật lòng muốn học thì phật đường chẳng có việc gì mà không biết làm, cũng chẳng có việc mà mình học không tốt; con chỉ cần đi liễu nguyện thật nhiều, chớ có so đo tính toán, chớ có lựa chọn, chỉ cần có chỗ có thể để cho con bỏ ra tâm sức thì con phải cảm ân tận tâm mà bỏ ra tâm sức; cũng chỉ có cảm ân thì ông trời mới thêm phước cho con. Con nhiều thêm một phần so đo tính toán thì ông trời có thể cảm thấy rằng bản thân con đều biết sắp xếp an bài cho mình rồi, do đó cũng chẳng cần phải xem trọng con rồi. Cái gọi là người thành thật đơn giản chất phác do không so đo tính toán với người cho nên trái lại lại được ông trời quan tâm chiếu cố khá nhiều hơn chẳng phải là không có đạo lí đấy; thành thật chất phác mà làm, thành thật chất phác mà đắc.
Hoa nở tuy đẹp, cuối cùng cũng phải héo rụng; trong cái thế giới vô thường này sao có thể không nhanh chóng kịp thời mà nắm bắt lấy thời gian ? Nếu như con là một đóa hoa thì phải có lòng tin khiến cho nó nở rất đẹp, rất xán lạn. Đồ nhi ơi, con nguyện ý làm một người có năng lực tài cán có thể khai sáng sự nghiệp, phát huy tài năng, có thành tựu và cống hiến lớn không ? Bất kể con là một người như thế nào, chỉ cần con phát tâm hướng đạo, tu đạo, bàn đạo thì con có thể khiến cho sinh mệnh nở chói lọi rực rỡ, như một đóa hoa nở vậy.
Hành thiện thì vui vẻ vô ưu giống như ở thiên đường vậy. Con nếu như làm chuyện xấu, cho dù người khác chẳng biết, nhưng lại có sự khiển trách của lương tâm, thậm chí còn nghiêm trọng hơn nhiều so với việc chịu hình phạt dưới địa ngục. Đồ nhi ơi, con chớ có xem những người trang phục đường hoàng, địa vị xã hội cao, đời người trải nghiệm phong phú; các con phải biết rằng nếu như nội tâm của con vẫn còn có sự bất an và sự khiển trách của lương tâm, khó có ai có thể bảo đảm rằng con sẽ không sống trong địa ngục của những đau khổ. Do đó chúng ta vẫn phải vững chắc thiết thực mà làm, duy chỉ có cái tốt của làm việc tốt thì mới vui vẻ vô ưu. Các đồ nhi đều đang hành thiện, con có nghĩ rằng người ta vì sao tu đạo dễ như vậy, gia đình của người ta, việc nhà của người ta vì sao lại tốt như vậy, thuận lợi như vậy, còn mình thì sao ? Đồ nhi ơi, chớ có đi ngưỡng mộ người khác, đấy là nhân duyên của người ta. Nếu như con muốn cải thiện nhân duyên của bản thân mình, hoặc muốn khiến cho nhân duyên của con cái cũng trở nên tốt thì phải dựa vào bản thân con đi làm nhiều việc tốt, liễu dứt cái nghiệp của bản thân mình. Các con mỗi người đều có sứ mệnh của mình, đều có nguyện phải liễu, đều có những việc phải làm, người khác sao có thể thay cho con được đây ? Phải xem trọng bản thân, khéo dùng sinh mệnh hữu hạn, chỉ làm những việc tốt. Ông trời chẳng sinh người vô dụng, chẳng có cái vấn đề điều kiện của ai tốt hơn, mà là bản thân con có tận tâm hay không; cho dù hiện giờ con đã đầu tóc bạc phơ, chỉ cần con vẫn còn một hơi thở thì có cơ hội đi làm, đi liễu. Đồ nhi ơi, hy vọng rằng mỗi người các con đều có thể tu được viên viên mãn mãn, chớ có tu đến mức chỗ nào cũng đều là góc nhọn; người hiện tại vì sao đều sợ, sợ người khác nói, sợ người ta nổi trội hơn mình, do đó tu đạo phải làm được việc lời nói hành động đều cẩn thận, phải nói ít làm nhiều, nói nhiều những lời lẽ tốt đẹp, những lời tốt đẹp tích cực giàu tính giáo dục, chớ có mà cứ giành sự nổi trội. Điều có thể nói mà con chẳng đi nói thì đánh mất đi cơ hội độ người, đấy gọi là đánh mất người. Chúng ta phải xem thời cơ nói chuyện, làm vị tuấn kiệt biết thời thế, để cho đời người của con sống càng viên mãn hơn.
Mỗi một người đều hy vọng bản thân mình có thể thành tài, trở thành người hữu ích; muốn thành tài thì đương nhiên là trước hết phải lập sẵn mục tiêu, dựa theo sự phát triển từng bước mà tiến hành. Nếu như con thích theo đuổi những mục tiêu cao xa, những việc trước mắt vẫn chưa làm tốt, trong tâm lại nghĩ đến một việc khác, vậy thì con sẽ rất khó thành công, thậm chí là chẳng có bất cứ thành tựu gì đấy !
Người tu đạo phải có dáng vẻ của người tu đạo, người làm ăn phải có dáng vẻ của người làm ăn; các con muốn thành tiên thành phật thì phải có phong phạm của tiên phật. Nếu như con muốn làm một chúng sanh bình thường, người bình bình phàm phàm, vậy thì xin các con cũng hãy tận sức mà đi làm bổn phận của người bình phàm. Con người các con nếu như đã gọi là vạn vật chi linh thì phải đỉnh lập ở giữa đất trời, có thể nhập thế mà xuất thế, xuất thế mà nhập thế, tại bụi trần mà chẳng nhiễm bụi trần đấy ! Trước đó thì phải xem xem tất cả những hành vi của mình phải chăng là hợp với lẽ thường; nếu như nói những hành vi của con hoặc là những niệm đầu mà con đã động có sai lệch rồi thì phải kịp thời mà đem tâm thu về thì mới không dẫn đến việc sẩy chân một cái thành hận thiên cổ ( phạm sai đọa lạc thì hối hận cả đời ) . Những việc biết rõ là không thể làm lại cứ muốn đi làm, biết rõ ở đấy có một cái hố khổ lại cứ muốn nhảy vào trong cái hố khổ đó, người như thế có phải là rất ngu si ? Vậy con làm sao có thể thành tài đây ? Đồ nhi ơi, con phải thật tốt mà trân trọng lấy sinh mệnh, thật tốt mà nắm bắt lấy cái ngay lúc ấy, bởi vì năm tháng chẳng thể quay lại, sinh mệnh là ngắn ngủi tạm bợ như thế, phải làm thế nào đi sáng tạo cái vĩnh hằng trong cái ngắn tạm đây ? Phải làm sao khiến cho sinh mệnh càng có giá trị, càng có ý nghĩa đây ? Những cái này đều là cái mà con phải đi nỗ lực kinh doanh đấy.
Phá trừ chấp tướng
Con người chỉ có biết thay đổi cách nhìn đối với khốn cảnh thì mới có thể tìm thấy phương pháp và cách làm để xông ra khỏi khốn cảnh.
Đồ nhi ơi, hình tượng phải phá trừ, chẳng phải đợi đến lúc tiên phật lâm đàn đến điểm tỉnh thì con mới muốn phá trừ. Ông trời là rất từ bi, thường mượn người, việc, vật để khải phát chúng sanh. Chỉ cần các con dụng tâm thể hội thì sẽ không dẫn đến việc chịu sự đánh lừa của hình tượng, bởi vì tu đạo nhất định cần phải theo lí mà hành. Có một số người đã phát tâm bồ đề, thân cũng xả, tiền tài cũng xả, pháp cũng xả, sức cũng xả, đem tất cả mọi thứ đều buông xuống rồi, thế nhưng chỉ có cái Tôi này buông chẳng xuống, đấy là chướng ngại lớn nhất trên con đường tu đạo, là rất khó vượt qua ải đấy. Đạo là người ngộ thì đắc, người tu thì có; con nếu có thể thường gìn giữ sự thanh tịnh thì nhất định có thể lãnh ngộ được chân lí trong đó. Hy vọng rằng các đồ nhi ở trong cái khốn khó có thể nâng cao dũng khí; nghịch cảnh là ông trời muốn trước khi thêm nặng trách nhiệm của con thì trước hết sẽ thiết lập những thử nghiệm của căn cơ, hỏa hầu, nền tảng cho con.
Người đời đa số đều tham sống sợ chết; từ xưa anh hùng nhiều biết bao nhiêu, nhưng có mấy ai có thể dửng dưng không quan tâm đến sinh tử ? Từ lúc tam tào phổ độ đến nay, biết bao nhiêu tiền bối bàn đạo xả toàn bộ đều có loại tâm trí này. Do đó các con những người tu đạo của thời hiện đại phải trải nghiệm nhiều, gia tăng kiến thức và sự nghe nhìn mới có thể mở ra tầm nhìn của con, tăng thêm trí tuệ của con, mới có thể đại khái biết được chút đỉnh sự rộng rãi, huyền diệu của đất trời.
Đồ nhi ơi, hãy mở ra cánh cửa sổ thì ánh mặt trời mới soi chiếu vào; nếu như con thường nhốt bản thân mình ở những chỗ u tối thì những khốn khó sẽ vĩnh viễn chẳng cách nào tiêu trừ. Tu đạo là phải đi một con đường lớn quang minh rộng rãi, chứ chẳng phải là càng tu tâm lượng càng hẹp, càng lập dị cô độc, biết không ? Những tro bụi trong nồi vốn dĩ là từ trong không khí mà đến, vậy thì con lại hà tất chấp trước tro bụi là ở trong nồi hay là ở trong không khí, bất kể là bụi ở trong nồi hay là trong không khí thì đều là bụi, con lại hà tất chấp trước cái tướng này ? Cái tướng của vô tướng mới có thể thấy được chân lí; con không chấp trước vào hình tướng thì nói là ở trong bụi trần chẳng nhiễm bụi trần, con càng chấp trước ở có hay không có thì đã rơi vào vực sâu vạn trượng. Cùng đạo lí đó, khổ vui là chúng sanh tự mình nói, đối với chư phật bồ tát mà nói thì làm gì có khổ vui để mà nói đây ? Con đối với cái sắc thân vẫn còn có Ngã chấp thì đương nhiên là có khổ vui, do đó tu đạo đối với các con mà nói thì là một con đường giải hoặc, hoặc trừ rồi thì khổ vui tự tiêu dao.
Dũng xông ải khảo
Đồ nhi ơi, Con kiếp này có thể đắc được đạo thật chẳng dễ dàng đấy ! Con cảm thấy bản thân mình là nhân tài trụ cột không ? có phải là người kiên cường độc lập có thể làm trụ cột trong những môi trường hoàn cảnh gian nan không ổn định đầy biến động ? Nếu đã cảm thấy bản thân mình là trụ cột như vậy thì phải có sự gánh vác lấy. Khi con gặp phải những trắc trở thì phải dũng cảm mà đối mặt; quá trình học tập của sinh mệnh không ở chỗ theo đuổi bao nhiêu, mà là phải đối mặt với nghịch cảnh như thế nào, đi qua như thế nào, tu đạo cũng như thế. Vào tất cả những lúc an khang thuận lợi thì con thường xuất hiện ở phật đường, điều này chẳng hiếm lạ; khi con ở trong những lúc nguy khốn khổ nạn vẫn có thể không chút run sợ thoái lùi, dũng cảm tiến thẳng về trước để hộ đạo thì đấy mới là anh hùng trong các anh hùng đấy !
Do đó, khi con gặp phải những cảnh khốn của đời người, bất kể là con có thể tiếp nhận hay không thì đều phải đi đối mặt. Đồ nhi ơi, con phải học tập sống ra bản thân từ trong nghịch cảnh, hiểu không ? Trong cái thế giới thanh sắc mê người này, mỗi người các con đều hướng ra bên ngoài tìm kiếm những hình tướng, bất kể những nơi vui chơi giải trí, những tiết mục trên màn ảnh đều là quấy động chòng ghẹo tai mắt của con người, hãy cẩn thận, cẩn thận đấy ! Các con mang tên là người tu đạo, nếu như vẫn tham ái những thứ thanh sắc này, vậy thì sẽ ăn mòn linh hồn của con đấy ( tư tưởng hoặc hành vi sẽ dần dần bị những thói xấu làm ô nhiễm mà biến chất ). Cho dù là con tự cho rằng sẽ không bị ảnh hưởng hoặc mê muội mất, thế nhưng trong tiềm ý thức của con bất giác đã chôn xuống cái gốc của tâm thức. Đồ nhi ơi, chặt cỏ chẳng trừ gốc, gió xuân thổi lại sinh đấy ! Tuyệt đối chớ có lờ đi xem nhẹ tự cho rằng chẳng bị bất cứ thanh sắc gì cám dỗ.
Sự việc nếu liên quan đến mình thì tay bận chân loạn; sự việc chẳng liên quan đến mình thì chẳng sao cả, phải không ? Đồ nhi ơi, quá trình của người khác con thật sự có thể thể hội sao ? Con chẳng có đích thân ở vào cảnh ngộ ấy thì sao có thể thể hội được những nỗi khổ của chúng sanh. Con nếu như chẳng có trải qua những khảo nghiệm trắc trở thì sao có thể luyện thành chí hướng kim cang bất hoại. Con trước khi muốn cứu chúng sanh thì trước hết phải cứu được chính mình. Cứu người dễ dàng, cứu mình khó đấy ! Cái gì khó nhất, hóa bỏ Ngã chấp khó nhất. Những chướng ngại của người khác thì nhỏ, con có thể thoải mái thư thả giảng nói đạo lí cho họ, khuyên bảo họ, bởi vì việc chẳng liên quan đến mình mà. Hễ một khi bản thân mình đụng phải việc rồi, những chấp trước của bản thân mình chẳng chuyển hóa thì khổ chẳng tả nên lời. Vì sao vậy ? Liên quan đến mình thì loạn đấy ! Nếu như tâm của con cũng có thể rộng lớn như mặt đất lớn vậy, vậy thì con sẽ chẳng đi chấp trước một chút những thói xấu nhỏ, những lỗi sai nhỏ, những khuyết điểm nhỏ nào đó của người khác. Đồ nhi ơi, tâm lượng của con nếu như quá nhỏ thì sẽ chấp trước một tí ti những khuyết điểm thiếu sót nhỏ của người khác như vậy, cùng lẽ đó, nếu như yêu cầu của con đối với bản thân cũng có thể tỉ mỉ chi tiết giống như tìm kiếm một hạt gạo trong mặt đất lớn vậy, nghiêm túc đi tìm nó trở lại thì con sẽ chẳng khó thành thánh thành phật đâu.
Đồ nhi ơi, tâm trạng của các con có phải là thường đắc được thì vui, mất đi thì ưu sầu ? sống qua ngày với sự luân hồi của lúc vui lúc ưu sầu ấy, nếu như buông xuống, không quan tâm lo lắng giữa cái được mất thì mới là người tự tại giải thoát vui vẻ thật sự, bởi vì chẳng cầu thì là vô tư, vô tư thì sẽ vui vẻ. Đồ nhi ơi, người tu bàn đạo phải chịu một chút sự mài luyện thì mới trưởng thành; không chịu sự mài luyện thì làm sao mà hiển hiện ra cái khí cương cường của người dũng cảm đây ? Chỉ có ở trong môi trường hoàn cảnh khốn khó nhất thì mới có thể hiển hiện ra trí tuệ và đức tánh của con. Đồ nhi đều là những người có trí tuệ; thầy đây tin rằng các con trong hành trình tu bàn đạo đều có thể xác lập mục tiêu tu đạo của bản thân, cho dù là trên những con đường mưa gió đan xen nhau ( nhiều tai nạn đồng thời phát sinh ) thì đồ nhi vẫn có thể hiên ngang phấn chấn mà đi qua, có phải vậy không ?
Khi con ở trong cảnh giới của chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác thì là lúc thiên tánh của con hiển lộ. Thế nhưng những người bình thường, con bảo họ chẳng nghĩ thiện ác thì họ sẽ chẳng có cảm giác an toàn, bởi vì họ chẳng tin tưởng thiên tánh của chính bản thân mình, vẫn cứ phải dùng nhân tâm tăng thêm sự phân biệt, suy ngẫm thì mới yên tâm. Nếu như họ miệng nói mà thân chẳng làm thì sẽ có cảm giác bất an của sự hổ thẹn dằn vặt; trái lại, nếu như là họ hành động theo thiên tánh, phật tánh, chắc chắn có thể nói rồi lại hành ra ngoài, vậy thì là vấn đề của việc có thể khéo giữ trực tâm hay không. Nếu đã muốn tu đạo thì chớ có sợ sự đục mài của môi trường hoàn cảnh; càng là hoàn cảnh khốn khó càng có thể khiến cho lương tri của con hiển hiện. Người phàm chỉ cầu thuận cảnh, thánh nhân chẳng sợ nghịch cảnh, bởi vì cái thuận thì thành quỷ, cái nghịch thì thành Phật. Đồ nhi ơi, Các con mỗi người đều cảm thấy bản thân mình đã tu rất tốt rồi, phải không ? Thông qua sự sàn lọc như vậy của ông trời mới nhìn ra được ai có mấy phần căn cơ, hỏa hầu. Đồ nhi ơi, chẳng có trải qua sự đục khắc thì làm sao mà thành báu vật tinh xảo ( tài năng lớn ) được !
Con người chính là buông chẳng xuống, do đó mà so đo tính toán chấp trước. Khi con có năng lực làm việc tốt thì phải cần mẫn nhanh nhạy mà học, tu, giảng, hành. Con có thể làm nhiều thì làm nhiều vào, làm nhiều có tốt không vậy ? Con người cứ là thích so đo tính toán, người ta làm ít mà mình sao lại làm nhiều vậy ? Đấy chính là cái tâm so đo tính toán. Đồ nhi ơi, Con có từng nghĩ qua rằng con hôm nay làm nhiều thì kinh nghiệm của con cũng nhiều hơn những người khác, phải không ? Con kinh nghiệm tương đối nhiều thì đương nhiên trí tuệ của con cũng sẽ khá nhiều, nhưng như thế vẫn chưa đủ; tuy rằng làm nhiều, kinh nghiệm cũng theo đó mà nhiều, nhưng quan trọng là tâm lượng cũng phải theo đó mà trở nên rộng rãi; tâm lượng của con chẳng đủ rộng rãi thì dễ dàng oán trách, dễ dàng khởi tâm kiêu ngạo, điều này đối với việc tu hành của con là chẳng có giúp ích đấy. Đồ nhi ơi, tu đạo không thể lựa chọn hoàn cảnh đấy; cảnh thuận nghịch đều cần phải tôi luyện; trong nghịch cảnh có thể tôi luyện ra trí, nhân, dũng của con. Nếu như con có thể từ trong nghịch cảnh ngã té rồi lại bò đứng dậy thì đồ nhi ơi, chúc mừng con đấy, tâm tánh của con lại lên một tầng rồi. Thế nhưng phải cẩn thận một cái niệm đầu bất thiện có thể sẽ khiến cho con rơi vào vực sâu đấy ! Phải nghĩ nghĩ xem, con thật chẳng dễ dàng gì mới tiến bộ thêm một bậc, thế nhưng chỉ một cái niệm đầu tí ti thì đủ để khiến cho con dễ dàng chẳng tự phát giác mà rớt ngã xuống, vậy có phải là phải cảnh giác cẩn thận e sợ không !
Tu đạo phải cẩn ngôn thận hành, cẩn thận những hành vi của chúng ta, chú ý những lời nói của chúng ta, phản tỉnh những hành vi của chúng ta thì mới có thể ít lỗi lầm. Có rất nhiều sự việc đều cần chúng ta dẫn đầu đi làm, khó tránh khỏi vất vả mệt nhọc, khó tránh khỏi phiền não. Thế nhưng việc nhiều thì càng không được loạn tâm; bất kể là bận rộn bao nhiêu thì đều phải tồn cái tâm cảm ân. Đồ nhi ơi, các con đều gọi là những nhân viên bàn sự, tự mình nên tận thật tốt chức trách của mình, bất luận công việc của con là đàn vụ, là văn thư, là thao bàn hay là phục vụ, mỗi một chi tiết, mỗi một khâu; mọi người giúp đỡ lẫn nhau giữa sự tiếp xúc qua lại giữa người với người, đều phải giữ lấy chức trách của mình, đấy đều là bộ phận cần phải chú ý của việc cẩn ngôn thận hành. Thân thể phải nỗ lực thực hành, biết và làm phải hợp nhất mới có thể hiển hiện ra sự tôn quý của đạo. Nếu như người người đều có đạo, vậy thì chẳng cần lại phải đàm luận một cách phí thần như thế nữa rồi, bởi vì đạo của con vẫn chưa hiển hiện ra ngoài trên thân con, do đó mới cần phải đàm luận. Nếu như trong tâm của mỗi người các con đều có đạo, vậy thì có thể sản sinh sự cộng hưởng của tâm linh lẫn nhau, chẳng cần lời nói đàm luận cũng có thể sản sinh sự tâm ý hợp ngầm đấy !
Đức, phải bồi dưỡng ở đâu đây ? bồi dưỡng bên trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày; khi con bị khốn khó, chịu những ủy khuất thì càng có thể bồi dưỡng ra sự tu hành và đức tánh của con. Chẳng có trải qua những tầng tầng lớp lớp khảo nghiệm này, lại làm sao tiếp nhận gánh chịu nổi nhiều nghiệp lực như thế ! Làm thế nào bồi dưỡng ra đức tánh của con đây ! Tu đạo mà, phải hiểu rõ ràng cái chơn ngã ( cái Tôi thật ) thì mới có thể vui vẻ thật sự, nhưng những người bình thường đều mê ở cái giả ngã ( cái Tôi giả ), do đó mà xem nặng cái giả ngã như vậy nên mới ưu sầu hoạn nạn. Nếu như Nhân tướng, Ngã tướng, Chúng sanh tướng đều có thể trừ bỏ đi thì cả một đời người của con sẽ thản nhiên vui vẻ nhiều rồi. Đồ nhi ơi, từ lúc con chào đời mãi cho đến nay, có phải là ông trời đều giúp con xếp đặt an bài được thuận tâm như ý ! Những việc không như ý của đời người thì chiếm cực đại đa số, là thuận cảnh, là nghịch cảnh đều tốt, đối với một người thật sự muốn tu hành mà nói thì đều là một thứ trợ duyên.
Thời cuộc chẳng an định, tâm của con cũng theo đó mà sợ hãi, bất an, phải không ? Muốn biết buông xuống cái niệm đầu của ải sinh tử chẳng phải dễ dàng như vậy. Thế nhưng, đối với một người bàn đạo mà nói, nếu như trong tâm con có hạo nhiên chánh khí thì thời cuộc có không ổn định, bất an như thế nào đi chăng nữa, tâm của con từ sớm đã có chủ trương. Cho dù là rừng súng mưa đạn, con đều chẳng có cái tâm sợ hãi, vậy mới gọi là nhìn thấu ải sinh tử. Đồ nhi ơi, trên con đường tu đạo đã lâu như vậy rồi, công phu định tĩnh của con vẫn cứ mãi chẳng cách nào đạt thành, nên làm thế nào đây ? Một đề thi nho nhỏ thì có thể khiến cho tâm của con nóng lòng như lửa đốt, chẳng cách nào ứng biến, vậy thì khi con gặp phải đại nạn, con lại phải qua ải như thế nào đây ? đến lúc ấy chẳng phải là càng kinh hoảng bối rối căng thẳng sao ? Người xưa nói rằng cấp trung sanh trí ( trong lúc khẩn cấp bỗng đột nhiên nảy sinh trí tuệ, nghĩ ra cách ứng phó ) thì có thể nhìn ra anh ta có công phu tu dưỡng bao nhiêu. Con lâm nguy mà chẳng loạn thì mới có thể cho bản thân mình một con đường sống để đi. Con trước tiên dẫn ra cơ hội sinh tồn rồi thì những người phía sau mới có hy vọng đấy ! Đồ nhi ơi, theo đó mà xem thì lúc bình thường con có thể không hạ công phu định tĩnh hay sao ?
Trong nghịch cảnh thì phải biết lùi một bước, chớ có cứ miễn cưỡng chống đỡ hoặc xông thẳng; trước lùi một bước mới có biện pháp chuyển niệm đầu, con đường tu đạo của con mới có thể đi tiếp được, đi được xa dài. Đồ nhi ơi, muốn đi ra con đường tu đạo thì phải có mục tiêu chính xác rõ ràng, có tính nhẫn nại chịu đựng, càng phải có một cái tâm thanh tịnh, bởi vì thanh tịnh mới có thể Không, Không ( trống rỗng ) thì mới có thể nạp vật, mới không có bốc đồng cố chấp, đấy chính là cách mà con đi tiếp được nữa, đi được lâu dài; vả lại không thể đợi có thời gian mới làm, con người mà ! dễ dàng nhất sinh ra cái tâm biếng nhác vào những lúc rảnh rỗi. Đồ nhi ơi, con thời thời khắc khắc, bất cứ lúc nào trong mỗi niệm đều phải nghĩ đến làm thế nào mới có thể càng tinh tấn, biết không ? Tu đạo chính là phải nhẫn nại chịu được bất cứ khảo nghiệm gì; chỉ có vào lúc khốn khổ nhất mới nhìn ra được công phu tu hành của con. Đồ nhi đều rất có phúc khí, có thể sinh trưởng trong cái thời đại này, thế nhưng chẳng biết trân trọng lấy, chẳng phải là đang lãng phí phúc khí của bản thân con sao ? Đồ nhi ơi, con phải thời thời khắc khắc mà đi trân trọng đấy !
Số lượt xem : 1474