Tâm Bình Đường Bèn Phẳng ( Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật )
Đồ nhi phải ghi nhớ rằng vào những lúc không được như ý thì chớ có quên cho bản thân mình chút tràng pháo tay cổ vũ khích lệ bản thân, bất cứ lúc nào cũng chăm sóc bản thân, quán ngược lại bản thân, như thế thì những sự vật sự việc có xấu đi chăng nữa rồi cũng sẽ qua đi.
Con hôm nay đi con đường này lẽ nào đều là gập ghềnh lởm chởm đó sao ? Nếu như con tin rằng sẽ không, thì con đường của con sẽ càng đi càng thuận, bởi vì các con sẽ đột phá cho nên sẽ càng đi càng thuận; hãy trân trọng lấy những gì mà các con đã và đang có, trân trọng những cái trước mắt, điều này là chân thật nhất. Những sự đeo bám vướng mắc đến từ bên ngoài, tất cả những ngoại duyên, đấy chỉ là cái duyên của các con, có thể xem nhạt đi, thầy khuyên các con vẫn là nên xem nhạt vậy ! có thể nhìn thoáng ( mở rộng tấm lòng, thản nhiên đối mặt với hiện thực ) thì mới là của các con đấy; khi tâm của con mở rộng thoáng thì chính là cái gọi là “ tâm bình, đường bèn phẳng ”.
Tâm lượng rộng phước bèn rộng, tâm bình thì đường bèn phẳng; nội tâm có quá nhiều những sự bất bình thì chỉ sẽ làm trở ngại con thôi. Những lúc con đang vất vả khổ sở, liệu con sẽ có những lời oán trách không đấy ! Vậy thì đã tạo thành tâm khổ rồi, phải hiểu rằng cái khổ sở vất vả này có mối quan hệ cực kì mật thiết với tâm khổ đấy ! hãy chuyển niệm ngay lúc ấy vậy !
Khi con cứ mãi yêu cầu người khác cho con càng nhiều càng tốt, tâm của con bèn sẽ khổ. Khi con khổ vì cầu chẳng được, tâm của con đã rơi vào sự chấp trước rồi. Cái gọi là chấp trước là chỉ quá ư có Ngã tướng ( cái Tôi ) rồi; khi cái tâm của con đang khổ, con bèn phải cổ vũ khích lệ bản thân một cái, khích lệ bản thân phải có lòng tin, sự đen tối hắc ám không phải là vĩnh viễn đâu. Nỗi khổ của tâm chẳng được xem là cái khổ thật, khi cầu sống không được, cầu chết chẳng xong, đấy mới gọi là nỗi khổ thật sự, do đó mà các con bây giờ phải buông xuống rồi.
Con đường nhân sanh này tuy rằng là khổ, thế nhưng con hãy hướng về trước mà xem nữa xem, có những người còn khổ hơn con, con lại quay về sau mà nhìn xem, vẫn là có người còn tệ hơn con đấy. Con đường mà kiếp nay con đi là gập ghềnh mấp mô đấy, thế nhưng sự trưởng thành tâm trí của con vượt trội hơn người khác, đấy chính là cái trí tuệ mà người khác chẳng đắc được, cũng là cái mà người khác chẳng cách nào giành kiếm được, con bươn chải tích luỹ kinh nghiệm nhiều hơn người khác một phần, đổi cái tâm cảnh để đi thể ngộ thì nỗi khổ thật sự là “ đắc được đạo rồi mà chẳng tu, lại luân hồi ở trong sáu nẻo ”, đấy mới gọi là khổ.
Tuy rằng mệt mỏi kiệt sức, tuy rằng có vất vả khổ sở, tuy rằng có những uỷ khúc ( chịu sự oan uổng, gặp phải những sự đãi ngộ không công bằng ) , thế nhưng cái khổ của chúng ta đều phải nuốt trôi xuống, nhẫn nhịn xuống, chẳng có một người tu đạo nào là không tiếp nhận nhẫn chịu đau khổ đâu.
Con người nếu đã sanh ra trong cõi hồng trần, thì khó tránh khỏi có những lúc khốn cùng, cũng khó tránh khỏi có những lúc thông đạt, thế nhưng những lúc thông đạt, những lúc gian nan khốn khổ, con phải tự ứng phó xử lí như thế nào ? phải “ chẳng hãi nơi tâm, tánh mệnh tự nhiên ”. Điều đáng sợ nhất chính là con thường thường theo cái vui của sân khấu sàn diễn đời người mà vui, theo cái không vui của nó mà buồn, sau đó bèn sanh phiền não, vọng tưởng, đau khổ, bi thương.
Nếu như con biết dùng cái thân thể của con để an đốn cái tâm của con, sau đó hành thiện thật nhiều, hàm dưỡng bản thân thật nhiều, có phải là một chuyện vui lớn của đời người rồi không ? Con người nếu đã ở trong cái cõi hồng trần này rồi thì sẽ có nghiệp lực, phải làm thế nào để liễu nghiệp đây ? phải hành công lập đức, tồn tâm dưỡng tánh.
Trong hành trình của mỗi một người đều sẽ có những lúc lên lên xuống xuống; có một số người họ sẽ tự cam đoạ lạc, chẳng cầu tinh tiến, tự vứt bỏ chính mình; có một số người họ sẽ càng tích cực; có một số người sẽ đem nước mắt nuốt vào trong bụng, chẳng có bảo với người khác, người khác nhìn thấy họ vẻ ngoài vẫn có vẻ rất vui vẻ, thật ra trong lòng họ rất buồn khổ, có buồn khổ, có khốn khó thì phải hoá giải nó đi, hoá khổ nạn thành sức mạnh. Nếu như trong lòng con thường tồn sự buồn khổ, tồn lấy sự phiền não, con thường sẽ rất ưu uất, vậy thì còn có thể làm được rất nhiều việc chăng ? Hãy đem những khổ nạn của con hoá giải nó đi, hoá thành một luồng sức mạnh, lại xông hướng về phía trước ! Trong hành trình có rất nhiều những khiêu chiến thách thức, các đồ nhi phải đối mặt một cách dũng cảm, phải có trí tuệ, dũng khí, cũng phải có nguyện lực ! Đối với mỗi một người đều phải quan tâm, mọi người giúp đỡ lẫn nhau, giúp nhau trưởng thành.
Hy vọng các đồ nhi có thể xả mình; thầy hy vọng các con làm người tu đạo bàn đạo có thể có loại tâm cảnh này mới có thể tu được tốt, bàn được tốt. Vốn dĩ con đường tu đạo này là nghìn vạn gian khổ đấy, con nếu như chẳng có cái tâm nếm khổ, thì chẳng có cách nào đem bản thân mình xả ra được, cũng chẳng cách nào đặt mình vào vị trí của người khác để nghĩ thay cho họ. Đối tốt với người khác thì chớ có hy vọng người khác sẽ đền đáp lại cho con, cũng giống như tấm lòng của thầy đối với các đồ nhi vậy, hiểu không ? Tất cả những hành vi việc làm của đồ nhi là tấm gương sáng của một thiên sứ Bạch Dương, cũng là tấm gương sáng của tất cả chúng sanh. Thiên sứ Bạch Dương phải làm được tốt, chẳng phải là bản thân con nói tốt, mà là cái tốt phải từ miệng của người khác khen ngợi nói ra. Phải lập sẵn mục tiêu, phải có thể thật tốt mà phấn chấn tinh thần, nỗ lực hướng lên, đấy mới là việc cấp bách nhất phải làm. Hãy nhận rõ đạo lí này, chớ có hoảng hoảng hốt hốt đấy, chớ có trong lòng bất an, do dự chẳng quyết, “ con nếu đã muốn tu thì phải tu một cách rõ ràng, muốn bàn thì con phải bàn một cách tận tâm tận sức ”, hiểu không ? Chớ có bảo rằng tiến vào cánh cửa này của thầy rồi, những việc phải cầu cứu đặc biệt nhiều; con phải biết dùng thái độ khoan dung để đối đãi với người khác, dùng thái độ nghiêm khắc để ràng buộc kiểm soát lấy bản thân, như thế con mới có thể đem cái bổn tánh của con phát huy ra ngoài. Các con hiện giờ tốt, sau này càng phải tốt hơn nữa, chớ có cô phụ sự kì vọng của người trời đối với các con; tấm lòng của Thiên Nhơn đối với các con vĩnh viễn là như nhau đấy, chẳng có sự phân biệt phú quý bần tiện, cũng chẳng có sự phân biệt đẳng cấp, phật tánh nhất luật bình đẳng, tất cả mọi chủ quyền thánh thánh thành hiền bèn ở bản thân của các con. “ Ông trời sẽ chẳng đoạn tuyệt con đường phía sau của các con đâu, chỉ sợ rằng bản thân các con chẳng cho tự mình cơ hội ”. Hãy thật tốt mà nắm bắt lấy một lần cơ hội này, có khổ hơn thêm đi chăng nữa thì các con cũng phải tiếp tục chống đỡ xuống, có khó nhẫn chịu thêm đi nữa các con cũng phải kiên trì đến cùng, chớ có đánh mất đi một chút sự ngay thẳng thành thật ban đầu ấy của các con, chớ có bởi vì một chút chút những tiền tài danh lợi cám dỗ mà đem cái tâm sơ phát ban đầu của các con huỷ đi. Thứ đã đắc được rồi, con lại đánh mất đi, không hẳn là con lại có thể tìm thấy lại một chút tâm ban đầu ấy. Chớ có làm cho tâm mình vết thương đầy mình, bảo vệ bản thân chính là hãy thật tốt mà tu, thật tốt mà bàn, muốn thành tựu bản thân thì phải xả mình vì người.
Số lượt xem : 666