BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Tam bảo có thể kích phát tiềm năng của sinh mệnh ( Huấn Văn Về Tam Bảo )

Tác giả liangfulai on 2023-07-19 05:36:54
/Tam bảo có thể kích phát tiềm năng của sinh mệnh  ( Huấn Văn Về Tam Bảo )

◎ Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật, Phát Nhất, lời của thầy ( 6 )

 

 

Trong tâm có bệnh phải cần thuốc của tâm để chữa trị, cơ thể có bệnh phải tìm bác sĩ. Thầy là bác sĩ trên phương diện tâm lí. Nếu muốn chữa trị cho nhục thể, thì giống như lúc triều đại nhà Tống vậy, chân gãy rồi thầy có thể nối lại, mắt đui rồi, thầy rờ một cái cũng có thể sáng lại; thế nhưng, bây giờ thì khác rồi, bởi vì lòng người khác rồi.


Đại pháp sư dùng khí đổ khí vào cho các con, nhanh chóng thông liền, bệnh bèn nhanh chóng khỏi liền, các con có biết vì sao không ? là do các con tự chữa khỏi cái bệnh này đấy. Bởi vì trong tâm các con đã sanh tín niệm ( lòng tin ) : “ con phải để cho pháp sư chữa khỏi bệnh ”, cho nên con và pháp sư tâm thông với nhau, bệnh bèn tự nhiên khỏi. Chẳng phải là pháp sư tài cán gì, mà là tâm của con có đủ khả năng. Tâm của con tĩnh, tĩnh đến cực kì thì tự nhiên cái uế khí của con, những khí không thông bèn thông rồi. Đấy gọi là “ vô sư tự thông ” ( không có thầy nhưng tự mình được thông suốt ”, bởi vì phật tánh của con đang trị liệu cho nhục thể ( thân xác ) của con. Tâm của con có thể tĩnh, khí của con có thể bình, thì sự tuần hoàn huyết dịch của con tự nhiên hoàn toàn tốt, bệnh của con tự nhiên sẽ khỏi.

 

Tâm đắc : dùng tam bảo, bất luận là pháp thủ huyền, pháp điều tâm, pháp khấu đầu đều có thể khiến cho tâm của chúng ta tĩnh, giảm thiểu những căn bệnh do tâm trạng thay đổi gây ra ( ví dụ như khôn đạo nếu thường đè nén khí oán nộ ở trong tâm thì dễ bị ung thư ngực ), thậm chí bắt tay vào từ huyền quan – lò phản ứng hạt nhân. Kiểu thức huyền quan hít thở khí tiên thiên bổ sung khí càn dương của bổn tánh, đồng thời khiến cho bên trong bổn tánh có thể sản sanh nguyên khí khiến cho kinh lạc của thân thể vận hành, luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư, tam hoa tụ đỉnh, hạo nhiên chánh khí của 2 mạch nhâm đốc tuần hoàn, sau đó có thể cải thiện sự phát sanh của bệnh, thậm chí có đạo thân dùng phương pháp hợp đồng xoa bóp khiến cho bệnh chuyển sang hướng tốt, do đó đấy là pháp tu hành tối thượng thừa.

 

Thiên Phật viện du kí hồi thứ 5 : từ huấn của Thiên Nhiên Cổ Phật :

 

Do đó mà tam bảo chơn truyền đối với người thượng thượng căn mà nói thì tức chỉ tức ngộ, tức ngộ tức thành, chẳng cần nhờ đến tu trì.

 

Nhưng điều đáng tiếc là đại đa số các đạo thân đều chẳng hiểu rõ, sau khi điểm xuống thì giống như cái mà thầy ví von : đã về đến nhà lại ngừng ở cửa ( huyền quan khiếu ) mà ( tâm niệm ) chẳng tiến vào, ở cửa mà hóng mát. Giống như hậu học trước đây lúc cầu đạo, chẳng biết đem tâm niệm trở về huyền quan ( tưởng rằng mặc niệm chơn kinh chỉ có lúc nguy nan mới có thể dùng, bình thường chẳng dám dùng ), thật sự là giống như thầy đã nói : có chút ngốc ngếch.

 

Nếu có người đột nhiên dùng bàn tay vẫy ở ngay trước mắt mình, chúng ta có thể sẽ giật mình mà nhăn mày và nhắm mắt ngưng thần, lúc này có thể phát giác tâm niệm đã ở huyền quan khiếu rồi, cho nên thầy mới nói : điểm truyền sư mới phải dùng bàn tay trái đẩy về, che lấy trước mắt chúng ta. Đấy là muốn chúng ta phải tâm niệm lúc nào cũng phải ghi nhớ là phải về đến huyền quan khiếu, cho nên đấy là ý nghĩa của việc tu trì tam bảo tâm pháp.

 

◎ Đương nhiên Minh Sư chỉ xuống một cái, đối với người thượng thượng căn mà nói là 100% đốn ngộ hoàn toàn minh tâm kiến tánh, nhưng đối với những người thuộc thượng, trung, hạ căn khí mà nói thì một chỉ của Minh Sư quả thật đã minh tâm ( điểm mở tâm địa, tâm khiếu, huyền quan khiếu ), nhưng vẫn chưa kiến tánh, do đó cần dùng tam bảo tâm pháp tu trì khiến cho tâm niệm quay trở về huyền quan nhất khiếu, không ngừng đốn ngộ, không cần phương pháp giảng đạo lí thông qua việc giáo hóa, chỉ cần dùng tam bảo tâm thu về huyền quan khiếu thì được, không ngừng tiến về phía trước con đường kiến tánh.

 

◎ Đương nhiên một chỉ của Minh Sư đối với người thượng thượng căn thì có thể làm đến chỗ chẳng nghĩ thiện chẳng nghĩ ác, bổn tánh vô vi tự nhiên bộc lộ mà đạt đến trạng thái vô niệm, nhưng đối với người thuộc thượng, trung, hạ căn khí mà nói thì có thể có hai tầng hàm nghĩa có thể giải thích :

 

Ý nghĩa của tầng thứ nhất : nếu là đối với vô niệm mà nói : dùng tam bảo tâm pháp tu trì quả thật có thể khiến cho chúng ta tận hết khả năng ở trong trạng thái vô niệm. Chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, bảo trì cái tâm thanh tịnh, chẳng cần bất cứ suy nghĩ và giáo hóa gì để chuyển niệm, bởi vì tâm niệm đã quay trở về nguồn gốc bổn tánh của bên trong huyền quan, là một loại bất ngôn chi giáo ( giáo hóa chẳng dùng lời nói ), chính là cái gọi là Phật nói tất cả các pháp để độ tất cả mọi thứ tâm ( công phu của pháp tam thừa ), nếu chẳng có mọi thứ tâm ( công phu của nhất phật thừa, bất ngôn chi giáo ) thì ở đâu mà đến mọi thứ pháp ( phá trừ pháp tam thừa ).

 

Ý nghĩa của tầng thứ hai : nếu là đối với nhất niệm mà nói : nghiêm khắc mà nói quả thật vẫn cần phải ý thủ huyền quan, khiến cho tâm niệm trở về đến huyền quan khiếu, nhưng lại có thể khiến chúng ta sản sanh trạng thái vô niệm ( chẳng có vọng niệm thiện ác đối đãi ), là công phu thực tiễn của nhất phật thừa.

 

◎ Minh sư nhất chỉ, cảnh giới của người thượng thượng căn chính là cảnh giới cao nhất của việc thủ mà chẳng có thủ, niệm mà chẳng có niệm, khấu mà chẳng có khấu. Thật ra thì thủ mà chẳng có thủ, niệm mà chẳng có niệm thì trong số rất nhiều các sách khuyến thiện của Quách Điểm Truyền Sư đã xuất bản đều đã giảng rất rõ rồi. Thế nhưng người thượng thượng căn vẫn phải khấu đầu ( chí ít thì phải làm lễ hiến hương sáng tối ), khấu mà chẳng khấu chính là ngay cái lúc khấu đầu ấy chẳng cần khởi niệm ra sức làm cho eo di động khấu đầu, thân thể tự nhiên sẽ tự động khấu giống như lò xo vậy, lúc này khi khấu đầu sẽ rất thoải mái, tâm trạng tốt đẹp, đạt đến cảnh giới luyện tinh hóa khí, luyện khí hóa thần, luyện thần hoàn hư.

 

◎ Thầy Tế Công Hoạt Phật đã nói : “ chủ nhân của chúng ta phải thường canh giữ ở trong nhà chớ có đi lung tung ”, đấy chính là muốn tâm niệm phải lúc nào cũng trở về huyền quan khiếu, cả ngày chủ nhân chính là bổn tánh, trong nhà chính là huyền quan khiếu, một chỉ của Minh Sư thật ra là chỉ điểm mở ra huyền quan khiếu, cái thật sự muốn chỉ là bổn tánh lương tâm bên trong huyền quan khiếu, tức linh tánh, nhưng như vậy phải làm như thế nào đây ? khi Minh Sư chỉ xuống một cái, đối với người thượng thượng căn mà nói thì lúc này tâm niệm mới biết trở về đến huyền quan khiếu, lúc này đột nhiên phát hiện bổn tánh chính là ở đây, là quang minh, trong sạch thuần khiết vô nhiễm, ngay lúc ấy tức thì hiểu rõ, trong chớp mắt buông xuống tất cả mọi chấp trước, trở về bổn lai diện mục, do đó dựa vào hàm nghĩa thật sự của Minh Sư nhất chỉ mà nói thì huyền quan chỉ là cánh cửa, cái mà tay thật sự chỉ chính là “ bổn tánh ” bên trong huyền quan khiếu, đồng thời huyền quan khiếu- cái cánh cửa thông thiên này mở ra, sau này sau khi quy không ( trở về nơi hư vô ) thì linh tánh có thể từ đây mà đi ra, linh tánh mới không đi bàng môn tả đạo của thất khổng ( 7 cái lỗ ) .

 

Thiên Phật Viện du kí ( hồi thứ 6 ) : từ huấn của Tam Quan Đại Đế

 

Các tu tử nhất thiết cần hiểu rõ một chỉ của Minh Sư là muốn các con do cái chỉ của Minh Sư mà nhìn thấy “ trăng sáng tự tánh ” !

 

Này các tu tử Bạch Dương ! Nhất định phải thể hội được dụng ý sâu xa, cực phí tâm tư của Minh Sư, nghĩa là muốn các con nhờ cái chỉ của Minh Sư mà biết được các con tự thân mỗi người đều có một vị vô sanh chơn nhân.

 

Thế nhưng bởi vì những người thượng, trung, hạ căn do chịu sự đeo bám lôi kéo của nhân quả nghiệp lực mà không thể nhanh chóng đốn ngộ, tuy là đắc trước nhưng cần phải tu sau đó, cho nên mới cần phải mượn nhờ vào việc tu trì tam bảo tâm pháp khiến cho tâm niệm của bản thân mình trở về đến huyền quan, tức vị chơn chủ nhân bên trong huyền quan : bổn tánh. Nếu đem tâm niệm quay trở về bổn tánh, điểm xuất phát của bổn tánh đều là thiện, là vô vi, như Lục Tổ Đàn Kinh nói : nghĩa thứ nhất : bất động, hoặc nghĩa thứ nhất : Không; đối mặt với bất kỳ khảo nghiệm của sự việc gì đều có thể chẳng động tâm, chẳng khởi tâm động niệm, bởi vì cái tâm viên ý mã bị khóa nhốt kỹ bên trong huyền quan khiếu, quay trở về lại bổn tánh, bổn tánh làm chủ nhân mới có biện pháp chẳng động niệm đầu.

 

Cho nên một chỉ của Minh Sư và tam bảo tâm pháp quả thật là diệu đế của trí tuệ, đến từ cùng một nguồn gốc : “ bổn tánh ”, xuất phát từ tự tánh. Một chỉ của Minh Sư là thể của bổn tánh, còn tam bảo tâm pháp là dụng của bổn tánh, có thể khiến cho nguyên thần của chúng ta phát động, khiến cho cái khí càn dương của bổn tánh luyện hóa cái âm khí của thức thần bị lục tặc làm ô nhiễm, chính là dùng chơn dương hóa tư âm, khiến cho vọng niệm chẳng khởi, sau khi chấp trước đã bị luyện hóa thì sau đó phát sanh đốn ngộ, do đó cả hai là thể dụng đều có, bổ trợ phối hợp cho nhau.

 

◎ Một chỉ của Minh Sư, thọ kí là thiên cơ không được tiết lộ, cho nên mới là bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, chẳng cách nào trên văn tự của kinh điển mà nhìn thấy văn tự có giảng thuật rõ ràng vị trí của huyền quan khiếu; chẳng phải là ở bên trong các giáo lý mà nhất định phải ở giáo ngoại biệt truyền ( truyền ngoài giáo lý ). Bởi vì một chỉ của Minh Sư : đốn ngộ, tức là đốn pháp mà Lục Tổ đã nói, tuyệt đối chẳng phải là dùng phương pháp giáo hóa của tôn giáo thì có thể hiểu được, nhất định cần phải vượt ra khỏi bên ngoài phạm vi giáo hóa của tôn giáo mới có thể truyền, chẳng bị sự hạn chế của văn tự lời nói.

 

Từ huấn của Nam Hải Cổ Phật :

 

Giáo nghĩa tinh hoa ( giáo nghĩa : nghĩa lí và tông chỉ của tôn giáo ) và pháp tu của các tôn giáo và phương pháp tu trì của Bạch Dương có tính liên quan tương quan, do đó các hiền sĩ bất luận tu pháp môn nào đều có thể thể ngộ vạn pháp quy nhất, ý nghĩa của quy tông, tu trì bạch dương thiên đạo ứng thời ứng vận. Ngoài việc nhờ vào đạo khiến bản thân liễu đạo, thành đạo, còn phải nhờ vào đạo mà kiến đạo thành đạo, độ chúng sanh bước lên con đường đạo, bước lên bờ bên kia.

 

Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật ( lâm đàn tại nhật bản ) 

“ dùng tâm quán tưởng hít thở; lúc hít hơi thì quán tưởng khí từ huyền quan hít vào, lại từ huyền quan nhả ra, nhưng lúc hít hơi chớ có niệm chơn kinh ( hoặc niệm chơn kinh một lần ), hoặc nhả hơi một lần thì niệm một chữ cũng được ” ( niệm là mặc niệm ở trong tâm )

Số lượt xem : 739