Tam Bảo Chơn truyền ( Huấn văn về Tam Bảo )
Tam Bảo Chơn truyền
“ Tam bảo chơn truyền ” mà Sư Tôn đã truyền cho, trong đó “ đạo thống chơn truyền ” và “ thiên mệnh chơn truyền ” đều là dựa vào việc trời định 10 vị phật chưởng giáo mà đến, nhưng sức phổ hóa lại càng là dựa vào thiên mệnh và hồng từ đại nguyện của Di Lặc Tổ Sư mà mở.
Về phần “ tâm pháp chơn truyền ” thật sự là cái mà các đời tổ Sư và chư phật chư thánh đời đời truyền thụ cho nhau chẳng đoạn tuyệt; những người nắm bắt tâm pháp ấy đều là một, cũng là cái mà người người đều có, chẳng ai không có, là thật tướng thật nghĩa của “ vị chơn phật tự tánh ”.
Tiên Phật lại khai thị thêm rằng, tuy đã đắc được “ thiên mệnh chơn truyền ”, nhưng nếu chẳng thật sự tham dự vào việc tu bàn thì cũng giống như là chưa đắc “ một chỉ của Minh Sư ” vậy. Do đó “ đạo chơn, lí chơn ”, thì “ thiên mệnh mới chơn ” ; nếu là đắc cái chơn ( thật ), mà tu cũng chơn thì hai cái này sẽ bổ sung trợ giúp, phối hợp cho nhau mà hoàn thành, tức sanh “ giải thoát tự tại ”, không chịu nỗi khổ của sinh tử luân hồi. Nếu không, đắc cái chơn ( thật ) mà tu thì lại giả, thì vẫn sẽ ở trong “ lục đạo luân hồi ”. Chúng ta nên dựa theo tâm pháp mà ngũ giáo thánh nhân đã truyền thụ để tu trì, phải tránh việc tham dự tùy tiện, tu theo kiểu mù, rốt cuộc “ khổ chết chẳng thành ”. Phải ghi nhớ kĩ rằng “ các pháp đều là bình đẳng, chẳng có cao thấp ”, chỉ có điều là “ pháp chẳng có cao thấp, nhưng ngộ thì có đốn tiệm ” ( đốn : đột nhiên, lập tức ; tiệm : dần dần ), đừng có chỉ chấp trước ý kiến, cách nhìn của bản thân mà bị văn tự tướng làm chướng ngại “ tất cả các pháp môn, dùng ở ứng duyên ( tùy ứng với duyên mà dùng ), mục đích cuối cùng nhất của chúng là dẫn dắt chỉ đạo cho chúng ta “ minh tâm kiến tánh, siêu sanh liễu tử ”.
Phật Thích Ca Mâu Ni “ niêm hoa ” trên hội Linh Sơn, Tôn Giả Ca Diếp khẽ mỉm cười, một tâm pháp rời văn tự lời nói khác, gọi là “ giáo ngoại biệt truyền ”. Nay “ nhất chỉ diệu đạo ” mà Minh Sư đã truyền cũng là “ rời văn tự lời nói ”, cùng một nghĩa lí đầy tính trí tuệ với “ niêm hoa vi tiếu ”. Minh Sư phụng thiên thừa vận, tức là đem cái tâm pháp niêm hoa vi tiếu này phổ chiếu thiên hạ, phát dương quang đại lần nữa.
Này các đệ tử bạch dương, thử hỏi đắc đạo rồi là thân đắc chăng ? thân vốn là tứ đại giả hợp ( đất, gió, nước, lửa ), tứ đại nếu rời thì đạo ở đâu ? là tâm đắc chăng ? tâm vốn hư vọng, tam tâm ( tâm quá khứ, tâm hiện tại, tâm vị lai ) đều bất khả đắc, vậy ai đắc đạo ? là tánh đắc chăng ? tánh vốn chẳng thụ chẳng nhiễm, phải chăng có thể chân không đắc ?《Kinh Thanh Tĩnh》rằng : “ thật vô sở đắc ”, do đó chẳng phải là thân đắc, chẳng phải là tâm đắc, cũng chẳng phải là tánh đắc, cái này chẳng có chỗ đắc, cũng chẳng thể đắc. Nên biết rằng “ một chỉ của Minh Sư ” là muốn chúng ta hiểu rõ “ tự tánh minh nguyệt, chơn như bổn tâm ” ( minh nguyệt : trăng sáng ) , không thể chỉ chấp trước ở trên một chỉ mà lại quên mất đi “ phật tự tánh ” mà cái chỉ ấy đã chỉ. Phật tự tánh này không tịch linh minh ( không tịch : rỗng lặng, trạng thái tịch tĩnh xa rời tất cả các pháp tướng ; linh minh : cảnh giới tư tưởng sáng rõ không có tạp niệm ), vô tướng thật tướng, chân không diệu hữu, vốn tự viên mãn, có đủ mọi thứ, chẳng nhờ vào bên ngoài mà đắc, vốn là thứ bảo quý vốn có của bản thân. Chân không là thể, diệu hữu là dụng, chân không là tánh, diệu hữu là mệnh, chân không chẳng rời diệu hữu, diệu hữu chẳng rời chân không, thể dụng hợp nhất, tánh mệnh hòa lẫn vào nhau, tức “ như như tự tánh chơn phật ”.
Thân người là tứ đại giả hợp, duy chỉ có : huyền quan nhất điểm ” là thật, một điểm này, gọi là “ cửa chánh ”, “ mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ” đều là những cửa của sinh diệt, nhưng duy chỉ có một điểm huyền quan này là “ cánh cửa của bất sanh bất diệt ”. Con người lúc tuổi thọ đã hết, nếu như hồn phách ( thức thần ) không từ “ cửa chánh ” xuất khiếu thì chẳng thể liễu thoát sanh tử. Lúc nào cũng quán tưởng cái “ nhất chơn ” này mà không để cho lục tặc đi cửa bên, tâm chẳng theo ngoại cảnh mà xoay chuyển, tất cả đều theo những gì tâm mình muốn nhưng không vượt khỏi quy củ, lục căn thường ứng thường tĩnh. Do vậy, việc siêu thoát lục đạo luân hồi đã ở trong tay mình kiểm soát nắm giữ. Người thủ huyền lúc đầu “ thu vạn niệm về nơi một niệm, thu một niệm mà suất tánh ( chiếu theo thiên tánh mà làm ) ” , cho đến cuối cùng thì “ ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ” ( nên không trụ vào chỗ nào mà sanh ra cái tâm ấy. Ý nói: để cái tâm trống không, đừng trụ vào đâu cả thì sanh ra tâm thanh tịnh ). Nghĩa thật của thủ huyền cũng là suất tánh, đấy là “ pháp quán tưởng nhất chơn ”.
Chân kinh là định tuệ song tu, từ “ vô cực của đạo ” đến “ thái cực của đạo ”, từ “ ứng vô sở trụ nhi sanh kì tâm ” cho đến “ tham tán hóa dục ”(參贊化育); từ “ vô tứ tướng, vô pháp tướng, diệc vô phi pháp tướng ” đến “ chí chơn, chí thiện, chí mỹ ”, cuối cùng đạt đến “ thể dụng hợp nhất, định tuệ song tu, tánh mệnh hợp thể ”, “ gặp duyên tức thí, duyên đi tức ngưng ”, “ đến thì ứng, đi thì tĩnh ”, thường thanh thường tĩnh, nội thánh ngoại vương, là cái diệu đạo như như chẳng rời bổn thể. Đại đạo có thể chẳng có dụng thì ngưng trệ ở Không, có dụng chẳng có thể thì ( chấp ) trước nơi tướng, tức thể tức dụng, tức dụng tức thể, thể dụng hợp nhất. Cái phát tâm ban đầu nhất của Phật Di Lặc chính là xuất phát từ tâm nhân từ; các đệ tử bạch dương nay trì niệm “ chơn kinh ” thì phải phát tâm y như Phật Di Lặc, tùy nơi tùy lúc tận hết sức mình mà giúp đỡ người khác, khiến cho người khác được an lạc hạnh phúc. “ Ăn chay ” là cái mà pháp môn Bạch Dương xem trọng, bởi vì đó là phương pháp tăng trưởng cái tâm nhân từ. Chúng ta tu đạo phải thường trì “ chơn kinh ”, quán tưởng dung mạo nhân từ “ giai đại hoan hỷ ” ấy của Di Lặc Tổ Sư, cứu thế độ nhân, hành thiện bố thí, nghĩ nhiều thay cho người khác, giúp đỡ nhiều cho người khác, vô tâm vô vi, làm cho tâm nhân từ lúc nào cũng làm ấm áp người khác mà chẳng chấp công tính đức, đấy là “ pháp quán tưởng từ tâm ”
Ôm lấy hợp đồng “ vũ trụ đồng ” biểu “ hợp nhất ”, có cảnh giới liễu ngộ quên đi cái tôi “ vũ trụ tức là ta, ta tức là vũ trụ ”. Kinh Dịch viết rằng : “ một âm một dương gọi là đạo ”, mượn sự lãnh ngộ của “ thân căn ” mà lãnh ngộ chơn đạo, do đó “ âm dương hợp nhất ”, “ sắc không hợp nhất ”, “ chơn vọng hợp nhất ”, “ tà chánh hợp nhất ”, “ thiện ác hợp nhất ”. “ Tí hợi chéo nhau ”( 子 亥 ) vốn hàm biểu tượng của “ âm dương hợp nhất ”, cũng là một chữ : hài ( 孩 ), do đó mà bình thường nên “ thu ác niệm, thu tà kiến, thu vọng tâm ”, hồi phục lại “ xích tử chi tâm ” ( tâm của trẻ sơ sinh ), cả ngày “ hợp nhất với xích tử chi tâm ”, không làm tất cả việc ác, dựa theo các việc thiện mà làm, tùy duyên mà độ hóa. Đấy là “ pháp quán tưởng xích tử ”
“ Tam bảo chơn truyền ” tức chỉ tức ngộ, tức ngộ tức thành, tức thụ tức tu, tức tu tức đã kết cái phật duyên “ gặp phật, nghe pháp, chứng quả ” với Phật Di Lặc. Thật tướng của “ tam bảo chơn truyền ” bao hàm hết cái tâm của thiên kinh vạn điển, có thể nói là quán xuyến “ lí, khí, tượng ”, hoàn toàn dung hợp “ sắc, không ” và : “ hữu, vô ”, nếu có thể lãnh ngộ, giác hành viên mãn thì chứng phật là điều chẳng nghi ngờ.
Lời kết
Huyền quan là chơn diện mục của bổn lai. Yếu lĩnh của việc thủ huyền : thả lỏng bản thân khiến cho tâm thần chẳng loạn, thanh tĩnh tự nhiên, đạt đến cảnh giới người trời hợp nhất. Thủ huyền là tâm pháp của nội công, tức tu thân chánh kỉ, tĩnh tâm dưỡng tánh, phật tánh thanh tịnh, khôi phục lại trí tuệ vốn có, tịnh hóa cái tâm linh ấy để trở về bản năng của tâm tánh, đạt đến hồi quang phản chiếu, tức đạo tâm ngày càng hiện thì có thể nhận rõ sứ mệnh của bản thân, phụ trách thực hiện, khiến cho trí tuệ phát huy công năng cứu độ chúng sanh.
Thủ huyền nhất định phải “ ý thủ ” chứ không thể “ mắt thủ ”. Mắt thủ huyền quan thì dễ sanh đủ thứ ảo tưởng, có nhìn thấy ánh sáng, có nhìn thấy những cảnh tượng chẳng thật, vô cùng nguy hiểm, rất dễ vào lúc chấp thủ ảo tưởng, chấp trước ma cảnh mà tẩu hỏa nhập ma, đấy là pháp tu sai lầm.
Thủ huyền trên mặt tâm lí thì có công làm cho những dục vọng của con người sạch dần, đấy là pháp tắc của việc rời khổ đắc lạc. Những dục vọng cá nhân đã sạch hết, thiên lí lưu hành chính là mục tiêu của nó, còn cái công phu tìm lại cái tâm thiện đã đánh mất là sự đạt thành của tánh lí tâm pháp của việc thủ huyền.
Cho nên pháp tu đạo thường nên dùng tánh lí tâm pháp của tam bảo, khải phát chân lí của nội tâm, ngoại lập phẩm hạnh, chịu hy sinh tài hoa của mình mà phụng hiến, phổ độ chúng sanh. Nội tu công đức, phật rằng : “ nhị lục thời trung ( cả ngày ) niệm niệm chớ rời ”, chơn tu thật luyện, tu dưỡng công phu. Trong mà biết ngừng là thủ tánh, ngoài mà biết ngừng là chẳng hành động liều lĩnh bừa bãi, tự nhiên biết ngưng mà định, định mà sau đó có thể tĩnh, tĩnh mà tâm thần thanh bình, phật rằng “ thiền định ”, tánh lí tâm pháp bèn đạt đến cảnh giới vô vi thì gần với thiên đạo.
Vô danh Bạch Dương Kì Cư Sĩ biên dịch
Số lượt xem : 1079