BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Sự Giác Ngộ Đắc Đạo Giải Thoát Của Mỗi Một Người Đều Có Thể Ảnh Hưởng Đến Tuệ Mệnh Và Sanh Tử Đại Sự Của Muôn Vàn Chúng Sinh.

Tác giả liangfulai on 2024-05-23 22:58:23
/Sự Giác Ngộ Đắc Đạo Giải Thoát Của Mỗi Một Người Đều Có Thể Ảnh Hưởng Đến Tuệ Mệnh Và Sanh Tử Đại Sự Của Muôn Vàn Chúng Sinh.

Sự Giác Ngộ Đắc Đạo Giải Thoát Của Mỗi Một Người Đều Có Thể Ảnh Hưởng Đến Tuệ Mệnh Và Sanh Tử Đại Sự Của Muôn Vàn Chúng Sinh.  

 

Ví như một ngọn đèn dầu sau khi đã được thắp sáng rồi thì có thể thp sáng cho muôn vàn ngọn đèn dầu khác, phá tan màn đêm tăm tối, trở thành ngọn “Vô Tận Đăng“.


Thái tử Tất-đạt-đa khi trở thành bậc giác ngộ, ngài biết rằng kinh nghiệm giác ngộ của mình không thể dùng ngôn từ hay bất cứ một cách nào khác để truyền đạt, cũng như ngài thấy con người đã bị áp đảo bởi vô minh, tham lam và thù hận nên họ rất khó có thể nhận ra "con đường giác ngộ", vốn rất sâu sắc và khó nắm bắt. Tất-đạt-đa nghĩ rằng: "Giáo pháp mà Ta đã chứng ngộ quả thật thâm diệu, khó nhận thức, khó lãnh hội, vắng lặng, cao siêu, không nằm trong phạm vi lý luận, rất tế nhị, chỉ có bậc hiền thánh mới thấu hiểu. Nếu Như Lai truyền dạy giáo pháp ấy thì kẻ khác sẽ không hiểu được. Thật hoài công! Người còn mang nặng tham ái và sân hận không dễ gì thấu triệt. Người tham ái chìm đắm trong đêm tối, không thấy được giáo pháp, vì bị tham ái bao phủ như đám mây đen kịch. Giáo Pháp đi ngược dòng đời, sâu kín, thâm diệu, khó nhận thức và rất tế nhị". Nên ngài tiếp tục yên lặng ngồi quán chiếu tâm chúng sinh dưới gốc cây Bồ-đề một thời gian là 7 tuần lễ. Việc này cho thấy Phật pháp vô cùng thâm sâu tôn quý, chẳng dễ gì được nghe, vậy nên đối với mỗi một bài pháp mà mình đủ duyên được nghe thì đều phải vô cùng tôn kính trân quý hơn vàng ngọc vậy.

 

Sau đó, có một vị thiên vương Phạm Thiên là Sahampati đã thỉnh cầu Tất-đạt-đa hoằng dương chánh pháp (trong thời xa xưa, tiền kiếp của vị Phạm Thiên này là bạn của Jotipala - tiền kiếp của Tất-đạt-đa vào đời Phật Ca Diếp). Ông sử dụng Thiên nhãn và nhận thấy một số chúng sinh có duyên lành với ông có thể được hóa độ và trở thành những bậc Thánh. Với lòng thương yêu chúng sinh, ngài chấm dứt sự yên lặng và quyết định chuyển Pháp Luân, dựa vào căn cơ của chúng sinh để thuyết Pháp cứu độ. 

 

Sau khi giác ngộ, đức Phật có ý định gặp 2 vị thầy cũ của mình là Alara Kalama và Uddaka Ramaputta (Uất-đầu-lam-phất) để truyền đạo bởi 2 người đều là bậc tu sĩ đã đạt cảnh giới thiền rất cao, không còn bị che mắt bởi dục lạc. Nhưng cả hai vị đều đã qua đời cách đó ít lâu. Đấy chính là tinh thần uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo, tưởng nhớ đến công ơn dạy bảo trước kia của thầy, tri ân cảm ân và nguyện báo ân thầy.

 

Ngài quyết định tới gặp năm người bạn đồng tu xưa kia của mình đang ở tại vườn Nai gần Benarès (Ba-la-nại) và truyền dạy giáo lý của mình cho họ. Tất cả năm vị sau đó đều trở thành A-la-hán. Ngài đã độ hóa những người từng quay lưng với ngài, từng mng chửi, cht đứt tay chân, bạc đãi ngài trong kiếp quá khứ và hiện tại, đấy chính là đức hạnh bao dung của ngài mà mi mt ngưi đ t Pht chân chính đu cn phi hc tp noi theo.

 

Đức Phật bắt đầu giảng pháp bằng cách trình bày con đường dẫn đến kinh nghiệm giác ngộ và giải thoát. Trên cơ sở kinh nghiệm giác ngộ của mình, ngài đã giảng Tứ diệu đếBát chính đạoVô ngãVô thườngLuân hồiDuyên khởi, quy luật Nhân quả (Nghiệp) và nhiều bài pháp khác mở rộng phù hợp với căn cơ của nhiều người. Tại vườn Lộc Uyển ở Sarnath gần Ba-la-nại (Benares hay còn gọi là Varanasi), ông bắt đầu những bài giảng đầu tiên, gọi là "Chuyển Pháp luân".

 

Sau này khi thành đạo, Phật Thích Ca đã v hoàng cung độ hóa vua cha và cả gia tộc họ Thích, lại dùng thần lực để thuyết Vi diệu pháp cho vị thần tiền kiếp là mẹ mình trên cõi trời  Đâu-suất  để tỏ lòng biết ơn thân mẫu. Đó là tinh thần và tấm lòng của người con vẹn tròn hnh hiếu và tình nghĩa.

 

Trong 45 năm tiếp đó, ngài đi nhiều nơi, nhiều vùng miền ở lục địa Ấn Độ, giảng giải giáo pháp và điều này diễn ra liên tục từ năm này qua năm khác. Đấy chính là hạnh từ bi hỷ xả vô lượng với tinh thần chẳng chán mỏi, chẳng nghỉ ngơi.

 

Ngài đã thắp sáng tâm trí của vô số chúng sanh, rồi từ những chúng sinh đã giác ngộ ấy lại tiếp tục lan tỏa truyền thừa mãi qua các thế hệ đến tận nay mai. Đó là hạnh nguyện từ bi của Phật, cũng là hạnh nguyện mà tất cả các đệ tử chân chính của Phật đều cần phải học tập noi theo để tiếp tục thắp sáng ngọn tâm đăng truyền thừa vô tận mãi không thôi.

 

 

Số lượt xem : 710