BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Giới thiệu sơ lược về thập pháp giới

Tác giả liangfulai on 2023-05-26 22:15:03
/Giới thiệu sơ lược về thập pháp giới

Chúng ta biết rằng Vũ trụ là lớn vô hạn, cái lớn của vũ trụ chẳng phải dùng con số mà có thể hình dung ra, chúng ta đại khái chỉ có thể dùng tam thiên đại thiên thế giới để hình dung cái lớn của vũ trụ, còn trong tam thiên đại thiên thế giới, chúng ta có thể đem nó phân chia thành “ thập pháp giới ”, cái thập pháp giới này chính là “ thập phương pháp giới ” mà chúng ta đã nói, lại chia ra Tứ Thánh và lục phàm, lục phàm ( lục đạo ) : Trời, Người, A Tu La, Súc sanh, Ngạ quỷ, Địa ngục.


Pháp giới của Phật :

 

Pháp giới này là nơi mà chúng sanh chúng ta vốn sống trước đây, bởi vì chúng sanh chúng ta vốn dĩ là Phật ! chỉ là chúng sanh chúng ta lang thang sanh tử, mê mất bản thân mà quên đi quê cũ của chúng ta, cũng quên đi bản thân mình vốn dĩ là Phật, đến nỗi trong tứ sanh lục đạo luân hồi, trong luân hồi mà lại chẳng biết tìm trở về bổn tánh của mình, quả thật đáng thương ! Mỗi một lần luân hồi thì lại càng mê muội một lần, dẫn đến thiên đường có đường mà chẳng đi, địa ngục không cửa lại xông vào.

 

Vốn dĩ cái vũ trụ này của chúng ta chỉ có một pháp giới, cái pháp giới này chính là pháp giới của Phật, cũng chính là cái mà nhà Phật đã nói : “ nhất chân pháp giới ”, bởi vì trước khi chúng sanh vẫn chưa mê muội thì đều là phật, cho nên nói chỉ có pháp giới của phật, chứ chẳng có pháp giới khác. Sau đó do chúng sanh chúng ta mê mất bản thân, tâm phật của bản thân đã khởi lên sự biến hóa, cho nên mới có những pháp giới khác sản sanh; tâm của mình giống với pháp giới nào, tương lai sẽ quy về pháp giới ấy, cho nên Thầy Tế Công của chúng ta nói : “ tâm cảnh bây giờ của con chính là nơi quay về kí thác sau này của con ”, chính vì vậy, chúng ta không thể tiếp tục mê mất bản thân, không thể lại quên đi bản thân là Phật. Chúng ta hôm nay đến cầu đạo chính là muốn chúng ta thể ngộ một điểm này.

 

Chúng ta đến cầu đạo chính là muốn chúng ta nhận thức diện mục vốn có của bản thân là Phật, và có thể khẳng định bản thân vốn dĩ là Phật, sau đó có thể thời thời khắc khắc đi thực hiện vai trò của Phật, tồn tâm phật, nói lời phật, làm việc Phật, như thế mới có thể khôi phục cái bản sắc chúng ta là Phật, đấy mới chính là mục đích chủ yếu của việc chúng ta hôm nay đến Phật đường cầu đạo.

 

Sự thật thì “ đạo ở tự thân, ngoài thân chẳng có đạo ”, chúng ta đến cầu đạo chính là phải tìm lại bản thân mà thôi, cầu đạo chính là nhận thức diện mục vốn có của bản thân chính là Phật, sau đó thực hiện vai bản thân mình là Phật, tiến trình này chính là “ cầu đạo, tu đạo ”, những người có thể tuân theo con đường này mà đi mới có thể thành tựu bản sắc bản thân mình là Phật, có thể thể ngộ điểm này mới có thể truyền thánh đạo, độ hóa chúng sanh.

 

Thành phật chẳng phải là một việc khó khăn, thành phật chính là khôi phục lại diện mục vốn có của bản thân mà thôi, thế nhưng có rất nhiều người lại xem việc thành Phật là một việc rất khó, nguyên nhân này chính là từ chỗ chẳng hiểu “ nghĩa chơn thật đối với phật ” mà ra, họ thường thần cách hóa “ Phật ” rồi, thần thông hóa Phật rồi, cho nên trong quá trình tu đạo tu tâm thì dễ đi vào bàng môn tả đạo, dẫn đến chẳng cách nào khai ngộ trên con đường đạo lí, đương nhiên họ sẽ xem việc thành phật thành một việc khó khăn, cho nên trong quá trình tu hành, hiểu “ nghĩa chơn thật của phật ” là một việc rất quan trọng, thành phật hay không hoàn toàn xem người đó có hiểu “ ý nghĩa chơn thật của phật ” hay không để làm quyết định, người hiểu rồi mà lại có thể đi làm thì có thể thành Phật.

 

Trong khai kinh kệ của kinh Phật nói như thế : “ vô thượng thậm thâm vi diệu pháp, bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, ngã kim kiến văn đắc thọ trì, nguyện giải Như Lai chân thật ý ”.

 

Nghĩa của “ Như Lai ” chính là Phật, nguyện giải “ Như Lai ” chân thật ý, chính là bảo với chúng ta muốn thành Phật nhất định phải hiểu “ nghĩa chơn thật của Phật ”, vậy thì cái gì gọi là Phật đây ? Phật chính là một người “ giác hạnh viên mãn ”, cái gọi là “ giác ” chính là giác ngộ, mà giác ngộ chính là phát hiện nhận ra phiền não, liễu ngộ chân lí ”, đối với chân lí có thể liễu liễu phân minh, chẳng hồ đồ tí nào, cũng có nghĩa là có thể giác ngộ đúng đắn đối với chân lí của vũ trụ nhân sanh, đấy chính là “ giác ”, nói cách khác, “ giác ” chính là nhận thức bản thân mình là Phật; vậy cái gì gọi là “ hành ” ? cái gọi là “ hành ” nghĩa là đi làm, nói cách khác, chính là khẳng định bản thân vốn dĩ là phật, đi thực hiện cái vai trò là Phật, khẳng định và thực hiện đều là công phu của hành, giác hành viên mãn chính là Phật rồi, nếu chúng sanh chúng ta có thể làm được tới “ giác hành viên mãn ”, vậy thì chính là Phật rồi.

 

Chúng ta có bao nhiêu sức thì làm bấy nhiêu, đấy chính là viên mãn; viên mãn chẳng phải là lấy sự cao thấp của địa vị, thân phận để đo lường, cho nên chúng ta chớ xem thường bản thân mình, chúng ta đều có thể thành Phật ! Chúng ta dựa vào cái gì ? chính là dựa vào chúng ta có phật tánh, bởi vì phật tánh là bình đẳng, và người nào cũng đều như nhau, chẳng có ai lớn, ai nhỏ, tuy thân phận có chỗ khác nhau, nhưng đấy chẳng qua chỉ là đóng vai khác nhau mà thôi, chứ chẳng phải người địa vị cao thì có thể thành phật; thành phật hay không hoàn toàn xem mình có làm vai trò của Phật, mình có thể đóng tốt vai trò của Phật thì mình chính là một vị phật sống tại thế, cho nên chúng ta trong quá trình tu đạo, chúng ta chớ có so cao thấp với người ta, như thế mới là một vị “ giác ”, từ đây để xem thì thành phật chính là một việc rất đơn giản, nếu như chúng sanh có thể làm được “ giác hành viên mãn ”, vậy thì sẽ không rơi vào trong các pháp giới khác, chỉ rơi vào trong pháp giới của phật.

 

Pháp giới của Phật ở nơi đâu ? pháp giới của Phật là siêu vượt thời gian, không gian, cũng có nghĩa là không chịu sự hạn chế của thời gian và không gian, nói cách khác, nếu mình thời thời khắc khắc đều ở trong giác hành viên mãn, hiện tại mình chính là Phật, tương lai cũng là Phật, ở nơi này là Phật, đổi đến chỗ khác cũng là Phật, ở thế giới này là Phật, sau này quy không đến một thế giới khác cũng là Phật, đấy chính là siêu vượt không gian thời gian, cũng chính là “ giải thoát tự tại ”, “ giải thoát tự tại ” chính là tâm cảnh của “ tâm tịnh phật thổ tịnh ”, mà loại tâm cảnh này thì thành tựu “ tự tánh tịnh thổ ” , thầy Tế Công của chúng ta và thập phương chư Phật đều hy vọng chúng sanh chúng ta thành tựu loại “ tự tánh tịnh thổ ” này, vậy mới là thành Phật !

 

Chúng ta thường nghe người ta nói học phật có thể vãng sanh tịnh độ, mà cái tịnh độ này chính là tự tánh tịnh độ chứ chẳng phải là tịnh độ khác. Nếu như ở nhờ tạm trong tịnh độ khác, đấy chẳng phải là tự tánh tịnh thổ, đấy là tịnh thổ ở nhờ tạm, chỗ ấy chẳng qua chỉ là để chúng sanh tạm thời ở mà thôi, chúng sanh ở trong tịnh thổ ở nhờ tạm, là tiếp tục tiếp nhận những chỉ dạy của bồ tát hữu duyên, nhưng mà mục đích cuối cùng nhất vẫn là muốn chúng sanh tự bản thân mình đi ra một con đường tự bản thân mình thành Phật, cũng chính là thành tựu tự tánh tịnh thổ, đấy chính là cái gọi là “ tự tánh tự độ, phật chẳng thể độ ”, phật chỉ là dạy cho chúng ta phương pháp, nếu muốn bản thân mình có chỗ thành tựu thì vẫn là phải bản thân mình đi làm, cho nên nói vãng sanh tịnh độ khác, đấy là một việc bất đắc dĩ, chỉ cần chúng ta giác hành viên mãn, chỗ nào chẳng phải là tịnh thổ ? vậy thì hà tất phải vãng sanh tịnh thổ khác, mà “ tự tánh tịnh thổ ” mình đã đạt đến chính là pháp giới của phật.

 

2. Pháp giới Bồ Tát

 

Bồ Tát là tiếng phạn, gọi tắt của “ Bồ Đề Tát Đỏa ”, “ Bồ Đề ” có nghĩa là giác, “ Tát Đỏa ” có nghĩa là hữu tình, hợp lại để giải thích thì là giác hữu tình, nói cách khác, Bồ Tát nghĩa là “ thượng cầu phật đạo, hạ hóa hữu tình ”, có thể tự giác mà lại có thể giác tha, loại người này chính là Bồ Tát.

 

Người đời chúng ta làm thế nào mới có thể đạt đến cảnh giới này ? trước hết nói đến “ tự giác như thế nào ? ”, muốn đạt đến công phu tự giác cũng chẳng phải là một chuyện dễ, chỉ vì người đời chúng ta tâm đã mê muội mà chẳng thể tự ngộ, cho nên muốn đạt đến tự giác, sự thật thì là có khó khăn. Vậy thì làm thế nào tự giác đây ? lúc này nhất định cần phải nhờ người đại thiện tri thức để khai đạo cho chúng ta. Người như thế nào mới là “ người đại thiện tri thức ” ? phàm là người biết được nguồn gốc của sanh tử mới có thể xem là người đại thiện tri thức, người này có thể “ mở ra cánh cửa sanh tử của bạn ”, và có thể bảo cho bạn biết “ sanh đến từ đâu ? chết sẽ đi từ đâu ? cái con đường sanh tử này. Người đó còn có thể bảo với bạn “ vạn pháp quy nhất, nhất quy về đâu ”. Người có thể viên mãn bảo với bạn những vấn đề này thì người đó chính là bậc đại thiện tri thức, vậy người đó là ai ? cũng chính là “ đương đại Minh Sư ” gánh vác sứ mệnh phổ độ Tam Tào, sau khi tìm được Minh Sư, lập tức bái cầu đại đạo, Minh Sư tức có thể mở ra cánh cửa sanh tử của bạn, truyền đại pháp của Như Lai cho bạn, đại pháp Như Lai này tức là pháp vô thượng, cũng chính là “ chánh pháp nhãn tạng ” mà Phật Đà đã nói, sau khi đắc chánh pháp nhãn tạng, kiếp này tu, kiếp này thành, kiếp này tức có thể giải thoát.

 

Có thể biết pháp vô thượng này, tức có thể ngộ ra vốn dĩ là diện mục của Phật, tức có thể khiến cho bạn đạt đến công phu tự giác, đấy chính là cái gọi là “ Khi mê thì thầy độ, ngộ rồi tự độ ”. Nói đến “ giác tha ” đó là một loại Bồ Tát hạnh, Bồ Tát ngoài việc tự giác ra, lại còn đi cứu độ những chúng sanh trong khổ nạn, bởi vì Bồ Tát đã phát ra cái tâm từ bi, đối với những chúng sanh hữu tình đã mê muội này, đương nhiên sẽ chẳng quên đi cứu độ họ, cho nên “ giác tha ” chính là khiến cho những chúng sanh hữu tình cũng sẽ giác ngộ, giống như loại người có thể “ tự giác mà lại có thể giác tha ” này, tại thế chính là một vị Bồ Tát sống, sau khi chết cũng là một vị Bồ tát. Tế Công Hoạt Phật nói : “ tâm cảnh bây giờ của con chính là nơi quay về kí thác sau này của con ”, đấy cũng chính là “ quả vị trên trời nhân gian định ”, tâm của bạn đang ở pháp giới nào thì sao này sẽ quy hướng về pháp giới ấy. Điểm này thì hy vọng mọi người đều hiểu rõ, nếu bạn muốn thành tựu Bồ Tát, vậy thì hiện tại bạn phải rộng hành Bồ Tát đạo – tự giác, giác tha, như thế mới có thể giải thoát sanh tử.

 

3. Pháp giới Duyên Giác


Ngộ thông pháp thập nhị nhân duyên mà tu thành chánh quả, quả vị mà chứng được chính là “ Phích Chi Phật ”, pháp giới mà họ cư ngụ chính là “ pháp giới Duyên Giác ”, pháp thập nhị nhân duyên liên quan đến nhân quả ba đời, do vậy mà luân hồi trong lục đạo. Phật Đà đem tất cả những nhân duyên quả báo này chia thành 12 hạng để nói rõ, bây giờ chúng ta phân tích một chút :

 

1. Vô minh :  là căn bản của phiền não, trí tuệ của chúng ta bị nó che lấp lừa dối, do vậy khiến cho chúng ta chẳng thể ngộ được chân lí, nguyên nhân này là do kiếp quá khứ mà dẫn đến, đấy là một loại mê hoặc.

 

2. Hành : là do sự mê hoặc của vô minh khiến cho chúng ta tạo ra đủ thứ hành vi không đúng, mà loại hành vi này gọi là “ nghiệp ”.

 

3. Thức : dựa vào nghiệp của quá khứ mà thành “ niệm đầu ” của thụ thai kiếp này.

4. Danh sắc :  là nói con người ở trong thai mẹ, thân tâm dần dần phát dục, nhưng vẫn chưa thể làm những hoạt động của lục căn đầy đủ.

5. Lục nhập :  chính là nói lục căn đã đầy đủ, sắp ra khỏi thai mẹ rồi.

6. Xúc :   đã sanh ra ngoài thai, tiếp xúc với ngoại giới, đến giữa hai, ba tuổi vẫn chưa có cảm giác hiểu biết cái khổ.
      

7. Thọ: đã dần dần có cảm giác đối với đủ thứ khổ và vui đã chịu ở thế giới bên ngoài, thời kì này là từ giữa bốn, năm tuổi mãi cho đến mười bốn, mười lăm tuổi.

 

8. Ái : Đấy là từ sau 14 tuổi, trên mặt tâm lí sẽ sanh khởi đủ thứ ái dục, vả lại dục vọng mãnh liệt.

9. Thủ : Bởi vì đã có dục vọng mãnh liệt, cho nên sẽ hướng ra thế giới bên ngoài truy cầu để thỏa mãn đủ thứ dục vọng trong lòng.

10. Hữu : vì để thỏa mãn đủ thứ dục vọng, do vậy tạo ra đủ thứ nghiệp, mà những “ nghiệp ” này lại quyết định quả báo tương lai có thể phải tiếp nhận, đấy chính là “ hữu ”.

11. Sanh : Do đủ thứ nghiệp lực của hiện tại mà chịu đủ thứ quả báo của kiếp sau.

12. Lão tử : đến kiếp vị lai, xoay chuyển luân hồi, do vậy lão tử, mà trong sự luân hồi này, lại do “ vô minh ” mà tạo xuống nghiệp lực, lại phải chịu những khổ báo của kiếp sau.


   Từ giới thiệu ở trên, chúng ta có thể biết tất cả mọi thứ đều do vô minh sản sinh mà tạo xuống đủ thứ nghiệp, do nghiệp mà chịu khổ báo, trong cái khổ báo lại sanh khởi mê hoặc, lại do mê hoặc mà tạo nghiệp, do nghiệp mà lại chịu khổ báo của kiếp sau, như vậy “ từ quả sanh nhân ”, lại “ từ nhân thành quả ”, do vậy hình thành nhân quả ba đời, vĩnh viễn luân hồi không ngừng, mà “ người duyên giác thừa ” chính là ngộ thông cái đạo lí này mà nỗ lực tu hành, nhưng công phu tu hành của họ chỉ chú trọng công phu tự giác mà không xem trọng công phu “ giác tha ”, vì vậy chẳng thể đạt đến quả vị của Phật hoặc Bồ Tát.

 

4. Pháp giới Thanh Văn

 

Ngộ thông pháp Tứ Đế mà tu thành quả A La Hán, pháp giới mà họ ở chính là “ pháp giới Thanh Văn ”, Pháp Tứ Đế vốn là chân lí mà Phật đã nhìn thấy, do đó lại gọi là Tứ Thánh Đế, trong đó bàn về tứ pháp “ Khổ, Tập, Diệt, Đạo ” :


1. Khổ đế :  Nói rõ đời người có đủ thứ đau khổ, chúng ta nhất định phải nhìn thấu suốt, và cũng phải đi hiểu những thứ khổ này là một loại pháp tắc của nhân duyên quả báo.


2. Tập đế : là quan sát đủ thứ nguyên nhân của việc phát sanh quả khổ hiện tại, mà những nguyên nhân này đều là do tham, sân, si gây ra, cho nên đem những cái nhân khổ này gọi là tập đế.


3. Diệt đế : tức là đắc được giải thoát, nếu diệt tận nhân tập, tức chẳng có quả khổ, cái cảnh giới của chẳng có quả khổ thì là giải thoát, loại giải thoát này đẽ rời sanh tử, đã diệt hoặc nghiệp, do đó gọi là diệt đế.

 

4. Đạo đế : là phương pháp cầu đắc diệt đế, cái đạo của chỗ này là chỉ Bát Chánh Đạo mà nói, Bát Chánh Đạo này có thể thông niết bàn giải thoát, do đó gọi là “ đạo ”, cái “ đạo ” này là phương pháp tốt nhất diệt gốc của khổ, đoạn hoặc nghiệp, cũng chính là con đường chánh của tu hành.

 

Ngộ thông pháp tứ đế, dựa theo pháp này mà tu hành, tuy có thể tu thành quả A La Hán, ở trong pháp giới Thanh Văn, nhưng do công phu tu hành của họ chỉ ngưng ở chỗ tự giác mà chưa làm được công phu giác tha, cũng có nghĩa là chỉ chú trọng giải thoát của cá nhân mà chưa quan tâm đến sự giải thoát của những chúng sanh khác, cho nên giác hành chẳng cách nào viên mãn, do vậy chỉ có thể thành tựu A La Hán mà chưa thể thành tựu những quả vị khác cao hơn.

 

5. Pháp giới Thiên Đạo

 

Pháp giới Thiên Đạo chính là pháp giới của khí thiên thần, lúc người còn tại thế có thể hành thập thiện, cái gọi là thập thiện chính là chẳng sát, chẳng đạo, chẳng dâm, chẳng ác khẩu, chẳng vọng ngữ, chẳng lưỡng thiệt, chẳng tham, chẳng sân, chẳng si…gọi là “ thập thiện ”, một đời người sau khi công và tội bù trừ nhau, mà người có tích công đức lớn, sau  khi chết tức quy vào pháp giới thiên đạo, làm thần minh của cõi khí thiên, có thể hưởng thụ phước báo nhân thiên ngắn ngủi tạm bợ, hoặc phước báo 200 năm, hoặc 300 năm; những phước báo này hoàn toàn dựa vào người đó lúc tại thế công đức đã tích lũy nhiều hay ít mà định, phước báo hưởng hêt rồi lại phải rơi vào luân hồi.

 

Sống ở pháp giới này, tuy có thể hưởng thụ phước báo nhân thiên ngắn ngủi, nhưng cuối cùng cũng ở trong luân hồi, khó thoát khỏi sanh tử, cho nên pháp giới này chẳng phải là nơi ở kí thác tốt nhất của người tu hành chúng ta, nhưng trên thế gian có rất nhiều người tu hành do quá chấp trước pháp môn mình đã tu hành mà chẳng chịu thỉnh mời Minh Sư chỉ điểm, do vậy chẳng cách nào “ biết được bổn tâm của tự bản thân mình, nhìn thấy bổn tánh của tự mình ”, tuy lúc tại thế có thể rộng rãi hành thiện đạo, nhưng do giác hành chẳng đủ viên mãn, do vậy sau khi quy không, chẳng cách nào vượt ra khỏi pháp giới khí thiên, quả thật là đáng tiếc !

 

Như từ những năm dân quốc đến nay, có một số người tu hành nổi tiếng, bởi vì lúc họ còn tại thế, chưa được Minh Sư truyền thụ “ Thánh Đạo ”, do vậy sau khi họ quy không, chỉ đạt đến pháp giới của khí thiên thần, linh tánh vẫn chưa đạt đến cứu cánh giải thoát. Những điều đã nói ở đây tuyệt đối là có căn cứ, tuyệt đối chẳng phải nói bừa, vì là có kết duyên huấn của họ có thể cung cấp để chứng minh, chỉ đáng tiếc là có rất nhiều người chẳng tin những huấn văn kết duyên này, chỉ vì sự chấp trước nhất thời của mình, chẳng tin huấn văn kết duyên của Tiên Phật, do vậy mà chặt đứt đi cơ hội tốt lớn kết duyên với chư thiên tiên phật, cực kì đáng tiếc thay ! Hãy nhanh chóng buông xuống sự chấp trước, khẩn cầu Minh Sư chỉ điểm cho mình, nếu không Vô thường đến một cái, tức rơi vào luân hồi, hối hận cũng chẳng kịp, hy vọng người đời có thể thể ngộ được điểm này.

 

Pháp giới này chính là thế giới nhân gian của chúng ta, con người lúc tại thế, có thể hành thập thiện, sau khi công, tội của một đời bù trừ cho nhau, người có tích công đức, công đức ấy chưa thể thăng lên khí thiên thần, do vậy lại chuyển kiếp làm người, làm người phú quý, còn người có lỗi lầm mà lỗi lầm ấy không dẫn đến đọa lạc vào những ác đạo khác thì vẫn có thể chuyển kiếp làm người, nhưng lại làm người bần tiện, nếu công và tội của một đời ngang nhau hoặc người vô công vô tội thì chuyển làm người bình phàm.

 

Những chúng sanh của thế giới nhân gian  - “ họa phước ngang nhau ”. Phần phước chính là nói “ ở nhân gian chỉ cần thật tốt mà tu hành, tương lai có thể thành tiên thành phật ”, còn phần họa, chính là nói ở nhân gian dễ bị mê hoặc, dễ dàng tạo tội, như thế sẽ đọa vào tam ác đạo mà chịu khổ chịu nạn. ”, cho nên nói : “ ở nhân gian quả thật là họa phước ngang nhau ”. Tiên Phật ở trên trời, những chúng sanh của lục đạo đều là con người làm thành. Chúng ta thân làm người, mỗi một lời nói, mỗi một hành động đều không thể không thận trọng ! Lời nói, hành động của chúng ta, ơn trên tất có thể nhìn thấy rõ từng li từng tí, chính là cái gọi là “ ngẩng đầu ba thước có thần minh ”, cho nên chúng ta thân làm quân tử, đối với lời nói, hành động càng phải thận trọng lúc ở một mình, đặc biệt không thể “ làm chuyện đồi bại ở nơi u ám không người ”, như thế mới sẽ không rơi vào tam ác đạo.

 

Vậy thì “ làm người ” có phải là rất dễ hay không ? Chúng ta biết rằng là một việc rất không dễ dàng gì, cái gọi là “ thân người khó được ” chính là nói rõ muốn chuyển kiếp được thân người là chẳng dễ dàng, cho nên nói, con người chúng ta có cái nhục thể này, nên thật tốt mà nắm bắt lấy, thật tốt mà lợi dụng cái thân thể này đi làm những việc có ý nghĩa, không làm tất cả những việc ác, phụng hành tất cả những việc thiện, đặc biệt là phải hành đạo hiếu, cái gọi là “ trăm thiện hiếu đi đầu ” chính là ý này, phải tận hiếu đối với bố mẹ, càng phải tận hiếu đối với Lão Mẫu trên trời, thật tốt mà thay trời tuyên hóa, hoằng pháp lợi sanh, bởi vì “ trời chẳng thể nói, đất chẳng thể thốt nên lời ”, đạo của ơn trên nhất định phải dựa vào người để hoằng dương để cho chúng sanh đều có thể cùng quy về nơi đạo, chẳng tạo nghiệp, tại thế làm người lương thiện, sau khi quy không, mọi người đều có thể thành tựu đại phật đại tiên, đấy chính là sứ mệnh thần thánh nhất của mỗi một người tu hành chúng ta.

 

Chúng ta thân làm người, càng phải thể ngộ “ sanh tử chuyện lớn, vô thường nhanh chóng ”. Sinh mệnh của chúng ta giống như giữa hít thở, ngắn ngủi tạm bợ như thế. Chúng ta đối với sinh tử của chúng ta, lúc chúng ta đang mê, chúng ta một chút cũng chẳng cách nào nắm bắt được ! Chúng ta phải học tập chí lớn của Đại Sư Lục Tổ Huệ Năng, nghìn dặm trùng trùng đi tìm bái Minh Sư, trong tâm của ngài chỉ có “ chỉ cầu làm phật, chẳng cầu việc gì khác ”, chúng ta có phải có loại chí lớn này như ngài ? sanh tử của mỗi người, mỗi người phải tự liễu, mỗi người có tội đều phải mỗi người tự đi liễu, chúng ta chớ có làm trì hoãn thanh xuân của mình, nên càng sớm càng tốt đi tìm Minh Sư cầu đại đạo, vẫn là khuyên chung mọi người câu này : “ Chớ bảo già rồi mới học đạo, mồ hoang đều là người thiếu niên, kiếp này chẳng hướng thân này độ, càng đợi khi nào độ thân này ? ”

 

6. Pháp giới A Tu La đạo


Những chúng sanh của pháp giới này có thể hưởng cái phước trời ngắn ngủi tạm bợ, nhưng chẳng có thiên đức, thích đấu pháp với chúng sanh của những pháp giới khác, đấu qua đấu lại, thường khởi tâm sân hận, do vậy chẳng cách nào thanh tịnh, cho nên pháp giới này còn gọi là ma giới, vua của nó gọi là ma vương A Tu La; trong pháp giới này, ma nhỏ thường bị ma vương khống chế mà làm nô lệ của ma vương, đau khổ khác thường, cho nên pháp giới này chẳng bằng pháp giới khí thiên, cũng chẳng bằng pháp giới của nhân đạo.

Vậy người thế nào mới đến pháp giới này đây ? những người đến pháp giới này đều là lúc tại thế là những người chịu hành thiện, nhưng lúc tại thế chẳng tu nhẫn nhục, tâm háo thắng mạnh, vả lại ngạo mạn, thường khởi sân hận, chẳng thể quảng kết thiện duyên, do vậy sau khi chết mới quy nhập pháp giới này, cho nên người đời nếu chẳng muốn đến pháp giới này, tại thế thì phải học nhẫn nhục, và phải tiêu trừ cái tâm háo thắng, ngạo mạn, sân hận …như thế mới sẽ không đi vào ma đạo, có một bài thơ đáng để cho mọi người suy nghĩ phản tỉnh : “ nhẫn nhục vi hành khả thành tiên, nhìn thấu giả tướng bỏ đảo điên, sân hận nộ oán đều ma đạo, hồi tâm chuyển ý kết phật duyên ”

Tiên Phục hành nhẫn nhục, cho nên trở thành tiên phật, ma quỷ lấy sân nộ làm hành vi của mình, cho nên trở thành ma quỷ, do vậy người đời muốn tu đạo thành tiên, tất cần phải khắc phục sân nộ, nếu không sẽ biến thành quyến thuộc của ma quỷ mà đọa vào A Tu La đạo, vậy thì không đáng rồi.

 

7. Pháp giới súc sanh đạo

 

Cái pháp giới này có thể phân thành 4 loại  như : thai, noãn, thấp, hóa, bây giờ giới thiệu như sau :
 

1. Thai sanh : Những dã thú trên đất, như loài bò, ngựa, lừa

2. Noãn sanh : động vật phi cầm, như yến, đại bàng, gà, vịt …

3. Thấp sanh : động vật trong nước, như cá, tôm, cua …các loài thủy tộc

4. Hóa sanh : động vật côn trùng, như muỗi, ruồi, trùng, kiến …


Vậy người thế nào mới rơi vào súc sanh đạo đây ? phàm là lúc tại thế chẳng làm thập thiện mà làm thập ác; thập ác chính là tương phản của thập thiện. Thập ác chính là sát, đạo, dâm, vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, kì ngữ, tham, sân, si…chính là thập ác; tại thế làm ác, chẳng làm thập thiện, vô số tội lỗi, tội ác khó dung, sau khi chết ngoài việc chịu đủ thứ hình phạt của địa ngục ra, kiếp sau sẽ chuyển làm súc sanh. Trong súc sanh thì “ thai sanh ” là cấp một, “ noãn sanh ” là cấp hai, “ thấp sanh ” là cấp ba, “ hóa sanh ” là cấp bốn. Thai sanh, noãn sanh là toàn linh, một cái linh hồn chuyển kiếp làm một con động vật; thấp sanh, hóa sanh là tán linh, một cái linh hồn có thể chuyển kiếp làm vài con động vật. Thấp sanh, hóa sanh đều là tội nghiệp sâu nặng, hồn phách mới hóa thành tán linh.

 

Chúng ta cũng có thể từ tướng chết của người mà biết được người đó sẽ vãng sanh con đường nào của súc sanh đạo ?


1. Linh hồn từ tai đi ra : sẽ chuyển kiếp làm bò, ngựa, dê …các loài thai sanh.

2. Linh hồn từ mắt đi ra : sẽ chuyển kiếp làm gà, vịt, chim …các loài phi cầm.

3. Linh hồn từ miệng đi ra : sẽ chuyển kiếp làm cá, tôm, thủy tộc … các loài thấp sanh.

4. Linh hồn từ mũi đi ra : sẽ chuyển kiếp làm trùng muỗi, kiến …các loài côn trùng.

 

Vì sao linh hồn đi ra từ mắt, tai, mũi, miệng thì sẽ vãng sanh tứ sanh lục đạo vậy ? liên quan đến điểm này, thập điện diêm quân chuyển luân thánh vương có giải thích tỉ mỉ, căn cứ vào “ lục đạo luân hồi kí ”, những ghi chép của quyển sách này, chuyển luân thánh vương nói :


1. Mắt :  quá ư tham sắc, kiếp sau chuyển thành noãn sanh, mắt loài phi cầm nhìn tứ phương, bay lượn tùy ý.

2. Tai : quá ư thích nghe tà ngôn, kiếp sau chuyển thành thai sanh, tai thông với lời người, cho người ta sai khiến.

3. Khẩu : thích làm mất danh tiết của người khác, bàn chuyện thị phi của người, yêu thích quá độ, chuyển kiếp thành thấp sanh, miệng nếm những thứ ô uế khó ngửi.

4. Mũi : ngửi mùi vị dị hương quá nhiều, kiếm những đồng tiền dơ bẩn ô uế, kiếp sau chuyển kiếp thành những loài muỗi, ruồi, trùng, kiến, mũi ngửi xú uế mà tự đắc ý mãn nguyện.
   
   Từ đoạn trần thuật này, chúng ta càng biết rằng mắt tai mũi miệng đều là những đường lỗ không sạch; chúng ta nếu thông qua tứ căn này tạo tội, vậy thì linh hồn sẽ có khả năng từ 4 lỗ chẳng sạch này mà đi ra; những linh hồn đi ra từ 4 lỗ này thì chỗ đến sau này của họ nhất định sẽ rất thê thảm, nhất định đọa vào súc sanh đạo, cho nên chúng ta nhất định không nên tạo ra cái nhân của súc sanh, sau này sẽ không chuyển kiếp làm súc sanh, đấy là pháp tắc nhân quả của tự nhiên.


Chúng ta xem xem loài súc sanh, lưng của chúng đều hướng trời, bởi vì kiếp trước của chúng, lời nói và hành động đi ngược lại thiên lí lương tâm ( quay lưng với trời ) , cho nên kiếp này lưng hướng trời, thân thể của nó đều là ngang mà đi, bởi vì kiếp trước của nó, lời nói và hành động đại đa số là “ hoành hành bá đạo ” ( ngang tàn ), cho nên kiếp này thân thể sẽ ngang mà đi, từ đây mà xem, tất cả những cái này đều là tạo nghiệp ! chẳng tạo cái nhân súc sanh, làm sao đắc cái quả súc sanh đây ? cho nên chúng ta làm người xử sự, nhất định phải giữ lấy thiên lí lương tâm mà hành sự, không được dối người, càng không thể dối trời ! như thế sẽ không đọa vào súc sanh đạo.

 

9. Pháp giới ngạ quỷ đạo.


Những chúng sanh của pháp giới này thường bị đói, thậm chí trong miệng do miệng khát mà ra lửa, cho nên chúng sanh đạo này gọi là “ ngạ quỷ ”, những quỷ đói này , đại đa số đều là người giàu có, ăn mặc giàu có đầy đủ, cử chỉ hào phóng chẳng tiếc tiền, chẳng keo tiếc tí nào, nhưng đối với những người ăn mày hoặc người khốn khổ thì hoàn toàn chẳng có một tí tâm thương hại, do duyên cố này, sau khi chết rất tự nhiên sẽ đọa vào pháp giới ngạ quỷ đạo, tại đây chịu sự dày vò của đói mà lại không thể ăn.


Ngoài loại người trên ra, còn có những người như thế nào sẽ đọa vào con đường này đây ? phàm là tại thế lãng phí các sản phẩm thiên nhiên, chẳng biết trân trọng ngũ cốc, tiêu tiền lãng phí, chỉ lo tiêu dùng hưởng thụ của bản thân, lại không biết bố thí cho những người nghèo khó hoặc làm sự nghiệp công ích, hoặc nam giới sau khi có tiền thì bỏ mặc vợ nhà, bên ngoài gầy dựng gia đình riêng, hoặc là nữ giới một khi nổi danh rồi, như các ca sĩ bây giờ, đắt đỏ rồi, bèn xem thường chồng mình, tự nguyện li hôn mà đi hưởng thụ hư vinh …những người này sau khi giàu có thì cả người trở nên đê tiện, sau khi chết nhất định sẽ đọa vào ngạ quỷ đạo, chịu đủ thứ khổ.

 

Cho nên, người giàu có nhất định phải thí xả tiền bạc để giúp người, tuyệt đối không được quá sang trọng xa xỉ, tránh được có một ngày phước báo hưởng hết rồi thì phải chịu đủ thứ khổ báo, chúng ta phải biết rằng, kiếp này giàu có là do bạn kiếp trước tích đức, chỗ nào cũng giúp người, hoặc trợ in sách thiện khuyến hóa người đời, nếu có thể làm như thế, mà lại có thể kiên trì chẳng biết mỏi mệt, tin rằng sau khi bạn trăm tuổi về già, chẳng những ở nhân gian có thể để lại danh đẹp, vả lại linh hồn có thể về trời làm thần, cũng có thể hưởng thụ những cúng bái hương hỏa của nhân gian, càng sẽ chẳng rơi vào ngạ quỷ đạo đi chịu khổ chịu nạn, hy vọng mọi người ghi nhớ kĩ, chớ có lúc tại thế lãng phí tạo tội, càng phải trân trọng phước phận mình có !

 

10. Pháp giới địa ngục

 

Pháp giới địa ngục chính là thế giới địa ngục, ở trong pháp giới này, những địa ngục lớn, địa ngục nhỏ, có thể nói là vô cùng nhiều. Những địa ngục này, tùy theo thủ đoạn phạm tội của người đời mà không ngừng đổi mới. Những chúng sanh trong địa ngục là vô cùng đau khổ, mỗi ngày mỗi thời khắc đều phải chịu nổi khổ của hình phạt, trong việc thụ hình mà đau đến chết đi sống lại, đau chết rồi, quỷ sai sẽ dùng nước hoàn hồn để tạt, người lại sống trở lại, lại phải thụ hình nữa, thụ hình như thế chẳng ngưng, đau khổ khác thường, qua một ngày dài như một năm, mãi cho đến khi những tội đã phạm tiêu sạch mới có thể giải trừ. Vậy thì người đời tạo ra những tội nghiệt nào mới đến địa ngục đạo để chịu khổ vậy ? Nếu người tại thế chẳng biết hành thập thiện mà lại đi làm thập ác, hoặc đi ngược lại ngũ ân, mắng trời mắng người, hoặc khi sư diệt tổ, tạo ác đa đoan, tạo ra đủ thứ tội nghiệt, sau này sau khi chết, nhất định rơi vào địa ngục đạo, chịu khổ chịu nạn, cho nên khuyên người đời rằng lúc tại thế nên “ chư ác mạc tác, chúng thiện phụng hành ”, sau khi chết tức có thể miễn trừ nỗi khổ của địa ngục.

 

Trong mười pháp giới này, chỉ có 4 pháp giới “ Phật, Bồ Tát, Duyên Giác, Thanh Văn ” không ở trong luân hồi, cho nên họ thuộc pháp giới “ Tứ Thánh Đạo ”, họ có thể hưởng phước báo vô cùng tận, là chỗ mà mỗi người chúng ta đều thích đến.

 

Số lượt xem : 287