Quy Y Chánh ( Tam Bảo và Quy y Tự Tánh Tam Bảo )
Bảo thứ hai : Khẩu Quyết, là Pháp Bảo “ Quy Y Chánh ”
Thế nào là “ Quy Y Chánh ” ? Chính là từ những kiến giải cách nghĩ sai lầm, quay đầu về nương tựa chánh tri kiến của tự tánh, chính là cái gọi là “ chánh chớ chẳng tà ”.
Cái gì gọi là Tà ? Ngoài tâm cầu pháp thì chính là Tà; khởi tâm động niệm thì chính là Tà. Khởi tâm động niệm chẳng ngoài những vọng tưởng, chấp trước; vọng tưởng là Ý Thức thứ sáu, chấp trước là Mạt Na Thức thứ bảy, đều là Tà Tri Kiến.
“ Kinh Tứ Thập Nhị Chương ” nói : “ Cẩn thận chớ có tin ý của ông. Ý của ông không đáng tin. Cẩn thận chớ gần gũi với sắc. Gần gũi với sắc thì tai họa phát sinh. Khi nào chứng quả A La Hán rồi mới có thể tin ý của ông được ”, do đó tuyệt đối phải cẩn thận, chớ có tuỳ tiện tin tưởng cách nhìn, cách nghĩ của bản thân, chớ có tin tưởng vào cái tâm ý thức của bản thân, thế nhưng chúng sanh lại cứ ưa thích tin tưởng vào những vọng tưởng, chấp trước của bản thân.
Đặc biệt là những người mà tánh ngộ khá cao, giảng kinh điển rất hay, bởi vì họ đã xem hiểu vài bộ kinh điển, thường lầm tưởng rằng bản thân mình đã khai ngộ rồi. “ Tưởng rằng đã khai ngộ rồi ” chẳng phải là chơn ngộ, đấy là “ tự ngộ ” ( chữ ngộ ở đây nghĩa là “ sai lầm, mê hoặc ), và tiếp theo đó thì “ ngộ nhân ” ( hại người khác cũng sai lầm, mê hoặc ) . Vì sao lại hại người khác cũng sai lầm, mê hoặc theo vậy ? Bởi vì sức lãnh ngộ của anh ta rất cao, lầm tưởng rằng như vậy thì chính là khai ngộ, thật ra chỉ là sự giải ngộ ( hiểu ngộ ) . Do những vọng tưởng chấp trước vẫn chưa cách nào trừ, nhưng lại cứ lầm tưởng rằng cách nhìn, cách nghĩ, phán đoán của bản thân là chơn thật, là chính xác đúng đắn, vả lại rất xác định chắc chắn rằng tuyệt đối chẳng sai.
Các vị Tổ Sư Đại Đức của các đời từ trước đến nay sau khi khai ngộ kiến tánh rồi thì năng lực phán đoán đều rất giỏi; nghiêm khắc mà nói thì không phải là năng lực phán đoán của họ giỏi, mà là sau khi khai ngộ kiến tánh rồi thì thần thông tự tại, đối với các nhân duyên của chúng sanh thì chẳng có gì là không rõ ràng nơi tâm. Giống như Lục Tổ sau khi đắc pháp, hỏi Ngũ Tổ từ nay về sau nên đi xứ nào ? Ngũ Tổ nói rằng : “ gặp Hoài thì ngừng, gặp Hội thì ẩn ”. Trần Huệ Minh hỏi Lục Tổ : “ Huệ Minh về sau đi xứ nào ? ” , Lục Tổ cũng bảo với ông ta rằng : “ gặp Viên thì ngừng, gặp Mông thì ẩn ”. Đấy có phải là cái mà Tổ Sư nghĩ ra không ? Đương nhiên chẳng phải, mà là người đã khai ngộ kiến tánh thì đối với nhân duyên của chúng sanh đều rõ rõ ràng ràng, do đó có thể biết được chúng sanh của xứ nào có duyên với ông ta. Căn cứ, nghe theo những chỉ điểm của Tổ Sư, Đại Đức thì tuyệt đối là không sai được.
Lại xem Hàn Lão Tiền Nhân vốn dĩ muốn đi Tây An, Sư Mẫu rõ rõ ràng ràng biết rằng Đại Lục sắp bị chiếm đóng, đương nhiên cũng biết rằng chúng sanh của Đài Loan có duyên với Lão Tiền Nhân, do đó đặc biệt chỉ thị Lão Tiền Nhân đến Đài Loan.
Tổ Sư đã khai ngộ tuy rằng rõ rõ ràng ràng cả, thế nhưng tuyệt đối chẳng dễ dàng tuỳ tiện để lộ thần thông, chỉ vào những lúc tuyệt đối nhất định cần đến thì ngầm chỉ điểm cho một cái, sẽ chẳng nói toạc rõ ràng. Phật pháp là không dễ dàng tuỳ tiện hiển lộ thần thông đâu, bởi vì nếu như dùng thần thông để thành toàn người, mọi người đều đi học thần thông, sẽ là chướng ngại lớn của sự kiến tánh. Đấy là cách làm bỏ gốc theo ngọn. Thật ra chỉ cần sau khi khai ngộ kiến tánh rồi, tự nhiên sẽ có thần thông. Chúng ta nên bắt tay vào từ chỗ căn bản gốc rễ, kiến tánh mới là gốc rễ căn bản.
Cái mà Hoạt Phật Ân Sư truyền thụ cho chúng ta chính là phương pháp kiến tánh. Nếu quả thật kiến tánh rồi, hằng hà sa số các diệu dụng mà tự tánh vốn có tự nhiên sẽ viên mãn thành tựu.
Tử Hạ nói rằng : “ Tuy tiểu đạo, tất hữu khả quan giả yên. Trí viễn khủng nệ, thị dĩ quân tử bất vi dã ”. ( Dịch nghĩa : Cho dù tuy là kĩ nghệ nhỏ, cũng chắc chắn có chỗ đáng học tập, ca ngợi. Nhưng nếu muốn làm đại sự thì không thể dùng đến được, cho nên người quân tử không làm những kĩ nghệ nhỏ này ). Do vậy tu hành nhất định phải đi con đường lớn ( tẩu đại đạo, hành đạo lớn ) , con đường lớn là con đường kiến tánh ( đại đạo là cái đạo kiến tánh ) . Bạn nếu như đã học Thần Thông Tiểu Đạo thì sẽ làm hỏng mất đại sự liễu thoát sanh tử, khai ngộ kiến tánh, kiến tánh thành Phật.
Phải biết rằng cái mà những người tu hành, tổ sư đại đức từ xưa đến nay đã theo đuổi chẳng qua là “ xa thì thành phật, gần thì là khai ngộ kiến tánh ”, đấy mới là mục tiêu tu hành đúng đắn.
Khi nãy đã nói đến rằng người giảng kinh nếu có những vọng tưởng chấp trước thì đấy là điều rất đáng sợ đấy, bởi vì lầm tưởng rằng bản thân mình đã khai ngộ, lại phán đoán bừa bậy, lại cứ tưởng rằng là đúng đắn chơn thật. Nếu như những người khác cũng lầm tưởng rằng bạn rất thấu triệt đối với kinh điển, phán đoán chắc chắn nhất định là đúng đắn chính xác mà tin tưởng nơi bạn, vậy chẳng phải là tự ngộ ngộ nhân đó sao ? ( tự sai lầm, mê hoặc làm hại đến tự bản thân, cũng làm hại cả đến người khác )
Tiếng đài có một câu nói rằng : “ nhìn một cái bóng, sanh một đứa con ” ví như nhìn thấy con gái của người nào đó ôm bế một đứa trẻ, tự mình bèn nghĩ bừa nghĩ bậy rằng : “ kì lạ, con gái của ai đó vẫn còn chưa có kết hôn, cớ sao lại có đứa con nhỏ vậy ? chẳng biết là đã sanh con với ai đây ? ” Tự mình bèn tuỳ tiện phán đoán bừa bậy, lại còn khắp nơi rêu rao. Sự thật thì là con gái của dì của cô ấy, cô ấy là giúp đỡ chăm sóc đứa bé thôi, thì ra là phán đoán sai rồi. Nếu như lại còn rêu rao những ngôn luận này làm tổn thương người, cuối cùng thì rốt cuộc sẽ làm tổn hại đến tự bản thân. Do vậy mà những ngôn luận không thật thì chớ có mà rêu rao ra bên ngoài, đấy là khẩu đức tối thiểu của người tu hành.
Tiếp theo sau nói đến Ngũ tự chơn ngôn mà Ân Sư đã truyền cho chúng ta. Ngũ tự chơn ngôn này theo Quả địa mà nói, là sự bộc lộ của tự tánh. Chữ thứ nhất đại biểu cho “ Tánh ”; chữ thứ hai đại biểu cho “ Tâm ”; chữ thứ ba là “ Thân ”.
“ Tánh ” là bổn thể tự tánh rộng lớn chẳng có giới hạn.
“ Tâm ” là dụng, tác dụng dựa theo bổn thể “ tự tánh ” mà khởi ( tác dụng đã khởi dựa theo bổn thể “ tự tánh ” )
“ Thân ” là thể dụng hợp nhất.
“ Học Dung Thiển Ngôn Tân Chú ” nói rằng : “ Tánh, Tâm, Thân 3 cái nhất quán ”, đấy chính là chơn nghĩa của Nhất Quán Đạo, do đó nói Nhất Quán Đạo chính là cái đạo Suất Tánh. Có thể đạt đến cảnh giới cả 3 cái nhất quán, cũng chính là “ tánh tướng như một, thể dụng hợp nhất ”, đấy là nghĩa chơn thật của Như Lai.
Ba chữ này, cái mà mọi người khá là có nghi vấn chính là chữ thứ ba. Thường có người hỏi rằng : “ Vì sao “ Phật ” chính là “ Thân ” vậy ? Nếu như đã xem qua “ Vô Minh Thật Tánh tức phật tánh, huyễn hoá không thân tức pháp thân ” mà “ Chứng Đạo Ca ” của Vĩnh Gia Đại Sư đã nói, thì nghi vấn này tự nhiên bèn đã giải trừ rồi. Khi mê thì thân thể của chúng ta là cái thân ảo, hễ sau khi giác ngộ rồi, cái Không Thân huyễn hoá thì chính là pháp thân, tánh và tướng là một chớ chẳng hai khác.
“ Kim Cang Kinh ” phần thứ 5, Thích Ca Mâu Ni Phật hỏi Tu Bồ Đề rằng : “ Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ sao? Có thể do nơi thân tướng mà thấy Như-Lai chăng ? ", ý nghĩa là nói : có thể dựa vào thân tướng chứng đắc Như Lai chăng ?
Tu Bồ Đề trả lời rằng : “ Bạch đức Thế-Tôn! Không thể do nơi thân tướng mà thấy được Như-Lai . Bởi vì sao? Vì đức Như-Lai nói thân-tướng đó chính là chẳng phải thân-tướng ”.
Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề: " Phàm hễ có tướng đều là hư-vọng cả! Nếu nhận thấy các tướng đều là không phải tướng, chính là thấy Như-Lai ".
Những chú giải thông thường đều giải thích thành “ không thể dựa vào thân tướng chứng đắc Như lai ”, nếu giải như vậy, nửa đoạn sau của phần này bèn nói chẳng thông rồi.
Cư Sĩ Giang Vị Nông cho rằng ở phía sau của “ không thể ” nên thêm dấu chấm phẩy ( ; ), trở thành “ không thể; dựa vào thân tướng mà thấy được Như-Lai ”, ý rằng vừa có thể vừa không thể. Nói “ không thể ” là bởi vì chấp trước, chấp trước thì không thể; nếu như có thể không chấp trước, thì có thể “ dựa vào thân tướng mà thấy được Như Lai ”.
Vì sao mà chấp trước thì “ không thể ” vậy ? Bởi vì “ phàm cái có tướng đều là hư vọng ”; vì sao mà “ có thể ” vậy ? Bởi vì “ nếu thấy tất cả các tướng đều chẳng phải tướng, chính là thấy Như Lai ”. “ Các tướng ” là tướng, “ chẳng phải tướng ” là Tánh. Khi khai ngộ kiến tánh, “ Tướng ” chính là “ Tánh ”, Tánh và Tướng là một chẳng phải hai, cho nên “ Thân ” chính là “ Phật ”.
Kế đến chữ thứ 4 là “ di luân thập phương ”, nghĩa là tuỳ duyên, vả lại là “ bất biến tuỳ duyên ”, nghĩa là ở trong cái chơn tánh bất biến, có thể tuỳ duyên mà ứng vạn việc.
Chữ thứ 5 là “ lặc vô sở trụ ”, nghĩa là bất biến, vả lại là “ tuỳ duyên bất biến ”, nghĩa là tuy tuỳ thuận tất cả mọi nhân duyên, chơn tánh vẫn cứ như như bất động, chẳng có tí ti chút biến động. Do vậy Pháp Hiệu của Lão Tổ Sư có nghĩa là đại biểu cho “ chân lí ”.
Năm chữ này bảo với chúng ta ý nghĩa rằng “ tự tánh có thể hàm vạn pháp, vạn pháp ở bên trong tánh của mọi người ” và “ vạn pháp quy nhất ”; “ tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên ” nghĩa là vạn pháp quy nhất, “ tất cả vạn pháp thì ở bên trong tự tánh ”.
Ngũ tự chơn ngôn này theo Quả địa để nói, người khai ngộ kiến tánh niệm niệm đều là chánh niệm, pháp pháp đều là chân thật, chính là cái gọi là “ nhất chơn nhất thiết chơn ” ( một cái thật hết thảy đều thật )
Chúng ta hiện tại nghĩ không thấu, cái tướng chơn thật của “ nhất chơn nhất thiết chơn ” là như thế nào, bởi vì vẫn chưa có chứng tánh. Khi khai ngộ kiến tánh thì sẽ tự thân chứng, thì ra vạn pháp đều là chân thật cả, điều này phải chăng có sự xung đột với “ phàm hễ có tướng đều là hư vọng ” mà Phật ở trong “ Kim Cang Kinh ” đã nói ? Tuyệt đối chẳng có sự xung đột.
Mục đích của Kinh Phật chẳng qua là đang phá những sự chấp trước của chúng sanh mà thôi, bởi vì phàm phu chấp trước tất cả vạn pháp, lầm tưởng rằng tất cả vạn pháp là chân thật, do đó Phật bảo với chúng ta” phàm hễ có tướng đều là hư vọng ”, mục đích muốn chúng ta chớ có chấp trước những huyễn tướng. Nếu quả thật có thể lìa tướng chẳng chấp trước, khi minh tâm kiến tánh mới hoắt nhiên đại ngộ “ phàm hễ có tướng đều là thật tướng ”, rốt cuộc là thật tướng, tướng hư vọng đều chẳng thể nói ra được một cách cụ thể, bởi vì thật tướng, tướng hư vọng vẫn là cái danh tướng của sự đối nhau mà lập.
“ Ngũ tự chơn ngôn ”, nếu như theo Nhân địa mà nói, là pháp bảo tu trì hàng phục vọng niệm. Do vậy khi khởi tâm động niệm, nên mượn nhờ vào chân ngôn để hàng phục những vọng niệm, cho nên niệm động chơn ngôn tức là tu tam bất lậu học “ giới, định, tuệ ”.
“ Lục Tổ Đàn Kinh ” nói rằng : “ GIỚI HƯƠNG: Tức trong tự tâm chẳng quấy chẳng ác, chẳng ganh tỵ, chẳng tham sân, chẳng cướp hại ”. Lúc khởi tâm động niệm, tức khắc nhắc đến một câu chơn ngôn, quán tưởng dung mạo từ bi của Lão Tổ Sư “ lòng tràn ngập niềm vui, bụng lớn có thể bao dung ”, thì “ giới ” bèn đã thành tựu rồi.
Kế đến là “ Định Hương ”. Thế nào là định hương ? tức là “ thấy những cảnh tướng thiện ác tự tâm chẳng loạn, gọi là ÐỊNH HƯƠNG ”, “ thấy những thiện ác ” là tướng, một câu phật hiệu thì lìa tướng, bên ngoài nếu đã lìa tướng, trong tâm tự nhiên chẳng loạn.
Tuy nói rằng nhắc đến một câu phật hiệu, thế nhưng liệu có thể nhắc nổi hay không thì lại còn phải xem công phu mà đã hạ xuống lúc bình thường sâu cạn như thế nào mà định. Có một bà cụ già cầm chiếc máy khuếch đại xách tay, vừa đi vừa hát “ Nam Mô Đại Từ Đại Bi Quán Thế Âm Bồ Tát ”. Việc này có thể đòi hỏi phải có dũng khí rất lớn, bà cụ ấy không chỉ đang tu hành, mà cũng đang vì chúng sanh gieo trồng thiện căn. Tuy rằng có người nhìn xem rồi cảm thấy rất mắc cười, thế nhưng bà cụ ấy vẫn cứ đi lại nơi chợ, hát một cách rất an nhiên tự tại, một chút cũng chẳng để tâm đến việc người khác đang cười bà. Cậu cười việc cậu, tôi hát việc tôi. Tâm của bà cụ ấy thì “ định ” ở trên phật hiệu. Do vậy niệm phật hiệu chẳng những có thể hàng vọng niệm, kế đến còn có thể tu định công ( công phu thiền định ) cực sâu.
Thường nói rằng : “ việc đến thì ứng, việc đi thì tịnh ”; “ việc đến thì ứng ” chính là cái gọi là “ chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện ” ( chế tâm một chỗ, ( thì ) không việc gì chẳng xong ) ( Kềm tâm một chỗ việc gì cũng xong ) (Kinh Phật Di Giáo). “ Chế tâm một chỗ ” chính là đem tâm chuyên chú trên công việc mà bạn hiện đang làm, vậy thì không việc gì chẳng xong; “ việc đi thì tịnh ”, phải làm sao tịnh đây ? thì đem tâm định ở trên một câu phật hiệu.
Nói như vậy, chỉ niệm phật mà chẳng cầu đạo, có thể có chỗ thành tựu hay không đây ? Đương nhiên cũng có thể, chúng ta không thể nói rằng niệm phật chẳng thể có sự thành tựu, chẳng qua muốn bảo với mọi người rằng sẽ rất khó khăn, chẳng thù thắng như Pháp Môn Nhất Quán, Thầy Tế Công Hoạt Phật nói rằng : “ các cá giai đắc hoàn hương đạo, bảo nễ vô dạng vạn bát niên ” ( Dịch nghĩa : mỗi người đều đắc được con đường trở về cố hương, bảo đảm con chẳng có lo âu vạn bát niên ). Do đó mà Tiên Thiên Đại Đạo có thể nói là pháp môn liễu dứt sanh tử thù thắng nhất, vững chắc đáng tin cậy nhất.
Kế đến “ Huệ Hương : Tự tâm vô ngại, thường dùng trí huệ chiếu soi tự tánh, chẳng tạo các điều ác, dù tu nhiều thiện mà tâm chẳng chấp trước, kính trên mến dưới, thương xót kẻ cô đơn nghèo nàn, gọi là Huệ Hương ”. “ Thương xót kẻ cô đơn nghèo nàn ” chính là từ, thánh hiệu của Lão Tổ Sư của chúng ta nghĩa là Từ Thị. Do vậy một câu chơn ngôn mà sự tu trì “ giới, định, tuệ ” cùng lúc hoàn thành, đấy mới gọi là “ chơn định ”.
Một câu chơn ngôn, trong tâm chẳng có “ sai quấy ” chính là giữ “ giới ”, do giới mà sanh “ định ”. “ Định ” không phải là ở đó ngồi xếp bằng ngó vách, mà là tự tâm chẳng loạn mới là chơn định. Nếu như chỉ là thân chẳng động, thì là giống như “ kẻ mê thân dù chẳng động, mở miệng thì bèn nói những chuyện thị phi, tốt xấu, hay dở của người, như vậy là trái ngược với đạo ” mà Lục Tổ đã nói. Do đó chẳng động là tâm bất động, chẳng phải là thân bất động.
“ Tâm chẳng động ” “ Thân động ”, làm gì ? đi làm việc thiện “ dù tu nhiều thiện mà tâm chẳng chấp trước ” , có thể hành thiện mà không chấp trước, tức là “ phải nên không- có-chỗ trụ-trước mà hành ( làm việc ) bố-thí ” mà “ Kim Cang Kinh - phần thứ 4, Diệu Hạnh Vô Trụ ” đã nói, đấy là phước huệ song tu, nào chỉ là người có phước không thôi, mà càng là người có trí tuệ nữa.
Hiệu quả của việc niệm chơn ngôn thì giống như “ Tự tâm quy y CHÁNH, niệm niệm chẳng tà kiến, vì chẳng tà kiến nên chẳng có nhơn ngã, cống cao, tham ái, chấp trước, gọi là LY Dục TÔN ” mà “ Đàn Kinh ” đã nói.
Số lượt xem : 599