Bồ Tát Hạnh và sự thù thắng của đạo trường
Mọi người đều có thể thành Bồ Tát sống. Đương kim bạch dương kì, có thể nói rằng các vị tiền hiền đều là những vị bồ tát tại gia phát tâm học đạo, tu đạo, bàn đạo. Chúng ta theo Di Lặc Tổ Sư và Sư Tôn Sư Mẫu để làm công việc của Bồ Tát đại thừa, đồng nhất chẳng khác gì với tâm chí của các đời tiên phật bồ tát.
Cách nhìn của những người bình thường đối với bồ tát : các ngài là để cho người ta tế bái, là thần bí, là có cầu tất ứng; hễ có việc không như ý thì cầu tiên phật bồ tát phù hộ cho, đương nhiên là điều này vẫn có thể thông cảm, có thể cầu được sự an ủi trên mặt tâm linh. Thế nhưng bồ tát rất bận. Các ngài phải cứu độ tất cả chúng sanh của tam thiên đại thiên thế giới, sao có thể việc gì cũng cho chúng ta có cầu tất ứng được ? Phật Bồ Tát chẳng phải là thần bí, các ngài lúc nào cũng ở bên chúng ta. Tâm của chúng ta tức là phật, sao có thể cho rằng chẳng tương quan gì với chúng ta ?
Vậy thì, cái gọi là bồ tát tức là những chúng sanh hữu tình phát khởi chí nguyện thượng cầu phật giác, ngoài trí tuệ cao minh giác ngộ, còn có cái đức từ bi dũng mãnh hạ độ hóa những chúng sanh khổ não thì là bồ tát, chẳng có chút thần bí, một phần tâm của bồ tát tức là một phần bồ tát, lúc nào cũng tâm của bồ tát thì tức là vị bồ tát sống. Một người thần thông quảng đại, nếu chẳng có phát khởi cái tâm từ bi thượng cầu linh giác, hạ độ những chúng sanh trong biển khổ, vậy thì người đó chẳng cách nào trở thành bồ tát. Tiền nhân của chúng ta, Điểm Truyền Sư của chúng ta tức là những vị bồ tát sống tại thế. Các vị nếu như có thể phát tâm đi hành thiện tích đức và độ hóa chúng sanh, có cái tâm này rồi tức là sơ địa bồ tát, tiếp tục tinh tiến chẳng mỏi mệt, tức dư sức thành phật. Thử hỏi, những vị tiên phật thần thánh trên bàn thờ có ai chẳng phải là trải qua một tiến trình phấn đấu gian khổ vất vả mà thành tựu phật quả ?
Vốn dĩ ở Vô Cực Thiên Cung, Lão Mẫu phái chúng ta hạ phàm trị thế, lúc bấy giờ mọi người đều là phật, đều có đạo, đều là đi lại tự do như ý; thế nhưng thời gian trôi qua lâu rồi, chúng ta đã mê mất chẳng có đạo rồi, chẳng biết con đường trở về nhà nữa, do vậy nhất định cần phải điểm truyền sư điểm truyền đạo cho chúng ta, giảng sư giảng đạo cho chúng ta, thật tốt mà đem cái tâm đã thất lạc tìm về trở lại. Đạo chính là giống như phương thuốc vậy, Minh sư chính là bác sĩ. Chúng ta có các loại tâm bệnh như phiền não, phẫn hận, đố kị …nhất định cần phải uống phương thuốc mà bác sĩ đã kê mở toa cho chúng ta, mới có thể thuốc đến bệnh trừ. Muốn cứu cái tâm của chúng ta thì phải hồi quang phản chiếu, sám hối những lỗi lầm sai trái trước kia, lúc nào cũng gìn giữ bảo vệ cái tâm bồ tát, nếu không thì vĩnh viễn chịu ở trong sự luân hồi.
Cái gọi là “ Bồ Tát hạnh ” tức là làm những công việc của bồ tát. Có câu nói rằng : “ nói một trượng chẳng bằng hành một thước ”, “ tụng kinh chẳng bằng giảng kinh, giảng kinh chẳng bằng dựa theo kinh mà làm ”, nhưng chưa bao giờ nghe nói qua có người tụng kinh hoặc giảng đạo mà thành phật. Phải thật tế mà đi tu bàn, đi độ hóa chúng sanh mới thành. Có rất nhiều vị bồ tát không ở Lý Thiên tiêu diêu tự tại, như đức Di lặc, Phổ Hiền, Văn Thù …đều là từ sớm đã thành phật rồi, thế nhưng các ngài vì muốn độ hóa chúng sanh mà trụ ở cõi phàm, thị hiện tướng của bồ tát, tướng xuất gia, tướng phàm phu tục tử, thậm chí xuất thế làm động vật hoặc đến địa phủ, đấy là đức tánh hoàn mỹ của các ngài ! Cho nên, hạnh bồ tát có :
- Tứ vô lượng tâm
- Lục độ vạn hạnh
1. Tứ vô lượng tâm :
Hễ phát tâm thì bèn kết duyên với vô lượng vô biên các chúng sanh, có thể độ hóa vô lượng vô biên các chúng sanh, đắc được vô lượng vô biên phước báo, thành tựu công đức vô lượng vô biên. Chúng ta noi theo bồ tát phát 4 loại tâm từ, bi, hỷ, xả, thật sự là sự đầu tư mà một vốn vạn lời.
Từ vô lượng tâm : Cái tâm có thể cho người khác niềm vui.
Hôm nay chúng ta đã quy y với Lão Tổ Sư, nhất định cần phải tín thụ phụng hành, noi theo tinh thần của ngài. Lão Tổ Sư từ vài nghìn vạn kiếp đến nay đã phát từ tâm phải đem niềm vui chia sẻ cho tất cả chúng sanh. Các Tiền Hiền của chúng ta từ tâm chẳng thoái chuyển, biết rằng tu đạo rất tốt, bèn dẫn độ chúng ta, hy vọng đem niềm vui chia sẻ cho mỗi một người và cho mỗi gia đình, đấy thuần túy là sự biểu lộ từ tâm của bồ tát. Do vậy, chúng ta tuyệt đối chớ để cho mình bị tư tâm ( lòng riêng tư ) che lấp, “ nặc đạo bất hiện ” mà giấu lấy chỉ dùng cho bản thân.
Bi vô lượng tâm : cái tâm có thể nhổ trừ nỗi khổ
Chúng ta hiểu rằng đạo trường tốt như thế, giống như cõi nhân gian tịnh độ vậy, nên tận tâm dẫn mọi người đến tiếp cận, giải trừ những đau khổ của họ. Trước đây có một vị giảng sư, tuy chẳng có học qua y thuật, thế nhưng do anh ta có bi tâm mà đã cảm ứng được vài vị “ tiền bối vô hình ” âm thầm phò trợ cho tay của anh ta đem kim châm vào huyệt đạo của người bệnh, đã giải trừ đi rất nhiều những đau khổ của người bệnh. Ngoài ra có một cô gái, tuy là tốt nghiệp hệ tiếng trung, nhưng cô ta vì muốn giải trừ những khổ nạn cho chúng sinh mà vào trong chùa miếu để sống. Những người tìm đến để được khám trị bệnh bất luận mắc bệnh gì, cô ta cũng đều biết được, thì ra do bi tâm dẫn đến việc người bệnh đau chỗ nào, cô ta cũng đau theo chỗ đó. Do vậy, chỉ cần có thể phát tâm bồ tát, thì sẽ có vô lượng vô biên cảm ứng, dùng loại tâm này để khai triển đạo vụ, thành quả tự nhiên là không thể đo lường được.
Hỷ vô lượng tâm : Cái tâm nhìn thấy người khác rời khổ được vui mà sanh lòng hân hoan vui sướng. Loại công đức này cũng vô lượng vô biên.
Xả vô lượng tâm : Bên ngoài thì xả thí tiền bạc để cúng dường phật và chúng sanh. Thí xả tiền bạc để trợ in kinh sách khuyến thiện, trợ đạo trường khai hoang, mua những đồ dùng thờ phật để kính phật, hoặc xả thời gian để độ người cầu đạo …Bên trong thì xả bỏ tham sân si, đố kị, oán hận, sự giận dữ, ưu phiền. Các vị phật bồ tát quá khứ chẳng những thí xả tiền bạc, thậm chí đến cả sinh mệnh của bản thân mình cũng đều thí xả !
Ngoài ra, những rác thải trong lòng cũng phải xả bỏ mới được. Người hiện đại mắc bệnh ngày càng nhiều, mà theo kết quả nghiên cứu của tây y thì có 70% đều là do bệnh trong lòng gây ra. Độc tố của những phiền não, giận dữ, lo lắng trong lòng sẽ tạo thành sự mất cân bằng nội tiết trong cơ thể mà sản sinh bệnh tật, tự chuốc lấy ma bệnh, thật oan uổng biết bao ! Do vậy, chúng ta chỉ cần thật tâm tu đạo bèn có thể giảm thiểu việc cơ thể sinh bệnh, là vô cùng có ích.
2. Lục độ vạn hạnh
“ Lục độ vạn hạnh ” : là 6 loại cách làm có thể có đầy đủ vạn chủng đức hạnh của bồ tát.
* Bố thí độ keo kiệt tham lam : Bố thí tiền tài để kiến lập ( xây dựng ) đạo trường, giảng kinh thuyết pháp để thành tựu đạo trường, vô úy bố thí để duy trì bảo vệ đạo trường. Thật ra bỏ ra tâm sức để giúp đỡ chúng sanh cũng là đang thành tựu bản thân. Sự khác biệt giữa bồ tát và chúng sanh là bồ tát cho rằng : “ những cái của bạn thì là của bạn, những cái của tôi cũng là của bạn ”, chúng sanh thì cho rằng : “ cái của tôi thì là của tôi, tốt nhất là cái của bạn cũng là của tôi ”. Cho nên, cái căn bệnh tham mà chúng sanh nhiễm phải rất nặng. Phật Tổ dạy chúng ta bố thí mà chẳng mong hồi báo ( vô vi ) mới có thể bền vững lâu dài, mới có thể thành tựu bản thân. Tiền kiếp của Phật tổ làm quốc vương đã từng cắt xả thịt của toàn thân để cho chim con mà do ma vương hóa thân ăn, nhưng nội tâm chẳng sân hận, vả lại còn phát một cái nguyện rằng : “ nếu ta là thật lòng giúp đỡ chim con sắp đói chết này, vậy thì thịt trên người của ta được nhanh chóng khôi phục lại nguyên trạng ”. Vừa mới dứt lời thì toàn bộ thịt đã tái sinh trở lại.
* Trì giới độ tà dâm : giữ ngũ giới, không phạm sát sanh, không phạm trộm cắp, trong đạo có người hành công thì phải báo lên trên, không được trộm lấy công đức của người khác. Không phạm vào dâm dục, vọng ngữ, nói chuyện không thể nói những lời hứa mà mình chẳng thể thực hiện. Có một vị đạo thân tiếp xúc với một vị giảng sư đã hơn nửa năm. Lúc trước khi anh ta phải rời khỏi, anh ta đã rất từ bi nói với vị giảng sư đó rằng : “ anh Trang à, anh đã từng nhận lời với tiểu đệ 72 chuyện hoặc lớn hoặc nhỏ đều chưa thấy thực hiện, hy vọng là anh có thể cải tiến, nếu không thì có thể sẽ khảo thoái rất nhiều hậu tiến ( vãn bối, đàn em ) ! ”
Có một vị Thiên Thần bị ma vương lừa gạt, muốn anh ta cắt lấy đầu người của 1000 vị quốc vương để tế bái mới có thể sống đến 1000 tuổi. Do vậy khi anh ta bắt được vị quốc vương thứ 1000 ( tiền thân của phật tổ ), vị quốc vương ấy đã rất đau lòng mà rơi lệ, thì ra là ngài vì đã từng nhận lời lão bá tánh phải mở pháp hội để cầu xin mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an nhưng lại chưa thể thực hiện, có đánh mất lòng tin nơi nhân dân mà đau lòng. Thiên thần thả ngài trở về mở xong pháp hội, sau khi lại đem giang sơn bàn giao xong cho con trai chấp chưởng, nói rằng mình phải vào núi sâu để tu đạo thì ngài lập tức đến chỗ của vị thiên thần đó để lãnh lấy cái chết. Hãy thử nghĩ xem, sự nhận lời với người khác thế này, đến cả việc sát thân tang mệnh cũng đều đã giữ tín rồi, chúng ta sao có thể đối với những việc bình thường mà cũng chẳng giữ tín ?
* Nhẫn nhục độ sân hận : Tất cả mọi sự nhẫn nhục là công phu sơ bộ, phải có thể “ dung ” mới là vô sanh pháp nhẫn, tức là không để sự khen chê ở trong lòng, giống như đại đỗ năng dung ( bụng lớn có thể dung chứa thứ tha ) dung trời, dung đất, dung tất cả mọi sự bất mãn và phẫn uất oán giận. Cũng ví như có một con chó hướng về chúng ta mà sủa, lẽ nào chúng ta cũng phải bò xuống đất đáp lễ sủa lại nó ư ? ( = tự hạ thấp mình xuống cùng mức độ với họ ). Chúng ta là những đệ tử của thầy Tế Công Hoạt Phật, là môn sinh của bồ tát, thân phận thanh cao tôn nghiêm, đừng có so đo tính toán với những chúng sanh do chẳng biết mà phê bình hủy báng thì mới được.
* Tinh tiến độ chếnh mảng lười biếng : chúng ta may mắn đã đắc được “ chỉ điểm ” rồi, không thể quan khảo chưa dứt, lại bị sự lười biếng khảo cho ngã gục. Bồ tát cứu chúng sanh đều là cứ mãi tiếp tục chẳng dứt, đến nỗi thân bị thương rồi cũng đều chưa từng gián đoạn cái tâm từ bi ấy, cho nên thường cảm chiêu được các vị tiên trời đến trợ giúp.
* Thiền định độ tán loạn : Thiền định chẳng phải là đả tọa ( ngồi thiền ). “ Pháp vô thượng ” của Lục Tổ khai diễn rằng : “ bên ngoài rời tướng tức là thiền, bên trong chẳng loạn tức là định ”. Chúng ta noi theo nội tâm thanh thanh tịnh tịnh của bồ tát thì tức là thân đang ở cõi tịnh độ thiên đường.
* Trí tuệ độ ngu si : nên nghiên cứu thật nhiều các kinh điển và giảng kinh thuyết pháp để mở ra khai sáng trí tuệ, đả phá sự chấp trước ngu mê để mà sanh trí tuệ. Lục Tổ Đàn Kinh rằng : “ Bồ đề tự tánh, vốn dĩ thanh tịnh, chỉ cần dùng cái tâm này, thì trực liễu thành phật ”. Dùng tâm này tức là trí tuệ bát nhã.
3. Hành nghi của ngũ đại bồ tát
a. Đại từ Di Lặc : từ tâm tam muội. Lão Tổ Sư từ sơ phát tâm tu đạo đến nay, tức là chẳng ăn thịt của chúng sanh. Các đồ tôn chúng ta đây tốt nhất là có thể thanh khẩu trường chay, tối thiểu cũng phải ăn thịt ít lại mới được tính là từ tâm. Lão Tổ Sư vào lúc Nam Bắc triều xuất thế là Phó Đại Sĩ. Ngài ban ngày thì cày cáy trồng trọt, tối thì đi truyền đạo. Khi có người đến mẫu ruộng của ngài để trộm nhổ rau cải hoặc trái cây, ngài vẫn từ tâm vô lượng mà tặng kèm cái rổ cho tên trộm làm giỏ xách dùng để đựng rau quả. Vào lúc triều Đường, ngài lại sinh ra làm Bố Đại Hòa Thượng, vác lấy một cái túi đi khắp nơi hóa duyên, đem những vật phẩm đã hóa duyên được chia cho những đại chúng thiếu thốn cái ăn. Điều rất kì lạ là trước khi trời sắp mưa, ngài sẽ mặc giày cỏ đi lại trên đường, lúc trời nắng tươi sáng thì ngài mặc giày gỗ bắt chéo chân nằm ở trên cầu. Cái hình tướng từ bi hi hi ha ha này của ngài mọi người đều vui thích tiếp cận, do vậy mà đã độ hóa không ít chúng sanh.
b. Đại bi Quán Thế Âm : nghe tiếng kêu mà cứu khổ. Quán Thế Âm Bồ Tát rất có tâm đồng cảm. Ngài một tay cầm lấy tịnh bình, một tay cầm cành dương liễu, rưới pháp thủy cam lồ, khắp nơi vì những chúng sanh hoạn nạn mà nhổ trừ đau khổ. Chúng ta ngoài việc giữa các đạo thân phải quan tâm lẫn nhau thì cũng còn phải quan tâm đến những người chẳng phải là đạo thân, họ có thể sẽ là những đạo thân trong tương lai, cũng là những vị tiên phật bồ tát đời vị lai, sao có thể xem thường được.
c. Đại trí Văn Thù : là vị cưỡi con sư tử, diệu trí bát nhã vô cùng sâu, phụng sự ở bên trái Phật Tổ. Từ xưa đến nay, nghìn nghìn vạn vạn vị phật đều bái Văn Thù Bồ Tát làm thầy, chỉ vì giáo hóa chúng sanh thành bậc đại trí tuệ mà nỗ lực chẳng mỏi mệt.
d. Đại hạnh Phổ Hiền : Hạnh nguyện quảng đại, phụng sự phía bên trái Phật Tổ. Phổ Hiền Bồ Tát có 10 hạnh nguyện lớn, như là lễ kính chư phật, ca ngợi đức Như Lai. Chúng ta cũng phải ca ngợi Lão Tổ Sư và Thầy, bảo với người khác rằng “ đạo ” rất tốt, rộng tu cúng dường, sám hối nghiệp chướng, tùy hỷ công đức.
e. Đại nguyện Địa Tạng : Địa ngục không trống thề không thành phật. Chúng sanh trong tam giới, ngạ quỷ là vô cùng khổ, bụng rất to nhưng cổ họng lại như cây kim, nuốt chẳng trôi thức ăn, đói muốn chết; uống nước cũng như uống nước sắt vậy, cực kì thê thảm. Chúng ta tại thế không được phạm quy, không được phạm vào 10 ác nghiệp, không được tùy ý phỉ báng phá hoại đoàn thể tu hành ( những người nào nếu lỡ có như thế thì phải nhanh chóng sám hối sửa lỗi ), phải thật tốt mà tu hành mới không xuống địa ngục mà làm phiền Địa Tạng Bồ Tát. Nếu có người sắp qua đời, phải bảo với người ấy rằng nhất định cần phải bố thí tài sản hoặc những vật mà mình yêu thích cho chúng sanh. Người ấy nhận lời một cái tức thì tâm linh được giải thoát mà không phải xuống địa ngục. Người trước khi chết, nếu chưa bố thí thì sau khi qua đời, người nhà nên vì người ấy mà bố thí thì mới tốt. Thế nhưng thường thì những vị pháp sư có đức hạnh đến niệm kinh siêu độ cho vong linh, vong linh chỉ có thể được một phần bảy công đức mà thôi ( con cháu tại thế có thể được sáu phần bảy ), giảm nhẹ một chút đau khổ mà sớm ngày đầu thai đi chuyển sanh. Chúng ta ở đạo trường thật may mắn, Tiền Nhân từ bi, chỉ cần chúng ta độ 30 người và đóng tiền công đức gấp 10 lần thì có thể siêu bạt một vị tổ tiên trở về Lý Thiên mà tiêu diêu tự tại.
Sự thù thắng của đạo trường
1. Tâm pháp của thiền tông mật thụ :
Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành phật. Chúng ta trong kiếp quá khứ đã gieo trồng xuống cái nhân thiện này, kiếp này mới đến kết cái thiện quả này. “ Một điểm ” siêu sinh của chúng ta, nhân duyên cực kì thù thắng. Gần đây nhất có vị điểm truyền sư đến biên giới của Thái Lan và Lào để truyền đạo, đã điểm cho một vị lão nhân 267 tuổi ( có thể gọi là địa tiên ). Ông ta ngày 3 bữa chỉ uống nước mà thôi, có thể biết được quá khứ và dự biết trước vị lai. Có vị đạo thân chạy đến một ngôi nhà rơm, nhìn thấy ông ta đang đả tọa, muốn độ ông ta cầu đạo bái minh sư. Sau khi trải qua việc ông ta bấm đốt ngón tay đoán một cái, quả thật là có thiên mệnh của Di Lặc Tổ Sư và Tế Công Hoạt Phật, do vậy người có thần thông bèn bái vị Minh Sư đại diện mà không có thần thông để cầu đạo. Ngoài ra tại Thái Lan cũng đã độ một vị đồ tôn trực hệ của Đạt Ma Tổ Sư, tâm pháp cổ đại mãi truyền đến hôm nay; ông ta đã có thần thông, vốn dĩ vẫn tranh biện việc Tổ Sư của họ ( Tây phương đời tổ thứ 28 ) sao lại biến thành Tổ Sư đời thứ nhất của hậu đông phương. Do vậy, ông ta nhập định xuất thần đến chùa Linh Ẩn Tây Hồ để hỏi rõ việc Thầy Tế Công quả thật lãnh thiên mệnh muốn đến truyền đạo, do đó ông ta cũng tiếp nhận sự điểm truyền. Từ đây có thể thấy, người có thần thông nhưng không thể liễu thoát sanh tử, vẫn là phải đi con đường Bồ Tát này mới được.
2. Sự thù thắng của Di Lặc tịnh độ
Thị hiện “ từ tâm tam muội ” mà không tu thiền định, chẳng đoạn phiền não, mang thân phàm phu, chẳng dứt các lậu. Di Lặc tịnh độ tức là Thiên Phật Viện ( Đâu Suất Thiên ), là trạm giữa đường của Lý Thiên, còn chúng ta tu đạo là kiêm nhiệm nửa thánh nửa phàm, những thói hư tật xấu, tánh nóng nảy của cõi phàm vẫn chưa trừ sạch, trước hết phải trở về Thiên Phật Viện tu một phen. Người bình thường chết rồi toàn thân đều sẽ cứng đơ, bởi vì hơi thở dứt rồi thì axit lactic, đạm, glycogen đều sẽ hóa cứng trong vòng 6 tiếng đồng hồ, mùa đông có thể trong vòng 6 phút thì ngưng kết rồi. Đạo thân của chúng ta lúc chết vì sao lại thân mềm như bông ? Chúng ta dựa vào nguyện lực của Lão Tổ Sư, chẳng quên tam bảo, kết hợp “ lòng tin ” và “ nguyện lực ” đều có thể trở về trời tiêu diêu tự tại rồi, đấy là sự thù thắng của việc chúng ta cầu đạo. Chúng ta cần chi phải đả tọa và trì niệm phật hiệu ? chỉ cần thường hành công độ người, lễ bái sám hối, không khắc ý thiền định mà tự nhiên có thể thiền định, không đoạn phiền não mà phiền não tự đoạn. Đại bộ phận Bồ Tát đều thị hiện cách ăn mặc của tục gia, như đức Văn Thù, Phổ Hiền, Quán thế Âm Bồ Tát…như thế tiếp cận chúng sinh thành đạo càng nhanh. Những chúng sanh mạt pháp muốn đoạn trừ các dục niệm mà trì niệm phật hiệu đến nhất tâm bất loạn quả thật là khó khăn, huống hồ con người lúc sắp qua đời đau đớn như con cua rơi vào vạc dầu sôi. Di Lặc tịnh độ rất tiếp cận với cõi phàm dục giới, chỉ cần “ tin ” thì đủ rồi, học Lão Tổ Sư thường mở miệng cười, độ lượng nới lỏng ra thì được rồi.
3. Đạo của sự viên dung tự tha kiêm tu :
Tu đạo chia làm hai loại : tự lực và phật lực, muốn dựa vào tự lực tu thành chẳng dễ. Những chúng sanh mạt pháp có mấy ai sinh ra thì sẽ đi tìm đạo, cầu đạo ? cho nên chúng ta thông qua Minh Sư chỉ điểm, dựa vào nguyện lực của Tổ Sư, của Thầy, lại phối hợp bản thân từ từ tu, từ từ sửa thì sẽ ngày càng giống chư phật bồ tát.
4. Hành nguyện hạnh của bồ tát đại thừa :
Chúng ta chẳng những bản thân phải thành phật, mà còn phải độ hóa chúng sanh thành phật, là nguyện hạnh của bồ tát đại thừa. Đắc đạo, rồi học đạo, tu đạo, bàn đạo, mọi người đều càng khiêm tốn, càng có lễ phép, đều rất tuân thủ phật quy lễ tiết, rất quan tâm lẫn nhau, nói chuyện nhỏ nhẹ như chư phật bồ tát vậy, tâm địa của mọi người đều tốt hơn trước đây, từ từ bước lên cảnh giới của phật.
Sau cùng đưa ra kết luận : Bồ Tát cùng tồn tại bên chúng ta. Mọi người đều có thể thành tựu chánh quả của Bồ Tát. Tu đạo là sự nghiệp của cả đời, phải ôm đạo phụng hành, đặc biệt vào khoảnh khắc sắp quy không, càng phải gìn giữ cái đạo tâm, tâm bồ tát vì chúng sanh, không thì thiếu điểm này thì chẳng thể thành phật. Nếu không có lòng tin, cho rằng cầu đạo tam bảo hư giả, vậy thì cho dù có may mắn trở về thiên phật viện cũng phải nhốt trong thiên lao đối mặt với tường mà tự suy nghĩ xem xét lại lỗi lầm của mình. Chỉ cần chúng ta còn một hơi thở mà lòng tin chẳng dứt, thì nhất định có thể an nhiên trở về đến Lý Thiên tiêu diêu tự tại.
Số lượt xem : 1033