Pháp môn vô lượng thề nguyện học ( Từ huấn của Nguyệt Tuệ Bồ Tát )
Pháp là cửa để mở lại đóng, như thuốc trị bệnh không thể tham chấp; nếu chấp pháp môn rời tự tánh thì tám vạn bốn nghìn pháp môn pháp nào cũng khó.
Ở trong cái thời đại khoa học kĩ thuật phát đạt, văn minh hưng thịnh này, lòng người đặc biệt hiếu kì; ông trời vì phổ độ Tam Tào, rộng giáng pháp âm, do vậy mà cánh cửa tông giáo rộng mở, còn các tông các phái thì vì tranh giành lấy tín đồ cũng huênh hoang khoác lác, sử dụng hết tất cả bản lãnh mình có, do vậy mà trên đạo vụ thì muôn màu muôn vẻ, biến hóa đa đoan, bao la vạn tượng chẳng gì không có, còn những người tu hành thì càng do định lực chưa sâu, mắt lòa mờ, tâm trạng mê loạn, có người thì thậm chí chẳng biết quy y cửa nào mới phải ?
“ Ưa thích sĩ diện ” là căn bệnh phổ biến của nhân loại, do vậy ai cũng đều tự nhận rằng cửa mà mình đã vào là “ chánh môn ”, pháp mà mình tu là “ chánh pháp ”, thế nhưng thường thường càng tu càng hồ đồ, càng tu càng phiền não, càng tu thị phi càng nhiều; có lẽ cửa mà anh ta tiến vào lúc ban đầu thật sự là “ chánh môn ”, vả lại đói khát gặp cơm canh, tiến vào cửa rồi đương nhiên là trước hết sẽ ăn cho hả hê no nê đầy bụng một phen, thế nhưng rất nhanh chóng sau khi đã khỏi cơn đói khát rồi thì bắt đầu kén ăn, đã ăn ngán ngấy rồi mà, dần dần cảm thấy chẳng có gì hiếm lạ, do đó bèn đảm nhiệm chức “ nhà bình luận ”, giương to con mắt toàn là tìm kiếm những khuyết điểm của người khác, nhắm nghiền con mắt chuyên ẩn giấu những vết ố nhơ của bản thân, mỗi lần đều đem việc luận thị phi, so cao thấp xem là việc vô cùng đắc ý, do vậy bèn dần vào cửa nhỏ, bàng môn ( cửa phụ ) mà chẳng tự biết, thậm chí là duy Ngã độc tôn, xem thường các tôn giáo khác, các pháp môn khác, tạo thành sự khốn nhiễu lớn trên đạo vụ, thật đã trở thành tội nhân của đạo vụ, lại còn tự nhận cho rằng là vị đại công thần của bàn đạo ! Những người như thế hiện đang đầy khắp trong đạo trường thời mạt pháp, đấy cũng là nguyên do của đạo vụ hỗn loạn hiện nay !
Người tu đạo thường nói “ nhận lí quy chơn ”, “ là đạo thì tiến, phi đạo thì lui ”, do đó pháp môn nghìn nghìn vạn vạn, người tu hành bất luận là thân vào cửa nào thì đều nên truy cầu theo đuổi chân lí, lấy việc mở rộng tấm lòng làm chí hướng, như thế lấy thân mình làm tấm gương trên lời nói hành động, trên mặt thể ngộ thì triệt rõ sự bình đẳng, ứng duyên, từ bi của tâm pháp, chính là cái gọi là “ phương tiện có nhiều cửa, quy nguyên chẳng hai đường ”. Mỗi người nhân duyên khác nhau, đương nhiên là pháp môn quy y cũng khác nhau, thế nhưng mục đích cuối cùng nhất đều là minh tâm kiến tánh, siêu sanh liễu tử, phương pháp sử dụng tuy khác nhau nhưng kết quả đắc được lại như nhau. Do đó người tu hành không được tự mãn với hiện trạng, hoặc tự cho rằng pháp môn mà mình đã vào mới là chánh môn duy nhất của thiên hạ, hoặc tự cho rằng vị mà mình cung phụng là vị thần cao cấp nhất giữa vũ trụ. Thật sự thì là pháp chẳng có chánh tà cao thấp, chỉ là nhân tài thí giáo, ứng duyên từ bi. Tu tâm nếu chánh thì pháp môn cũng chánh, nếu không thì con tuy rằng vào chánh môn, thế nhưng tu tâm tà thiên lệch thì tự đọa vào đường tà. Có thể thấy rằng chánh tà là phân ở trên tâm của con, chính là cái gọi là tâm có thể làm phật, tâm có thể làm ma, tâm có thể tạo thiên đường, tâm có thể tạo địa ngục, tu đạo tu tâm, thật sự là chỗ mà những người tu hành cần đặc biệt suy ngẫm chú trọng để mắt đến nhất.
Ghi chú : Nhân tài thí giáo
( căn cứ vào trình độ nhận thức , năng lực học tập và tố chất tự thân của những học sinh khác nhau mà cho họ những chỉ dẫn khác nhau; người thầy lựa chọn phương pháp học tập thích hợp với đặc điểm của mỗi học sinh để chỉ dạy sao cho thích hợp với những học sinh đó, phát huy những sở trường của học sinh, bù đắp những chỗ thiếu sót của học sinh, kích phát niềm hứng thú học tập của học sinh, xây dựng lòng tin của học sinh, từ đấy mà xúc tiến học sinh phát triển toàn diện )
Lại nói, Tiên Phật thần thánh, tuy rằng có vô lượng vô số, nhưng vẫn cứ là lấy chân lí làm bổn thể; do vậy mà những vị thần thánh của bất cứ pháp môn nào sùng bái thì hình tướng của họ như thế nào, tên gọi như thế nào chẳng phải là điều quan trọng, mà là phải xem sự hàm dưỡng bên trong của họ có hợp với chân lí chăng ? như là dạy trung, dạy hiếu, dạy nhân, dạy nghĩa …Thật sự thì chân lí tức là đạo, mà tam giới trong và ngoài thì duy có Đạo độc tôn; cái mà thần thánh muốn khải phát chỉ thị khiến cho con người có chỗ lãnh ngộ chính là “ Đạo ”, vậy thì còn có cái gì có thể tranh đây ? Thử nghĩ xem nếu lúc Thượng Đế hóa thành hình tướng và danh hiệu của một ông thổ địa để điểm hóa con người thì con muốn xem ông ta là ông thổ địa hay là vị thượng đế chí cao vô thượng vậy ? Lại nói Quan Âm đại sĩ nếu lúc hóa thành một kẻ ăn mày đến khảo nghiệm người đời thì con sẽ xem thường hay là sẽ tôn sùng vậy ? Do vậy mà Kim Cang Kinh một lần lại một lần khải thị cho người đời rằng không được chấp trước danh tướng, có câu nói rằng : “ thấy các tướng chẳng phải là tướng, tức thấy Như Lai ”, những người tu hành lẽ nào không suy ngẫm tỉ mỉ nghiêm túc về điều này ?
Thời kì mạt pháp, đạo và kiếp cùng giáng. Những quan niệm giá trị tư tưởng của nhân gian theo nền văn minh tiến bộ thần tốc cơ hồ như đã hiển hiện ra những hiện tượng tạp loạn chẳng thể thích ứng. Ý nghĩa của sinh mệnh, mục đích của cuộc sống, những định hướng của giá trị trong tâm linh của người hiện đại dần dần trở nên mơ hồ chẳng rõ; những luân lí đạo đức, trật tự công nghĩa cũng do lòng người quá mê tín vật chất mà từ từ tàn lụi diệt vong. Do vậy mà ơn trên từ bi, ban xuống đại đạo quang minh, các giáo ứng vận mà hưng, để trù tính việc cứu vãn lại nhân tính, ( tinh thần ) đã mất, chỉnh đốn mới lại cuộc sống nhân gian, cùng nhắm hướng đến tịnh độ hạnh phúc của thế giới đại đồng !
Thế nhưng hiện tại trước mắt nghìn môn vạn giáo, tốt xấu chẳng đều, hỗn tạp cùng nhau, vả lại ai ai cũng khoe khoang phô trương mình là “ chánh môn ”. Thật ra, quy y bất cứ cửa nào đều toàn là ở “ nhân duyên ” của mỗi người, vốn chẳng thể miễn cưỡng. Có nhân gì, sinh tâm gì, thích cửa gì, vào cửa gì, đấy là kết quả của tự nhiên. Do vậy, những người tu hành ngoài việc rộng gieo ruộng phước, kết chánh thiện duyên để cầu nhập “ chánh môn ” ra, còn phải dựa vào lí trí để phán đoán phân biệt tiến lùi, tuyệt đối không thể mê theo mù quáng, hoặc vì tình cảm con người, danh lợi, quyền thế đã tạo !
Do vậy, phàm là “ chánh môn ” nhất định là :
1. Có đạo trường trang nghiêm thanh tịnh và quy nghĩa lễ tiết.
2. Chắc chắn có người chủ trì có những hành vi tu dưỡng tốt đẹp, đức cao vọng trọng, chẳng tranh danh lợi, tấm lòng từ bi vi khoan dung thương xót truyền bố chân lí chánh pháp.
3. Hoạt động của họ hợp với quốc pháp, nhân tình, sự lí và vui thích hành những việc từ thiện công ích.
4. Tư tưởng của họ nhất định phải phù hợp với tâm pháp của các bậc thánh hiền từ xưa đến nay, trong và ngoài nước, tuyệt đối chẳng có làm mê hoặc người, dối gạt người, hoặc tranh cao thấp với người, so thật giả, luận thị phi tạo ra những hành vi mê tín hỗn loạn.
5. Tổ chức của nó có hệ thống, tầng thứ, trật tự rõ ràng, không tạp loạn; nhân sự, kinh tế, tuyên hóa, giáo dục, từ thiện …mỗi cái đều có chế độ hợp lí hợp pháp hợp tình.
6. Pháp môn của nó tất nhiên chắc chắn hiểu rõ vạn pháp bình đẳng, vạn pháp vốn không, chỉ ở chỗ từ bi đẩy mạnh thực hiện những nghĩa lí tinh yếu của “ vô duyên đại từ ”, “ đồng thể đại bi ”, ở chỗ phương tiện mà nhân tài thí giáo, hữu giáo vô loài ( đối tượng thí giáo chẳng có phân biệt phú quý bần tiện ).
7. Do đó, phàm là chánh pháp nhất định là lấy thân mình làm gương trong cuộc sống thường ngày, chỉ đạo lòng dân, dẫn người hướng thiện, đồng quy hạnh phúc. Ở trên tâm cảnh khải thị việc nhận lí quy chơn, minh tâm kiến tánh, phản bổn hoàn nguyên ( khôi phục lại gốc rễ căn bản ban đầu ), sự giác ngộ của siêu sanh liễu tử !
Nghìn môn vạn giáo trên đời, tuy rằng mỗi cái có những phương pháp và con đường nhận biết chân lí khác nhau, thế nhưng về cơ bản thì bản chất và mục tiêu của các tôn giáo đều là lương thiện. Hiện thời cái duy Ngã độc tôn và sự bài xích lẫn nhau ( có Ngã tướng, có Nhân tướng ) của các tôn giáo đã dẫn đến những cuộc chiến tranh và sự xung đột giữa các tôn giáo; đấy là mặt mê tín và mặt ngu chấp sâu của các tôn giáo. Đấy là các pháp môn chỉ đứng trên chủ nghĩa hình thức vị kỉ mà chẳng có nhận biết đến bản chất của pháp môn – mặt chân lí; đấy là một loại hiện tượng biểu hiện ra ngoài đi ngược với đạo. Tuy vậy những hành vi ngu si và xung đột như vậy chẳng có chút ảnh hưởng đến sự “ hợp đồng ” của bản chất nội tại của tông giáo. Do đó, Bạch Dương đại đạo đề ra lời kêu gọi “ bình thu vạn giáo ”, đề xướng “ bình đẳng quán ” mà đức Thế Tôn đã lưu truyền khải thị cho người đời sau; hy vọng rằng người đời đều có thể mở mang tấm lòng, tâm cảnh bình đẳng, nhận biết bản chất của tông giáo – chân lí, mọi người “ hợp đồng ” trên chân lí.
Do vậy, “ Bạch Dương tâm pháp ” dạy cho các đệ tử nhất định cần phải ôm ấp sự bác ái, “ nhân giả vô địch ” ( người nhân từ chẳng có kẻ địch ) của sự bình đẳng, lấy quan niệm thiên địa vạn vật làm nhất thể ( hợp đồng ) ! Nhận thức điểm này có thể khiến cho các đệ tử Bạch Dương tôn trọng yêu thương bảo vệ chúng sanh như tôn trọng yêu thương bản thân mình vậy ! “ Bình thu vạn giáo ” tuyệt đối chẳng phải là duy Ngã độc tôn, càng chẳng phải là bài xích hoặc mang tính công kích, mà nghĩa là khiến cho chúng sanh đồng ý tán thành bình đẳng trên mặt chân lí. Do vậy, các đệ tử Bạch Dương tuyệt đối không thể hiểu lầm rằng “ bình thu vạn giáo ” là muốn đem vạn giáo của thiên hạ thâu phục dưới đại đạo bạch dương ! Phải ghi nhớ kĩ, ghi nhớ kĩ !
Đại Đạo Bạch Dương duy chỉ có chân lí là Tôn, duy chỉ có bình đẳng làm chuẩn tắc, lấy đạo đức làm quy phạm, lấy từ bi làm tấm lòng, lấy sự khiêm tốn để dung thiên hạ, sự hoan hỷ để giải thoát các nỗi khổ, như thế mới có thể phổ độ tam tào mà thâu viên cửu lục. Nếu không, tự cho rằng quan điểm và cách làm của mình đều đúng đắn, không chịu khiêm tốn tiếp nhận ý kiến của người khác, cống cao, kiêu ngạo, hủy báng, oán hận, phê bình, phân biệt, tranh đoạt đều là những hành vi rời đạo. Tự tư tự lợi như thế, vậy có thể minh tâm kiến tánh, siêu sanh liễu tử không ?
Nhân loại nhất định cần phải nhận biết bản thân mình có tính chất ( thiên tánh ) của “ nhân ái ”. Tuy rằng sản sinh tâm oán hận trong sự bất tri bất giác, thế nhưng phải đi thể hội nhận thức nhân ái là sức mạnh và ý chí của sự dũng cảm kiên cường ! Oán hận có nghĩa là tự ti yếu đuối hèn nhát; do yếu đuối hèn nhát mà sinh nỗi sợ hãi, do sợ hãi tự ti mà vũ trang để phản đối chống lại kẻ địch mà mình đã tưởng tượng. Tuy rằng oán hận, công kích, tàn bạo cũng là một thứ lực lượng sức mạnh, nhưng nền tảng cơ sở của động cơ ấy lại là sự hèn nhát yếu đuối và tự ti, mà kết quả càng là sự phá hoại và hủy diệt. Do vậy duy chỉ có phát huy cái đạo của sự từ bi, bao dung, nhân ái, giải cứu, hoàn toàn tiêu trừ lực lượng sức mạnh mà sự tàn bạo tồn tại thì mới là lực lượng sức mạnh chân chánh, và cũng mới có thể gọi là chính nghĩa của vũ trụ !
Các đệ tử Bạch Dương từ dưới những lời kêu gọi cảm hóa của “ đồng thể đại từ ” và “ vô duyên đại bi ” nên nhận thức rằng vũ trụ vốn dĩ chẳng có kẻ địch tồn tại ( người nhân từ chẳng có kẻ địch, hợp đồng ), mà chỉ có những người đã phạm sai lầm; chúng ta phải phát huy tinh thần bác ái nhìn thấy người khác chìm cũng giống như bản thân mình bị chìm vậy, rộng bố ân trạch khiến cho chúng sanh của thiên hạ đều có thể nhận được những ân huệ ấy, khiến cho những người sai lầm từ bỏ những lỗi lầm của bản thân, khiến cho họ đối mặt một cách thản nhiên với nội tại cao thượng nhất của bản thân – lòng nhân ái ; bộc lộ ra sự quang huy của phật tánh một cách tự nhiên chân chánh, mà biện pháp duy nhất có hiệu quả chính là thông qua sự “ yêu thương ” và “ tôn kính ” cư xử qua lại giữa mình với người khác. Tôn trọng yêu thương bảo vệ chúng sanh giống như tôn trọng yêu thương bảo vệ bản thân mình vậy, tức có thể đạt thành sứ mệnh thần thánh của Bạch Dương Đại Đạo ! Tuy nhiên những lỗi lầm sai trái của một người không phải là cái mà bản thân mình dễ dàng phát hiện ra, cho dù đã biết được lỗi sai của mình, cũng cần phải một khoảng thời gian của sự đấu tranh nội tâm. Do đó, các đệ tử Bạch Dương nhất định cần phải ghi nhớ kĩ “ tâm pháp bạch dương ”, không được đi công kích xem thường những người mắc lỗi lầm sai trái, mà nên đi cảm hóa những người đã phạm phải sai lầm, giúp đỡ những người ấy; các con phải nhẫn nại, phải nhân từ, phải lấy thân mình làm gương; phải biết rằng mục đích của chúng ta là ở chỗ tiêu trừ những tư tưởng sai lầm, chẳng phải là muốn hủy diệt những người đã phạm sai lầm !
Bản chất của pháp môn là chân lí, do vậy “ pháp môn vô lượng thề nguyện học ” tức là ở chỗ học tập hàm dưỡng chân lí, phát huy chân lí, mà sự phát huy của chân lí thì là ở chỗ bình đẳng, bác ái, tự do, hạnh phúc, viên dung.
Số lượt xem : 930