Pháp môn tu đạo thời Bạch Dương (Phật Di Lặc) SO với Pháp môn tu đạo thời Hồng Dương (Phật Thích Ca Mâu Ni) CÓ GÌ KHÁC BIỆT ?

Pháp môn tu đạo thời Bạch Dương (Phật Di Lặc) so với Pháp môn tu đạo thời Hồng Dương (Phật Thích Ca Mâu Ni) có gì khác biệt ?
TIÊN PHẬT TỪ HUẤN
Tri Phủ Thiên Tuế Hỏi:
- Xin hỏi Thánh Tăng Hoạt Phật, pháp môn tu đạo thời Bạch Dương (Phật Di Lặc) so với pháp môn tu đạo thời Hồng Dương (Phật Thích Ca Mâu Ni) có gì khác biệt?
- Thời xưa và thời nay tu đạo giống nhau, vì sao Hồng Dương Kì hòa thượng gõ mõ tụng kinh, Bạch Dương kì tu đạo không gõ mõ tụng kinh, vậy có khác biệt ở chỗ nào?
Tế Công Hoạt Phật giải đáp:
- Pháp môn tu đạo thời Hồng Dương (thời đức Phật Thích Ca) và pháp môn tu đạo thời Bạch Dương (hiện nay là Phật Di Lặc) không có gì khác nhau,
Đạo cổ xưa và đạo ngày nay không có gì thay đổi cả, sao lại có chỗ khác nhau !
Đạo vốn không có khác biệt về không gian và thời gian, từ cổ xưa tu đạo là ở nơi tâm, thời nay tu đạo cũng là ở nơi tâm.
- Vào thời Thích Tôn (Phật Thích Ca) truyền Đạo, là dựa vào "chánh pháp nhãn tàng", bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, đem tâm pháp phó chúc cho Ma Ha Ca Diếp, rồi tới A Nan là đời tổ thứ hai được truyền, cứ Tổ Sư đời đời tương truyền mà không đoạn tuyệt, sao lại có gõ mõ tụng kinh?
- Thời thế diễn biến không ngừng, nhưng chân lí tuyệt đối không thay đổi. Sau khi Thích Tôn (Phật Thích Ca) nhập Niết Bàn, đạo thống cứ một mạch tương truyền, lí ấy cũng không hề thay đổi.
- Đạo vốn nhất mạch tương truyền, lí ấy cũng duy nhất, trải qua thời gian diễn biến suốt hai ngàn mấy năm, thậm chí xuất hiện các tông phái, tự cho là cái của mình đúng, điều thị phi từ đó mà ra, nên có cách tu khác nhau.
- Ngay cả trong Nhất Quán Thiên Đạo, Thiên Đạo vốn không có gì đổi thay, mà lí cũng chỉ duy nhất, nhưng giữa các nhánh phái vẫn cứ biến chất, thậm chí có người tịnh tọa, xếp bằng, đều không phải tôn chỉ vốn có của Thiên Đạo.
- Kinh vốn là bài thuyết pháp của Phật, do đệ tử ghi chép lưu lại, kinh là đường lối, là con đường cho chúng sanh ngộ mà hành, nào có thể miệng tụng mà không thực hành?
- Hành vốn là xuất phát từ nơi tâm, bản thể của Đạo là hồn nhiên nhất lý, cái dụng của Đạo là nhất tâm tự nhiên, nếu có chấp tướng là không phải Đạo đấy.
- Lấy tâm truyền tâm, tâm ấn tâm, ngộ chân lý, hành chân đạo, là chánh pháp. Nếu chánh pháp mất, tâm không có cái để ấn, là tướng pháp đấy !
- Người theo tướng pháp là chấp về kinh để tu đạo, là ngộ kinh tu đạo, còn người không ngộ kinh, là mạt pháp đấy. Nếu mất đi chánh pháp tường pháp trong chân tông, hoàn toàn mất đi tôn chỉ của Phật, chỉ bái lạy Phật thì cho là tu đạo,
chỉ nhờ vào Phật thì gọi là tu đạo,
vạn kiếp không thể siêu sanh,
Phật có nói rõ ràng, các loài chúng sanh, ta đều cho vào "Vô dư Niết Bàn" mà cho diệt độ,
nhưng thực tế không có chúng sanh được diệt độ, tại sao vậy?
Nếu bồ tát có ngã tướng, nhân tưởng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tức không phải là Bồ Tát.
Số lượt xem : 42