BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Thiên Đạo Chân Lý Giảng Nghĩa ( 2 )

Tác giả liangfulai on 2023-05-12 21:16:55
/Thiên Đạo Chân Lý Giảng Nghĩa ( 2 )

Chân Lý Giảng Nghĩa ( 2 )


 

6. À, đúng vậy. Vậy thì lúc mà các ngài ấy đi là dùng phương pháp gì ? đi con đường gì ?

7. Con đường Tây Thiên này và cách làm này, vì sao mà trước giờ chưa nghe nói đên, bây giờ mới có vậy ?

8. Tôi là một người mà trăm thiện đều làm, còn cầu cái pháp gì ? tu cái đạo gì ?

9. Tôi là một người đọc thuộc kinh thư, chỉ tham khảo kinh sách thì được rồi, hà tất lại đắc cái tánh lí chơn truyền gì ?

10. Tôi là một người tu hành, hà tất lại cầu đạo gì. Đạo chẳng phải là như nhau sao ?

 

6. À, đúng vậy. Vậy thì lúc mà các ngài ấy đi là dùng phương pháp gì ? đi con đường gì ?

 

Thơ rằng :

 

聖賢仙佛同此心  皆由此道修成真

世間拾正不由者     笑壞茂田活潑神   

 

Thánh Hiền Tiên Phật đồng thử tâm

Giai do thử đạo tu thành chơn

Thế gian thập chánh bất do giả

Tiếu hoại Mậu Điền hoạt bát thần.

 

Dịch nghĩa :

 

Thánh Hiền Tiên Phật cùng tâm này

Đều từ đạo này tu thành chơn

Người đời muốn tu chánh đạo tất phải noi theo đất trời

Nếu chẳng dựa vào như thế mà tu tất sẽ trở thành điều khiến cho vị thần hoạt bát linh lung như Mậu Điền Sư huynh ta đây cười ngặt ngoẻo chết mất, và nhất định chẳng có bất cứ thành tựu gì.

 

Cách đi của Cổ Thánh Tiên Phật đơn giản mà nói :

 

  1. Đều cần phải cầu đắc chỉ điểm của Thiên Mệnh Minh Sư và tâm pháp bí truyền, như đức Khổng Tử thụ điểm nơi Lão Quân, đức Thích Ca thụ kí nơi Nhiên Đăng Cổ Phật, đức Lão Tử thụ đạo nơi Thái Ất, chúa Giê Su gặp John ( Gio-an ), được Gio-an Tẩy giả làm phép rửa ở sông Jordan, Thánh Mohammed được sự chỉ điểm của thiên thần. Những điều này đều được ghi chép rõ ràng ở những kinh sách được lưu truyền xuống từ thời cổ đại; nhất định cần phải thụ điểm mới có thể thành chơn ( thành Tiên Phật ).

 

  1. Sau khi thụ điểm thì dùng phương pháp gì để thành đạo ?

 

1. Khổng Tử dùng tam cương ngũ thường để thiết lập những mẫu mực dạy bảo con người, lấy sự tồn tâm dưỡng tánh làm việc tu luyện, lấy chánh tâm tu thân, khắc kỉ phục lễ làm công phu, công quả viên mãn mà thành Thánh. ( Ghi chú : Khắc kỉ phục lễ : khắc chế những dục vọng riêng tư của bản thân mình khiến cho lời nói hành động cử chỉ hợp với lễ tiết ).

 

2. Đức Thích Ca lấy Tam Quy Ngũ Giới để lập giáo, lấy minh tâm kiến tánh làm việc tu luyện, lấy lục độ vạn hạnh làm công phu. Công phu viên mãn mà thành Phật.

 

3. Lão Tử lấy Tam Thanh Ngũ Hạnh lập giáo, lấy việc tu tâm luyện tánh làm sự tu luyện, lấy năm trăm đại giới làm công phu, công quả viên mãn mà thành Tiên. Đấy là cách của Thánh Nhân của Tam giáo này đắc đạo, tu đạo, liễu đạo. Con đường mà các ngài ấy đã đi đều là thiên đạo của chơn lí, chơn mệnh mà thôi. Nay cái mà các con đã đắc được là chơn lí thiên đạo, đã thụ được là chỉ điểm của Minh Sư. Dựa theo những tuần quy này mà đi làm thì sẽ thấy thành công rõ ràng. Cổ Nhân nói rằng “堯何人也。舜何人也。予何人也。有為者。亦若是。” “Thuấn hà nhân dã? Dư hà nhân dã? Hữu vi giả diệc nhược thị.”( Thuấn là người nào, Vũ là người nào, họ làm được mình cũng làm được! ) quả thật chẳng phải là lời hư dối. Mọi người hãy cứ thử, tự sẽ biết đạo diệu vô cùng. Ta nay viết đến đây, từ giá với Lão Mẫu, thoái đàn.

 

*************************************

 

 

蒹葭蒼蒼。白露為霜。風聲鶴唳。灑漫瀟湘。

彼迷人兮。慎勿徬徨。隨波逐浪。宛在水中央。

松柏蒼蒼。夜光如霜。風清月白。照映瀟湘。

彼迷人兮。早登慈航。紅浪回首。捷足步蓮邦。

 

Kiêm gia thương thương. Bạch lộ vi sương.

Phong thanh hạc lệ. Sái mạn tiêu tương.

Bỉ mê nhân hề. Thận vật bàng hoàng.

Tùy ba trục lang. Uyển tại thủy trung.

Tùng bách thương thương. Dạ quang như sương.

Phong thanh nguyệt bạch. Chiếu ánh tiêu tương.

Bỉ mê nhân hề. Tảo đang từ hàng.

Hồng lang hồi thủ. Tiệp túc bộ liên bang.

 

Dịch nghĩa :

 

Lau lách xanh tươi và rậm rạp,

Móc làm sương phủ khắp mọi nơi.

Tiếng gió thoảng, tiếng hạc kêu

Rải đầy khắp sông Tương và Tiêu,

Những con người mê muội kia ơi

Hãy cẩn thận chớ có bàng hoàng

Chớ phiêu đãng cuốn trôi theo sóng nước

ví như chẳng có mục tiêu phương hướng xác định, chỉ dựa theo hoàn cảnh môi trường, trào lưu mà hành ).

Giống như ở chính giữa dòng nước.

 

Tùng bách xanh tươi và rậm rạp

Ánh sáng màn đêm giống như sương

Gió thanh Trăng trắng

Soi sáng phản chiếu sông Tiêu, Tương.

Những con người mê muội kia ơi

Hãy sớm đăng từ hàng

từ hàng : pháp thuyền cứu người rời biển khổ luân hồi )

 

Hồng lang quay đầu

Nhanh chân bước đến liên bang

Liên bang : thế giới tây phương cực lạc ).

 

Ghi chú : kiêm: giống cỏ hoàn (loài vi lô), mà nhỏ hơn, cao vài thước, cũng gọi là cỏ liêm.
gia: cỏ lau. Lau lách chưa trụi, mà móc đã rơi xuống thành sương )

 

Ta là Viện Trưởng Chủ Khảo, lãnh sắc lệnh của Lão Mẫu, giáng đến đàn đường, đã tham giá với Minh Minh Thượng Đế. Lại trần thuật đề mục. Ha ha.

 

7. Con đường Tây Thiên này và cách làm này, vì sao mà trước giờ chưa nghe nói đên, bây giờ mới có vậy ?

Thơ rằng :

道脈綿綿貫古今  一隱一顯理數分

若非三期天慈憫  庶民焉得聞妙音

 

Đạo mạch miên miên quán cổ kim

Nhất ẩn nhất hiển lí số phân

Nhược phi tam kì thiên từ mẫn

Thứ dân yên đắc văn diệu âm.

 

Dịch nghĩa :

 

Đạo mạch chẳng dứt quán cổ kim ( xưa và nay )

Một ẩn một hiện là ý trời

( Nếu ) chẳng phải tam kì trời từ mẫn

Thứ dân sao được nghe diệu âm ?

 

Các vị hãy mở to tuệ mục ( con mắt trí tuệ có thể nhìn tỏ rõ thấu triệt chân lí ), hãy quán xem tỉ mỉ thiên thời đã đến năm nào tháng nào rồi. Đây là thời kì không ổn định ( ở tình trạng thay đổi liên tục ). Sự tiến hóa của khoa học nguyên tử trên thế giới là chuyện mà xưa nay chưa từng nghe chưa từng thấy, mà nay bỗng đột nhiên phát triển mạnh toàn cầu. Đấy là ý gì ? Rằng : Thiên vận đã đến. Thế nhưng trước khi khoa học chưa phát minh thì cũng đã có khoa học nguyên tử, đương nhiên không thể cho rằng chẳng có. Nguyên lý của nguyên tử từ xưa đã tồn tại giữa trời đất. Những người thời cổ xưa sở dĩ chưa nghe thấy là do liên quan đến thiên thời, số vẫn chưa đến. Thời nay tiên thiên đại đạo vẫn vậy. Từ xưa và nay, phàm là Thánh Hiền Tiên Phật đều từ đạo này thật tu mới có thể đạt đến bước thành công. Những người thế tục sở dĩ chưa thể được nghe là do đơn truyền độc thụ. Nay đúng vào những ngày mạt kiếp, Hoàng Thiên đem tánh lý tâm pháp phổ truyền nơi thế gian, khiến cho người người đều tỏ rõ chơn pháp, khiến cho người người khôi phục trở lại trạng thái ngây thơ tự nhiên ban đầu, khôi phục lại bổn tánh hồn nhiên đơn giản. Các con may mắn gặp được thời kì tốt đẹp, đắc được mà tu, thật sự là vạn nghìn may mắn. Chớ có vì kiến thức ngắn cạn không rộng mà gặp việc gì cũng cảm thấy kì quái. Cái gọi là dễ đắc được là do thiên thời khiến cho như vậy, nếu như tùy tiện đánh mất đi cơ hội thì sau này chẳng có kết cục. Các con là những người tu đạo sao có thể không thận trọng ?

 

 

8. Tôi là một người mà trăm thiện đều làm, còn cầu cái pháp gì ? tu cái đạo gì ?

 

Thơ rằng :

 

作善積福來世得  如來不說福德多

惟修無為福德性  其福勝彼不可說。哈哈

 

Tác thiện tích phúc lai thế đắc

Như Lai bất thuyết phước đức đa

Duy tu vô vi phước đức tánh

Kì phúc thắng bỉ bất khả thuyết. Ha ha.

 

Dịch nghĩa :

 

Làm thiện tích phước kiếp sau được

Như Lai chẳng nói phước đức nhiều

Duy ( chỉ có ) tu vô vi phước đức tánh

Phước ấy hơn nhiều chẳng thể nói. Ha ha.

 

Ta quán xem người đời chẳng có một ai chịu nói là mình sai cả. Đại đa số đều tăng sự tỏa sáng vinh dự trên gương mặt mình, do đó đều nói tôi là người hiền lành lương thiện, tôi là người tốt. Thế nhưng giữa người hiền lành và người hiền lành, người tốt và người tốt, mỗi người đều có chỗ khác biệt. Ta nay làm thành 2 cách nói để thảo luận :

 

  1. Bẩm tánh của người này chính trực, trung thành đáng khen ngợi, chẳng có những lời nói để lấy lòng thu hút tình cảm người khác, chẳng có những hành vi cử chỉ lừa bịp người đời, chẳng vọng tạo những tin đồn khiến người ta rơi vào sự hỗn loạn, một chút ác cũng chẳng làm, làm tất cả các việc thiện. Người này chắc chắn làm một người hiền lành lương thiện quang minh chánh đại. Tuy là như thế, nhưng kết quả là vì cái gì ? Người ấy tất nói rằng : để cầu phước báo kiếp sau, vinh hoa phú quý, con cái đầy nhà, hoặc vì để siêu thăng trên trời, hưởng thụ thiên phước mà thôi. Người thuộc hạng này thì suy nghĩ như thế này, vẫn chưa biết rằng vượt không ra khỏi bên ngoài phạm vi của hai khí ngũ hành. Hạt giống luân hồi vẫn không được miễn, cho dù kiếp sau hưởng phúc lạc ấy cũng khó tránh khỏi lạc tận sanh bi ( khi vui vẻ hoan lạc đến cực điểm thì thường sẽ chuyển sang sanh ra bi sầu ). Do đó hành thiện nhưng nếu như không cầu đạo, khó mà đắc được sự an lạc vĩnh cửu, cực kì là đáng tiếc. Hãy thử quán xem những người trì chay hành thiện của các đời quá khứ thì trên thế gian này chẳng thiếu, thế nhưng những người thành đạo hiển danh thì có mấy ai ? Tuy có Quan Công và Nhạc Phi chẳng phải là tu đạo mà thành, cũng do phật tánh của họ chưa đánh mất, lai lịch phi phàm, đại trung đại nghĩa, xưa nay chẳng có hai, vẫn còn cần phải người có đạo chỉ cho họ con đường sáng tỏ rõ ràng. Do vậy, hành thiện chẳng qua có thể cầu phước báo trần gian, chẳng đắc được thiên đạo thì vẫn là quỷ của âm ty.

 

  1. Thứ hai, có những thiện nhân mà người ta thường nói, đúng như những người mà Mạnh Tử đã chỉ “ phi chi vô cử dã, thích chi vô thích dã ”( 非之無舉也,刺之無刺也 ) ( muốn phê bình bảo là họ không đúng thì lại không đưa ra được ví dụ cụ thể để chứng minh; muốn chỉ trích họ thì lại cảm thấy chẳng có cái gì để có thể chỉ trích ) , giống như quả cầu thủy tinh vậy, tròn như những hạt ngọc trai; xử thế ranh mãnh quỷ quyệt ổn thỏa cả hai mặt, “ đồng hô lưu tục, hợp hô ô thế, cu chi tự trung tín, hành chi tự liêm khiết ”( 同乎流俗,合乎汙世,居之似忠信,行之似廉潔 ), đồng hóa với những tập tục suy đồi và xã hội ô trọc, lúc bình thường có vẻ như thật thà trung hậu, hành vi có vẻ như rất liêm khiết; thế nhưng tự mình cũng cảm thấy bản thân mình là một người rất tốt, hoặc là lại cảm thấy bản thân mình là một vĩ nhân kiệt xuất, dương dương tự đắc trên những con đường trung tâm thành phố, những khu buôn bán kinh doanh sầm uất, xưng hùng xưng bá, ra vẻ ta đây, thích những sự tâng bốc xu nịnh, với những việc thiện nhỏ thì dũng cảm có thừa, thấy việc thiện lớn thì cực kì keo kiệt ích kỉ, chủ động nhường bước chẳng tranh với người. Hạng người này ai ai cũng kính. Loại thủ đoạn lừa dối người đời, đánh cắp lấy danh dự, làm mê loạn người khác với những lời phóng đại của anh ta vả lại vô cùng cao diệu. Theo ta thấy thì cũng chẳng qua là vẻ bề ngoài tốt đẹp, còn bản chất bên trong thì lại bại hoại suy đồi. Nếu là những người như thế này thì chẳng cần nói đến cái tâm trạng kiêu ngạo của họ, rằng : ta hà tất phải cầu đạo ? hỡi ôi, cho dù anh ta muốn cầu đạo, nếu không đem cái tâm cao ngạo dẹp bỏ đi, nếu không chơn thật sám hối những tội lỗi của quá khứ thì e rằng Tiên Phật cũng chẳng cho phép người ấy cầu đạo.

 

9. Tôi là một người đọc thuộc kinh thư, chỉ tham khảo kinh sách thì được rồi, hà tất lại đắc cái tánh lí chơn truyền gì ?

 

Thơ rằng :

  

心法自古知者稀  不在經文不在書

若指經書為有道  畫餅可否充腹飢 

 

Tâm pháp tự cổ tri giả hi

Bất tại kinh văn bất tại thư

Nhược chỉ kinh thư hữu đạo

Họa bính khả phủ sung phúc cơ.

 

Dịch nghĩa :

 

Tâm pháp từ xưa người biết hiếm

Chẳng ở kinh văn chẳng trên sách

Nếu chỉ kinh sách là có đạo

Vẽ bánh có thể dịu ( làm giảm ) đói chăng ?

 

Kinh là con đường, là Thánh Hiền Tiên Phật sau khi thành đạo đã ghi chép lại phương pháp và kinh nghiệm thành đạo của mình, viết ở sách lưu truyền hậu thế để giáo hóa những người học đạo của hậu thế dùng làm phương châm, chứ chẳng phải là trong đó có tâm pháp đạo diệu gì. Nếu tưởng rằng từ trong kinh văn tức có thể đắc tánh lí tiên thiên đại đạo thì xin hãy quán xem những người đọc kinh sách xưa nay rất nhiều, sao vẫn chưa thấy mấy ai thành tiên thành phật; ở đường miếu tế tự cũng chưa được liệt vào phẩm vị của Thánh Phật. Nguyên nhân là do tánh lí tâm pháp vẫn chưa ghi chép trong sách, do đó mà Đạt Ma Tổ Sư có bài thơ rằng :

 

                   

    達摩西來一字無  全憑心意用功夫

    若從紙上尋佛法  筆尖蘸乾洞庭湖

 

Đạt Ma tây lai nhất tự vô

Toàn bằng tâm ý dụng công phu

Nhược tùng chỉ thượng tầm phật pháp

Bút tiêm trám can động đình hồ

 

Dịch nghĩa :

 

Đạt Ma từ phương Tây đến không mang theo một chữ,

Toàn ở nơi tâm dụng công phu,

Nếu như trên giấy tìm được Phật pháp,

Tựa như bút lông chấm cạn hồ Động Đình

 

Cổ Phật có thơ rằng :

 

道是路。理是法。千經萬卷證明他。

翰墨文章滿天下。並無一人知道法。

經論綱史人人讀。只少一點路便差。

 

Đạo thị lộ, lí thị pháp.

Thiên kinh vạn quyển chứng minh tha

Hàn mặc văn chương mãn thiên hạ.

Tịnh vô nhất nhân tri đạo pháp

Kinh luận cương sử nhân nhân đọc

Chỉ thiếu nhất điểm lộ tiện sai.

 

Dịch nghĩa : 

 

Đạo là đường, lí là pháp.

Nghìn kinh vạn quyển chứng minh nó

Văn chương bút mực khắp thiên hạ

Lại chẳng một người biết đạo pháp

Kinh luận cương sử người người đọc

Chỉ thiếu một điểm đường bèn khác.

 

Sách Đan kinh có viết rằng :

 

任君聰明過顏閔。不遇明師莫强猜。

熟讀千經萬卷。不如明師一點。

 

Nhậm quân thông minh quá Nhan Mẫn

Bất ngộ Minh Sư mạc cường sai

Thục độc thiên kinh vạn điển

Bất tri Minh Sư nhất điểm.

 

 

Dịch nghĩa :

 

Dù bạn thông minh hơn Nhan ồi

Không gặp Minh Sư chớ đoán mò

Đọc thuộc nghìn kinh vạn quyển

Chẳng bằng một điểm của Minh Sư.

 

 

Các con hãy ngộ ra điều này, tự sẽ biết rằng nếu chẳng đắc đạo thì chẳng cách nào hiểu rõ tánh lí tâm pháp. Tử Cống – một vị cao hiền của Khổng môn thường than rằng văn chương của Khổng Lão Phu Tử thì có thể được nghe đến, còn tánh lí thiên đạo thì không được nghe đến; vì Tử Cống chưa thể đắc đạo nên chỉ trở thành một vị Hiền Nhân mà thôi, chưa thể thành được Thánh quả. Những người bình thường tưởng rằng bản thân mình tài cao học rộng là đủ rồi. hoặc là muốn từ trong kinh sách mà đi nghiên cứu tánh đạo, cũng hy vọng liễu đạo thành chơn. Ta cảm thấy cực kì là mắc cười, ví như hiện có một đống những vật liệu để chế tạo máy bay để cho các con làm theo mẫu, các con có thể làm được hay không ? đương nhiên là không thể được rồi. Học đạo chính là như vậy. Nếu duy chỉ có trì tụng kinh sách, tự cho rằng có thể có kết quả thì thật sự giống như việc vẽ bánh để làm dịu cơn đói, chẳng có ích gì đối với sự việc.

 

Kinh Phật nói rằng :

 

 

講澈法華經。唸澈大悲咒。種瓜還得瓜。

種豆還得豆。不得明師指。仍須輪迴受。

 

Giảng triệt Pháp Hoa Kinh.

Niệm triệt đại bi chú

Chủng qua hoàn đắc qua

Chủng đậu hoàn đắc đậu

Bất đắc Minh Sư chỉ

Nhưng tu luân hồi thụ

 

Dịch nghĩa :

 

Giảng triệt kinh Pháp Hoa

Niệm triệt chú đại bi

Trồng dưa vẫn được dưa

Trồng đậu vẫn được đậu

Chẳng được Minh Sư chỉ

Vẫn phải chịu luân hồi.

 

Thật sự chẳng phải là lời hư dối. Những hiền sĩ có trí tuệ, có tri thức và tầm nhìn xa vừa suy nghĩ một cái thì bèn thông suốt. Do đó kinh sách đầy bụng, chẳng cầu tiên thiên đại đạo thì rơi vào tình trạng con mọt sách mà thôi, uổng phí tâm huyết, có ích lợi gì đâu. Ha ha. Khai thị đến đây ta thu bút lại, xin từ giá với Lão Mẫu. Các đệ ngày mai sớm đến đàn.

 

*******************************************

 

 

戾氣棋貫天空。浩劫醖釀其中。

大地散佈着魔鬼網。迎面吹過來恐慌風。

緊張聲。日日湧。

難民兒流亡各西東。末日難度殘殺重。

全球人兒誰不驚。諸弟共協力。

濟世願。趁此努力的辦一冬。

   

Lệ khí kì quán thiên không

Hạo kiếp uấn nhưỡng kì trung

Đại địa tản bố trước ma quỷ võng

Nghênh diện xúy quá lai khủng hoảng phong

Khẩn trương thanh, nhận nhật dũng

Nan dân nhi lưu vong các tây đông

Mạt nhật nan độ tàn sát trọng

Toàn cầu nhân nhi thùy bất kinh

Chư đệ cung hiệp lực

Tế thế nguyện.

Sấn thử nỗ lực đích biện nhất đông.

 

Dịch nghĩa :

 

Bầu không khí tà ác hung bạo quán xuyên khắp bầu trời

Những kiếp nạn to lớn chế ủ trong đó

Mặt đất lớn giăng khắp lưới võng của ma quỷ

Những ngọn gió kinh hoàng hướng vào mặt thổi qua.

Những âm thanh khẩn trương ngày ngày vọt lên

Những đứa con tị nạn lưu vong mỗi đứa Tây, Đông

Ngày tận thế khó vượt qua khỏi sự tàn sát nặng.

Những đứa con toàn cầu có ai chẳng kinh sợ ?

Các hiền đệ hãy cùng nhau hợp sức

Nguyện cứu đời, nhân lúc này mà nỗ lực làm một cuối đông.

 

Ta là, Mậu Điền Sư Huynh. Phụng mệnh lâm đình, tham giá đã xong. Lại phê đề tài. Ha ha.

 

10. Tôi là một người tu hành, hà tất lại cầu đạo gì. Đạo chẳng phải là như nhau sao ?

 

Thơ rằng :

 

修道首須溯源根  正果旁門要辨清

差之毫厘謬千里  盲修瞎煉枉費神 

 

Tu đạo thủ tu tố nguyên căn

Chánh quả bàng môn yếu biện thanh

Sai chi hào li mậu thiên lí

Manh tu hạt luyện uổng phí thần.

 

Dịch nghĩa :

 

Tu đạo trước tiên cần phải ngược dòng tìm về căn nguyên nguồn gốc

Chánh quả và bàng môn phải phân biện được rõ ràng

Sai một li đi đến một dặm

Tu luyện ( theo kiểu ) mù quáng thì uổng phí tinh thần.

 

Nay đúng vào những ngày mạt kiếp thâu viên, 3600 tả đạo, 72 loại bàng môn, 96 loại ngoại đan đều ứng thời mà xuất hiện, đều bảo là cứu kiếp mạt thế, tự tôn tự cho mình là Minh Sư, thật sự là biển đạo mênh mông, chơn giả khó mà phân biệt. Nếu chẳng phải là những người có căn cơ sâu dày, tổ đức xa rộng thì cực kì khó mà cầu đắc được chơn đạo. Do đó các vị là những người tu đạo thì phải nghiên cứu sâu cái lí ấy. Lí rõ thì chơn giả tỏ rõ. Nếu không, trì giả thiện mà tưởng là chơn đạo thì giống như những kẻ thấp hèn chẳng hiểu rõ vàng thật. Nếu muốn phân rõ sự khác nhau giữa vàng và đồng thì phải là người có đại nhãn quang. Thế nhưng cái đạo mà các con khăng khăng cố thủ không thay đổi là chánh pháp hay là mạt pháp ? phải dụng tâm chu đáo tỉ mỉ thận trọng phân biệt. Các pháp tu như niệm kinh tham thiền, lễ tướng bái phật …có phải là tác phong của Tam Thánh. Giống như những cái mà các con đã tu trì thật ra là những thiện pháp giáo hóa sau khi chánh pháp đã ẩn mà thôi, đều là cái đạo của mạt pháp thời kì Hồng Dương. Nay đại vận đã chuyển sang thời Bạch Dương. Chánh pháp phục khởi, hỏa trạch ( người dân bá tánh ) ứng vận, đại khai phổ độ, ngày của vạn giáo đồng quy đã đến. Hy vọng chính phủ và nhân dân những người tu hành ngộ đạo chớ có làm mộng trong giấc ngủ ngon nữa, hãy kịp thời tỉnh lại, tìm kiếm Minh Sư, nhận Tổ quy căn, cùng kết đạo quả. Nếu chẳng chịu tôn kính phục tùng, cố chấp nhất thời sẽ để lại những nỗi oán hận tồn tại vĩnh viễn, cực kì đáng cảm thương.

 

Số lượt xem : 1076