BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Nhân duyên Di Lặc hạ sanh thành Phật vào đời vị lai

Tác giả liangfulai on 2023-07-03 22:13:00
/Nhân duyên Di Lặc hạ sanh thành Phật vào đời vị lai

Trong “ Di Lặc tam kinh ”, Phật Thế Tôn dự đoán báo trước vào đời vị lai, Di Lặc Từ Tôn dựa vào thân cuối cùng nhất của Bồ Tát Đâu Suất Thiên đế xuống nhân gian, chứng Phật dưới cây Bồ Đề Long Hoa, sau đó đại chuyển pháp luân khai diễn “ Long Hoa Tam Hội ”, khiến cho những người dự hội nghe pháp đều chứng quả vị từ A La Hán trở lên.


1. Đại sự nhân duyên của Di lặc hạ sanh


Một thuở nọ, Đức Phật ở tại nước Xá-vệ, trong vườn Kỳ Thụ Cấp Cô Độc, cùng với 500 vị đại Tỳ-kheo Tăng. 

Lúc bấy giờ ngài A-Nan trịch áo lộ vai phải, gối phải quỳ sát đất và bạch Phật rằng:

"Như Lai huyền giám! Đức Như Lai thấu rõ mọi việc trong ba đời--quá khứ, hiện tại, vị lai--không việc gì là chẳng rõ thông. Tên họ cùng danh hiệu, chúng đệ tử và các vị Bồ-Tát của chư Phật thuở quá khứ, hoặc ít hay nhiều, Như Lai đều tất biết… Trong tương lai lâu xa về sau khi Đức Di-lặc xuất hiện ở thế gian để thành Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, Ngài có bao nhiêu chúng đệ tử, cõi nước Phật an vui như thế nào và sẽ dài bao lâu? Nay chúng con muốn nghe việc ấy."


Phật Thích Ca vào lúc 39 tuổi đã chứng đắc phật vị cứu cánh vô thượng chánh đẳng chánh giác, dưới sự giám chiếu huyền diệu của Như Lai, chẳng có sự vật nào mà ngài chẳng thể quan sát hiểu biết được, cho nên đối với sự vật của hiện tại, quá khứ, vị lai đều biết rõ như lòng bàn tay, do vậy đáp ứng đối với thỉnh cầu của A Nan Tôn Giả, giải trừ những nghi hoặc khó giải trong lòng về việc  Di Lặc hạ sanh nhân gian vào đời vị lai, thị hiện thành phật, những biến hóa đổi dời của thế giới tương lai, tình hình độ hóa chúng sinh, sự thù thắng của tịnh độ.

 

A Nan Tôn Giả được Phật Thế Tôn cho phép khai thị thì vô cùng vui vẻ, cung kính trở về chỗ ngồi, yên tĩnh lắng nghe Phật Thích Ca Mâu Ni khai diễn áo nghĩa của bộ Di Lặc hạ sanh kinh này.


2. Sự thù thắng mỹ miều của quốc độ tương lai

 

Lúc bấy giờ, Phật Thế Tôn bảo với A Nan Tôn Giả rằng : “Trong tương lai lâu xa về sau, khi Di Lặc Bồ Tát hạ sanh nơi nhân gian, đất trên thế giới này sẽ vô cùng rộng lớn, rất màu mỡ, phẳng như gương, những vật phẩm sản xuất ra vô cùng phong phú, khắp nơi đều có những cây trái tươi ngọt, những hoa tươi vừa đẹp vừa thơm nhẹ nhàng, mùi thơm phưng phức chẳng gì sánh được, cỏ xanh khắp mặt đất, con người đi lại trên đất vô cùng dễ chịu. Nhân khẩu rất nhiều, đường phố đều vô cùng ngay ngắn thẳng tắp, con người sống rất gần nhau, hòa lạc vô biên, bốn mùa như xuân.

 

Bởi vì lúc ấy, những phước báo của chúng sanh lũy kiếp tu có được và dưới sự gia bị của nguyện lực của Di Lặc Tổ Sư, con người chẳng có phiền não và cũng chẳng gieo trồng các ác nghiệp, cũng rất đạm bạc đối với tham dục, sân hận, ngu si. Bởi vì chẳng có cái tâm của tam độc, cho nên tâm người chất phác thành thật, ý kiến tương đồng, ngôn ngữ thống nhất, giống như phía Bắc của núi Tu Di, những người của Bắc câu lô châu tuy rằng chẳng có sự giáo hóa của phật bồ tát, nhưng sống vô cùng vui vẻ, mà nơi này có Di Lặc Bồ Tát trụ thế, phước báo càng vô lượng vô biên.


Lúc bấy giờ con người của thế giới do đều là phước báo của lũy kiếp tu lại, vì thế mà chẳng có sự khác biệt lớn bao nhiêu đối với chiều cao, thể trọng, sống vui vẻ hòa bình với nhau, chẳng có sự tranh luận của ý kiến luận điểm bất đồng, bất kể là nam nữ, lúc muốn đại tiểu tiện thì mặt đất tự nhiên nứt ra, sau khi giải quyết xong lại tự nhiên hợp trở lại, chẳng giữ những vật bài tiết xú uế. Lại nữa, đất tự nhiên sinh ra gạo tròn, thơm cực kì, sẽ chẳng có những khổ não lo lắng về cái ăn.


Về vàng bạc, trân bảo, chân châu, hổ phách…tản bố các nơi, chẳng có người lấy chơi, cho dù có một số ít người lấy những châu báu này cũng thở dài với nhau rằng những người trước kia vì tranh đoạt những châu bảo này mà làm tổn thương hại nhau, dẫn đến việc gặp chịu cái tai kiếp lao ngục, dẫn đến các thứ đau khổ, nay những bảo này giống như ngói đá vậy, chẳng có người trân trọng gìn giữ. Đầu thai ở thế giới của Di Lặc ứng vận là phước báo của lũy kiếp tu lại, do đó cuộc sống an lạc phong phú đầy đủ, hưởng thụ sự thù thắng của Di Lặc tịnh độ.

 

3. Nhân duyên chín muồi hạ sanh vào đời vị lai

 

Phật Thế Tôn dự báo trước rằng : “ thế giới của vị lai là do vị chuyển luân thánh vương hiền minh tên là Nhương Khứ thống trị, bởi vì ngài rất anh minh, cho nên thiên hạ thái bình, chẳng có chiến tranh và trừng phạt. Lúc bấy giờ Thành Sí-đầu-mạc có một đôi vợ chồng tín đồ Bà La Môn, người nam tên gọi là Diệu Phạm, người nữ Bà-la-môn tên Phạm-ma-ba-đề, sanh ra một đứa con tên gọi là Di Lặc, có đủ 32 tướng đại trượng phu, tướng mạo vô cùng trang nghiêm. Di Lặc sau khi lớn lên, cảm nhận sâu sắc việc chúng sanh bị ngũ dục làm khổ và phiền não, cho nên bèn xuất gia học đạo, cuối cùng thành đạo dưới cây Long Hoa, tam hội thuyết pháp, quảng độ quần sanh.

 

Dựa theo cách nói của kinh Di Lặc hạ sanh, thọ mạng của nhân loại đạt đến tám vạn bốn nghìn tuổi, Di Lặc Bồ Tát bèn sẽ từ cõi trời Đâu Suất hạ sanh nhân gian. Kinh Phật nói rằng Di Lặc cần phải trải qua khoảng 57 ức 6 vạn năm nữa ( một thuyết khác nói là 56 ức 7 nghìn vạn năm ) mới hạ sanh nhân gian. Chiếu theo thời gian và không gian của Đâu Suất Thiên và Diêm Phù Đề hoàn toàn khác nhau, ngoài ra do kinh phật gốc vốn dĩ là tiếng phạn, lúc phiên dịch e rằng có chỗ ngộ giải, lại do sự khác biệt của chữ số của xưa và nay mà chẳng cách nào chỉ dựa vào số lượng nhiều ít của chữ số để làm bằng cứ. Những ghi chép có liên quan đến chữ số trên kinh phật bình thường đều là cách nói mang tính tượng trưng, không nhất định là con số chính xác, chỉ là dự báo trước việc Di Lặc hạ sanh nhân gian, khai diễn “ Long Hoa Tam Hội ” một sự thật này mà thôi, tuyệt đối không thể cố chấp con số mà kinh văn đã nói để khẳng định vô cùng chắc chắn niên đại mà Di Lặc hạ sanh nhân gian.

 

4. Đạo quả thành tựu, chư thiên tán thán

 

Di Lặc hạ sanh kinh ghi chép quá trình Di Lặc Bồ Tát hạ sanh thành phật :

 

“ Lúc bấy giờ ở cõi trời Đâu-suất, Di-lặc Bồ-Tát quán thấy cha mẹ mình không già và cũng không trẻ, rồi ngài giáng thần vào thai mẹ và từ hông bên phải hạ sanh. Đây cũng giống như Ta ngày nay đã sanh ra từ hông bên phải, không một chút sai khác. Di-lặc Bồ-Tát cũng lại như thế. Khi đó mỗi chư thiên ở cõi trời Đâu-suất đều xướng rằng:

 'Di-lặc Bồ-Tát đã giáng thần hạ sanh.'

Lúc ấy đại thần Thiện Tịnh liền đặt tên cho con là Di-lặc. ”


Bởi vì Di Lặc Bồ Tát cư trú ở Đâu Suất Thiên Cung, quán sát nhân duyên ra đời, nơi chốn, chủng tánh ( căn tánh ) và phụ mẫu rồi bèn giáng thần nhập thai, đầy 10 tháng thì giống như Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời từ hông bên phải của phu nhân Ma Da, chẳng có gì khác.

 

Di Lặc Bồ Tát sau khi giáng sanh có thân màu hoàng kim với 32 tướng tốt và 80 vẻ đẹp dùng để trang nghiêm nơi thân.

 

Vào thời ấy, tuổi thọ của loài người rất dài, không có các hoạn nạn và đều sống đến 84.000 năm. Khi người nữ được 500 tuổi thì họ mới đi xuất giá.

 

Lúc bấy giờ, Đức Di-lặc sống tại gia khoảng một thời gian không lâu thì sẽ xuất gia học Đạo. Khi ấy, ngài rời khỏi thành Diệu Tràng Tướng và cách đó không xa có một Đạo thụ tên là Long Hoa, cao một do-tuần, rộng 500 bộ. Di-lặc Bồ-Tát sẽ ngồi ở dưới cây kia mà thành Đạo quả Vô Thượng. Ngay trong hôm Đức Di-lặc đi xuất gia thì liền giữa đêm đó ngài sẽ thành Vô Thượng Đạo.


5. Đại chuyển pháp luân, quảng độ quần sanh

 

Kinh Di Lặc hạ sanh ghi chép rằng :

 

“ Thánh Tôn Di-lặc vì chư thiên và hàng người mà lần lượt giảng nói về các bộ luận vi diệu. Các bộ luận để đạt đến cảnh giới vi diệu và xa lìa các ý tưởng ái dục bất tịnh, như là: luận về bố thí, luận về trì giới và luận về sanh thiên.


Lúc bấy giờ, khi Đức Di-lặc đã thấy các đại chúng sanh tâm hoan hỷ, ngài vì chư thiên mà rộng phân biệt nghĩa lý về Pháp Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo của chư Phật Thế Tôn thường giảng nói. Khi ấy có 84.000 thiên tử dứt sạch các trần cấu và đắc Pháp nhãn thanh tịnh. ”

 

Đoạn kinh văn trên là Phật Thế Tôn nói rõ Di Lặc Thánh Tôn sau khi thành phật thì dựa theo thứ tự dần dần diễn thuyết những áo nghĩa tinh vi của phật pháp vi diệu cho các Thiên nhân, những phật pháp mà ngài luận thuyết đều là siêu phàm nhập thánh, rời khổ đắc lạc, đại pháp nhất chỉ kiến tánh thành phật, mục đích là để khiến cho chúng sanh đều có thể bố thí, trì giới, nhẫn nhục, thiền định, tinh tiến, trí tuệ và khai thị cho chúng sanh phương pháp làm thế nào để vãng sanh Lý Thiên chứng quả vị, khiến cho chúng sanh vô tư vô dục mới không có những quán tưởng bất tịnh, phải phước tuệ song tu, tu yếu quyết ( yếu quyết : phương pháp quan trọng ) của cái pháp xuất thế, khiến cho thiên nhân đều có thể phát tâm bồ đề, tinh tiến tu trì, xem nhẹ việc thế tục, dưới nhân duyên thù thắng như thế này đích thân nghe Di Lặc Tổ Sư thuyết pháp, gặp phật xuất thế, dưới sự gia bị của thiên mệnh của Di Lặc Tổ Sư thì bổn tánh càng thêm quang minh, đạo quả càng có thể viên mãn.

 

Lúc bấy giờ, Di Lặc Tổ sư nhìn thấy tất cả chúng sanh đều đã phát tâm hoan hỷ, ngài bèn ứng với cơ duyên đã chín muồi, cũng giống với phương pháp mà Phật Thế Tôn trước đây đã thuyết pháp độ chúng sanh, dưới cây Long Hoa, nơi Kim Cang Tọa, ngài vì nhân dân mà diễn thuyết các pháp Tứ Thánh Đế như : khổ, tập, diệt, đạo…và phân biệt dùng nghĩa rộng giải thích những đạo lý trong đó, khiến cho chúng sanh rõ lý tinh tiến, khai ngộ kiến tánh.

Số lượt xem : 319