Lí do “ bất hưu tức ” ( chẳng nghỉ ngơi ) của Bồ Tát
Tiền Nhân Trần Đại Cô nói : “ Khi tôi đau bệnh, không được như ý, thân tâm yếu đuối nhất thì vẫn sẽ có hai cái Tôi xuất hiện : “ Cái Tôi giả ” vẫn cứ là nói muốn xin nghỉ phép với “ Cái Chơn Ngã ” ( cái tôi thật ), thế nhưng cái “ Chơn Ngã ” không nhận lời, vậy nên tôi chỉ có tiếp tục mà chạy, cứ tiếp tục mà bàn, chẳng thể nghỉ ngơi.
Nếu như có người hỏi tôi về kinh nghiệm thành công là những gì thì tôi cũng không biết; tôi chỉ có kiên trì đến cùng. Tôi chẳng có gì tốt để tự hào cả; gần 60 năm nay tôi đối với Sư Tôn, Sư Mẫu, đối với đạo trường đều thuỷ chung đầu cuối như một, chưa từng thay đổi qua, đấy chính là kinh nghiệm của tôi. ”
Bồ Tát tâm tồn đại bi, chẳng bỏ chúng sanh; chỉ cần có từng tí ti mảy may khổ đau của chúng sanh thì đều là nỗi đau khổ của bản thân Bồ Tát, và cũng chỉ có đi sâu vào sinh mệnh của chúng sanh thì mới có thể thể hội được nỗi đau khổ sâu lắng của chúng sanh. Bồ tát dùng trí tuệ tuôn trào cuồn cuộn không ngừng, nhìn thấy các thứ đau khổ phiền não vướng bận lo lắng của chúng sanh, bồ tát có năng lực đưa ra các thứ pháp dược để trị liệu các thứ đau bệnh của chúng sanh. Thế nhưng tuy rằng trị khỏi bệnh, chúng sanh lại cứ rất mau sẽ quên mất những nỗi đau khổ mà mình đã từng nếm trải qua, do vậy mà lại sanh phát ra các thứ đau khổ mới … cứ như thế luân hồi không dứt, đau khổ không thôi. Vậy nên Bồ Tát nhất định cần phải dùng các loại trí tuệ, tiến vào những nỗi đau khổ của chúng sanh, và trị khỏi những nỗi đau khổ của họ, triệt để nhổ trừ cái gốc khổ của họ, cứ như thế mà khổ tâm vận dụng trí tuệ, tuần hoàn không ngưng … Vậy nên “ bi trí nhất thể ” là bổn tánh của Bồ Tát, “ phát lại tâm nguyện ” là tinh thần của Bồ Tát, “ vĩnh không nghỉ ngơi ” là nguyên tắc của Bồ Tát, chỉ có chưa từng nghỉ một chút, sau khi phổ độ lại tiếp tục phổ độ, như thế mới có thể tiếp dẫn càng nhiều càng rộng chúng sanh bước lên bờ bên kia.
Phận là hậu học cũng chỉ có chí nguyện tu đạo bàn đạo, cần tồn tấm lòng tế thế cứu nhân, phấn chấn tinh thần, ngày ngày đổi mới, nỗ lực thực tế thực hành, lấy thân mình làm gương, khiến cho đại đạo của Ơn trên phát dương quang đại, khiến cho chúng sanh thế giới đều thấm nhuần mưa pháp mà có bầu không khí hớn hở tươi vui, như vậy mới hợp với tinh thần của Bồ Tát “ chẳng nghỉ ngơi ”, cứu độ chúng sanh để đạt đến thế giới thái bình, mới không phụ cái ân dạy bảo của Bồ Tát.
Ngài lúc còn tại thế thường một ngày mà dùng như ba ngày. Ngài từng nói với các đạo thân giới sinh viên học sinh rằng : “ Các giảng sư, điểm truyền sư các con đây đều là những thiên binh, thiên tướng phải đến giúp ta đấy, giúp ta đến mức càng giúp càng bận thêm. Câu nói này là lời nói nghĩa tốt đấy, có những việc bận mãi không xong, có đạo bàn mãi không xong; bản thân ta cũng chẳng dám có chút biếng nhác mỏi mệt. Ta mỗi ngày bàn đạo một đợt thì gọi là lãng phí sinh mệnh; một ngày bàn đạo hai đợt thì gọi là nghỉ ngơi; một ngày bàn đạo ba đợt thì gọi là bình thường; một ngày bàn đạo bốn đợt, năm đợt thì gọi là tăng ca … Ta vì sao mà phải như vậy ? Bởi vì ta phải báo đáp sự khích lệ cổ vũ thành toàn của cha mẹ dành cho ta, ta phải nỗ lực theo đuổi thiên mệnh, giúp đỡ Lão Tiền Nhân, để báo đáp thánh đức của Sư Tôn, Sư Mẫu. ” Vậy nên Đại Cô ngày ngày đều vì chúng sanh mà tăng ca, nỗ lực dốc hết sức mà làm, vì các hậu học mà không ngớt bận lòng, không ngớt mở các cuộc họp, không ngớt mở các lớp nghiên cứu, không ngớt bàn đạo, không ngớt lời từ bi … Bồ Tát niệm niệm nhớ nghĩ đến chúng sanh, thân tâm chẳng chịu nghỉ ngơi khiến cho người ta nhìn thấy rồi trong lòng vô cùng cảm kích sục sôi, phát ra lòng nhiệt huyết sôi sục học tập noi theo Bồ Tát, để báo đáp ân đức của Tiền Nhân.
Mãi đến tháng 1 dân quốc năm thứ 97 ( năm 2008 ) Đại Cô thành đạo về trời, Lão Mẫu sắc phong là “ Bất Hưu Tức Bồ Tát ”. Hạ tuần của tháng sáu, Nam Hải Cổ Phật lại phụng mệnh của Lão Mẫu, đưa dẫn thánh linh của “ Bất Hưu Tức Bồ Tát ” cùng các đạo thân kết duyên tại đạo trường nhật bản, và đích thân giải thích lí do của “ Bất Hưu Tức ” ( không nghỉ ngơi ) : “ Nguyên là sự khởi đầu của muôn vật, thánh đức rộng trùm khắp; Hanh là sự lớn lên của muôn vật, sinh sôi nảy nở không ngừng; Lợi là muôn vật được thoả, nhuận hoá muôn vật, Trinh là muôn vật đã thành, nhật nguyệt tương tục. Nguyên, Hanh, Lợi, Trinh là sự bắt đầu, lớn lên, toại, thành của vũ trụ vạn vật, bao trùm trời đất bao la mọi cái, như mặt trời mặt trăng và các vì sao, luân chuyển chẳng nghỉ ngơi, như sông chẳng ngừng tuôn chảy, như nguồn nước vực sâu chảy dài, vô lão, vô chung, chẳng ngừng, chẳng nghỉ; như nguyện hạnh “ từ, bi, hỷ, xả ” của Bồ Tát, chẳng nghỉ, chẳng ngưng, chẳng tận, đấy gọi là “ bất hưu tức ”. Vậy nên Nguyên Trinh, tín nguyện hành chứng của cô ấy đủ để là Bất Hưu Tức Bồ Tát. ”
Nguyên Trinh là đạo hiệu của Đại Cô. Từ trong lời giải thích của ngài Nam Hải Cổ Phật thì có thể hiểu được nguyện hạnh từ bi hỷ xả của Đại Cô là hoà lẫn với trời đất, thiên địa vô thỉ mà Bồ Tát vô chung, thiên địa chẳng nghỉ ngưng mà bồ tát cũng vô tận. Vậy nên Bất Hưu Tức Bồ Tát là từ vô thỉ đến nay chưa từng ngưng nghỉ qua công phu tín nguyện hành chứng của ngài ấy ! Ở trong quá trình ấy, những chúng sanh mà bồ tát đã thành tựu do vậy mà thành thánh thành phật thì vô số, vả lại quả vị của bồ tát cũng đã từ sớm đã thành phật, thế nhưng bi mẫn chúng sanh vô biên, vạn vật vô lượng, chỉ cần còn có một chúng sanh còn chưa được độ thì ngài sẽ không chút nghỉ ngơi thân tâm, nhất định muốn độ tận chúng sanh trong thiên hạ. Vậy nên ngài ấy luỹ kiếp đến nay đều một lần lại một lần thị hiện phẩm hạnh đạo nghĩa “ chẳng nghỉ ngơi ”, dùng pháp tướng chẳng nghỉ ngơi muốn giúp đỡ Sư Tôn Sư Mẫu dẫn về 96 ức Nguyên Thai Phật Tử quay trở về lại bổn vị.
Kết duyên huấn của Bất Hưu Tức Bồ Tát nói rằng : “ yêu cầu bản thân hợp với mọi người; yêu cầu bản thân viên mãn chúng sanh; yêu cầu bản thân thành tựu chúng sanh; yêu cầu bản thân hoà thuận chúng sanh, cùng nhau khai sáng Di Lặc Gia Viên đẹp đẽ ấm áp. ”
Đại Cô Tiền Nhân muốn các hậu học tu đạo bàn đạo chỉ yêu cầu bản thân :
Chỉ hỏi bản thân xem phải chăng một tấm lòng công ? Cư xử qua lại như vậy với các đồng tu lẫn nhau thì mới có thể hoà hợp, thật sự cùng đoàn kết đồng tâm hiệp sức với nhau vượt qua mọi khốn khó.
Chỉ tự hỏi bản thân xem phải chăng đã tận tâm tận sức rồi ? Như vậy bất cứ việc gì cũng thành tâm đối đãi nhau thì tất nhiên cũng có thể viên dung trên mặt đãi nhân xử sự.
Chỉ tự hỏi bản thân xem liệu đã làm sự trung, hiếu chưa ? Như vậy mới là lấy thân mình làm gương, mới có đức tánh để thành toàn các đạo thân.
Chỉ hỏi bản thân phải chăng hỏi lòng chẳng thẹn ? Như vậy đối với bất cứ người việc vật gì cũng chẳng có bất cứ niệm đầu nào muốn yêu cầu, khống chế, thì mới có thể cư xử qua lại hài hoà với chúng sanh, tu đạo mới có thể hài lòng vui vẻ.
Người tu đạo xử sự viên dung, thân thiện nhân từ với người, yêu thương bảo hộ sinh vật, có đầy đủ các đức hạnh đẹp. Tâm địa như sự phổ chiếu của mặt trời, sự ấm áp của mặt trăng, chiếu rọi đại địa một cách quang minh sáng ngời, chăm sóc chúng sanh vạn vật; không tự khăng khăng mình đúng, đoàn kết trên dưới một lòng; cả đoàn đội người người đồng tâm hợp lực, cùng đăng bỉ ngạn. Chỉ có yêu cầu bản thân như vậy, tuyệt đối không yêu cầu người khác, thì mọi người mới có thể lí niệm giống nhau, mục tiêu giống nhau, cùng nhau khai sáng ra tịnh độ nhân gian, Di Lặc Gia Viên mĩ lệ và ấm áp.
Các đệ tử Sùng Đức người người noi theo Tiền Nhân Trần Đại Cô, phải nhân từ yêu thương xã hội, quan tâm nhân sanh, tế thế độ chúng, bỏ ra tâm sức một cách hoàn toàn vô Ngã để tiếp tục tuệ mệnh tương truyền chẳng dứt của Đại Cô. Vậy nên chúng ta nhất định cần phải tự yêu cầu bản thân, tạo ra trình độ văn hoá cao độ, khai sáng nền văn minh nhân loại to lớn lâu xa, dùng trí tuệ người đi trước để thúc đẩy công tác giáo hoá của Đạo Nhất Quán, thực hiện việc rộng độ các Phật tử hữu duyên, khiến cho các đệ tử của Sư Tôn Sư Mẫu từ 10 vạn, trăm vạn, ngàn vạn đạt đến 96 ức Nguyên Thai Phật Tử cùng độ, như vậy mới có thể thực hiện sứ mệnh thần thánh cứu vãn thế giới trở nên thanh bình, hoá lòng người trở nên lương thiện.
Các hậu học người người chí nguyện tu đạo bàn đạo, cần tồn tấm lòng cứu đời, phấn chấn tinh thần, lúc nào cũng nâng cao cảnh giác, mỗi ngày đều thêm đổi mới, tốt càng thêm tốt, nỗ lực thực tế thực hành, lấy thân mình làm gương, khiến cho đại đạo của Ơn trên phát dương quang đại, khiến cho chúng sanh thế giới đều thấm nhuần mưa pháp mà có bầu không khí hớn hở tươi vui, như vậy mới hợp với tinh thần của Bồ Tát “ chẳng nghỉ ngơi ”, cứu độ chúng sanh để đạt đến thế giới thái bình, mới không phụ cái ân dạy bảo của Bồ Tát.
Số lượt xem : 839