Kim Tuyến Tâm Truyền
Thiên Đạo từ xưa đến nay Sư Sư kế thừa tiếp nối nhau theo thứ tự, chẳng có để đoạn tuyệt, vẫn cứ là người có đạo thì thông, người vô tâm thì đắc. Đã là người đắc đạo, người được Minh Sư chỉ điểm đã mở khiếu, chỉ cần có thể trừ bỏ đi những vọng tưởng của nội tâm, đi hành ra bên ngoài cái thiên đức mà bổn tánh của mình đã được ban phú, đem lại lợi ích cho mọi người, thay trời tuyên hóa thì kim tuyến tiếp liền nhau.
Trái lại, nếu những dục vọng bên trong cá nhân mình chẳng tịnh, ngoài hành sự ích kỷ thì tuy cùng ở với Minh Sư, vẫn chẳng phải là kim tuyến, hiểu không ? Đốn pháp của tu đạo chú trọng ở đại đạo của việc nâng cao tâm tánh vô hình, chứ chẳng phải là ở những hình thức hữu hình. Vô vi mới là cái đạo siêu sanh; những cái hữu hình hữu tướng chỉ là duyên phận của phước báo; cái lý này nếu như hiểu rõ, lại hà tất hỏi về kim tuyến.
Đạo vốn dĩ chính là cực kì bình thường tự nhiên, chứ chẳng có những quái luận kì dị gì cả. Chúng ta chẳng bàn về thiên cơ, cũng chẳng cầu thần thông và thông linh, những thứ ấy đều chẳng phải là chánh đạo, đều rơi vào tả đạo bàng môn. Lúc này cũng chẳng thịnh hành thông linh, thông linh sẽ khiến cho con chẳng được thanh tịnh, hiểu không ? Những người có thể thông linh sau này sẽ có rất nhiều, rất nhiều. Do đó các đồ nhi nếu như tâm ý bất định, thích xem những sự việc kì dị, hoặc thuật, lưu, động, tĩnh, thật khiến cho người ta phải lo lắng ưu sầu đấy ! Ngoài ra, Thầy đây mượn hình tướng mượn tạm của các Tay Khiếu, chẳng biết nên làm thế nào các đồ nhi đã mê cái giả tướng này đã lâu; hy vọng các đồ nhi có thể hiểu rằng cái giả tướng này sẽ có một ngày khó mà nhìn thấy nữa; đến lúc ấy chẳng có hiển hóa rồi, đồ nhi của ta ơi, các con phải dựa vào cái gì đây ? Nếu lúc này chẳng đem đạo lý để nghiên cứu, nhận lý mà tu, lấy chân lý làm Minh Sư, vậy thì sẽ rất dễ mê muội mất mà đọa lạc.
Các đồ nhi cũng phải nhận rõ rằng việc khấu đầu, quỳ bái là đang bái lạy cái gì đây ? Là đang bái lạy tự tánh của con, tự tánh chính là Phật đấy ! Tìm chơn Phật ở đâu, tự tánh của con chính là Phật, bản thân con chính là bồ tát, vậy có còn cần phải khắp nơi đi cầu Phật, cầu Bồ Tát ? Một điểm này nếu con đã nhận rõ rồi, 10 năm tu, 20 năm vẫn là đang tu, con sống đến 100 tuổi vẫn là đang tu đấy ! Mười tám tổ cùng một thiên đạo, chớ có mà có cái tâm phân biệt, đều là cái đạo của ông trời, đạo chẳng phân mà người tự phân, mọi người đều đã phạm vào điều này rồi. Phật quy cố nhiên phải giữ, nhưng cũng phải hoạt bát lung linh, chớ có bảo thủ cực đoan.
96 Ức Nguyên thai phật tử, chớ có tưởng rằng đấy là tổ khác thì chẳng phải là Đạo. Mọi người đều là huynh đệ tỷ muội, cũng giống như chiếc pháp thuyền vậy, thuyền phải nhổ neo rồi, việc liên quan đến sống chết, lúc này mọi người vẫn còn phải " phân " ? Các đồ nhi nên nghĩ nghĩ xem bản thân mình phải chăng đã ngồi vững rồi mới phải.
Các đồ nhi ơi, lúc này nên thâu cái tâm hỗn loạn về, nên an tịnh xuống rồi. Thế giới bên ngoài là hỗn loạn, những ngoại cảnh ngoại duyên vẫn cứ hay quấy nhiễu, thế nhưng chỉ cần dựa vào một cái bổn tâm thì có thể vứt bỏ tất cả, bài trừ tất cả, buông xuống tất cả. Vạn pháp do nội tâm sanh, cũng do nội tâm diệt ; lúc này là lúc mọi người sanh khởi trí tuệ, tự tánh tự độ ; nhất định phải ghi nhớ lấy rằng tự tánh nhất định cần phải tự độ. Những hạt giống của sanh tử luân hồi dựa vào bản thân mình cắt trừ ; trên con đường của sanh tử luân hồi duy chỉ có phá trừ vô minh, chớ chẳng cần hướng ra bên ngoài để tìm Thần.
Trên đường tu đạo, nếu như nội tâm chấp trước công đức, danh tướng thì đã ở ngoại đạo, đã rời khỏi đạo rồi, chẳng phải là Tông Chỉ ban đầu mà thầy đã truyền. Thầy đây trong sự hữu hình vô hình đều cùng ở bên cạnh các đồ nhi, chỉ là sợ rằng mọi người trong quá trình tu bàn đạo đã tự đem bản thân mình trói buộc rồi. Phải nhớ lấy rằng lẽ ra nên là càng bàn càng rộng mở, càng bàn càng trưởng thành mới phải. Những sai trái trong tâm phải nhanh chóng dọn dẹp sạch sẽ, đấy là việc trọng đại ngay trước mắt ; thời cơ đại thâu viên đã đến rồi. Giúp đỡ chúng sanh là cho người khác một sự trợ duyên, nhưng mà cùng lúc đó chớ có quên cho bản thân mình một cơ hội. Hôm nay cái mà Đại Đạo đã truyền là muốn mọi người có thể tự tu tự chứng, thế nhưng dùng phương pháp gì khiến mọi người có thể " ngộ " đây ? Xưa nay, Đạo đều là chỉ có vào lúc buông xuống mới có thể đắc được, các đồ nhi đã buông xuống những gì rồi ? Chẳng phải đều là nhặt sỏi đá bỏ đặt vào trong túi mình đấy sao ? Hãy nhanh chóng buông xuống những thứ mà mình muốn, lợi dụng các loại phương pháp, vô vi vô tâm, đi làm một cách vô tâm, đi hành ra bên ngoài một cách vô vi, phải " không có chỗ trụ mà sanh tâm ấy " đấy !
Muốn độ hóa chúng sanh, muốn thành toàn hậu học, các con dựa vào cái tâm gì đây ? Là cái tâm nhân từ hay là cái tướng công đức vậy ? Là vì để sau này thành phật hoặc trở về thiên đường mới làm chăng ? Nếu là như vậy, thì đã sai lầm to lớn rồi. Thiên đường chẳng phải là truy cầu mà có được. Khi chúng ta cầu thì đã đánh mất đi rồi, chính là cái gọi là sáng đến thì u ám mất, hiểu không ? Người phàm thế gian truy cầu theo đuổi danh lợi ; người tu đạo truy cầu theo đuổi sự giải thoát, đều là có cầu có mất ; bởi vì có cầu, nội tâm đã có sự đối đãi, đã sản sanh sự phân biệt, mà cái tâm phân biệt này chính là hạt giống của sinh tử luân hồi đấy ! Thiên đường chẳng phải là ở phía trên tạo tựu, hoặc sau trăm năm mới có thể đi đến, mà là ngay lúc ấy phải chăng có thể " chuyển niệm ". Nếu thời thời khắc khắc đều nghĩ cho chúng sanh, thời thời khắc khắc đều xả mình vì mọi người, hoàn toàn quên đi cái Tôi, thì thiên đường tức hiện.
Thế gian vẫn cứ là Khổ, Không, Vô Thường; phải hiểu rõ ràng mọi thứ, chớ có chấp trước ở cái Tôi, ở các Pháp. Khi nghịch cảnh hiện ra trước mắt thì tâm phải tồn sự cảm kích, bởi vì đấy là cơ hội để nâng cao bản thân, cũng là chiếc thang để lên trời. Tuy rằng là khó, khó, khó, nhưng nhất định phải làm, muốn siêu vượt vạn sự vạn vật thì trước hết phải siêu vượt bản thân, tâm lượng sâu rộng như thung lũng mới có thể dung nạp người khác, khiêm tốn hòa thuận thì gần với Đạo. Khi nội tâm và ngoại cảnh gặp nhau, phải có thể nhiếp tâm bảo vệ một niệm, chớ có biến thành hai niệm và không được suy ngẫm ; suy ngẫm thì chẳng ích gì, tâm sẽ rơi vào hữu vi, theo pháp mà đối đãi ; phải giữ gìn lấy một cái tâm sạch sẽ tự nhiên ; nói cách khác thì nghĩa là thật thà tu hành. Từ xưa đến nay, những người tu hành đều là đem Đạo dung nhập vào bên trong cuộc sống sinh hoạt, thật thà mà ăn cơm, thật thà ngủ nghỉ, thật thà đi đường, thật thà giảng đạo, thật thà nghe lớp …tọa có tướng tọa, hành có hành nghi, chẳng có mơ mộng, vô tướng, vô Ngã ( Ngã : cái Tôi ), thì là gần Đạo.
Bất kể sau này sự đời biến hóa như thế nào, hoàn cảnh đổi dời ra sao, " hợp tác, đồng tâm, đoàn kết, từ bi " là điều kiện để về Nhà. Việc gì cũng chẳng cần cầu ở trước Phật, hãy cầu bản thân mình, cầu chân lý, cầu lương tâm, lấy chân lý tiếp nối nhau, lấy tâm pháp làm gốc rễ căn bản thì là đúng rồi.
老師的話
金線心傳
天道自古以來,師師相承,無令斷絕,總是有道者通,無心者得。既得道者,得明師指點已開竅者,只要能去除內心之妄想,去行出自己本性所秉受之天德,利益人群,代天宣道,則金線相連。相反的,若個人內欲不淨,外行自私,則雖與明師同在,仍非金線,懂嗎。修道之頓法,重在無形的心性提升之大道,而非是有形的形式,無為才是超生之道,有形有象者,只是福報之緣份,此理若明白,又何必問金線。
道,本來就是極為平常自然,而沒有什麼奇異怪論的,我們不談天機,也不求神通與通靈,此等皆非正道,皆落入左道旁門。此時,也不作興通靈,通靈會使你不得 清靜,懂嗎?能通靈的人以後會有很多很多,所以徒兒們若還心意不定,喜歡看奇異的事,或術、流、動、靜,真叫人憂心啊!再則,老師借竅手的借相,無奈徒兒 久迷此假相,希望徒兒能明白,這個假相將有一日難再看到,到那個時候,沒有顯化了,我的徒兒,你們要靠什麼呢?若此時不將道理來研究,認理而修,以真理為 明師,那是很容易迷失而墮落的。
徒兒們也要認清楚,叩首、跪拜是在拜什麼呀?是在拜你的自性,自性就是佛啊!何處覓真佛,你的自性就是佛,你自己就是菩薩,那還要不要到處去求佛,求菩 薩?這一點,你如果認清楚了,十年在修,二十年還是在修,你活到一百歲還是在修啊!十八組同一天道,不要有分別心,同樣均為上天之道,道不分而人自分,大 家都犯了這條。 佛規固然要守,但也要活潑玲瓏,不要固步自封。九六皆為原佛子,不要以為那是別組的,就不是道了,大家都是兄弟姐妹,就象法船一樣,船要開了,事關生死,此時大家是否還“分”呢?徒兒倒應該想想,自己是否坐穩了才是。
徒兒們,這個時候該收回紛亂的心,安靜下來了,外面的世界是紛擾的,外境外緣總是幹擾,但是只要憑著一顆本心,就能摒除一切,排除一切,放下一切。萬法由 內心生,也由內心滅,此時是大家生起智慧,自性自渡的時候,一定要記住,自性必須自渡,生死輪回的種子靠自己斬除,生死輪回的道上,唯有破除無明,而不用 向外找神。
修道途中,若內心執著功德、名相,則已在外道,離開了道,並非為師所傳的原來宗旨了。為師有形無形當中,都與徒兒同在,只是怕大家在辦道的過程中將自己給 束縛住了,當要記得,應該是越辦開,越辦越成長才是。內心的過錯,要趕快刪減乾淨,這是當前重大的事,大收圓的時機要到了,幫助眾生是給予他人一個助緣, 而在同時,不要忘記給自己一個機會。今天大道所傳導的,是要大家能夠自修自證,然而用什麼方法讓大家能夠“悟”呢?從 來,道都是只有在放下時才能獲得的,徒兒們放下了什麼呢?不都是撿石頭往自己的包裹裏放嗎?趕快放下自己想要的東西,利用各種方法,無為無心,無心的去 作,無為的行出來,要“生其心而無所住”啊!要渡化眾生,要成全後學,你們憑著什麼心呢?是仁慈心或功德相呢?是為著將來成佛或回天堂才作嗎?若是如此, 則大大的錯了。天堂並不是追求而來的,當我們求的時候,就失去了,所謂明來暗失,懂嗎?世間凡人追求名利,修道人追求解脫,都是有求有失的,因為有求,內 心已有了對待,產生了分別,而這個分別心,就是生死輪回的種子啊!天堂不是在上面造就,或百年之後才能夠去的,而是在當下是否能夠“轉念”,若時時刻刻都 為眾生著想,時時刻刻都舍己為眾,渾然忘我,則天堂即現。
世間總是苦、空、無常的,要了然一切,不要執著著於我、於法。逆境現前時,要心存感激,因為這是提升自己的機會,也是登天的梯子,雖然是難、難、難,卻一 定要做,要超越萬事萬物,就要先超越自己,虛懷若穀始能納人,謙沖則近道。當內心與外境相遇時,要能攝心,善護一念,不要變成二念,以及不可思量,思量即 不中用,心會落入有為,依法而對待,保持一顆潔淨自然的心,換句話說,就是老實修行。自古以來,修行的人,都是將道融入生活當中的,老實吃飯,老實睡覺, 老實走路,老實講道,老實聽課等等,坐有坐相,行有行儀,無夢、無相、無我,則近道。
不管以後世事如何變化,環境怎麼變遷,【合作、同心、團結、慈悲】,是回家的條件。什麼事情不用在佛前求,求自己,求真理,求良心,以真理相接續,以心法為根本,就對了。
Số lượt xem : 505