BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 31 - 32 )

Tác giả liangfulai on 2023-07-12 15:49:54
/Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 31 - 32 )

Phần thứ ba mươi mốt 

 Tri kiến bất phân


Phân giải

 

Chân tri thật tri, vô sở bất tri ( thật biết chẳng biết, chẳng có gì mà không biết ). Chân kiến vô kiến, vô sở bất kiến ( thật thấy chẳng thấy, chẳng có gì mà không thấy ). Phàm phu chẳng biết cái lí của bát nhã, chẳng thể hàng phục vọng tâm. Phàm có tri kiến, bên ngoài chẳng thể rời khỏi lục trần, bên trong chẳng thể rời khỏi duyên ảnh, tri kiến càng nhiều, trần lao ( phiền não của việc thế tục ) càng lắm. Suốt ngày bị tri kiến làm mê muội, chẳng rơi vào năng tri chướng thì rơi vào sở tri chướng, chẳng mê ở tướng phân đã nhìn thấy thì mê ở kiến phân của có thể thấy. Vọng cảnh huân ( cảm nhiễm ) vọng tâm, vọng tâm lấy vọng cảnh, mãi cứ là tâm ngoài lấy pháp, gia tăng thêm chướng ngại ở trên bổn tánh của bản thân. Chính là cái gọi là : Đoạn trừ phiền não trùng tăng bệnh, xu hướng chân như diệc thị tà ( Dứt trừ phiền não càng thêm bệnh, hướng đến chân như cũng là tà ). Nếu có thể trực hạ chẳng sanh tri kiến, hiểu rõ niết bàn sanh tử đều như Không Hoa ( vẻ đẹp phồn vinh hư ảo ) thì cái tâm thể vốn dĩ gốc là thanh tịnh bèn viên minh phổ chiếu vào lúc ấy, do đó Phật nói rằng ta ở nơi bồ đề thật chẳng có chỗ chứng đắc, e rằng người ta chẳng tin cái lí này, do đó dẫn ngũ nhãn sở kiến, ngũ ngữ sở ngôn, chân thật bất hư để chứng minh. Thế nhưng cái tri kiến đã nói cũng chẳng phải hoàn toàn chẳng có tri kiến, nếu hoàn toàn chẳng có tri kiến, tức thành đoạn diệt. Cái chẳng sanh đã nói, là chẳng sanh tà tri kiến, chẳng phải là chẳng có chánh tri kiến. Nếu hiểu sâu cái dụng của bát nhã, chẳng rời tri kiến, giỏi có thể phân biệt tất cả pháp tướng, ở nghĩa thứ nhất mà chẳng động, thì tức là đã liễu ngộ bổn tâm, biết như thế, thấy như thế, chẳng sanh pháp tướng.

 

Nguyên Văn

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Như có người nói: Đức Phật nói ngã-kiến, nhân kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến. Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Người ấy hiểu nghĩa-lý của Phật nói chăng?"

 

"Bạch đức Thế-Tôn! Không. Người ấy không hiểu nghĩa-lý của đức Phật nói. Bởi vì sao? Đức Thế-tôn nói ngã-kiến, nhân-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến, chính chẳng phải ngã-kiến, nhân-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến, đó tạm gọi là ngã-kiến, nhân-kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến".

 

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi tất cả pháp, người phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác phải biết như thế, thấy như thế, tin hiểu như thế, chẳng sanh pháp-tướng.

 

Chú thích : biết như thế, thấy như thế, tức là chân tri chân kiến của vô thượng bồ đề. )

 

Pháp là sự, tướng là hình tích.

 

Chẳng sanh pháp tướng : những hình tích có ở nơi Sự, như nhân kiến, ngã kiến, chúng sanh kiến, thọ giả kiến đều chẳng nẩy mầm nơi tâm )

 

Khái luận

 

Phật lại e rằng Tu Bồ Đề nghi cái thể của pháp thân nếu đã chẳng thể tướng kiến, thì vì sao đức Phật Như Lai cũng nói ngã kiến, nhân kiến...? do vậy mà phá việc chấp có cái li tướng chi kiến để hiển cái chân đế ( ý nghĩa thật ) của bát nhã.

 

Giảng nghĩa

 

Phật nói rằng : này Tu Bồ Đề ! nếu như có người nói : Đức Phật nói tứ kiến : ngã kiến, nhân kiến, chúng-sanh-kiến, thọ-giả-kiến, ý của ông như thế nào ? ngỡ rằng người này quả đã hiểu cái đạo lí mà ta đã nói chăng ? Tu Bồ Đề đáp rằng : bạch đức Thế Tôn ! Phật nói tứ kiến, là vượt ra khỏi bên ngoài của những cái đó mà vì cái này nói, chẳng phải bị hạn chế ở bên trong những cái đó mà tồn kiến này. Loại người này làm sao có thể hiểu cái đạo lí mà Như Lai đã nói ? cái Tứ kiến mà đức Thế Tôn đã nói, chỉ là vì phàm phu ( để nhổ đi cái gốc bệnh ) mà nói. Chẳng qua là mượn tạm cái tên của tứ kiến mà thôi ! Nếu cái diệu của bát nhã trong cái chơn tánh như mặt trời trên không, động đạt vô ngại ( hiểu thấu được bên trong sự vật mà chẳng có chướng ngại ) , tức chẳng phải là những vọng kiến của ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả.

 

Phật lại nói rằng : này tu Bồ Đề ! phàm những người phát tâm chánh đẳng chánh giác, nếu đã ngộ cái diệu lí của vô tướng, tự nhiên hành diệu hạnh của vô tướng. Cái biết như thế thì biết chẳng có chướng ngại, cái thấy như thế thì thấy chẳng có chỗ chướng ngại, cái tin hiểu như thế tức là diệu ngộ mà chẳng sanh pháp tướng. Chẳng sanh pháp tướng, vĩnh bất thối chuyển, đắc cái diệu của chân không vô tướng.

 

Phật lại nói rằng : này Tu Bồ Đề ! pháp tướng vốn Không, tức chẳng phải là pháp tướng. Không trung hữu tướng, là tạm gọi là pháp tướng, mới là chân không pháp tướng, chẳng phải là người vọng kiến có thể so được.

 

 

Phần thứ ba mươi hai 

Ứng hoá phi chân

 

Phân giải

 

Phần văn tổng kết này nói rằng pháp thân phi tướng ( chẳng phải là tướng ), ứng hoá chẳng phải là thật. Phần văn trước nói nhânpháp đều Không; nếu đã là nhân, pháp đều Không, thì trì kinh có ích gì ? cho nên phần cuối tóm gọn lại, vẫn xem trọng ở việc thọ trì đọc tụng. Thật ra thì chúng sanh chỗ nào cũng trước tướng, nếu chẳng từ trong pháp bát nhã thọ trì đọc tụng, rốt cuộc chẳng ngộ cái lí của pháp thân phi tướng. Chúng sanh tuy ngộ toàn thể của pháp thân, lại nghi ngờ pháp thân chẳng có ngôn từ để nói, nếu đã là pháp thân chẳng có ngôn từ để nói thì tại sao đức Như Lai hiện có ngôn từ để nói ? Đức Như Lai nếu đã có lời để nói thì lẽ nào chẳng phải là có tướng có nói sao ? Những người lặp đi lặp lại nhiều lần chẳng ngộ đều do chẳng hiểu hoá thân phật có thể nói pháp như như. Thật ra hoá thân chẳng phải là ứng, ứng thân chẳng phải là hoá, vừa là ứng, cũng vừa là hoá, chẳng phải là ứng, chẳng phải là hoá, toàn bộ đều là đại dụng của pháp thân.

 

Nay nói ứng hoá phi chân là nói pháp thân vốn chẳng nói tướng, là mượn hoá thân mà nói. Dùng thân như như để nói pháp như như, chẳng lấy nơi tướng, mà là vô tướng vô bất tướng. Tam thân nhất thể, nhất thể tam thân đến vầy mới thật sự là pháp bát nhã vô thượng, cái thể của pháp thân như như bất động.

 

Nguyên văn

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Như có người đem bảy thứ báu đầy cả vô-lượng vô-số cõi nước để làm việc bố-thí. Như có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, phát tâm Bồ-đề, thọ-trì kinh nầy, nhẫn đến một bài kệ bốn câu v.v... tự mình thọ-trì, đọc-tụng, lại giảng cho kẻ khác nghe, thời phước-đức của người nầy hơn người trước.

 

Giảng nói cho người khác nghe như thế nào? : – " Không chấp lấy nơi tướng, như-như chẳng động?"

 

( Tâm như gương, do đó nói là như như chẳng động, là điểm quan trọng quy kết của kinh. Chẳng lấy nơi tướng, vạn pháp đều Không, như như chẳng động, tức là viên dung tự tại. Vạn pháp quy về nơi như như bất động của chân tánh, tức là sự quy về thái cực của lưỡng nghi tứ tượng. )

 

Bởi vì sao?

Nhất thiết hữu vi pháp                                                                                   

Như mộng huyễn bào ảnh                                          

Như lộ diệc như điện

Ứng tác như thị quán

 

Tất cả những pháp hữu-vi

Khác nào mộng, huyễn, khác gì điện, sương.

Như bóng nước, như ảnh-tượng ( bóng ).

Xét suy như thế cho thường chớ quên!

 

Mộng, huyễn ( ảo ), mộng xuất vô tâm. huyễn thành hữu ý, mộng giác nhập huyễn, huyễn kết nghi mộng, là sợ từ điên đảo mà khởi. ( 夢幻、夢出無心、幻成有意、夢覺入幻、幻結疑夢、怕從顛倒起也 )

 

Bong bóng ( bọt ) nước theo nước mà tan biến mất đi, hình phản chiếu thành bóngbóng từ hình diệt, đều là chẳng có thật.

 

Sương vì mặt trời mà khô, điện ( tia chớp ) vì mưa ngừng trời rạng mà tan, là nhanh chóng đột nhiên khởi diệt.

 

Mộng, huyễn, bọt nước, bóng, sương, điện – sáu thứ này gọi là Lục quán. Lục quán đều là giả thì chơn quán hiển lộ. Chơn quán là gì ? tức là như như bất động, là chơn không thật tướng của tiên thiên bổn giác. )

 

Đức Phật nói kinh nầy xong, ông Trưởng-Lão Tu-Bồ-Đề cùng với các vị T-kheo, T-kheo-Ni, Ưu-Bà-Tắc, Ưu-Bà-Di, tất cả Trời, Người, A-Tu-La v.v... trong thế-gian, nghe những lời của Đức Phật dạy, thảy đều rất vui mừng, tin nhận, vâng theo tu hành.

 

Khái luận

 

Trên đã nói nhân Không pháp Không, Phật lại e rằng người hậu thế nghi ngờ nhânpháp nếu đã Không, vậy trì kinh có ích gì ? do đó phần cuối lại ca ngợi so sánh phước huệ với nhau lần thứ 9. Bởi vì ( chấp ) trước tướng thì cái phước có được cũng chỉ là thọ hưởng có lúc, huống hồ lại do hưởng phước mà tạo nghiệp. Duy chỉ có cái phước xuất thế vô di vô lậu, thụ hưởng vô hạn. Tuy là khuyên nhủ mang tính so sánh, nhưng để nhắc nhở người đời trì kinh là hơn, dặn dò lặp lại nhiều lần muốn người có niềm tin thanh tịnh trong sạch.

 

Giảng nghĩa

 

Phật nói rằng : này Tu Bồ Đề ! như có người đem bảy thứ báu đầy cả vô lượng vô số cõi nước để làm việc bố thí thì phước cố nhiên là nhiều, nếu lại có thiện nam tín nữ phát tâm Bồ Đề quảng đại thọ trì kinh kệ này, chẳng những bản thân kiến tánh, lại giảng cho người khác nghe, khiến cho người khác kiến tánh thì cái phước xuất thế gian này càng nhiều hơn cái phước trước. Nên giảng cho người khác nghe như thế nào ? phải chẳng trước tướng không chấp lấy nơi tướng ), chẳng động tâm. Cái duyên cố này là bởi vì phàm tất cả những pháp hữu vi của thế gian đều hiện diệt bất thường, giống như cảnh mộng, giống như duyên ảo, như bong bóng nước, như hình bóng hư ảo, như sương ban mai tức tốc khô, như tia chớp điện thình lình xẹt qua. Phàm là thuộc hữu vi, nên xét suy như thế. Phật nhiều lần lặp lại đại xiển pháp bát nhã, nói kinh này đã xong, trưởng lão Tu Bồ Đề và những khất sĩ, thiện nam tín nữ và thiên long bát bộ, tất cả quỷ thần A Tu La đạo ... đồng thời đang nghe kinh ở pháp hội thảy đều bị cảm hoá, rất vui mừng, tin nhận, vâng theo lời dạy mà tu hành.

Số lượt xem : 295