BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 29 - 30 )

Tác giả liangfulai on 2023-07-12 15:47:20
/Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 29 - 30 )

Phần thứ hai mươi chín 

 Uy nghi tịch tịnh


Phân giải

 

Uy nghi, tức ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, là tướng vạn đức trang nghiêm.

 

Tịch tịnh : tức chẳng đi chẳng đến, chẳng động chẳng tịnh, là thể tịch nhiên ( trầm tĩnh, yên lặng, tĩnh mịch ). Tịnh danh kinh viết : bất khởi diệt tận định, nhi hiện chư uy nghi, đương hạ tức hiện hoá thân bồ tát ( 不起滅盡定,而現諸威儀,當下即現化身菩薩 ). Ý chính là nói thể dụng của đại bồ tát chẳng hai, lúc nào cũng ở trong định, chẳng có vết tích của ra, vào, đi, lại. Phu Bồ Tát vẫn có cái dụng của uy nghi, chẳng mất cái thể của tịch tịnh, huống hồ là Như Lai ? Như Lai tức uy nghi tức tịch tịnh, tức thể tức dụng, tức dụng tức thể, tuỳ duyên bất biến, bất biến tuỳ duyên, chẳng đi mà không tự tại.

 

Phần văn này từ vô ngã vô thụ chẳng có cái tôi, chẳng có nhận lấy ) mà đến. Nếu đã nói rằng vô ngã vô thụ thì Như Lai hiện có đi lại ngồi nằm, lẽ nào chẳng phải là ngã tướng hay sao ? nếu đã hiện cái ngã ( cái tôi ) có tướng, lẽ nào chẳng phải là có thụ ( có nhận lấy ) hay sao ? Đấy thật sự là tam thân nhất dị chi kiến vẫn chưa quên, chẳng hiểu tam thân nhất thể, vẫn chưa ngộ cái lí pháp thân bình đẳng. Nay nói uy nghi tịch tịnh, Như Lai tuy hiện cái tướng uy nghi, tức là cái thể của tịch tịnh. Tuy là cái thể của tịch tịnh mà tuỳ hiện cái tướng của uy nghi. Tam thân của Như Lai tức một thể, một tức tam, mà tam tức là một, do đó nói là uy nghi mà tịch tịnh.

 

Nguyên văn

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu có người nói: Đức Như-Lai hoặc đến, hoặc đi, hoặc ngồi, hoặc nằm, thời người ấy không hiểu nghĩa của Phật nói. Bởi vì sao? Vì Như-Lai đó, không từ nơi nào lại, mà cũng không đi về đâu, nên gọi là Như-Lai!

 

Khái luận

 

Trước nói rằng Như Lai chẳng thể do nơi tướng mà xem là đức Như Lai, nhưng lại chẳng phải là vô tướng. Tướng vốn là sở hiện của pháp, do đó nơi pháp chẳng nói tướng đoạn diệt, nhưng lại không thể ( chấp ) trước pháp, mãi nói cho đến các pháp đều vô ngã, đắc thành nơi Nhẫn, biết tất cả pháp đều vô ngã thì bát nhã hiện. Đắc thành nơi Nhẫn thì có thể chứng Ba La Mật. Từ đây lại suy cho đến cùng, tức là Như Lai.

 

Như Lai : tất cả các pháp đều như ý, tức Thánh Nhân hoàn toàn thuận tuỳ tâm ý của mình đi làm mà không vượt qua quy củ, bổn phận. Ở đâu mà có đi, lại, nằm, ngồi ? Như Lai Phật do đó mà bảo rằng : nếu có người nói đức Như Lai hoặc đến hoặc đi, hoặc ngồi hoặc nằm, thì là người ấy không hiểu đạo lí mà Phật đã nói, nghĩa là chẳng ngộ chân đế viên diệu (viên mãn dung thông ), là trụ ở cái tướng danh tự tên gọi ) của Như Lai.

 

Do đó lại tiến thêm nói rằng : không từ nơi nào lại, mà cũng không đi về đâu, cho nên gọi là Như Lai ! Cách nói này tức là như như bất động, tiên thiên  vô cực khí tượng。đã đem cái nhất hợp tướng chẳng thể nói mà tiết lộ ra cái ý ở bên ngoài lời nói. Trước đây dựa vào 32 tướng quán Như Lai, là trên tướng mà nói, ở đây là trên danh tự của Như Lai mà nói. Pháp tướng không thể chấp, phi pháp tướng không thể chấp, phước đức tướng chẳng thể chấp, danh tự tướng chẳng thể chấp, thì cái tâm A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đề như mây tan trăng hiện vậy. Phần này muốn nói rõ tường tận ý của Như Lai, để biểu thị pháp thân vô tướng, cũng chính là điểm phá rằng không thể trụ ở tướng danh tự của Như Lai.

 

Phụ Ngôn

 

Người đời đa phần dựa vào bên trong cái tứ uy nghi để cầu Phật của sắc thân hữu tướng, mà chẳng biết Phật của Bát nhã chơn tánh. Kinh Hoa Nghiêm viết : Nước trong trăng hiện, trăng vốn chẳng đến, mây che trăng ẩn, trăng cũng chẳng đi. Như tâm tịnh ( sạch ) thấy Phật, chẳng phải là Phật đến, tâm bẩn chẳng thấy, cũng chẳng phải phật đi. Do tâm người tự có cấu tịnh ( bẩn, sạch ), phật vốn chẳng có đến và đi. Ba mươi hai pháp tướng là ứng thân của Như Lai hoá hiện mà thôi !

 

Giảng nghĩa

 

Phật nói rằng : này Tu Bồ Đề ! nếu có người dựa vào tứ uy nghi hành, trú, toạ, ngoạ ( đi, ở, ngồi, nằm ) của đức Như Lai bèn chỉ và nói rằng là đức Như Lai thì đều là ( chấp ) trước nơi hữu tướng, là chẳng hiểu đạo lí mà ta đã nói. Cái duyên cố này là bởi vì Như Lai là chơn tánh Phật, chơn tánh như như, tràn đầy pháp giới, tuỳ cảm phát hiện, đến vốn dĩ chẳng đến. Có lúc ẩn nấp, đi cũng chẳng đi. Là chẳng đến chẳng đi, do đó gọi là Như Lai, tức tịch nhiên bất động, cảm mà toại thông ( tịnh đến cực điểm, hoàn toàn ngừng yên bất động, là cái thể mà trước khi vạn vật vẫn chưa phát sanh, một chút cũng chẳng động, là cảnh giới của vô vi. Nhưng nếu nó cảm một cái : âm dương giao cảm, động tịnh giao cảm, thị phi giao cảm, thiện ác giao cảm…thì sẽ khởi tác dụng, có chỗ cảm nhận thì nhanh chóng thông, thông vạn cảm. )

 

 

Phần thứ ba mươi 

Nhất hợp lí tướng

 

Phân giải

 

Một thì chẳng khác, khác thì chẳng một. Nếu nói rằng vi trần ( hạt bụi ) chẳng phải thế giới thì khác, nếu nói rằng vi trần tức là thế giới thì là một. Nếu nói rằng là một, thì ở đâu có cái tên thế giới, vi trần ? Nếu nói rằng là khác, thì thật sự chẳng có sự phân biệt giữa thế giới và vi trần. Thật ra là vi trần ( hạt bụi ) tụ lại tức thành thế giới, thế giới phân tán ( đập nát ) ra tức thành vi trần. Nói là khác thì không được, nói là một thì cũng không được. Nói hợp thì không thể, nói chẳng hợp thì cũng không thể. Bởi vì hợp nhất thì chẳng khác, hợp khác thì không thể nhất, người mê ở chỗ một và khác như thế này đều là chẳng hiểu cái lí của pháp thân bình đẳng. Cái gọi là nhất dị chi tướng ( cùng một tướng và khác tướng ) đều là tri kiến của chúng sanh, thật ra nhất dị chi tướng đều là cái bệnh của việc tính tên mà chấp lấy. Thật ra thì thế giới, vi trần này đều chẳng phải thật sự có. Nếu vi trần là có thật, tức chẳng thể tụ lại mà thành thế giới. Nếu thế giới là thật sự có, tức không thể tán ra mà thành vi trần. Một vi trần hàm ngũ đại tánh, thế giới cũng hàm ngũ đại tánh.

 

Tánh của một vi trần tức tánh của thế giới, tánh của thế giới tức tánh của vi trần, chẳng phải là một, chẳng phải là khác. Cầu nhất dị chi tướng ấy thì liễu bất khả đắc. Nếu nói rằng là một hợp tướng, chẳng phải là một hợp tướng thì đều là biên kiến ( tức là ác kiến thiên về một bên. Biên kiến là một trong ngũ kiến – thân kiến, biên kiến, tà kiến, kiến thủ kiến, giới cấm thủ kiến ), nghĩa thật của pháp thân cứu cánh là tam thân tức là một thể, một thể tức là tam thân. Chẳng những một hợp tướng chẳng thể thấy, ngay cả cái lí của một hợp cũng chẳng thể nói. Danh, tướng đều Không ( = trống )ngôn ngữ đạo đoạn cảnh giới của không có tâm phân biệt, ý nghĩa thâm ảo vi diệu, chẳng cách nào dùng ngôn từ để biểu đạt ), bình đẳng bình đẳng, sẽ quy về đạo lí rõ ràng thiết thật của pháp thân.

 

Nguyên Văn

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Như có trang thiện-nam, người thiện-nữ, đem cõi tam-thiên đại-thiên đập nát ra vi-trần. Nơi ý ông nghĩ thế nào? Các vi-trần đó có nhiều chăng?"

 

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều. Bởi vì sao? Vì nếu những vi-trần đó là thiệt có, thời đức Phật chẳng nói là những vi-trần.

 

Vì cớ sao thế? Vì đức Phật nói những vi-trần chính chẳng phải những vi-trần, đó tạm gọi là những vi-trần.

 

Bạch đức Thế-tôn! Cõi tam-thiên, đại-thiên của đức Như-Lai nói, chính chẳng phải thế-giới, đó gọi là thế-giới. Bởi vì sao? Vì nếu thế-giới là thiệt có ấy, thời là một hợp-tướng.

 

( chú thích : Chơn tánh dung thành, trọn vẹn hoàn chỉnh, nguyên chất tinh khiết, chẳng hai chẳng tạp là một hợp tướng. )

 

Đức Như-Lai nói một hợp-tướng chính chẳng phải một hợp-tướng, đó tạm gọi là một hợp-tướng".

 

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Một hợp-tướng đó bèn là chẳng thể nói được, chỉ nơi kẻ phàm-phu tham trước việc ấy thôi.

 

Tham trước : lưu luyến, luyến tiếc.

Việc ấy : tức là lục căn trong sắc. )

 

Khái luận

 

Đức Phật Như Lai lại e rằng Tu Bồ Đề, chấp kiến chưa mất, chẳng hiểu chân đế ( ý nghĩa thật sự ) của bát nhã, chưa hiểu cái lí của ứng thânpháp thân. Do đó đem cõi tam thiên đại thiên nát ra thành vi trần làm ví dụ mà phá chấp. Thật sự thì ứng thân chẳng rời pháp thân, cũng giống như vi trần chẳng rời thế giới. Thế giới tỉ dụ ( ví như ) pháp thân, vi trần tỉ dụ ứng thân. Thế giới đập nát thành vi trần, tức pháp thân phân ra thành ứng thân. Vi trần tụ lại thành thế giới, tức ứng thân sẽ quy về pháp thân. Ứng thân chẳng khác, ứng thân cũng là thể của pháp thân. Pháp thân chẳng một, pháp thân có thể khởi cái dụng của ứng thân. Vi trần chẳng phải thế giới, mà vi trần thật ra là thể của thế giới. Thế giới chẳng phải vi trần, mà thế giới thật ra là từ vi trần mà khởi ( kiến lập, hình thành ).

 

Phật nói rằng thế giới nát ra thành vi trần nghĩa là nói pháp thân phân ra mà thành ứng thân. Pháp thân vốn dĩ như hư không thì ứng thân càng chẳng phải có thật. Thế giới vốn như hoa trong gương, thì vi trần cũng giống như trăng trong nước ( đều là ảo ảnh ), vi trần nếu đã chẳng phải thật sự có, tức là thế giới cũng chẳng có thật. Thế giới nếu là có thật, tức là một thể, tức là một hợp tướng, tức không thể nát ra thành tướng của vi trần. Nói cách khác, ứng thân nếu đã chẳng có thật thì pháp thân cũng chẳng có thật. Pháp thân nếu là có thật, tức là một tướng, một tướng cũng là một hợp tướng, tức là không thể khởi thành tướng của ứng thân. Chẳng một chẳng khác, chẳng hợp chẳng không hợp, cho nên đức Như Lai nói rằng một hợp tướng tức chẳng phải một hợp tướng, mượn cái tên tạm gọi là một hợp tướng mà thôi ! Tóm lại, phần này muốn biểu rõ ý chỉ rằng có tướng đều là hư vọng, điểm phá một hợp tướng cũng không thể trụ.

 

Giảng nghĩa

 

Phật nói rằng : này Tu Bồ Đề ! nếu thiện nam tín nữ đem cõi tam thiên đại thiên đập nát ra trở thành những hạt bụi nhỏ li ti, ý của ông như thế nào, cho rằng là nhiều chăng ? Tu Bồ Đề bạch rằng : bạch đức Thế Tôn ! nó chẳng phải là thật, nhưng nhìn thấy rất nhiều. Cái duyên cố này là bởi vì những vi trần đó tuy cực nhiều, nhưng vô định thể, khởi diệt ( hình thành và diệt vong ) vô thường, có sanh có diệt, rốt cuộc chẳng có thật. Nếu những vi trần đó là thiệt có, thì đức Phật Như Lai tức chẳng nói là những vi trần. Bởi vì những vi trần mà phật nói, không chỉ những vi trần chẳng phải là thật, ngay đến cả thế giới cũng chẳng thiệt có, do đó tạm gọi là những vi trần mà thôi !

 

Tu Bồ Đề lại bạch với Phật rằng : bạch đức Thế Tôn ! cõi tam thiên đại thiên mà thầy con đã nói cũng là một sự tích tụ của vọng trần mà thôi, có thành tức có hoại, rốt cuộc cũng có lúc tận, hư ảo chẳng thật, do đó chẳng phải là thế giới, là tên tạm gọi là thế giới mà thôi ! Cái duyên cố này, trên cái trung luận của thế giới, cái có thật duy chỉ có một hợp tướng này. Một hợp tướng tức là chơn tánh, thường trụ bất hoại, một mà chẳng thể phân thành hai, hợp mà chẳng thể chia ra, Như Lai nói một hợp tướng bằng với hư không của chơn tánh, chẳng thể dựa vào lời nói mà hình dung, tức chẳng phải một hợp tướng, miễn cưỡng tạm đặt tên cho nó là một hợp tướng mà thôi ! Như Lai thấy Tu Bồ Đề đã ngộ, do đó nói với Tu Bồ Để rằng : này Tu Bồ Đề ! cái đạo của nhất hợp tướng là Không ( trống ) mà chẳng Không, diệu chẳng thể nói. Nhưng những kẻ tầm thường bế tắc chẳng rõ bổn tánh, tham trước ( tham lam chấp trước ) cái trước mắt, cho rằng cái ảo duyên ( thế giới nhân gian ) là cảnh thật, đủ thứ ( chấp ) trước tướng mà chẳng thể ngộ. 

Số lượt xem : 759