BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 13 )

Tác giả liangfulai on 2023-07-12 09:44:35
/Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 13 )

Phần thứ mười ba 

 Như pháp thọ trì


 Phân giải

 

Pháp là diệu pháp của Bát Nhã. Phàm 3 loại kinh luật luận đều là giáo pháp. Như pháp thọ trì chính là nói dựa theo pháp mà tu. Trước hết từ chỗ nghe nhiều mà cầu giải ( thỉnh cầu giải đáp, cầu được rõ ràng, giải ngộ ), từ giải mà hành, từ hành mà chứng. Suy rộng ra, có bốn vạn tám nghìn pháp môn, đối trị tám vạn bốn nghìn phiền não của chúng sanh, tuỳ theo bệnh mà thí thuốc, đủ thứ đều là pháp môn đối trị. Ví dụ như căn bệnh dâm, nộ, si của chúng sanh thì dùng giới định huệ để trị phục. Tứ niệm xứ, ngũ căn, ngũ lực, tứ chánh cần, tứ thần túc, thất bồ đề phân, bát thánh đạo phân, tam thập thất đạo phẩm, chẳng một cái nào không phải là diệu pháp của người tu hành. Nay noi ý của thọ trì, là chuyên chỉ thọ trì diệu pháp bát nhã. Bởi vì thọ trì bát nhã thì chư pháp đều đầy đủ. Pháp thân phi tướng đã nói ở trước, đủ thứ phá chấp, đã ở trong phần nhất tướng vô tướng đem diệu lí của bát nhã hiển ra tường tận, đến đây những nghi vấn đã tức khắc giải thích, lời nói đã đến mức cao nhất của lí luận, cho nên không tánh lãnh ngộ ý chỉ, xin hỏi tên kinh.

 

Nguyên Văn

Bấy giờ, ông Tu-Bồ-Đề bạch đức Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Tên gọi kinh nầy là gì? Chúng con phải phụng-trì thế nào?"

 

Đức Phật bảo ông Tu-Bồ-Đề rằng: "Kinh nầy tên là Kim-Cang Bát-Nhã Ba-La-Mật, ông nên theo danh-tự ấy mà phụng-trì.

 

Bởi vì sao? Nầy Tu-Bồ-Đề, đức Phật nói Bát-nhã Ba-la-mật, chính chẳng phải Bát-nhã ba-la-mật, đó gọi là Bát-nhã Ba-la-mật.

 

Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Đức Như-Lai có chỗ nào nói pháp chăng?"

 

Ông Tu-Bồ-Đề bạch Phật rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Đức Như-Lai không có chỗ nào nói pháp".

 

"Tu-Bồ-Đề! Ý của ông nghĩ thế nào? Bao nhiêu vi-trần trong cõi tam-thiên, đại-thiên, thế là nhiều chăng?"

 

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Bạch đức Thế-Tôn! Rất nhiều".

 

"Nầy Tu-Bồ-Đề! Những vi-trần ấy, đức Như-Lai nói chẳng phải vi-trần, đó tạm gọi là vi-trần. Đức Như-Lai nói thế-giới cũng chẳng phải thế-giới, chỉ tạm gọi là thế-giới.

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Có thể do ba-mươi- hai tướng mà thấy Như-Lai chăng?"

Ba mươi hai tướng : Như Lai có 12 loại tướng tốt về dung mạo, 10 loại tướng tốt về thân thể, 10 loại tướng tốt về chân tay. Dựa vào 32 loại tịnh hành tu thành 32 loại tướng tốt. Ba mươi hai tướng này đều là tướng ứng thân. Ứng tướng có thể thấy, pháp tướng thì không thể thấy. Ba mươi hai tướng tên gọi như sau :

 

  1. Lòng bàn chân bằng phẳng                       足安平相
  2. Bàn chân có bánh xe ngàn cánh              千輻輪相
  3. Ngón tay thon dài                                      手指纖長相
  4. Gót chân rộng                                            足跟滿足相
  5. Ngón tay ngón chân cong lại                     手足縵網相
  6. Tay chân mềm mại                                    手足柔軟相
  7. Sống chân cong lên                                   足跌高好相
  8. Thân người như con sơn dương             (月耑)如鹿王相
  9. Tay dài quá gối                                          手過膝相
  10. Nam căn ẩn kín                                        馬陰藏相
  11. Thân thể mạnh mẽ                                   身縱廣相
  12. Thân toả màu vàng ròng, lông tóc xanh biếc  毛孔生青色相
  13. Lông tóc hình xoáy                                  身毛上靡相
  14. Thân thể vàng rực                                   身金色相
  15. Thân phát ánh sáng                                身光面各 一丈相
  16. Da mềm                                                  皮膚細滑相
  17. Tay vai và đầu tròn                                 七處平滿相
  18. Hai nách đầy đặn                                    兩腋滿相
  19. Thân người như sư tử                            身如獅子相
  20. Thân thẳng                                             身端直相
  21. Vai mạnh mẽ                                          肩圓滿相
  22. Có bốn mươi răng                                  四十齒相
  23. Răng đều đặn                                         齒白齊密相
  24. Răng trắng                                              四牙白淨相
  25. Hàm như sư tử                                       頰車如獅子相
  26. Nước miếng có chất thơm ngon             咽中津液得上味相
  27. Lưỡi rộng                                                廣長舌相
  28. Giọng nói như Phạm thiên                      梵音深遠相
  29. Mắt xanh trong                                        眼色如金精相
  30. Lông mi như bị rừng                               眼睫如牛王相
  31. Lông xoáy giữa hai chân mày (bạch hào)           眉間白毫相
  32. Chóp nổi cao trên đỉnh đầu                     頂成肉髻相

"Bạch đức Thế-Tôn! Không.- Chẳng có thể do ba-mươi-hai tướng mà thấy được Như-Lai.

 

Bởi vì sao? Đức Như-Lai nói ba-mươi-hai tướng chính chẳng phải tướng, đó chỉ tạm gọi tên là ba-mươi-hai tướng."

 

"Tu-Bồ-Đề! Như có trang thiện-nam, người thiện-nữ nào, đem thân-mạng, bằng số cát sông Hằng ra bố-thí. Nếu lại có người giữ theo trong kinh nầy, mà thọ-trì nhẫn đến những bài kệ bốn câu v.v..., mà giảng nói cho người khác nghe, thời phước của người nầy nhiều hơn người trên."

 

 

Khái luận

 

Phần này, Tu Bồ Đề do nghe được phần trước rằng trì thuyết kinh này sẽ thành tựu pháp hi hữu, kinh ở đâu thì có phật ở đó. Sự tôn trọng của kinh như vậy, cho nên nhân cơ hội mà thỉnh thị tên kinh và đạo lí phụng trì để tiện phụng trì cho thật tốt. Phật Như Lai bảo rằng lấy Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật làm tên của kinh này. Sở dĩ ông phải phụng trì kinh này là bởi vì trong kinh này có pháp vô thượng bồ đề. Nếu thành tâm phụng trì thì có thể ngộ cái đạo lí vô tướng vô trụ, có thể sanh bát nhã rắn bén như kim cang, sáng ngời chẳng chỗ nào không chiếu đến, ( diệu trí tuệ ) đăng bỉ ngạn ( bờ bên kia ) của chư phật. Đây chính là pháp hi hữu đệ nhất tối thượng, muốn các đệ tử tại giới nên dựa pháp phụng hành. Phật Như Lai nói điều này tuy ý đang hiển pháp, nhưng lại e các đệ tử chấp trước nơi tên kinh này, quên mất đi Bát Nhã là bát nhã của tự tánh, do vậy mà lại phá sự trước tướng của tên kinh, do đó nói Bát Nhã Ba La Mật tức chẳng phải Bát Nhã Ba La Mật, chẳng qua mượn một cái tên gọi là Bát Nhã Ba La Mật mà thôi.

 

Tên kinh đã không thể trước tướng, còn có pháp gì có thể nói đây ? trong cái tâm thanh tịnh vốn dĩ vô tướng, kinh Ba La Mật chẳng qua khiến người ta tự rõ tự tánh, vốn dĩ cũng vô pháp. Nếu đã vô pháp, làm sao có kinh, vô kinh hữu thuyết ! có thể biết rằng, phàm có lời nói đều là phương thuốc chữa bệnh, chuyên tâm pháp yếu rằng : “ Phật thuyết nhất thiết pháp, vi trừ nhất thiết tâm, nhược vô thiết tâm, hà dụng nhất thiết pháp ” ( tạm dịch : Phật thuyết tất cả các pháp là để trừ tất cả các tâm, nếu tất cả các tâm đều chẳng còn, cần gì dùng đến tất cả các pháp ? ) Khi vẫn chưa ngộ thì cần phải dựa vào lời nói, ngộ rồi thì lời nói đều không ( chẳng cần nữa ). Có bệnh chẳng uống thuốc thì bệnh khó trừ, bệnh đi thuốc còn thì thuốc này cũng là bệnh. Đồng thời đưa ra cái không chỉ nhỏ như vi trần, mà còn lớn như thế giới nghĩa là 32 tướng mà Như Lai ta đã nói chỉ là một cái tên mượn không để gọi mà thôi. Phật Như Lai dẫn thuyết tiến dần theo thứ tự như thế chẳng qua là muốn khiến họ phá tướng để nhìn thấy Như Lai của tự tánh. Cho nên, sau cùng lại so đo phước huệ ( đây là lần thứ 3 ) làm rõ cái dụng li tướng để hiển công ý của kinh, bảo rằng bất luận như bố thí hằng hà sa số bảo vật, bố thí hằng hà sa số thân mạng thì rốt cuộc là ngoại tướng ( tướng bên ngoài ), chẳng bằng trì kinh kiến tánh được càng nhiều phước hơn.

 

Phụ ngôn

 

Phật nói Bát Nhã Ba La Mật, tức chẳng phải Bát Nhã Ba La Mật, là cương lĩnh của kinh này, là tinh yếu của Đại Tạng. Mở rộng bổ sung thì tâm can phật tổ, vô lượng diệu nghĩa của tam giáo ngũ tông hết thảy đều ở đây. Kinh tam muội rằng : tâm vô tâm tướng, bất thủ hư không, bất y phật địa, bất trụ trí huệ thị Bát Nhã Ba La Mật diệu lí. Phó Đại Sĩ rằng : e người sanh đoạn kiến, tạm thời lập hư danh.

 

Pháp bát nhã là tâm pháp, như người uống nước, nóng lạnh tự biết, nếu có chỗ nói, thì là huỷ pháp báng phật.

 

Phật có tam thân : ( 1 ) pháp thân thanh khiết là chơn thân của phật, thân bổn thể vô sắc vô hình, bát nhã tức là pháp thân tướng của chơn tánh

 

( 2 ) Viên mãn báo thân, nhân báo vô lượng nguyện hạnh, sở hiện thân phật vạn ức viên mãn, phân làm hai loại tự thụ dụng báo thân và tha thụ dụng báo thân ).

 

( 3 ) Ứng thân, tức pháp thân ứng hoá, còn gọi là hoá thân ( trăn nghìn vạn ức hoá thân ) , ở trời thì hoá thành trời, ở người thì hoá thành người, trong đàn dê thì hiện thân dê, trong đàn nai thì hiện thân nai, hình hình tán ảnh, tuỳ loại hiện thân, 32 tướng tức ứng thân tướng. Bố thí hằng hà sa số bảo bối thật ra tuy nhiều, vẫn thuộc tài vật bên ngoài, thí vẫn còn dễ. Bố thí hằng hà sa số mạng, cái xả đó tuy nặng, vẫn thuộc tài vật bên trong, thí quả thật khó, rốt cuộc tài thí, mạng thí cũng vẫn là cái nhân hữu lậu. Kiến tánh, minh tâm thì thật sự đạt được cái phước vô vi.

 

Giảng nghĩa :

 

Tu Bồ Đề nghe Phật Như Lai nói xong kinh của phần trước, vào lúc đó bèn bạch với Phật Như Lai rằng : bạch đức Thế Tôn ! tên này nên lấy một cái tên gì ? chúng con nên thọ trì phụng hành kinh này như thế nào ? Phật Như Lai bèn bảo Tu Bồ Đề rằng : cưỡi trên diệu trí tuệ rắn bén này có thể đến bỉ ngạn an lạc, kinh này lấy tên Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, các ông nên y pháp phụng hành, sở dĩ lập cái tên này là do duyên cố gì đây ? Phật lại bảo rằng : này Tu Bồ Đề ! Bát Nhã Ba La Mật mà Như Lai đã nói là bổn tánh diệu giác, sâu dày trong như thái hư, bổn thể đã là hư vô, ở đâu còn tên gọi gì nữa, chẳng qua e rằng người sanh đoạn kiến mà bất đắc dĩ miễn cưỡng biểu thị một cái tên Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật, tiện cho chúng đệ tử phụng trì mà thôi.

 

Phật lại bảo rằng : này Tu Bồ Đề ! ý của ông như thế nào ? Đức Như Lai có chỗ nào nói pháp chăng ? Tu Bồ Đề đáp rằng : bạch đức Thế Tôn ! Bát Nhã là tự tánh tự ngộ, nếu đã không có tên có thể đặt, thầy của con bèn chẳng có chỗ nói pháp. Phật lại nói rằng : này Tu Bồ Đề ! ý của ông như thế nào ? tất cả những trần ai nhỏ bé của tam thiên đại thiên thế giới, thế là nhiều chăng ? Tu Bồ Đề đáp rằng : bạch đức Thế Tôn, rất nhiều. Phật lại bảo rằng : này Tu Bồ Đề ! vi trần tuy nhiều, nhưng chẳng có thực thể, rốt cuộc vẫn là hư vọng, là chẳng qua đặt tên là vi trần mà thôi ! Đức Như Lai nói thế giới tuy lớn, nhưng kiếp tận thì hoại, chẳng phải chơn thật, chẳng qua gọi tên là thế giới mà thôi !

 

Phật lại nói : này Tu Bồ Đề ! ý của ông như thế nào ? có thể dựa vào 32 tướng thấy Như Lai chăng ? Tu Bồ Đề đáp rằng : bạch đức Thế Tôn, không thể thấy. Cái duyên cố này chính là vì 32 tướng mà Thầy con đã nói chẳng phải tướng li tướng của pháp thân, là tướng hữu tướng của ứng sanh, cũng chỉ là mượn cái tên gọi mà thôi !

 

Phật lại bảo rằng : này Tu Bồ Đề ! nếu có thiện nam tín nữ xả thân mạng của bản thân như hằng hà sa số hành bố thí cầu phước. Lại giả thiết nếu có người nơi trong kinh này thọ trì nhẫn đến bài kệ bốn câu, diễn thuyết cho người khác nghe thì cái phước của việc trì kinh đó vẫn là nhiều hơn so với cái phước của việc xả thân bố thí.

 

 

Số lượt xem : 144