BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật ) ( phần 1 -2 )

Tác giả liangfulai on 2023-07-12 08:49:15
/Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật ) ( phần 1 -2 )

Nói về Kinh này

Phần Thứ nhất :

Nguyên Do của Pháp Hội


Phân giải

Như Lai vì một đại sự nhân duyên, thuyết pháp độ chúng sanh, nhất định cần phải Do người, do thời, không thể xem nhẹ mà tuỳ tiện thuyết pháp, cho nên cơ duyên chưa đến thì chẳng nói. Do địa, nghĩa là cần phải có đạo tràng trang nghiêm. Do người, nghĩa là cần phải có trí tuệ nghe pháp. Do thời, nghĩa là cần phải chờ đợi cơ duyên chín muồi. Có 3 nguyên do này, mới có thể thuyết pháp. Nói cho cùng thì việc thành lập pháp hội là chẳng dễ.

 

Nguyên văn

Ta nghe như vầy: Một thuở nọ, đức Phật ở trong vườn K-Thọ, Cấp-Cô-Độc, tại nước Xá-Vệ, cùng với chúng đại T-kheo, một nghìn hai trăm năm mươi người câu-hội. Lúc đó, gần đến giờ ăn, đức Thế-Tôn đắp y, cầm bát, vào thành lớn Xá-Vệ mà khất thực. Trong thành ấy, đức Phật theo thứ tự, ghé từng nhà, khất-thực xong trở về Tịnh-Xá, dùng cơm, rồi cất y-bát, sau khi rửa chân xong, đức Phật trải tòa mà ngồi.

 

Nghĩa của từ :

1. Như thị ( như vầy ) : pháp như thế này.

2. Ngã ( tôi ) : A Nan kết tập kinh tự gọi mình.

3. Nhất thời ( một thưở nọ ) : lúc nói kinh。

4. Xá Vệ Thành : là tên thủ đô của vua Ba Tư Nặc.

5.祗树 Chi Thụ ( Kỳ- Thọ ) :  Kỳ là tên viết tắt của Thái Tử Kỳ Đà,Thọ là khu vườn mà Thái Tử Kỳ Đà đã bố thí ra, cho nên gọi là Kỳ-Thọ.

6. Vườn Cấp Cô Độc : Đại thần của vua Ba Tư Nặc, tên gọi là Tu Đạt Đa Giả, thích hành thiện bố thí, thường ở khu vườn này cứu trợ người nghèo, cho nên mọi người gọi ông ta là trưởng giả vườn Cấp Cô Độc. Do đó, chỗ này cũng gọi là vườn Cấp Cô Độc. 

Đại bỉ khâu : gọi người có đức hạnh. Dịch thành tiếng hoa là khất sĩ, trên khất pháp để dưỡng huệ mệnh, dưới khất thực để nuôi mạng sống.

7. Thế Tôn : gọi Phật. Phật có 10 hiệu : Như Lai, Ứng Cung, Chánh Thiên Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn.

8. Giờ ăn : Phật có thời gian ăn nhất định, phi thời bất thực ( không đúng giờ giấc thì chẳng ăn ), 3 thời Dần, Mẹo, Thìn đều là giờ ăn của chư thiên. Ba thời tị, ngọ, mùi là giờ ăn của nhân pháp. Thân, dậu, tuất 3 thời là giờ ăn của quỷ thần. Hợi, tí, sửu 3 thời là giờ ăn của súc sanh. Nay nói giờ ăn là chỉ giờ ăn của nhân pháp.

9. Y : Cà sa đại y

10. Bát : Bát là ứng lượng khí. Có tam ứng, tức sắc tương ứngthể tương ứngđại tiểu tương ứngSắc tương ứng : màu tro đen có nghĩa là khiến người chẳng khởi ái tâm. Thể tương ứng : Thể của bát là chất thô, nghĩa là khiến người chẳng khởi lòng tham. Đại tiểu tương ứng, nghĩa là số lượng không quá. Khất thực không quá 7 nhà, khiến người chẳng tham khẩu phúc.

 

Khái Luận

 

Phần này là phần kể lại chi tiết nguồn gốc của toàn kinh, nói Pháp Hội Kỳ Viên từ đây mà bắt đầu. Ta nghe như vầy cho đến 1250 người là thông tự trong phần kể lại chi tiết nguồn gốc của kinh, chính là nói nghi thức thuyết pháp của Phật Như Lai trụ thế. Lúc ấy, Phật Thế Tôn trải toà mà ngồi, là biệt tự trong phần kể lại chi tiết nguồn gốc của kinh, nghĩa là nói sự tướng mà bản thân Phật Như Lai phát khởi pháp hội này, Như Lai Phật muốn lấy cuộc sống hàng ngày của chúng sanh, trực hiển chân tâm bổn thể. Cho nên nhờ vào khất thực, phát khởi kinh này, có thể khiến chúng sanh hướng đến việc đi, ở, ngồi, nằm, ăn cơm, mặc áo trong mỗi ngày mà hiểu rõ rằng bản thân mình và chư phật chẳng có đạo lý khác biệt. Thử trầm tư suy nghĩ kĩ thì biết việc cầm bát, mặc y của Phật Như Lai chính là biểu lộ Giới. Việc khất thực của Phật Như Lai chính là dạy chúng sanh bố thí. Kế nữa, hành khất chính là biểu dương sự nhẫn nhịn, chẳng phân giàu nghèo, đại từ bình đẳng. Thu y bát để biểu thị nghỉ ngơi phan duyên, tâm chẳng lao phiền nghĩ ngợi, rửa chân để biểu lộ việc tẩy trừ bụi, thanh tịnh thân nghiệp. Trải toà để biểu thị thiền định, chánh niệm bất động. Có thể biết pháp xuất thế gian chẳng rời thế gian pháp, cho nên phàm là đệ tử phật thì nên học chế độ quy củ của phật, cẩn thận gìn giữ giới luật, tuyệt đối không thể ăn ngon mặc đẹp, chơi bời phóng đãng tuỳ ý.

 

Giảng nghĩa

A Nan nói : quyển “ Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật Kinh ” là tôi đích thân nghe Phật Như Lai nói như thế. Lúc nói kinh này, Phật đang ở vườn Kỳ-Thọ Cấp Cô Độc của Xá Vệ Thành, cùng các đệ tử và Bồ Tát La Hán có đức hạnh, có 1250 người, tụ tập một chỗ, vào lúc này Phật Như Lai đến lúc sắp dùng cơm, khoác lên chiếc áo cà sa, cầm lấy bát cơm, từ vườn Kỳ-Thọ Cấp Cô Độc, đi đến Xá Vệ thành lớn, đi khất thực. Lần lượt khất thực trong thành xong lại quay về chỗ cũ dùng cơm. Dùng cơm xong, lại đem y bát thu dọn lại, rửa sạch chân. Trải toạ trên mặt đất xong thì ngồi xuống.

 

Phần thứ hai :

Thiện Hiện Khải Thỉnh

 

Phân giải :

Thiện Hiện chính là tên của Tu Bồ Đề. Tu Bồ Đề biết Phật muốn thuyết đại pháp Bát Nhã, cho nên nhân cơ hội mà mở miệng thỉnh giáo. Như Lai mỗi lần thuyết pháp, tất nhiên cùng đệ tử dựa vào việc hỏi đáp để hiển rõ chân lý. Kim Cang Kinh vốn dĩ là Không Tông, do Tu Bồ Đề thiện giải ( hiểu rõ ) cái Không, do vậy nhân cơ hội mà mở miệng thỉnh giáo. ( Thiện Hiện là tên dịch thành tiếng hoa của Tu Bồ Đề. Lại còn gọi là Thiện Cát, Không Sanh. Tu Bồ Đề vốn xuất thân trong gia đình giàu có, lúc chào đời thì tất cả vật phẩm trong kho đều không ( trống ), cho nên gọi tên là Không Sanh. Phụ Mẫu của ông mời Thầy đoán quẻ gieo một quẻ, quẻ nói là chủ Cát, cho nên lại gọi là Thiện Cát. Rất lâu sau những vật phẩm lưu trữ trong kho lại xuất hiện, cho nên lại gọi là Thiện Hiện. )

 

Nguyên văn

Bấy giờ, ông Trưởng-Lão Tu-Bồ-Đề, ở trong đại-chúng, liền từ chỗ ngồi đứng dậy, trệch áo bên vai hữu, gối bên hữu quỳ sát đất, cung kính chắp tay, mà bạch cùng đức Phật rằng:

"Hi-hữu thay, đức Thế-Tôn! Đức Như-Lai khéo hay hộ-niệm các vị Bồ-tát, và khéo hay phó-chúc cho các vị Bồ-tát!

Bạch đức Thế-Tôn! Trang thiện-nam, người thiện-nữ, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, thời phải trụ tâm như thế nào, nên hàng-phục tâm mình như thế nào?"

Đức Phật dạy: "Hay thay! Hay thay! Nầy Tu-Bồ-Đề! Đúng như lời của ông vừa nói, đức Như-Lai khéo hay hộ-niệm các vị Bồ-tát, và khéo hay phó-chúc cho các vị Bồ-tát.

"Nay ông nên lắng nghe, Ta sẽ vì ông mà nói. Trang thiện-nam, người thiện-nữ, phát tâm Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, phải trụ tâm như thế nầy, phải hàng-phục tâm mình như thế nầy"...

"Vâng, bạch đức Thế-Tôn! Con xin vui thích muốn nghe."

 

Nghĩa của từ

  1. Trưởng Lão: Đức cao gọi là trưởng, tuổi cao gọi là lão.

 

  2Hi:   Hi nghĩa là ít. Hiếm có, chính là từ ca ngợi Phật. Chỗ này có 4 loại ý nghĩa:

AThời hi hữu, thời điểm thuyết pháp này hiếm có.

BXứ hi hữu, đạo trường trang nghiêm thế này hiếm có.

CĐức hi hữu, chẳng những Phật có oai đức cực lớn, mà ngay đến thính chúng cũng đều là những người đạo cao đức trọng.

D. Sư hi hữu, sự là nhân duyên đại sự, việc thuyết pháp độ chúng sanh.   

 

  3. Bồ tát: Chỉ tu trí tuệ gọi là Bồ. Chỉ tu phước nghiệp gọi là Tát. Phước huệ song tu gọi là Bồ Tát, lại có nghĩa là Tự lợi lợi tha ( đem lại lợi ích cho bản thân và người khác ) đại giác hữu tình.

 

  4. A Nậu Đa La Tam Miểu Tam Bồ Đ :  A nghĩa là , Nậu Đa La nghĩa là Thượng, Tam nghĩa là Chánh, Miệu nghĩa là Đẳng, Tam nghĩa là Chánh, Bồ Đề nghĩa là Giác, nghĩa là Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, nói cách khác, chính là chơn tánh của ta. Chơn tánh này bao hàm thái hư ( vũ trụ ), cho nên gọi là Vô Thượng, nhưng mà trên thì từ Chư Phật, dưới thì đến loài động vật, tánh này là chánh tướng bình đẳng, cho nên nói là Chánh đẳng. Lại do Giác, viên minh phổ chiếu, cho nên nói là Chánh Giác.

 

  5. Lắng nghe : nghĩa là dụng tâm tỉ mỉ mà nghe。

 

Khái luận

Phần này từ đây đi vào phần chánh tông, nói trưởng giả Tu Bồ Đề thỉnh vấn Phật Như Lai hai việc, một hỏi về việc làm thế nào có thể khiến cho tâm bồ đề thường trụ chằng thối chuyển ? Một việc hỏi về làm thế nào có thể hàng phục tâm vọng niệm ? ( Tâm Bồ Đề chính là bổn giác tiên thiên ). Dựa theo nhân duyên sở dĩ Tu Bồ Đề mở miệng thỉnh vấn hai câu hỏi này là do một đoạn quang cảnh mặc áo, ăn cơm, rửa chân, trải toà bình thường của Phật Như Lai mà bắt đầu ngộ được diệu dụng của chân tâm vô trụ, không có nơi nào mà chẳng có bổn thể của thật tướng Bát Nhã. Cho nên, từ trong đó mà cảm nhận được, tán thán một tiếng rằng “ hi hữu thay ! Đức Thế Tôn ”, và cũng nhân cơ duyên chín muồi này mà thỉnh vấn hai việc này. Vốn dĩ Phật và các đệ tử quanh suốt 30 năm, các đệ tử vẫn chẳng biết tâm của Phật, chỉ bảo là như mọi người vậy, phàm những lời phật đã nói, đa phần là nghi ngờ chứ chẳng tin. Hôm nay, Tu Bồ Đề bắt đầu nhìn thấu, cho nên Tu Bồ Đề không thể không cảm động trong lòng, do vậy mà nhân cơ hội để phát ngôn. Cho nên, câu “ hi hữu thay ! Đức Thế Tôn ” này, chẳng phải là lời ca ngợi bề mặt, mà là lời ca ngợi do ngộ ra.

 

Giảng nghĩa

 

Vào lúc Phật Như Lai đang ngồi xuống, trong số các đệ tử, Tu Bồ Đề có tuổi tác và đạo đức cao nhất, ở trong đại chúng, đứng dậy từ chỗ ngồi của mình. Lộ ra vai trái ( để biểu thị chẳng dám phản lại Thầy ), gối phải quỳ đất ( để biểu thị chẳng dám đi ngược lại với đạo ) , hai tay chấp lại hợp chưởng ( để biểu thị sự quy y ) đối với Phật Như Lai, hành lễ một cái, ( để biểu thị sự nghiêm túc ), hướng về Phật Như Lai khen ngợi một tiếng “ hi hữu thay Đức Thế Tôn ! ” Thầy con là ngài đối với các đệ tử chưa thành đạo thì vô cùng quan tâm chăm sóc thiện tâm của họ. Đối với những đệ tử đã thành đạo thì dặn dò mọi thứ từng li từng tí ! Bạch Đức Thế Tôn ! lại còn những Thiện Nam Tín Nữ kia. Nếu khi đã phát tâm Bồ Đề rồi, phải làm thế nào khiến cho tâm bồ đề này thường trụ chẳng thối chuyển ? Khi họ đã khởi lên vọng niệm, thì lại làm sao để hàng phục tâm của họ ? Phật đáp rằng : Ông hỏi hai câu này đúng là hợp với ý của ta. ( thì ra Phật Như Lai xuất thế vốn là để trực thị tâm này, chỉ vì cơ duyên chưa tới, cho nên từ lúc thành đạo đến nay, có ý định mà chưa nói. Nay trên hội Kỳ Viên, gặp Tu Bồ Đề có câu hỏi này, cảm thấy như tình cờ gặp được tri âm, lòng tràn ngập niềm vui, cho nên khen ngợi ông ta hỏi rất hay ). Phật bèn nói với Tu Bồ Đề, theo những gì mà nay ông nói, thiện quyến niệm những đệ tử chưa thành đạo, thiện phó chúc hai câu cho những đệ tử đã thành đạo, phát ra lời ta chưa phát, ông đã hiểu rõ đạo lý này, ta mới có thể nói đạo cùng với các ông. Do vậy, phải khuyến cáo các ông thật tốt mà lắng nghe. Những thiện nam tín nữ bình thường đã phát tâm bồ đề nghĩa là tự nhiên đã lộ ra bổn tánh của chơn Như Lai thì nên thường trụ cái tâm này như thế này, thì nên hàng phục tất cả tâm vọng niệm như thế này ( cái mà gọi là đạo tâm tiến thì nhân tâm thoái, lại còn có nghĩa là ánh nắng mặt trời chiếu đến, toàn bộ đen tối đều trở nên sáng, cũng là ở cái chỗ này ). Phật hướng bên dưới, lại còn nói chuyện, Tu Bồ Đề đã nhanh chóng nhạy bén ngộ ra ý nghĩa này, cho nên nói “ Duy nhiên ”, ý là trả lời “ vâng, vâng ”

 

 

Số lượt xem : 281