BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 25 - 26 )

Tác giả liangfulai on 2023-07-12 15:42:13
/Kim Cang Kinh ( chú giải của Tế Công Hoạt Phật )( phần 25 - 26 )

Phần thứ hai mươi lăm 

Hoá vô sở hoá


 

Phân giải

 

Hoá : dùng pháp độ hoá chúng sanh.

 

Vô sở hoá : dùng tâm bình đẳng độ chúng sanh bình đẳng, bên ngoài chẳng thấy những chúng sanh mà mình đã độ, bên trong chẳng thấy cái tôi có thể độ, làm pháp giới quán bình đẳng, là lúc tự ( bản thân ) tha ( người khác ) đều quên.

 

Đoạn văn này từ pháp bình đẳng, chẳng có cao thấp mà đến. Nếu đã nói là pháp bình đẳng, chẳng có cao thấp, lại ở đâu có chúng sanh có thể độ ? Nếu từ chỗ so sánh lí pháp giới với sự pháp giới mà xem, tức ngộ cái diệu của việc bình đẳng độ hoá chúng sanh.

 

Ở sự pháp giới mà xem, thật sự có chúng sanh có thể độ, nếu chẳng có chúng sanh có thể độ thì Bồ Tát lại hà tất sao lại phải hành lục độ vạn hạnh ? Ở lí pháp giới mà xem, thật chẳng có chúng sanh có thể độ, nếu có chúng sanh có thể độ thì Bồ Tát tức chẳng thể nào nhất thể đồng quán. Rốt cuộc chúng sanh nào phải là không được bồ tát độ, bồ tát lại nào phải là chẳng độ chúng sanh. Chẳng qua bồ tát ngộ cái lí bình đẳng, biết tâm, phật, và chúng sanh, là 3 cái thật sự chẳng khác biệt, do đó nói là hoá vô sai biệt, do đó nói là hoá vô sở hoá.

 

Nguyên văn

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Các ông chớ cho rằng đức Như-Lai nghĩ như vầy: Ta phải hóa-độ chúng-sanh. Nầy Tu-Bồ-Đề! Ông đừng nghĩ như thế. Bởi vì sao? Vì thiệt không có chúng-sanh nào đức Như-Lai độ cả. Nếu có chúng-sanh mà đức Như-Lai độ đó, thời đức Như-Lai còn có tướng ngã, nhơn, chúng-sanh, thọ-giả.

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Đức Như-Lai nói có ngã đó chính chẳng phải có ngã, mà kẻ phàm-phu lại cho là có ngã.

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Phàm-phu đó, đức Như-Lai nói chính chẳng phải phàm-phu, đó tạm gọi là phàm-phu.

 

Khái luận

 

Phần này, Phật muốn phá cái nghi rằng Phật có nhânngã, để hiển pháp thân chơn ngã. Trước nói là pháp bình đẳng, chẳng có cao thấp. Phật Như Lai lại e rằng con người hiểu nhầm, nghi rằng pháp nếu đã bình đẳng thì chẳng có phật, chẳng có chúng sanh, lại vì sao nói rằng ta phải hoá độ chúng sanh ? Chúng sanh là người, ta độ chúng sanh, tức có ngã ta ) ! cho nên đức Như Lai triển khai nói vô ngã để gọi tỉnh chúng sanh và phàm phu. Bởi vì pháp giới bình đẳng, chúng sanh và phật cùng ở trong tánh, phật và phàm phu cùng là một thể. Chẳng qua là một tấm lòng từ bi muốn họ tự ngộ ra. Thật ra thì muốn họ ngộ ra, cho nên là độ.

 

Giảng nghĩa

 

Phật nói rằng : này Tu Bồ Đề ! ý của ông như thế nào ? đức Như Lai độ người, chỉ là để người giác ngộ, chỉ dẫn ngộ thoát, vốn dĩ vẫn là tự tánh tự độ, các ông chớ nói rằng đức Như Lai có cái tâm độ hoá chúng sanh.

 

Phật lại nói rằng : này Tu Bồ Đề ! ông cũng chớ nghĩ như vầy, cái duyên cố này là vì tâm của chúng sanh vốn dĩ Không Tịch, trí tuệ bát nhã vốn tự có đủ, nếu nghe kinh ngộ đạo, chúng sanh tự có thể độ hoá, thật sự không có chúng sanh nào đức Như Lai độ cả. Nếu nói tất cả chúng sanh là đức Như Lai độ thì đức Như Lai tức có tứ tướng ngã, nhân...vậy thì pháp có cao thấp, chứ chẳng phải là bình đẳng.

 

Phật lại nói rằng : này Tu Bồ Đề ! đức Như Lai nói có ngã ( tôi ), là miệng tuy nói ngã, nhưng chẳng có ngã kiến. Ở chỗ của phàm phu thì ( chấp ) trước có ngã, tưởng rằng duy chỉ có ta có thể độ, chẳng phải ta thì không thể độ, là cho là có ngã.

 

Phật lại nói rằng : này Tu Bồ Đề ! mê thì là phàm phu, ngộ thì là phật, phật và phàm phu vốn cùng một tánh, vốn dĩ là bình đẳng, chỉ cần có thể liễu ngộ, tức chẳng phải phàm phu. Đặc biệt vẫn chưa ngộ, do đó tạm gọi là phàm phu mà thôi !

 

 

Phần thứ hai mươi sáu 

Pháp thân phi tướng

 

Phân giải

 

Pháp thân đầy khắp pháp giới, chẳng chỗ nào không phải là pháp thân chơn thể của Như Lai. Pháp thân của Như Lai đã đầy khắp pháp giới, tức không thể trụ tướng mà quán Như Lai, do đó nói là phi tướng. Đức Như Lai do phàm phu chấp tình quá sâu, nếu nói thẳng pháp thân phi tướng, e rằng người ta khó mà tín giải ( tin hiểu ), cho nên đủ thứ phá chấp trước đây, đến đây tận tình thổ lộ, bảo Tu Bồ Đề rằng : pháp thân phi tướng ( chẳng có tướng ), thì đủ thứ nghi vấn trước đây nhất thời đều đả phá hết.

 

Nguyên văn

 

Nầy Tu-Bồ-Đề! Nơi ý của ông nghĩ thế nào? Có thể do nơi ba- mươi-hai tướng mà xem là đức Như-Lai chăng?"

 

Ông Tu-Bồ-Đề bạch rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Do nơi ba mươi hai tướng mà xem là đức Như-Lai".

 

Đức Phật dạy rằng: "Nầy Tu-Bồ-Đề! Nếu do nơi ba mươi hai tướng mà xem là đức Như-Lai đó, thời vua Chuyển-Luân-Thánh-Vương chính là đức Như-Lai rồi!"

 

 ( Chuyển Luân Thánh Vương tức là tứ đại thiên vương, quản việc thiện ác của tứ đại bộ châu, đúng vào tháng 5,9 chiếu phương Nam, tháng 2,6,10 chiếu phương Tây, tháng 3,7,11 chiếu phương Bắc, tháng 4,8,12 chiếu phương Đông, như sự chuyển động của bánh xe, do đó có cái tên gọi này. )

 

Ông Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật rằng "Bạch đức Thế-Tôn! Theo như con hiểu nghĩa-lý của đức Phật nói, thời chẳng nên do nơi ba-mươi-hai tướng mà xem là đức Như-Lai". Bấy giờ đức Thế-Tôn liền nói kệ rằng:

Nếu dùng sắc thấy ta,

Dùng âm thanh cầu ta,

Người ấy tu đạo tà!

Chẳng thấy được Như-Lai.

 

Tà đạo : tức là ngoại đạo. )

 

Khái luận

 

Phần văn trên nói chẳng phải là phàm phu, đó tạm gọi là phàm phu. Phần văn này lại dựa vào chỗ khác của Phật Như Lai với kẻ phàm phu, dựa vào việc có 32 tướng. Cho nên hỏi rằng dựa vào 32 tướng có thể xem là đức Như Lai chăng. Chính là vì muốn phá 32 pháp tướng, dạy người rằng không được trụ tướng của Như Lai. Cho nên Hoa Nghiêm viết rằng : chẳng hiểu chơn tánh của nó, là người chẳng thấy Phật. Duy có nội quán phản chiếu – tánh mà cầu, Như Lai đắc chư phương thốn.

 

Giảng nghĩa

Phật nói rằng : này Tu Bồ Đề ! ý của ông như thế nào ? quả có thể dựa vào 32 tướng mà quán ( xem ) đức Như Lai chăng ? Tu Bồ Đề chưa hiểu ý, ngỡ rằng cái pháp muốn quán Như Lai chẳng ra khỏi 32 tướng này, cho nên đáp rằng : đúng thế, đúng thế ! Phật nghe lời này bèn nói với Tu Bồ Đề rằng : này Tu Bồ Đề ! vua Chuyển Luân Thánh Vương do phước nghiệp nặng, cũng có 32 sắc thân tướng, nếu có thể do nơi 32 tướng mà xem là đức Như Lai thì vua chuyển luân thánh vương lẽ nào chẳng phải là đức Như Lai rồi ?

Tu Bồ Đề bèn bạch rằng : bạch đức Thế Tôn ! con đã hiểu cái đạo lí mà Thầy con đã nói, chẳng nên do nơi 32 tướng mà xem là đức Như Lai. Lúc này, Phật Như Lai liền nói bài kệ li tướng. Nghĩa là pháp thân bằng với hư không, linh giác hàm chơn, diệu thể trầm tịch ( thanh tĩnh ), vượt ra ngoài cái tai, mắt. Các ông nếu chỉ dựa vào màu sắc mà nhìn thấy dung mạo, hoặc chỉ chấp thanh danh uy vọng và những giáo hoá, nghe tiếng nói cười, muốn dùng hai thứ này cầu thấy chơn tánh của ngã ( ta ), thì loại người này là chấp nơi sắc thân thấy phật, bỏ đi chánh đạo, hướng ra ngoài mà bôn tẩu truy cầu, đó là tà đạo, quyết chẳng thể thấy bổn lai diện mục của Như Lai !

 

Số lượt xem : 597