Huyền Quan Tu Trì Quan ( Nguồn chảy đạo mạch của Thiền Tông xuất gia )
Lục Tổ Pháp Bảo Đàn Kinh ghi chép, nguồn chảy của chánh pháp nhãn tạng từ lúc cổ phật ứng thế đã vô số lượng, chẳng thể tính được. Nay dựa vào Thất Phật làm sự khởi đầu. Quá khứ trang nghiêm kiếp Tỳ Bà Thi Phật, Thi Khí Phật, Tỳ Xá Phù Phật, Kim Hiền Kiếp Câu Lưu Tôn Phật, Câu Na Hàm Mâu Ni Phật, Ca Diếp Phật, Thích Ca Văn Phật là 7 vị Phật.
Phật Thế Tôn thuyết pháp 49 năm, cuối cùng niêm hoa thị chúng trên Linh Sơn Hội, trăm vạn nhân thiên đều chẳng hiểu, duy chỉ mỗi Ca Diếp Tôn Giả lãnh hội Phật chỉ, hội tâm vi tiếu ( tâm thể hội được nên khẽ mỉm cười ). Phật Thế Tôn bèn dùng tâm ấn đại pháp truyền thụ cho Ca Diếp Tôn Giả, truyền thụ y bát chân truyền, do vậy trở thành Tổ Sư đời thứ nhất; đấy là khởi nguồn của Tổ Sư Thiền Tây Phương truyền pháp.
Điển cố truyền thừa chân truyền của y bát và tâm ấn sau đó là như sau : Thích Ca Văn Phật đầu tiên truyền cho Ma Ha Ca Diếp tôn giả, A Nan Tôn Giả, Thượng Na Hoà Tu Tôn Giả, Ưu Ba Cúc Đa Tôn Giả, Đề Đa Ca Tôn giả, Di Già Ca Tôn Giả, Bà Tu Mật Đa Tôn Giả, Phật Đà Nan Đề Tôn Giả, Phật Đà Mật Đa Tôn Giả, Hiếp Tôn Giả, Phú Na Dạ Xa Tôn Giả, Mã Minh Đại Sĩ, Ca Bì Ma La Tôn Giả, Long Thụ Đại Sĩ, Ca Na Đề Bà Tôn Giả, La Hầu La Đa Tôn Giả, Tăng Ca Nan Đề Tôn Giả, Già Gia Xá Đa Tôn Giả, Cưu Ma La Đa Tôn Giả, Đồ Gia Đa Tôn Giả, Bà Tu Bàn Đầu Tôn Giả, Ma Noa La Tôn Giả, Hạc Lặc Na Tôn Giả, Sư Tử Tôn Giả, Bà Xá Tư Đa Tôn Giả, Bất Như Mật Đa Tôn Giả, Ban Nhã Đa La Tôn Giả, Bồ Đề Đạt Ma Tôn Giả. Ở trên là Tổ Sư đạo thống 28 đời Tây Phương.
Tây Phương 28 Đời Tổ Sư
Sơ Tổ: Ma Ha Ca Diếp
Nhị Tổ: A Nan Tôn Giả
Tam Tổ: Thương Na Hòa Tu Tôn Giả
Tứ Tổ: Ưu Bà Cúc Đa Tôn Giả
Ngũ Tổ: Đề Đa Ca Tôn Giả
Lục Tổ: Di Già Ca Tôn Giả
Thất Tổ: Bà Tu Mật Đa Tôn Giả
Bát Tổ: Phật Đà Nan Đề Tôn Giả
Cửu Tổ: Phục Đa Mật Đa Tôn Giả
Thập Tổ: Hiếp Tôn Giả
Thập Nhất Tổ: Phú Na Dạ Xá Tôn Giả
Thập Nhị Tổ: Mã Ô Đại Sĩ
Thập Tam Tổ: Ca Bì Ma La Tôn Giả
Thập Tứ Tổ: Long Thụ Đại Sĩ
Thập Ngũ Tổ: Ca Na Đề Bà Tôn Giả
Thập Lục Tổ: La Hầu La Đa Tôn Giả
Thập Thất Tổ: Tăng Ca Nan Đề Tôn Giả
Thập Bát Tổ: Già Da Xá Đa Tôn Giả
Thập Cửu Tổ: Cưu Ma La Đa Tôn Giả
Nhị Thập Tổ: Ám Da Đa Tôn Giả
Nhị Thập Nhất Tổ: Bà Tu Bàn Đầu Tôn Giả
Nhị Thập Nhị Tổ: Ma Nã La Tôn Giả
Nhị Thập Tam Tổ: Hạc Lặc Na Tôn Giả
Nhị Thập Tứ Tổ: Sư Tử Tôn Giả
Nhị Thập Ngũ Tổ: Bà Xá Tư Đa Tôn Giả
Nhị Thập Lục Tổ: Bất Như Mật Đa Tôn Giả
Nhị Thập Thất Tổ: Bát Nhã Đa La Tôn Giả
Nhị Thập Bát Tổ: Bồ Đề Đạt Ma Tôn Giả
Đạt Ma Tổ Sư đến từ phương Tây, đạo truyền sang Đông thổ trở thành sơ Tổ, ngồi ở Thiếu Lâm Tự mặt đối vách 9 năm đợi thời cơ truyền pháp, sau đó đem tâm ấn đại pháp truyền thụ cho Huệ Khả, Huệ Khả lại truyền cho Tăng Xán, Đạo Tín, Hoằng Nhẫn, Huệ Năng; thiền của Huệ Năng hành ở Lĩnh Nam, cho nên gọi là Nam Tông, là đắc thụ thần tuý của Tổ Sư Thiền.
Sơ Tổ: Bồ Đề Đạt Ma
Nhị Tổ: Huệ Khả Đại Sư
Tam Tổ: Tăng Xán
Tứ Tổ: Tư Mã Đạo Tín
Ngũ Tổ: Hoằng Nhẫn Đại Sư
Lục Tổ: Huệ Năng Đại Sư
Phẩm Phó Chúc trong Lục Tổ Đàn Kinh viết : “ Ta đi khỏi 70 năm, có hai vị Bồ Tát từ phương Đông đến, một vị xuất gia, một vị tại gia, chung hưng hoá phật pháp, kiến lập Tông của ta, sửa lại các ngôi già-lam. ” Xuất gia nhất mạch sau đó phân hoá thành Ngũ Tông Thất Gia. Những môn hạ của Lục Tổ Huệ Năng ngộ đạo tổng cộng gồm có 43 người, mỗi người hoằng hoá một phương, chính là cái gọi là “ nhất hoa khai ngũ diệp, kết quả tự nhiên thành ”.
Thời kỳ cuối đời Đường cho đến thời kỳ đầu Bắc Tống, tổng cộng phân làm Lâm Tế Tông, Tào Động Tông, Vân Môn Tông, Pháp Nhãn Tông, Quy Ngưỡng Tông, lại thêm môn hạ của Lâm Tế Tông phân ra làm hai phái Hoàng Long và Dương Kì, gọi chung là Ngũ Tông Thất Phái ( hoặc gọi là Ngũ Gia Thất Phái ) , là chủ lưu của phật giáo sau triều đại nhà Đường. Nhưng sau triều Tống, chỉ tồn tại hai tông Lâm Tế và Tào Động.
Nam Tông “ ngũ gia thất tông ” : dưới Nam Tông Lục Tổ ra 2 hệ thống lớn “ Nam Nhạc Hoài Nhượng ”, “ Thanh Nguyện Hành Tư ” đều gọi là Thất Tổ ( 7 ).
Hoài Nhượng Thiền Sư truyền “ Mã Tổ Đạo Nhất ”(8) , Mã Tổ Đạo Nhất truyền “ Bách Trượng Hoài Hải ” (9), Bách Trượng Hoài Hải truyền cho 2 chi phái “ Quy Sơn Linh Hựu ”, “ Hoàng Bá, Hi Vận ” đều là Thập Tổ ( 10 ). Linh Hựu truyền cho “ Ngưỡng Sơn Tuệ Tịch”, hợp lại gọi là “ Quy Ngưỡng Tông ” đệ nhất, Tuệ Tịch là Tổ thứ 11, Hi Vận truyền cho “ Lâm Tế nghĩa huyền “ duy nhất là “ Lâm Tế Tông ” đệ nhị, Lâm Tế là Tổ thứ 11.
Thanh Nguyện Hành Tư truyền cho “ Thạch Đầu Hi Thiên ”(8), Thạch Đầu Hi Thiên truyền cho 2 chi phái “ Dược Sơn Duy Nghiễm ”, “ Thiên Hoàng Đạo Ngộ ”, cả hai đều làm Cửu Tổ (9);
Duy Nghiễm truyền cho “ Vân Nham Đàm Thạnh ” (10), Vân Nham truyền cho Động Sơn Lương Giới(11), Lương Giới truyền cho Tào Sư Bổn Tịch (12), hợp lại thành “ Tào Động Tông ” đệ tam; Bổn Tịch là tổ thứ 12.
Đạo Ngộ (9) truyền cho “ Long Đàm Sùng Tín ” (10), Sùng Tín truyền cho “Đức Sơn Tuyên Giám ” (11), Tuyên Giám truyền cho “ Tuyết Phong Nghĩa Tồn ”(12), Nghĩa Tồn truyền cho 2 nhánh “ Vân Môn Văn Yển ”, “ Huyền Sa Sư Bị ”, đều là Tổ thứ 13; Văn Yển là “ Vân Môn Tông ” đệ tứ.
Sư Bị (13) truyền cho “ La hán Quế Sâm ” (14), Quế Sâm truyền cho “ Thanh Lương Văn Ích ” (15), Văn Ích là “ Pháp Nhãn Tông ” đệ ngũ, là Tổ thứ 15.
Huyền Sa truyền cho “ Hưng Hoá Tồn Tưởng ”, Tồn Tưởng truyền cho “ Nam Viện Huệ Ngung ” , Huệ Ngung truyền cho “ Phong Huyệt Duyên Chiểu ”, Diên Chiểu truyền cho “ Thủ Sơn Tỉnh Niệm ”, Tỉnh Niệm truyền cho “ Phần Dương Thiện Chiếu ”, Thiện Chiếu truyền cho “ Thạch Sương Sở Viên ”, Sở Viên truyền cho 2 chi phái “ Hoàng Long Huệ Nam ”, “ Dương Kì Phương Hội ”, cả hai đều là Tổ thứ 18; Huệ Nam là “ Hoàng Long Tông ” đệ lục, Phương Hội là “ Dương Kì Tông ” đệ thất, tổng cộng phân làm Ngũ Gia Thất Tông.
Pháp Vựng Văn của Hư Vân Hoà Thượng ghi chép rằng, nguồn gốc của Thiền Tông Ngũ Phái ghi nhận như sau : Hư Vân Hoà Thượng xuất gia ở Cổ Sơn, Cổ Sơn từ thời đại nhà Minh cho đến nay song truyền Lâm Tế Tào Động. Diệu Liên lão hoà thượng là người đã dựa vào Lâm Tế Tông mà tiếp pháp mạch Tào Động. Diệu Liên lão hoà thượng đã phó chánh mạch của lưỡng tông cho Hư Vân Lão Nhân, từ Lâm Tế cho đến Hư Vân Lão Nhân là 43 đời. Quy Ngưỡng Tông gần trăm năm nay không ai kế thừa, do Hoà Thượng Bảo Sanh mời Hư Vân Lão Nhân kế thừa Quy Sơn, vì sự kế thừa bắt đầu từ sau Hưng Dương Thiền Sư đời thứ 7 sau dưới Quy Sơn Tổ Sư。
Hư Vân lão Nhân là đời Tổ thứ 8 kế thừa Quy Ngưỡng Tông. Pháp Nhãn Tông mất đi sự kế thừa còn lâu hơn, Bát Bảo Sơn Thanh Trì Đại Sư thỉnh mời Hư Vân Lão Nhân kế thừa nguồn của Pháp Nhãn Tông, Lương Khánh Thiền Sư là đời thứ 7. Hư Vân Lão Nhân nhận lời kế thừa làm đời thứ 8 của Pháp Nhãn Tông. Vân Môn Tông cũng đã lâu không có người kế thừa, đời thứ 11 dưới đời Tổ Văn Yển là Quang Hiếu Dĩ Am, nay Hư Vân Lão Nhân từ chỗ suy yếu mà phục hưng lại Vân Môn Tông, nhận lời kế thừa Dĩ Am, làm đời Tổ thứ 12. Trong tập Chí Nhược Liên Phương liệt Hư Vân Lão Nhân là đời thứ 130, chỉ là chỉ các đời trụ trì mà thôi, chứ không phải là chánh mạch.
Nam Nhạc tứ truyền cho đến “ Lâm Tế ”, Lâm Tế lại thất truyền cho đến “ Hoàng Long, Dương Kì”, Dương Kì thập thất lại truyền cho đến “ Bảo Phương Trí Tiến ”, Bảo Phương Trí Tiến truyền đến “ Phật Định Huệ Quang Kế Chiếu ”.
Thất Phật truyền cho đến nay đã có 90 đời, Phật Thế Tôn truyền cho đến nay tổng cộng có 84 đời, Đạt Ma Tổ Sư truyền cho đến nay tổng cộng 56 đời, Nam Nhạc truyền cho đến nay có 50 đời, Lâm Tế truyền cho đến nay 46 đời , Trí Tổ Sơn Lục truyền cho đến “ Huệ Quang Thánh Chiếu ”, truyền cho đến Huệ Quang Khoan Chiếu thì tổng cộng có 30 đời.
Địa khu lưu truyền của Thiền Tông chủ yếu là vùng Giang Nam, tập trung ở Quảng Đông, Hồ Nam, Hồ Bắc, Giang Tây, Chiết Giang. Thời gian lưu truyền của Thiền Tông trong các Tông phái Phật Giáo Trung Quốc là dài nhất, ảnh hưởng cực sâu, đến nay vẫn kéo dài không dứt, có ảnh hưởng rất quan trọng trong tư tưởng triết học và tư tưởng nghệ thuật của Trung Quốc. Sau đại chiến thế giới lần thứ hai, ông SuZuKi Daisetsu của Nhật Bản đến Mĩ hoằng pháp, Thiền Tông được các nước Âu Mĩ rất hoan nghênh, dần dần đem sức ảnh hưởng của Thiền Tông mở rộng đến các nơi trên thế giới. Phần trên là Xuất Gia Nhất Mạch, nguồn gốc pháp mạch truyền thừa của chánh pháp nhãn tạng.
玄関妙諦當下契悟
性理真傳直須會通
Huyền Quan diệu đế đương hạ khế ngộ
Tánh lý chơn truyền trực tu hội thông
一貫真詮見性明心歸正道.
玄關妙諦超凡入聖赴龍華
Nhất quán chân thuyên kiến tánh minh tâm quy chánh đạo
Huyền quan diệu đế siêu phàm nhập thánh phó Long Hoa
Phụ Chú
Bảy vị Phật quá khứ hay bảy vị Phật nguyên thủy, quá khứ thất Phật, nguyên thủy thất Phật, là tên gọi chung để chỉ bảy vị Phật được đề cập tới kinh sách Phật giáo, cụ thể là trong Đại bổn kinh của Trường bộ kinh (hay Trường a hàm kinh), với Phật Thích Ca Mâu Ni (Sakyamuni) thuộc Hiền kiếp là vị Phật cuối cùng trong số này. Trước vị Phật này là 6 vị Phật khác, bao gồm:
· Thuộc Trang Nghiêm kiếp:
· Phật Tỳ Bà Thi (hay Phật Bỳ Lư Thi, Vipasyin)
· Phật Thi Khí (Sikhin)
· Phật Tỳ Xá Phù (hay Phật Tỳ Xá Bà, Visvabhu)
· Thuộc Hiền kiếp:
· Phật Câu Lưu Tôn (hay Phật Câu Lâu Tôn, Krakucchanda)
· Phật Câu Na Hàm Mâu Ni (Kanakamuni)
· Phật Ca Diếp (Kasyapa)
Cũng lưu ý rằng trong 3 kiếp quá khứ, hiện tại, vị lai đều có cả nghìn vị Phật; tuy nhiên đại diện thường được nhắc tới cho các vị Phật quá khứ là Nhiên Đăng Cổ Phật (Dipankara), đại diện thường được nhắc tới cho các vị Phật hiện tại là Phật Thích Ca Mâu Ni, đại diện thường được nhắc tới cho các vị Phật vị lai là Di Lặc Tôn Phật (vị lai có ý nghĩa bề mặt là "chưa đến" hay thuộc về "tương lai").
Số lượng các vị Phật theo kinh điển mô tả là hằng hà sa số (nhiều như cát sông Hằng), do vậy tìm hiểu khởi nguồn của chư Phật là không thể, quá phạm vi kiến thức mà một chúng sinh có thể biết, đức Phật Thích Ca Mâu Ni khi được hỏi về vấn đề này bởi một người Bà La Môn, Ngài đã im lặng không trả lời vì nó thật sự không cần thiết, một việc vô nghĩa đối với giáo pháp tu tập để đạt giác ngộ lúc bấy giờ.
Số lượt xem : 1033