Diệu đế của Tâm Kinh – Nước cam lồ nơi biển khổ
Diệu đế của Tâm Kinh – Nước cam lồ nơi biển khổ
Tam bảo tâm pháp mà Nhất Quán Đạo đã truyền chỉ ra tự tánh tam bảo mà người người vốn có, đánh thức lương tri hôn mê của chúng sanh.
Sau khi cầu đạo nếu có thể thời thời khắc khắc chẳng rời tự tánh thanh tịnh, niệm niệm đều là sự bộc lộ của đức hạnh thiện mỹ, thực hiện qua lời nói hành vi cử chỉ, thiện phát tâm bồ đề, lập nguyện liễu nguyện, thay trời tuyên hóa, cứu thế độ nhân, khiến cho thân, tâm, tánh nhất quán, tự giác giác tha, giác hành viên mãn, tất có thể siêu phàm nhập thánh, rời khổ được vui, đạt bổn hoàn nguyên, noi theo dấu chân của Thánh Hiền, trực đăng Thánh Vực. Bởi vì tâm pháp mà Nhất Quán Đạo đã truyền có sự gia bị của thiên mệnh, có sự hộ trì của Chư Phật Bồ Tát, có nghiệm chứng của việc tu bàn thành đạo, càng có kinh điển của ngũ giáo làm chứng minh, có thể gọi là quán thông cổ kim, hối thông chân lý của Trung Quốc và Phương Tây nơi một lò, khiến cho chúng ta trực tiếp chứng ngộ, tránh những sự mò mẫm vô nghĩa, tránh việc đi đường vòng xa xôi dẫn đến sự lãng phí rất nhiều về tinh thần, thời gian, sinh mệnh.
Tâm kinh là bản cô đọng của Phật giáo đại thừa, tuy rằng chỉ có 276 chữ, nhưng đã hấp thụ tất cả mọi tinh tủy của phật pháp. Nó đã phá trừ đi tất cả các pháp của thế gian, trực tiếp chỉ thị chúng sanh trực tiếp khế nhập Nhất Phật Thừa, khiến cho chúng ta minh tâm kiến tánh, rời khổ được vui. Hiện thời Nhất Quán Đạo ứng vận phổ truyền, một chỉ của Minh Sư dẫn đạo chúng sanh từ trong phiền não, đau khổ, ngu muội thoát ra bên ngoài; từ đấy mà siêu sanh liễu tử, đắc chứng quả phật, chính là nghĩa lý tinh yếu của chân đế của tâm kinh. Nay dựa vào 10 mục dưới đây để bàn về cái tinh tủy của tâm kinh, và thể hội sự thù thắng của Nhất Quán Chơn Truyền.:
1. Nội quán tự tại, độ nhất thiết khổ
2. Sắc không bất nhị, triển hiện diệu hữu
3. Viễn ly ( rời xa ) nhị kiến, nhảy ra tam giới
4. Phá trừ tam thừa, vô trí vô đắc
5. Nhất vô sở đắc, Pháp tối thượng thừa
6. Y chỉ bát nhã, tâm vô quải ngại
7. Hành công liễu nguyện, viễn ly khủng bố
8. Đả phá mộng tưởng, khế nhập niết bàn
9. Vô thượng tâm châu, viên giác thành phật
10. Tâm kinh diệu đế, khổ hải cam lồ
1. Nội quán tự tại, độ nhất thiết khổ
Tất cả mọi hình tướng sanh diệt của thế gian đều là hư vọng, bởi vì “ chư hành vô thường ”, vạn vật đều sẽ thay đổi, “ chư pháp vô ngã ” vạn vật đều chẳng có thật thể, chỉ có phá trừ tất cả các loại chấp trước, trực tiếp khế nhập cái đạo chơn không diệu hữu, mới có thể rời xa tất cả mọi khổ ách. Chương đầu của Tâm Kinh nói rằng : “Quán-tự-tại Bồ-tát, hành thâm Bát-nhã Ba-la mật-đa thời chiếu kiến ngũ-uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách. ”
Đoạn trên là quá trình tu hành của Quán Thế Âm Bồ Tát. Quán Thế Âm Bồ Tát ngài dựa vào chơn không thật tướng tu hành trí tuệ sâu của giác ngộ, quán chiếu ra đạo lý sắc, thụ, tưởng, hành, thức, ngũ uẩn của thế gian đều là Không, chẳng thực tế, từ trong tất cả mọi khổ ách tìm ra con đường giải thoát. Từ của Lễ Chúc nói rằng : 「你今受一指,跳出苦海淵,飛身來上岸,即得登雲船。」“ Nễ kim thụ nhất chỉ, khiêu xuất khổ hải uyên, phi thân lai thượng ngạn, tức đắc đăng vân thuyền. ” Các đệ tử của Nhất Quán Đạo vào cái sát na ( khoảnh khoắc chớp nhoáng ) điểm đạo đã phá vỡ khóa sanh tử mà nhảy ra khỏi vực sâu biển khổ, chỉ cần tiếp tục tu hành, thực hành bát nhã trí tuệ sâu xa khó thấy, tất có thể dùng diệu trí tuệ đến được bờ giải thoát bên kia.
Làm thế nào tu trì diệu pháp ba la mật đa sâu rộng đây ? các đệ tử Bạch Dương hồi quang phản chiếu tự gia bồ tát, nhấn mạnh việc lấy lương tâm làm chủ, thanh khẩu trường chay để liễu dứt nhân quả, niệm nguyện sám văn để sửa lỗi làm lại con người mới, dùng việc khấu đầu lễ phật để tu thân dưỡng tánh, tuân thủ đạo đức cang thường luân lý để viên mãn nhân đạo để đạt thiên đạo, lúc nào cũng thực hành tam tỉnh tứ vật, khắc kỉ phục lễ ( khắc chế những dục vọng riêng tư của mình khiến cho lời nói hành động, cử chỉ hợp với lễ tiết ), phước tuệ song tu, tự nhiên ngũ uẩn đều không, từ nội tâm hiển lộ ra niềm vui, phiền não vọng tưởng tự nhiên rời xa, đã nhảy ra khỏi vực sâu biển khổ, đấy là bất nhị pháp môn độ tất cả mọi khổ ách.
2. Sắc không bất nhị, triển hiện diệu hữu
Quán Thế Âm Bồ Tát vì xiển rõ chân đế của chơn không diệu hữu nên nói với ngài Xá Lợi Phất rằng : “ Xá-Lợi-Tử! Sắc bất dị không, không bất dị sắc; sắc tức thị không, không tức thị sắc; thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị. ”
Cái gọi là sắc bất dị không chính là chỉ ra rằng tất cả mọi thức vật chất hữu hình hữu tượng trên thế gian cuối cùng rồi cũng sẽ hủy hoại, cuối cùng đều là Không, ví dụ như một ngôi nhà, bất luận là xây được kiên cố vững chắc thế nào đi nữa, nếu là gặp phải những nhân tố như sự tháo dời, hỏa hoạn, gió bão, động đất hoặc là xói lở, nắng mưa làm hỏng thì cũng đều có một ngày thay đổi bề ngoài ban đầu vốn có hoặc là bị tiêu diệt đi. Thân xác của người và vạn vật đều là như thế, chẳng có thật thể, bất cứ lúc nào bất cứ nơi đâu cũng đều đang thay đổi, do đó Kim Cang Kinh nói rằng : “ phàm tất cả những gì có tướng đều là hư vọng ”. Dụng ý của câu nói này là phá trừ vọng tâm tham trước hình tượng của phàm phu.
“ Không bất dị sắc ” chính là sau khi hiểu cái đạo lý của sắc bất dị không rồi thì đối với những vật chất, âm thanh, mùi vị của thế gian sẽ mất đi sự tham trước, tâm tánh hoàn toàn chẳng có phiền não vọng tưởng, giống như hư không, sau đó từ trong tướng Không mà bộc lộ ra sự từ bi hỷ xả, trí tuệ thanh tịnh, những hành vi tốt đẹp. Các đệ tử Bạch Dương dưới sự nhiếp thụ của một chỉ của Minh Sư và tam bảo tâm pháp, nỗ lực thực hành 10 điều đại nguyện, nhờ vào việc tu bàn đạo đem sắc, thụ, tưởng, hành, thức của ngũ uẩn chuyển hóa thành sự trang nghiêm viên mãn, thiền định vui vẻ, chánh pháp chánh niệm, lục độ vạn hạnh, chuyển thức thành trí khiến cho chúng ta giác tỉnh ( ngộ ) được phương hướng đường đi sai lầm trước đây của mình, không tiếp tục mê hoặc nữa, dựa vào cái tâm thanh tịnh, mở to cánh cửa lòng, tỉnh mộng thì thành phật.
3. Rời xa nhị kiến, nhảy ra khỏi tam giới
Tất cả vạn sự vạn vật các pháp của thế gian là chơn không thật tướng không thật tế; ví dụ như tự tánh của chúng ta, quá khứ chẳng sanh, tương lai cũng chẳng diệt, chẳng phải dơ bẩn, cũng chẳng phải là sạch sẽ, chẳng tăng cũng chẳng giảm, do vậy trong cái thật tướng do Không cấu thành là chẳng có sắc tướng hữu hình, bởi vì ngũ uẩn là hư ảo không vô, đồng thời cũng chẳng có lục căn nhãn, nhĩ, tị, thiệt, thân, ý, cũng chẳng có lục trần sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; chẳng có nhãn giới và các ý thức giới. Tam giới do lục căn lục trần lục thức ở trên trộn lại mà thành đều là vọng cảnh hư vô của huyễn hóa, chẳng thật tế, do vậy Tâm Kinh nói rằng :
“ Xá-Lợi-Tử! Thị chư Pháp không tướng, bất sanh bất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm. Thị cố không trung, vô sắc, vô thọ, tưởng, hành, thức; vô nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân, ý; vô sắc, thinh, hương, vị, xúc, pháp; vô nhãn giới, nãi chí vô ý-thức-giới ”. Diệu đế ở trên là Quán Thế Âm Bồ Tát muốn chúng ta nhìn thấy rõ thật tướng của giới hiện tượng, giống như sự hư vọng của hoa trong gương, trăng trong nước ( không ảo chẳng thật tế ), muốn chúng ta rời xa tất cả mọi sự phân biệt được mất, dẹp bỏ ngũ uẩn và nhị kiến phân biệt của thập bát giới, rời khỏi gông cùm của sự đối nghịch, trở về bổn lai diện mục thanh tịnh. Mạnh Tử nói rằng : 「學問之道無他,求其放心而已。」 “ Học vấn chi đạo vô tha : Cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ hỹ ” ( dịch nghĩa : Đạo lý của sự học hỏi không ở cái nào khác, nó nằm ở chính lòng thiện mà người đó đã đánh mất tìm về mà thôi. ” hoặc “ đường lối của sự học vấn không có gì khác : tìm cái tâm mình đã mất mà thôi ” ), cũng chính là đem tâm thu trở về, trở về nơi Một, trở về ở sự tuyệt đối thì bổn tánh mới viên mãn viên dung. Phật nói rằng : “ vạn pháp quy Nhất ”, Nho rằng : :「惟精惟一」“ duy tinh duy Nhất ”, Đạo rằng :「抱元守一」” bão nguyên thủ nhất ”, đều là muốn chúng ta rời xa nhị kiến, nhảy ra khỏi sự trói buộc của tam giới.
4. Phá trừ tam thừa, Vô trí vô đắc
Quán Thế Âm Bồ Tát khai thị tâm kinh, tiếp tục lại phá trừ pháp tu tam thừa mà tu hành bình thường hay chấp trước. Ngài nói rằng chẳng có vô minh, hành, thức, sanh sắc, lục nhập, xúc, thụ, ái, thủ, hữu, sanh, lão tử …thập nhị nhân duyên, cho nên chẳng cần phải tu Duyên Giác Thừa : chẳng có Khổ Tập Diệt Đạo, cũng chính là tu hành La Hán Đạo tứ thánh đế của Thanh Văn Thừa, cũng là Không Vô, và còn những hành giả bồ tát của pháp đại thừa tu trì lục độ : bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tiến, thiền định, bình thường cho rằng là bát nhã chánh trí căn bản nhất, và chứng đắc “ vô thượng chánh đẳng chánh giác ” cũng chẳng phải là cứu cánh rốt ráo, do vậy Tâm Kinh nói rằng : “ vô vô-minh diệc, vô vô-minh tận, nãi chí vô lão tử, diệc vô lão tử tận; vô khổ, tập, diệt, đạo; vô trí diệc vô đắc. ”
Vì sao mà pháp tam thừa đều chẳng phải là cứu cánh rốt ráo vậy ? theo ghi chép của kinh phật, muốn tu chứng đến bồ tát đạo nhất định cần phải trải qua tam đại a tăng kì kiếp vô tận, do vậy pháp đại thừa cực kì là khó tu, ý nghĩa là khó mà thành Phật; lại nữa, những người tu hành đại thừa tuy rằng đã xả rời thập nhị nhân duyên, tứ thánh đế, bát chánh đạo, nhưng vẫn là chấp trước ở “ trí ” và “ đắc ”, do vậy cũng chẳng phải là cứu cánh rốt ráo, cho nên chương thứ 22 phần Vô Pháp Khả Đắc của Kim Cang Kinh, Ông Tu-Bồ-Đề bạch với đức Phật rằng:
"Bạch đức Thế-Tôn! Đức Phật chứng được Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác là không có chỗ chi là được sao?"
Đức Phật dạy rằng: "Đúng thế! Đúng thế! Nầy Tu-Bồ-Đề! Ta ở nơi Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác, nhẫn đến không có chút pháp chi có thể gọi là được đó mới gọi là Vô-thượng Chánh-đẳng Chánh-giác".
( Đúng thế ! Đúng thế ! Nầy Tu Bồ Đề, ta bảo thật với ông rằng ta ở trong cái pháp vô thượng bồ đề này, vốn dĩ là chẳng có đắc, vả lại ngay đến cả một chút pháp cũng chẳng có chỗ đắc, bởi vì nếu có chỗ đắc tức có chỗ mất, có được có mất, đều là những vật ngoài thân, còn tự tánh vốn dĩ là chơn thể của ta, vốn dĩ chẳng có mất, vậy thì ở đâu có chỗ đắc. do tự tánh bồ đề người người đều có đầy đủ, đến cả một chút nghĩa có thể đắc đều không có, cho nên mới gọi là bồ đề vô thượng chánh đẳng chánh giác ).
5. Nhất vô sở đắc, Pháp tối thượng thừa
Quán Thế Âm Bồ Tát từ bi khai thị rằng, bởi vì “ chẳng có chỗ đắc ”, bổn tánh quang minh chẳng có một vật cản trở che lấp, thanh tịnh viên mãn, cho nên có thể thành tựu bồ tát, công đức độ tất cả mọi chúng sanh, do vậy Tâm Kinh nói rằng : “ Dĩ vô sở đắc cố, Bồ-đề tát-đỏa ”. Nhất Quán Đạo ứng vận phổ truyền, một chỉ của Minh Sư là chẳng có chỗ đắc, đấy là pháp tối thượng thừa mà Tâm Kinh đã xiển thuật. Lục Tổ Đàn Kinh nói rằng : “ chẳng có một pháp có thể đắc mới có thể kiến lập vạn pháp ”, lại nói rằng : “pháp chẳng bốn thừa, tâm ngươi tự có sai biệt: Thấy nghe tụng niệm là tiểu thừa; ngộ pháp hiểu nghiã là trung thừa; y pháp tu hành là đại thừa; vạn pháp thông đạt, vạn pháp đầy đủ, tất cả chẳng nhiễm, lià các pháp tướng, trọn vô sở đắc, gọi là tối thượng thừa.”
Thanh Tịnh Kinh nói rằng : “ tuy danh đắc đạo, thật vô sở đắc, vi hóa chúng sanh, danh vi đắc đạo, năng ngộ chi giả, khả truyền thánh đạo ” ( dịch nghĩa : tuy gọi là đắc đạo, thật ra chẳng có chỗ đắc, vì muốn độ hóa chúng sanh, nên gọi là đắc đạo, người có thể ngộ được điều này thì có thể truyền Thánh đạo ).
Phần thứ 10 của Kim Cang Kinh, Tu Bồ Đề trả lời câu hỏi của Phật "Ý của ông nghĩ thế nào? Thuở xưa, hồi ở chỗ đức Phật Nhiên-Đăng, đức Như-Lai có chứng đắc nơi pháp chăng?"
Tu Bồ Đề đáp rằng : "Bạch đức Thế-Tôn! Không. Hồi ở chỗ đức Phật Nhiên-Đăng, nơi pháp, đức Như-Lai thiệt không có chỗ chứng đắc."
Vì sao mà cái gì cũng chẳng có đắc được là pháp tối thượng thừa vậy ? bởi vì bổn tánh của chúng ta là vật của tự gia ( nhà mình ), như mắt có thể nhìn thấy ánh sáng, có thể thấy chẳng phải là từ ngoài đắc được. Bổn tánh vốn dĩ chẳng có mất, do vậy chẳng có đắc, chỉ là khôi phục bổn lai diện mục vốn có mà thôi. Nhất Quán Đạo truyền thụ tam bảo tâm pháp, mượn nhờ sát na ( khoảnh khắc chớp nhoáng ) của một chỉ của Minh Sư, dựa vào sự tu trì của tự lực và sự gia bị của phật lực, mở ra con mắt thứ 3 của chúng ta, phá vỡ xiềng khóa sanh tử, tiêu diệt tham sân si trong tâm, nhìn thấy chủ nhân ông, ngay lúc ấy thanh tịnh giải thoát, khế nhập bát nhã sâu, khiến cho chúng ta ở giữa cái sát na ( khoảnh khắc chớp nhoáng ) đạt đến cảnh giới của chơn không, buông xuống tất cả mọi phan duyên chấp trước, do vậy một chỉ của Minh Sư, chẳng có đắc được cái gì cả, là pháp tối thượng thừa.
6. Y chỉ bát nhã, tâm vô quải ngại
Tâm kinh là kinh điển đại thừa độ tất cả mọi khổ ách. Những đau khổ của đời người, nguồn gốc đều là ở trong thế giới thanh sắc của sự theo đuổi lục căn lục trần, do vậy mà có các thứ khổ như sanh, lão, bệnh, tử, cầu bất đắc, oán tăng hội, ái biệt li …Phương pháp muốn rời xa tất cả mọi khổ ách thì Tâm Kinh bảo với chúng ta rằng phải bắt đầu từ Quán tự tại bồ tát, lại thực hành Ba La Mật Đa rộng sâu, tiếp theo phải rời xa nhị kiến phân biệt, phá trừ ngũ uẩn, lục căn, thập bát giới, càng phải xả bỏ pháp tu tam thừa,trực tiếp khế nhập cảnh giới chẳng có chỗ đắc của Nhất Phật Thừa.
Quán Thế Âm Bồ Tát lại chỉ dẫn pháp môn khiến cho người tu hành tâm vô quải ngại ( chẳng có những trở ngại lo lắng ) , sợ hãi, do vậy ngài nói rằng : “ y bát nhã ba la mật đa, tâm vô quải ngại ”, cũng có nghĩa là dựa vào đại trí tuệ mới có thể đạt đến bến bờ giải thoát bên kia, bổn tánh sẽ không bị vô minh phiền não làm trở ngại lo lắng. Thế nhưng dựa vào đại trí tuệ như thế nào đây ? chính là sau khi đắc đạo, vững tin đạo thật lý thật thiên mệnh thật, nhận lý thật tu, đoạn dứt những nghi hoặc, sanh khởi lòng tin, dựa vào Vô Sanh Lão Mẫu, tích cực tu bàn. Đoạn Tâm Kinh trước bảo với chúng ta làm thế nào phá trừ các loại chấp trước và pháp tu tam thừa, cuối cùng trực tiếp chỉ thị Nhất Phật Thừa, một chỉ của Minh Sư khế nhập chơn không, đoạn này là sự triển hiện của diệu hữu, nếu thực hành 10 điều đại nguyện, tham ban nghiên cứu, thanh khẩu, thiết lập phật đường, khai hoang độ chúng, hành tam thí …đều là dựa vào Bát Nhã Ba La Mật Đa, một con đường sáng rõ giải trừ những quải ngại.
7. Hành công liễu nguyện, viễn ly khủng bố ( sự kinh hãi )
Đời người tràn đầy rất nhiều những nỗi khiếp sợ và phiền não. Nếu có thể dựa theo tâm pháp trí tuệ của Bát Nhã Ba La Mật Đa để tu trì, hành công liễu nguyện, tự có thể quét trừ những quải ngại trong tâm, những nỗi khiếp sợ tự nhiên cũng sẽ tiêu mất. Tâm Kinh nói rằng : “ vô quải ngại cố, vô hữu khủng bố ”. Vì nhân loại tự hội Dần hạ thế, sanh tử luân hồi, tạo xuống tội nghiệt vô biên, oan oan tương báo, chẳng có kì dứt, sống trên thế gian thường phải gặp phải và chịu đựng những sự tấn công của các loại tai họa, các loại nhân tố như tam tai bát nạn, chính trị bất an, hoàn cảnh ô nhiễm, giao thông hỗn loạn, bệnh tật xâm kích …, lại ví dụ những nguyên nhân bên trong như tâm linh hư không, tiền đồ không chắc chắn, khổ buồn trầm uất, bệnh tật chẳng dứt, oan khiếm bám thân, tử vong sắp đến …khiến cho người ta có nỗi khiếp sợ nói chẳng nên lời. Trước mắt, trên thế giới có vô số những bệnh nhân tinh thần, đều là những bệnh tật sanh ra do chịu phải đủ thứ những nỗi khiếp sợ mà ở trên đã xiển thuật dẫn đến. Kinh Pháp Hoa nói rằng : “ Tam giới như nhà lửa ” khiến cho thân tâm của chúng sanh chịu đủ những sự dày vò, khủng bố phiền não chẳng dứt. Làm thế nào có thể giải trừ những nỗi sợ hãi này đây ? chính là dựa theo tâm pháp Bát Nhã Ba La Mật Đa để tu trì, vững tin một chỉ của Minh Sư, tích cực tu bàn, hành công liễu nguyện để đạt đến liễu thoát sanh tử luân hồi, đấy là sự bảo đảm của Quán Thế Âm Bồ Tát cho chúng ta rời xa những nỗi khiếp sợ.
8. Phá vỡ mộng tưởng, khế nhập niết bàn
Tất cả Chư Phật Bồ Tát của tam thế thập phương đều là dựa theo tâm pháp bát nhã này để tu trì, từ đấy mà rời xa lục đạo luân hồi, mộng tưởng của sanh tử điên đảo, khế nhập cứu cánh niết bàn mà chứng đắc quả vị cứu cánh rốt ráo của vô thượng chánh đẳng chánh giác, do vậy Tâm Kinh nói rằng : “ viễn li điên đảo mộng tưởng, cứu cánh niết bàn ”. Phật Thích Ca Mâu Ni dưới cây Bồ Đề sau khi triệt ngộ chánh đẳng chánh giác nói rằng : “ tất cả mọi chúng sanh đều có đức tướng trí tuệ của Như Lai, nhưng do chấp trước vọng tưởng mà chẳng thể chứng đắc. Mỗi vị chúng sanh đều có Phật tánh, giống như Phật Bồ Tát vậy, đều có đức tướng trí tuệ của Như Lai, nhưng đều là do đủ thứ điên đảo mộng tưởng, tham danh trục lợi, ngu muội trầm luân, nuôi dưỡng thành thói quen rồi khó mà tự cứu. Kinh Duy Ma Cật nói rằng : 「是身如夢,為虛妄見。」 “ thị thân như mộng, vi hư vọng kiến ”. Do vậy đời người như mộng, giống như hàm đan mộng, nam kha mộng vậy, có giấc mộng tốt, giấc mộng xấu, trong giấc mộng vì tài sắc danh lợi mà tranh đấu nhau đến anh chết tôi sống ( vô cùng kịch liệt ). Khi giấc mộng tỉnh rồi, tất cả mọi thứ đều là Không Vô, đời người cũng giống như một giấc mộng vậy, vạn thứ đều chẳng thể mang theo được, chỉ có nghiệp chướng tùy thân, lại triển chuyển trong một cái ác mộng tiếp theo, nhưng phải làm thế nào giác tỉnh mê mộng mà đạt được sự giải thoát tự tại đây ? Khi chúng ta cầu đạo, tiếp nhận một chỉ kinh thiên động địa của thiên mệnh minh sư đã đập tan cơn mê mộng của chúng ta, ngay lúc ấy thanh tịnh giải thoát, phân đoạn sanh tử đã liễu, chỉ cần thành tâm bảo thủ, đem tam bảo tâm pháp dung nhập vào trong sinh hoạt ngày thường, lập nguyện liễu nguyện, tất cả mọi phiền não điên đảo vọng tưởng tự nhiên rời xa; nếu có thể tiếp tục tinh tiến chẳng dứt, bộc lộ ra sự từ bi hỷ xả, thời thời khắc khắc chẳng rời tự tánh, tùy duyên độ hóa chúng sanh. Sư Mẫu nói rằng : 「二六守玄,掃妄現自佛顏。」“ nhị lục thủ huyền, tảo vọng hiện tự phật nhan ”. Thời thời khắc khắc thủ huyền, tất cả mọi vọng niệm tự nhiên quét sạch, đấy là cái đạo của chơn không diệu hữu, cũng chính là Bát Nhã Ba La Mật Đa mà Tâm Kinh đã nói, dựa theo pháp môn này mà tu, tự giác giác tha, giác hành viên mãn, nhất định thành phật mà chứng đắc vô thượng chánh đẳng chánh giác, do vậy Tâm Kinh nói rằng : “ Tam thế chư phật, y bát nhã ba la mật đa cố, đắc a nậu đa la tam miểu tam bồ đề. ”
9. Vô thượng tâm châu, viên giác thành phật
Từ trên có thể biết rằng, cái tâm pháp trí tuệ đăng bỉ ngạn ( đi lên bến bờ bên kia ) này là thần chú đại uy, là , là chú có thể khiến cho tự tánh phóng đại quang minh, là tâm chú vô thượng diệu nhất, thù thắng nhất, càng là mật chú siêu việt nhất chẳng gì sánh bằng, có thể tiêu trừ tất cả mọi khổ ách của thế gian, chơn thật chứ chẳng có một lời hư dối. Bởi vì nó có công đức thù thắng như vậy, cho nên tuyên thuyết ( diễn thuyết giáo nghĩa của kinh điển ) thần chú Ba La Mật Đa như sau : “ yết đế, yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha ”. Ý nghĩa là chẳng thể đắc, chẳng thể đắc, bởi vì không thể đắc khiến cho tự tánh viên mãn thái hư mà đăng bỉ ngạn, chẳng những khiến cho bản thân chẳng có chỗ đắc mà viên mãn, còn phải độ hóa tất cả mọi chúng sanh chẳng có chỗ đắc cũng viên mãn; tự độ độ tha ( tự độ bản thân và lại độ người khác ) như thế, đạt đến cảnh giới viên mãn thành phật, do vậy lời kết của Tâm Kinh nói rằng : “ cố tri bát nhã ba la mật đa châu, thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chơn thật bất hư, cố thuyết bát nhã ba la mật đa chú, tức thuyết chú viết : yết đế yết đế, ba la yết đế, ba la tăng yết đế, bồ đề tát bà ha ”. Quán Thế Âm Bồ Tát cuối cùng đem tất cả mọi chơn đế của tâm kinh cô đọng ở trong câu chú ngữ này. Nghĩa thật của nó là muốn chúng ta buông xuống tất cả mọi căn trần, tất cả mọi chấp trước, tất cả mọi pháp môn, chỉ cần thụ trì câu tâm chú vô thượng này, chẳng cần tốn suy nghĩ thì có thể khế nhập cảnh giới chân không diệu hữu của tâm kinh, khiến cho chúng ta hàng phục thân tâm, khôi phục bổn lai diện mục quang minh thanh tịnh. Câu tâm chú này cũng là phù hợp với vô tự chân kinh của pháp môn Nhất Quán, đại ý là bởi vì chẳng có chỗ đắc mà có thể viên mãn thái hư, tự độ độ người, đạt cảnh giới viên mãn của Phật, và thành tựu thánh nghiệp phổ độ tam tào của Di Lặc Tổ Sư. Di Lặc Chân Kinh nói rằng : “ lai vãng tạo hạ chân ngôn chú, truyền hạ đương lai đại tạng kinh, anh nhi xá nữ thường trì niệm, tà thần bất cảm lai cận thân, trì niệm nhất biến thần thông đại, trì niệm lưỡng biến đắc siêu sinh, trì niệm tam biến thần quỷ phạ, võng lượng tà ma hóa vi trần, tu trì kiếp nội tầm lộ kính, niệm khởi chân ngôn quy phật lệnh…” Có thể thấy rằng diệu dụng của chân kinh có thể trừ tất cả mọi cái khổ, chân thật chẳng hư.
10. Diệu đế của Tâm Kinh - Nước cam lồ của biển khổ
Bát nhã tâm kinh là một bộ kinh điển có giá trị rất cao, lưu truyền cực kì rộng rãi; từ xưa đến nay, những người nghiên cứu hoặc thọ trì đọc tụng tâm kinh càng không đếm xuể, thế nhưng những người có thể triệt ngộ diệu đế ( ý nghĩa vi diệu ) , thật tế thụ dụng thì lại vô cùng quý hiếm, đấy là vì thiên thời chưa đến, đại đạo vẫn chưa phổ truyền. Các đệ tử Bạch Dương, những người thực tế thụ dụng, ngay lúc tiếp nhận một chỉ của Minh Sư thì khế nhập chơn không chẳng có chỗ đắc mà Tâm Kinh đã xiển thuật, lại triển hiện bát nhã trí tuệ diệu hữu, nhờ vào huyền quan ngộ chơn tánh, từ một chỉ khế nhập bổn thể, buông xuống tất cả mọi sự phan duyên và phân biệt đối đãi, chẳng có những vướng mắc của lục căn lục trần, chiếu kiến ( soi thấy ) ngũ uẩn đều là không, phá trừ thập bát giới, ra khỏi biển khổ của sanh tử, trừ bỏ đi thập nhị nhân duyên, diệt bỏ Duyên Giác Thừa, chẳng có Khổ, Tập, Diệt, Đạo, chẳng có trí, cũng chẳng có đắc. Do chẳng có chỗ đắc, khế nhập chơn không, tức cảnh giới cao nhất của Nhất Phật Thừa, ngộ nhập thật tướng bát nhã, từ chơn không triển hiện diệu hữu, dựa vào 10 điều nguyện lớn mà làm, khiến cho tâm địa quang minh chẳng rơi vào biên kiến, lúc nào cũng lấy lương tâm làm chủ, triển hiện đức hạnh thiện mỹ, liễu ngộ mọi ý nghĩa chơn thật, hiểu rõ tất cả mọi lí niệm tu trì, tùy duyên độ hóa vô số chúng sanh để thành tựu Phật Đạo vô thượng mới chẳng thẹn là đắc nghe Thánh đạo, một đại sự nhân duyên may mắn gặp được Minh Sư. Do vậy Tâm Kinh mở ra trí tuệ của chúng ta, chỉ dẫn một con đường tắt rời khổ được vui. Thời nay, đại đạo phổ truyền, các ngu phu ngu thê đều có thể được nghe chơn tủy của Tâm Kinh, giống như gặp được cam lồ trong biển khổ, quả thật sự là phước phận do 3 kiếp trước đã tu mà có được. Chúng ta có thể nhân cái thời điểm thời cơ tốt đẹp này mà cấp tốc tu bàn. Cùng lèo lái chiếc pháp thuyền từ bi, cứu độ cùng lúc những nguyên thai phật tử trầm luân nơi lục đạo bước lên pháp thuyền, cùng lái hướng đến bến bờ bên kia quang minh sáng ngời.
Nam Hải Cổ Phật nói rằng : 「南北西東佈真空,海內慈航渡迷童,古道重行娑婆世,佛法普渡滿紅。」( Nam bắc tây đông bố chân không, hải nội từ hàng độ mê đồng, cổ đạo trùng hành ta bà thế, phật pháp phổ độ mãn hồng ) .
Quán Thế Âm Bồ Tát đại từ đại bi, nghe tiếng cứu khổ, vào những năm cuối của triều đại nhà Thanh, ngài đã đảo giá từ hàng, chuyển kiếp thành Lộ Trung Tiết cô nãi nãi kế nhiệm đạo thống 6 năm, công đức viên mãn, vinh quang đắc được ơn trên Lão Mẫu sắc phong thánh vị Nam Hải Cổ Phật. Tuy rằng Nam Hải Cổ Phật đã vị chứng Vô Cực Lý Thiên, thế nhưng vẫn gắn bó với nguyện lực phổ độ chúng sanh, khắp nơi độ hóa những người hữu duyên.
Hôm nay, chúng ta nghiên cứu tâm kinh, càng có thể thể ngộ ra từ tâm bi nguyện của Nam Hải Cổ Phật và sự quan tâm của ngài đối với những chúng sanh cõi ta bà. Từ Nội quán nội tại, độ nhất thiết khổ, chúng ta hiểu được quá trình tu hành của Quán Thế Âm Bồ Tát, sắc không bất nhị ( chẳng hai ), triển hiện diệu hữu, chỉ ra chơn đế của sắc bất dị không, không bất dị sắc, rời xa nhị kiến, nhảy ra khỏi tam giới, xiển thuật phương pháp làm thế nào từ bỏ sự phân biệt được mất để khế nhập trung đạo; Phá trừ Tam Thừa, Vô trí vô đắc tường thuật ý nghĩa của việc phá trừ pháp Tam Thừa và ấn chứng cho sự thù thắng của pháp tối thượng thừa; Nhất Vô Sở Đắc, Pháp Tối Thượng Thừa khiến cho chúng ta hiểu một chỉ của Minh Sư là chẳng có chỗ đắc, là pháp tối thượng thừa, chơn thật chẳng hư; Y Chỉ Bát Nhã, Tâm Vô Quải Ngãi khiến cho chúng ta hiểu phương pháp tu hành làm thế nào để đạt đến vô quải ngại ( chẳng có những lo lắng trở ngại chẳng thông ); Hành công liễu nguyện, Viễn li khủng bố ( rời xa những nỗi khiếp sợ ) xiển rõ sự bảo đảm của Quán Thế Âm Bồ Tát làm thế nào khiến cho chúng ta rời xa tất cả mọi nỗi khiếp sợ; Phá vỡ mộng tưởng, khế nhập niết bàn, chỉ ra một chỉ của Minh Sư làm kinh tỉnh mê mộng ( khiến cho người trong sự trầm mê đột nhiên giác ngộ ), sau đó tiến đến làm thế nào đạt đến cảnh giới của giác hành viên mãn. Vô thượng tâm chú, viên giác thành phật xiển rõ ý nghĩa của Bát Nhã Ba La Mật Đa tâm chú và ấn chứng cảm ứng của vô tự chân kinh; Tâm Kinh Diệu Đế, Khổ Hải Cam Lộ xiển thuật cái chơn tủy của Tâm Kinh, và ấn chứng sự tôn quý và thù thắng của Nhất Quán Chơn truyền.
Tóm lại, các quầy sách tiệm sách đều cho ra lò quyển sách Tâm Kinh, những bức tranh cuộn treo tường, những bảng hiệu treo cửa, những hàng thủ công và cà vạt, những hàng trang sức đeo bên mình như những sợi dây chuyền đeo cổ đều có thể nhìn thấy Bát Nhã Tâm Kinh, thế nhưng chúng ta chớ có chỉ xem nó là bài đọc tụng thuộc lòng, quan trọng nhất chính là phải hiểu được diệu đế của nó, tín thụ phụng hành ( tin tưởng tiếp nhận và thành kính dựa theo những lời dạy bảo mà làm theo ) thì mới có thể độ tất cả mọi khổ ách, cùng bước lên bến bờ bên kia tự tại tiêu dao.
Thơ rằng :
內觀自在放光芒 Nội quán tự tại phóng quang mang
離苦超凡作道航 Li khổ siêu phàm tác đạo hàng
打破三乘登覺路 Đả phá Tam Thừa đăng giác lộ
真空妙有步康莊 Chân không diệu hữu bộ khang trang
色空不二悟真詮 Sắc không bất nhị ngộ chân thuyên ( chân lý, chân đế )
般若心經啟聖言 Bát Nhã Tâm Kinh khải thánh ngôn
契入無生明自性 Khế nhập vô sanh minh tự tánh
遠離恐怖得超然 Viễn li khủng bố đắc siêu nhiên
醒悟迷津脫俗緣 Tỉnh ngộ mê tân thoát tục duyên
慈悲喜捨效前賢 Từ bi hỷ xả hiệu ( noi theo ) Tiền Hiền
上乘頓法今聞得 Thượng thừa đốn pháp kim văn đắc ( nay nghe đắc )
圓覺明心會母顏 Viên giác minh tâm hội mẫu nhan.
心經妙諦渡坤乾 Tâm kinh diệu đế độ càn khôn
苦海明燈照大千 Khổ hải minh đăng chiếu đại thiên
最上法門離色相 Tối thượng pháp môn li sắc tướng
明師一指故家還 Minh Sư nhất chỉ cố gia hoàn
Số lượt xem : 608