Đạo Pháp tự nhiên ( Tế Công Hoạt Phật từ huấn )
Đạo là gì ? Đạo là bổn lai diện mục, thiên lí lương tâm, là phật tánh.
Đạo bao hàm rất rộng, rất lớn, có thể cao, có thể thấp, có thể mập, có thể ốm, bất kể là càn đạo, khôn đạo đều có thể nghe hiểu được, có thể cảm nhận được, đấy mới là cái đạo thật sự. Nếu như cái đạo của con chỉ có lớn cỡ như vậy ( thầy dùng tay vẽ một cái vòng tròn – đấy chỉ là cái đạo mà con tự nghĩ ra ). Ngẩng đầu 3 thước có thần minh, vị “ thần minh ” ấy chính là một cái chuẩn tắc giữa đất trời phán đoán nhân quả, báo ứng, thiện ác, cũng có nghĩa là ở bên trên có cái cân trời, nó sẽ đem những quan niệm, niệm đầu của các con tập hợp lại, lại vận chuyển ra ngoài, đấy chính là điều ảo diệu vô cùng giữa trời đất.
Khi chưa có trời đất, trời đất nơi đạo; khi đã có trời đất, đạo ở bên trong vũ trụ. Khi chưa có trời đất, chưa có đạo, chưa có con người, tánh ở đâu ? ở Lão Mẫu. Thiên chủ tánh, tánh chủ tâm, tâm chủ ý, ý sanh thân, thân chủ ngoại hình.
Thường hay đem quan niệm của bản thân mình đi quản thúc ràng buộc người khác, chẳng thể tự mở mang cởi mở, đấy không phải là đạo. Trái lại, có thể ứng dụng một cách thích hợp, có thể ứng hợp thời thế, tuỳ theo thời điểm, nơi chốn, con người khác nhau mà dùng những biện pháp thích hợp để ứng đối, đấy chính là đạo.
Văn tự Trung Quốc áo diệu vô biên, nhưng cũng chẳng cách nào nói tận hết về “ Đạo ”; bởi vì đạo là vô hình vô tướng, là phải dựa vào con người đi thể ngộ, đi thực hành, từ thiên lí lương tâm đi thể ngộ. Bởi vì “ đạo ” là sản sanh từ trong sự thực hành, chẳng phải là chỉ có miệng nói không thôi.
Biết “ Đạo ”, chỉ là nhìn thấy vị trí của cánh cửa mà thôi, cần phải bước đi vào bên trong mới có thể biết được thế giới của bên trong cánh cửa. Sách Trung Dung nói rằng : “ Chánh Đạo là điều không thể xa rời dù trong một chốc lát. Nếu như có thể xa rời thì không phải là chánh đạo ”. Xe có đường đi của xe, máy bay cũng có các đường bay cố định, không thể lệch rời tuyến đường. Nếu như chẳng dựa theo chánh đạo mà đi thì sẽ trật bánh ( trật đường rầy ) . Bởi vì “ Đạo ” chính là con đường. Làm việc cũng cần phải dựa theo đạo lí ( luân lí ), nếu như chẳng dựa theo đạo lí, đến cuối cùng chỉ sẽ uổng bận một phen. Phàm việc gì cũng chỉ cần dựa theo đạo lí đúng đắn mà đi làm, vậy thì là đúng rồi.
Đạo ở nơi đâu ? Đạo ở trên tự thân. Đạo là lí, đấy là tự tánh, làm người xử sự đều rời chẳng khỏi đạo.
Đạo là vô hình vô tướng, hành ra ngoài tức là đức ! Khi nào mới hành đạo ? lúc bình thường thì phải hành rồi, do đó đạo ở trong cuộc sống sinh hoạt thường ngày, đối với cha mẹ có tồn cái tâm hiếu kính hay không ? đối với bằng hữu đã tận tín hay chưa ? ăn cơm có phải là ăn đã quá no rồi ? đạo lí rất bình thường, chính ở ngay trong ngày thường. Con người rời đạo rồi, cũng giống như đã vi phạm làm trái với pháp luật, tuy rằng ngoài pháp luật vẫn có tình người, nhưng rốt cuộc cũng là đã phạm pháp.
Mỗi người tận trung kiên giữ lấy cương vị của mình, làm tốt bổn phận của mình, tự nhiên chính là đạo.
Chớ có tưởng rằng hôm nay đã cầu đạo chẳng có gì đặc biệt cả, phải biết rằng “ Đạo ” tức đại biểu cho phật tánh sự tự nhiên ấy, chỉ là con chẳng hiểu mà thôi !
Vị thật vốn dĩ là nhạt, vị nhạt mới có thể thường. Thật ra cuộc sống chính là bình bình đạm đạm, chẳng có cái gì đặc biệt mới mẻ hiếm lạ cả. Vì sao vậy ? Mỗi sáng mình chải đầu rửa mặt, sau đó đi học đi làm, về nhà thì ăn cơm, chải đầu, rửa mặt, tắm gội, đi ngủ; lại qua hôm sau cứ thế mà lặp đi lặp lại, đấy chính là đạo của tự nhiên. Bởi vì đạo chính là bình bình đạm đạm, tự tự nhiên nhiên, làm những việc mà con mỗi ngày nên làm. Vậy cớ sao lại cảm thấy trống rỗng ? Bởi vì con chưa có đi thể hội được đạo lí ở trong đó.
Hãy tận tâm nhiều thêm một chút, chớ có cứ mãi làm việc qua loa chẳng kĩ càng chú ý, đấy là cái đạo lí của thường ngày. Thầy đây mỗi lần phê huấn, vẫn cứ là muốn các con biết rằng đạo ở trong cuộc sống thường ngày. Kính Lão như thế nào ? Nhân từ với con trẻ như thế nào ? Đấy đều là đạo, chẳng phải là nói đến hoa trời rải rơi tứ tung mới là đạo.
Lúc cầm đũa dùng bữa phải một động một tĩnh mới là đạo. Ăn cơm cũng là đạo, chiếc đũa một động một tĩnh mới khá là dễ gắp đấy !
Cái gì gọi là “ bình phàm ” ? bình phàm chính là rất bình thường, không nổi bật, cũng tức trung dung.
Chỉ cần đồ nhi có thể nhận lí, chẳng phân anh, tôi, tận tâm tận sức tận hết bổn phận của mình, yên với vị trí hiện tại của mình mà nỗ lực làm tốt những việc nên làm, chẳng cần phải cố ý tỏ vẻ khác lạ với mọi người, càng chẳng cần phải cầu cái gì, tuy rằng là bình thường nhưng trên thực tế thì lại là không bình phàm, đấy mới gọi là “ Đạo ”.
Nếu đã là trào lưu thì rồi cũng sẽ nhạt phai. Cái mà chúng ta học chính là một điểm chơn thường ấy; cái tánh chơn thường mới có thể thường thanh thường tịnh. Những bài hát nhất thời, những niềm vui nhất thời của các con sẽ vĩnh hằng vĩnh viễn hay sao ? Những cái đó đều là ngắn tạm cả. Các con bây giờ hát rất vui, đợi lát nữa chẳng có hát, tâm có phải là sẽ lạnh nhạt xuống rồi ? Do đó các con nên tìm ra niềm vui thật sự.
Xích tử chi tâm ( cái tâm trẻ sơ sinh ) đáng quý, thật chẳng dễ được đâu đấy ! Sau khi con đã nhiễm lên những thất tình lục dục thì vẫn còn có thể lúc nào cũng nghĩ đến cái tâm trẻ sơ sinh của con, đấy thật sự là điều khó đấy !
Rất nhiều lúc là do tự bản thân con chẳng nhìn thấu, suy nghĩ chẳng lạc quan, nghĩ chẳng thông; vốn dĩ chẳng có phức tạp như vậy, đều là tự mình nghĩ chẳng thông. Con phải đi tìm hiểu tiền nhân hậu quả, trật tự đầu đuôi câu chuyện rõ ràng, bởi vì bất cứ sự việc gì đều có khả năng đang chuyển biến bất cứ lúc nào, còn tâm của con lại cứ mãi ngừng lưu lại ở quá khứ. Sự việc đã qua đi rồi, con vẫn cứ mãi ngừng lưu lại ở trong những hồi ức của trước kia, đấy là vô cùng ngốc đấy. Sự tu đạo chơn thật, sự tu đạo bình dị thiết thực mới là thật đấy. Người bình dị thiết thực thì sẽ làm việc vững chắc thiết thực, từng bước từng bước một mà đi.
Có khi cái đạo trung dung chẳng dễ hành; nếu rất dễ để cho cái tâm của mình dao động lên cao xuống thấp không đều, bình thường thì phải phản tỉnh lấy cái tâm của chính mình, chớ có để quá nhiều những sự việc bên ngoài đến làm nhiễu loạn cái tâm của mình, điều này con vẫn phải từ từ đi thể hội. Thầy hỏi các con : đồ nhi ngoan của thầy là vẻ như thế nào đây ? có phải là dùng cái tâm của trẻ sơ sinh để đi đối đãi với người khác một cách rất tự nhiên ? Nếu là như vậy, đấy chính là cái đạo của tự nhiên.
Đạo chính là đơn giản như thế đấy ! Con cả ngày niệm phật vô hình trung lại chẳng phát hiện ra rằng con đã tách rời quần chúng ở một mình, chỉ lo cho bản thân mà xem nhẹ đi quyền lợi của người khác, như thế có phải là chơn thiện không đây ? Các con thường hay đóng lên mình một bộ gông cùm xiềng xích, dùng đủ thứ các kiểu khoá để khoá chặt bản thân; đem bản thân mình xích chặt lại rồi, cho dù là đề phòng được người khác, nhưng trong vô hình trung cuộc sống của con cũng trái lại vì thế mà bộc lộ rất rõ là đã trở nên càng chật hẹp rồi đấy ! Đấy vẫn là cái hữu hình đấy. Còn vô hình thì sao đây ? Con đã khoá lại cái tâm của chính mình, con đã quên sự ngây thơ mà con nên có. Ông trời có đem những cơn gió mát trên sông cũng khoá chặt lại không ? có đem trăng sáng cũng khoá chặt lại không ?
Trời, nếu cũng đều có thể tồn tình yêu rộng lớn, thì cớ sao “ con người ” vốn dĩ là đứng đầu trong vạn vật, linh nhất, thông minh nhất trong vạn vật thì lại không thể đây ? Do đó, thầy đây khuyên các đồ nhi phải lấy tình yêu rộng lớn nhân hậu làm chiếc chìa khoá đi mở ra cánh cửa lòng giống như đã đóng chết vậy, có được không ?
Ông trời ban tánh cho chúng ta, do đó nói tánh từ thiên lí. Nếu như con cả đời người chẳng có tiếp nhận sự thấm nhuần làm ẩm của cái lí ấy, có lẽ sau khi con lớn rồi bèn sẽ làm các loại chuyện xấu, bởi vì con chưa có nhận qua sự hun đúc của cái lí ấy, chẳng biết cái gì gọi là tốt ? cái gì gọi là không tốt ? cái gì gọi là phải ? cái gì gọi là không phải ? việc gì có thể làm ? việc gì không thể làm ? như thế thì con đã uổng sống trên cõi nhân gian này rồi. Tại đây phải nhắc nhở lại cái tâm của con, đấy gọi là “ tâm nghe thuận theo đạo lí ”. Còn “ thân thuận theo sự lí ” ? chính là có thể thông nhân sự, phải xem chuẩn đạo lí nên làm như thế nào rồi mới đi làm. Có một số người, bình thường thấy họ “ có vẻ như ” rất tốt, có một hôm đột nhiên phát hiện ra họ “ có vẻ như ” tâm trạng rất không tốt, kì lạ lắm, cái “ có vẻ như ” của lúc ấy chính là dùng cái “ có vẻ như ” ở phía trên của con đi cảm giác đấy, linh cảm cũng là như vậy mà đến đấy. Đây là cái đạo thật tế sống động, các con đều đem nó nghĩ đến rất khó, đều đem nó lôi kéo lên mặt nhân sự, trên những thị thị phi phi, thì tu đạo làm sao có thể tự nhiên đây ? Các con đều gò bó giới hạn trên sự việc nào đó mà khiến cho cái đạo thật tế sống động đều cảm nhận chẳng được.
Thầy tặng 3 câu nói cho mọi người làm châm ngôn xử thế : “ đóng cửa nghe kinh phật, mở cửa tiếp khách tốt, ra cửa du sơn thuỷ ”.
- Vì sao bảo các con đóng cửa đọc kinh phật ? lại là đọc kinh gì ? ( phải thỉnh quyển kinh tự tánh của chính mình ) đọc quyển kinh tự tánh của chính mình, càng đọc tâm sẽ càng trở về, tâm bình mới có thể khí bình, bệnh chẳng vào xâm chiếm.
- Mở cửa tiếp khách tốt, khách đến rồi phải nghênh đón họ vào một cách vui vẻ, biểu thị bản thân mình có độ lượng chẳng hẹp hòi nhỏ nhen, cửa phật to to mở, người có duyên đều vào.
- Con người hễ ra khỏi cửa nhà thì phải thả lỏng, vui vẻ như ngao du sơn thuỷ, du non nước tiếp cận đại tự nhiên mới biết sự rộng lớn của trời đất và tinh thần của trời đất, phải mở rộng tấm lòng của chính mình. Con người phải noi theo đất, đất noi theo trời, trời noi theo đạo, đạo noi theo sự tự nhiên, cũng có nghĩa là tấm lòng độ lượng của tự nhiên.
Đạo vốn chẳng có lời nói, thế nhưng cổ thánh tiên hiền vì để khiến cho những người đời sau có chỗ thể ngộ nên dùng văn tự để ghi chép lại, mà nghìn kinh vạn điển thật ra chỉ là đang ấn chứng cho một chỉ điểm của Minh Sư.
Khai ngộ ngay lúc ấy thì chẳng có bất cứ tật xấu khuyết điểm gì, chẳng có Tôi chẳng có Anh Ta, cũng như sự thật lòng bỏ ra tâm sức, chẳng tính toán lợi ích của bản thân, cũng chẳng cầu mong sự đền đáp, do đó minh tâm kiến tánh rồi thì tuy chỉ một người nhưng lại có thể dung vạn vật chớ chẳng có cái tâm phân biệt.
Dùng văn chương để xiển thuật cái đạo của Thánh Hiền; những văn tự mà hôm nay đã nói, ngôn ngữ lời nói có phải là “ đạo ” không ? Con nếu như thông qua văn tự, đã hiểu được hàm nghĩa của nó, đấy mới là thật đấy, chớ chẳng phải là chấp trước nơi văn tự, vẻ ngoài, hình tướng. Do vậy thầy đây nói vài câu rất đơn giản ngắn gọn vẫn là nói chẳng tận hết được cái chơn đạo; cho dù thầy hôm nay có nói nhiều thêm đi chăng nữa, hay là trầm tĩnh chẳng nói câu nào, vẫn là chẳng cách nào bảo cho biết tận hết được. Duy chỉ có các đồ nhi một lòng thể hội thực hành mới có thể đắc được cái tinh tuỷ của đạo. Con đắc được một chỉ của Minh Sư một điểm ấy chính là cái thật.
Lẽ nào nói “ Đạo” chỉ là nghiên cứu vài quyển kinh điển thì là đạo rồi sao ? Kinh điển là dùng để ấn chứng đạo mà thôi. Các con thì lại cứ chỉ là đang “ khoan ” ở trên kinh điển, chẳng có nghĩ đến việc phải “ khoan ” ở trên cái linh tánh. Khi con chuyên chú tham dự vào một việc, con sẽ phát hiện ra sự diệu dụng của “ Đạo ”. Mà con phải chăng đã từng vào lúc đang làm việc đột nhiên sản sanh rất nhiều các linh cảm ? và lại là những linh cảm rất kì lạ, khiến cho con làm càng tốt hơn, nếu như có, đấy chính là diệu dụng thật sự. Chớ có tưởng rằng bản thân mình làm giàu phong phú thêm những hiểu biết của mình đối với kinh điển hay giỏi biết bao thì có thể làm Thánh Nhân rồi, đây là diệu dụng của linh tánh, là sống động thật tế đấy, rất linh lợi hoạt bát đấy, phải có thể “ hoạt dụng ” thật sự ( vận dụng một cách linh hoạt thật sự ) , đấy mới là vị Thánh Nhân thật sự.
Đạo lí là phải vận dụng một cách linh hoạt, dung hội quán thông. Một lí có thể quán thông tất cả mọi vấn đề, đấy chính là chơn đạo. Nếu như là tà đạo, thì là chỉ bản thân mình có thể, còn của người khác thì đều không thể. Chơn đạo phải hợp với trung dung, chẳng nghiêng chẳng lệch về bên nào. Mỗi một sự việc đều có gốc rễ căn bản, cũng giống như cây có rễ, nước có nguồn, làm việc cũng có nguồn gốc, làm người cũng có gốc rễ căn bản. Cái gốc rễ muốn giữ được thì phải siêng cày cáy vun trồng, đi làm một cách vững chắc thiết thực. Do vậy “ giữ gốc ” chính là phải giữ lấy gốc rễ. Chúng ta tu cái này chính là muốn khiến cho linh tánh quay trở về quê cũ nhà xưa Vô Cực Lí Thiên của tự tánh, đấy mới là cội nguồn của chúng ta. Hy vọng rằng các con có thể ghi nhớ kĩ trong tâm và thật tốt mà giữ lấy. Con người điều đáng tiếc nhất chính là quên đi gốc rễ, nếu đã quên rồi thì phải vội vàng nhanh chóng tìm về trở lại, đấy mới là Đạo.
Nước sẽ chẳng chán ghét hình dạng của chén, đến vật chứa nào thì thuận theo cái hình dạng của vật chứa ấy; đựng bao nhiêu thì là bấy nhiêu, sẽ chẳng kén cá chọn canh, sẽ chẳng bởi vì cái dơ của miếng giẻ lau chùi mà chẳng cho nó dùng đến. Nước tuy là bình thường, thế nhưng mọi người đều cần đến nó; miếng giẻ dơ sau khi dùng nước rửa sạch rồi, nước dơ rồi nhưng lại khiến cho miếng giẻ lau bàn sạch rồi, tự mình hy sinh rồi, đấy chính là đạo, tự nhiên chính là đạo.
Con tận tâm tận sức thì chẳng thẹn với trời đất, bởi vì tận tâm mới có thể trời đất tương dung. Nếu hôm nay con chẳng có thiên tâm thì chẳng cách nào làm những việc của thiên hạ, ngay đến cả ăn cơm cũng chẳng cách nào yên tâm. Đạo ở trong ngày thường đấy ! Ăn cơm là đạo lí cơ bản nhất.
Chúng ta đứng ở trong trời đất giới tự nhiên thì phải hành hợp với tự nhiên, mới có thể đạt đến sự viên mãn; trước khi con đạt đến sự viên mãn thì phải thế nào ? trước hết hãy bảo vệ cái lương tri của chính mình, chính là biểu thị con tôn trọng cái sinh mệnh này; nếu đã là tôn trọng sinh mệnh, vậy thì phải tôn trọng người khác. Nguồn của sinh mệnh ở tại trời đất, do đó nói đi nói lại con người đều vẫn là ở giữa trời đất vạn vật, con có hiểu được nghĩa lí áo diệu trong đó không đấy !
Số lượt xem : 705