Công phu của tâm địa ( Lời của Thầy )
Con hãy nhìn xem chiếc gương ấy, con đi soi mình vào nó, hình người phản chiếu ở bên trong; con đi khỏi nó rồi, trong gương chẳng còn hình người nữa. Khi tâm của con có thể làm đến mức như vậy, thì chính là công phu tu đạo.
Thầy đây hy vọng các đồ nhi nhất định phải bắt tay vào từ tâm địa, mà tâm phải xuất phát từ tánh. Đồ nhi ơi, tuyệt đối chớ có mang cái tâm phàm phu để đi phân tích người khác, cũng chớ có mang cái tâm máu đi ghi nhớ tất cả mọi sự vật, mà nên dùng cái tâm thanh tịnh đi xử lí sự việc, mang cái tâm từ bi đi thành toàn tất cả mọi việc, độ hóa tất cả mọi chúng sanh, mang theo cái tâm hỷ xả đi quan tâm đến người khác, rời khỏi tất cả mọi sự đối lập. Khi con buông xuống mọi sự phân tranh, xuất phát lại lần nữa, giữa người với người bèn sẽ nhiều thêm một phần khí hòa bình, nhiều thêm một phần sự đoàn kết lẫn nhau, nhiều thêm một phần cái tâm từ bi, tâm hỷ xả, tâm quan tâm đến người khác. Muốn tản phát ra một ngọn đèn sáng ấy trong tâm thì phải có tư tưởng quang minh sáng ngời.
Duy chỉ có tư tưởng quang minh mới có thể đốt cháy trở lại lòng nhiệt ái của con đối với sinh mệnh;
duy chỉ có tư tưởng quang minh mới có thể xây dựng trở lại sự tín ngưỡng một lòng thành thật của con đối với chân lí;
duy chỉ có tư tưởng quang minh mới có thể gọi thức tỉnh lực lượng sức mạnh ngủ say trong nội tâm con,
duy chỉ có tư tưởng quang minh mới có thể khiến con giải thoát khỏi đen tối hắc ám, nghênh hướng đến quang minh sáng ngời, hướng đến sự thành công. Đồ nhi ơi, chớ có sợ khốn khó, thế gian chẳng có ngọn núi lửa nào mà vượt không qua nổi, thế gian cũng chẳng có những việc giải quyết chẳng xong chẳng nổi; chỉ cần các đồ nhi dụng chút tâm, nghiêm túc chuyên chú tâm ý tham dự vào, nơi u ám cũng sẽ có một ngày hiển hiện lại sự quang minh, chẳng phải sao ? Nếu đã muốn tu đạo thì chớ có mà so đo tính toán thân phận, cho dù là công việc quét dọn cũng là rất tốt. Quét dọn, dọn dẹp nhà xí cũng có thể thành đạo đấy, chỉ là sự khác biệt của phần tâm này mà thôi. Do đó bất luận là làm việc gì cũng đều phải “ quá hóa tồn thần ” ( khiến cho mọi người chẳng ai là không bị cảm hóa, vĩnh viễn tiếp nhận sự ảnh hưởng của tinh thần ấy ) , những việc cực dễ làm làm rồi thì chớ có để ở tâm. Nếu phật đường có bất cứ việc gì cần giúp đỡ, chúng ta bèn thuận tay đi trợ giúp, giúp xong thì được rồi; tu đạo chỉ ở một chút chơn tâm của các con, cái tâm chân thật này mà thôi.
Thầy đây hôm nay đến bàn về cái tâm của các con, xem xem coi trong tâm các con nghĩ những gì. Người khác tuy chẳng biết, thế nhưng giấu chẳng nổi trời, vì sao vậy ? Bởi vì linh tánh của con là thông với trời đấy. Ông trời nhìn thấy rất rõ, ngẩng đầu ba thước có thần minh đấy. Con động cái niệm đầu tốt thì tốt, động niệm đầu không tốt thì bị ô nhiễm rồi. Cho dù con chỉ là trong lòng nghĩ lấy, hành vi vẫn chưa có biểu hiện ra ngoài, thế nhưng tâm của con đã dơ bẩn mất rồi, biết không ? Ôi, con người, hễ động cái niệm đầu không tốt, liền tiếp đó lại làm ra bên ngoài, vậy thì phạm lỗi rồi, do đó mà khởi tâm động niệm phải cực kì cẩn thận. Bởi vì con đã tu đạo rồi, biết rằng phải bắt tay vào từ tâm địa, thì chớ có lại ý khí dụng sự ( xử lí sự việc chỉ dựa vào tình cảm cảm xúc, phần lớn chẳng dựa vào lí tính ), gặp phải sự việc thì phải bình tâm tịnh khí. Nếu như con tu tốt cái tâm rồi, tự nhiên sẽ chẳng sanh bệnh, đấy mới gọi là cái đạo dưỡng sanh đấy.
Đồ nhi thường thường ở trong cuộc giao chiến giữa phật, ma, giữa lí trí, dục vọng; chỉ trong vòng một ngày thì có khả năng phiền não mọc um tùm, các niệm đầu chẳng đoạn dứt, đấy chính là cái kiếp của các con. “ thận tâm vật ư ẩn vi, át ý ác ư động cơ ” ( cẩn thận tâm mình ở những chỗ ẩn vi u tối không hiện rõ và ở động cơ, tuy người khác không thấy nhưng tự biết mà khắc chế. Người quân tử có tu dưỡng nên cẩn thận tâm giữa lúc muốn động mà chưa động, khiến cho niệm đầu chẳng khởi, càng phải vào cái sát na tâm niệm phát động nhất định cần phải lập tức chế ngừng thì mới tránh được cái nhân ác xấu khuyếch trương càng lớn, nước đã đổ đi khó thu hồi lại ), nếu như con có thể làm được tới mức đó thì chẳng có gì đáng sợ rồi, đấy chẳng phải chính là “ qua kiếp ” rồi sao ? Hôm nay con đã phát một cái thiện niệm thì sẽ có phật trợ giúp con một cái, đẩy con một cái, khiến cho con tiến về trước càng tốt hơn. Đồ nhi ơi, tâm niệm là tốt thì sẽ tiếp nhận được những cảm ứng tốt; nếu như tâm niệm không tốt, nghiệp lực bèn nhanh chóng đuổi bám theo kịp rồi, tà ma sẽ ở bên cạnh con, cảnh ngộ tốt, xấu này chỉ ở giữa một niệm của con thôi.
Đồ nhi ơi, phải thật thà thật tốt mà tu luyện trong cuộc sống hiện thực thì mới có ngày thành tiên thành phật được. Mà con muốn thành tiên thành phật, tối thiểu con ở nhân gian thì phải sống một cách vui vẻ, sống một cách bình an. Con xem, tâm của con nếu như bất bình thì sẽ bắt đầu phiền não, con nếu như tâm bình khí hòa, bất kể là sự việc gì đến đều có thể hóa giải nơi vô hình. Đồ nhi ơi, khi con gặp phải những chuyện không như ý, con phải tịnh cái tâm xuống, thật tốt mà điều thích cái tâm niệm của bản thân. Nếu như không biết điều thích cái tâm niệm của bản thân, càng tu càng không vui lòng, cái phương pháp tu đạo này nhất định là có sự sai lầm, đấy là chỗ mà con cần phải cảnh giác đấy.
Đồ nhi ơi, chớ có bởi vì sự bất an không ổn của thời cuộc mà tâm của con cũng theo đó mà bất an chẳng ổn định. Trước hết phải vững bước chân của chính mình, trước tiên “ biết ngưng ”, mà nên ngưng ở chỗ nào đây ? ngưng ở “ chỗ Minh Sư chỉ ”. Con có thể biết ngưng thì không nguy ngập; còn biết đủ, biết hài lòng thỏa mãn với những gì mình đang có thì không hổ nhục. Con biết ngưng ở chỗ nào thì sẽ chẳng gặp phải sự nguy hiểm. Trong tâm của đồ nhi hễ một khi có sự chấp trước rồi, cách nhìn đối với sự việc cũng bèn sẽ không còn rõ ràng nữa. Trong tâm hễ có sự phẫn nộ, phương thức xử lí đối với sự việc cũng bèn sẽ không đúng đắn. Khi con đem sự việc xử lí một cách rất viên mãn thì biểu thị rằng sự tu dưỡng lúc bình thường của con vẫn là không tồi, do đó mà những việc đã trải nghiệm qua cũng khá nhiều. Có một số người gặp phải chuyện thì hoảng loạn bủn rủn chân tay, chẳng biết nên xử lí thế nào cho phải, điều này đại biểu rằng kinh nghiệm tích lũy và sự hàm dưỡng lúc bình thường của họ vẫn còn chờ đợi cần phải tăng cường thêm. Do đó mỗi khi các con xử lí sự việc đều phải bảo trì gìn giữ một cái tâm rất sáng tỏ, cũng chính là cái tâm bình thường.
Con người phải biết đủ, biết thỏa mãn hài lòng với những gì mình đang có thì mới vui vẻ được. Con chẳng biết đủ thì vĩnh viễn đều sẽ không bằng lòng chẳng đủ, vĩnh viễn đều sẽ sống trong địa ngục, vĩnh viễn đều rời vào bên trong biển khổ đấy. Muốn học nụ cười tươi rói cởi mở lòng của Di Lặc Tổ Sư thì phải biết buông xuống, sau khi buông xuống thì tâm tự nhiên bèn sẽ bình tĩnh. Tâm muốn bình tĩnh thì chớ có mà có những vọng tưởng, vọng tưởng thì sẽ trở thành một thứ tham cầu, tham cầu thì sẽ hình thành dục vọng, có dục thì sẽ có khổ đấy. Vậy thì con làm sao mà có thể cười tươi rói mở lòng được đây ? Đồ nhi ơi, cái tâm của chúng ta phải bình ổn xuống thì mới không bị những danh lợi thế tục bên ngoài cám dỗ dụ hoặc; cũng chỉ có cái tâm an mới có niềm vui thật sự, quả thật chẳng có những lo lắng quải ngại thì thân tâm mới có thể nhẹ nhõm tự tại. Trái lại, tâm có nhiều mối âu lo thì rất khó mà sáng tỏ, do đó mà đồ nhi ơi, các con vĩnh viễn phải gìn giữ bảo trì một cái tâm thấu triệt vô song, giống như tâm của trẻ con vậy, thì mới có thể thông hiểu rõ hết thảy. Nếu như không thanh tịnh, khi con phải phân biện thị phi đúng sai thì sẽ dễ xảy ra sai sót rồi, biết không ?
Học đạo phải càng học càng yêu thích, tu đạo phải càng tu càng hòa khí, giảng đạo phải càng giảng càng nhập tánh lí, bàn đạo phải càng bàn càng khế cơ ( chuyển cơ ) . Đồ nhi ơi, khi con càng ngợi khen người khác, con sẽ càng tốt đẹp giống như điều con đã ca ngợi người khác vậy, bởi vì tâm cảnh của con là không vô. Bởi vì chúng sanh đều có bệnh, đều có nghiệp, do đó phải thường xuyên hồi quang phản chiếu, bảo trì gìn giữ một cái tâm thanh tịnh mới có thể chuyển dời được những nghiệp lực của bản thân con, lại cộng thêm việc hành công liễu nguyện nhiều vào, để thiện thần hộ trì mới có cách thay đổi vận mệnh, hiểu không ? Lòng người nếu có thể biết đủ thì sẽ không chịu phải sự làm nhục; người xưa nói : “ nhân tâm bất túc xà thôn tượng ” ( lòng người chẳng đủ rắn nuốt voi – lòng tham không đáy ) , dục vọng của con người chính là như thế. Những gì mà con kiếp này đã đắc được đều là những cái đã đắc trên mặt vật chất, thế nhưng kết quả của lòng tham thì lại càng hiển hiện ra sự không kiện toàn, không hoàn bị ( hoàn bị : sự hoàn mĩ chẳng có khiếm khuyết ) . Ôi con người, đều có những lúc mê muội, duy chỉ có mỗi một chữ “ tham ” thì đủ để khiến con xoay vòng vòng, chẳng phải đó sao ?
Làm người thì phải không ngừng học tập, học tập những đạo lí lập thân xử thế, gặp phải những chỗ bất thiện thì phải có thể lúc nào cũng tự phản tỉnh lấy mình, tôi luyện bản thân, tuyệt đối chớ có phóng túng nuông chiều bản thân, phải lập chí noi theo cái đạo lập thân xử thế của thánh hiền tiên phật. Do đó, khi đồ nhi phát hiện ra bản thân mình có những thói hư tật xấu tánh khí nóng nảy không tốt thì phải sửa đổi, phải phản tỉnh. Con người hiện nay đều thiếu đi cái công phu phản tỉnh, do đó mà sự tranh chấp cũng đặc biệt nhiều; mỗi một người đều chỉ trách những lỗi sai của người khác, cho rằng những gì mà mình đã nghĩ, đã làm, đã nói đều là đúng cả, đấy chính là ý thức của chính mình đang tác quái làm trò quỷ. Không dễ dàng nhúng nhường hạ mình thì chẳng hiểu được cái gì gọi là khiêm cung hữu lễ đâu ! Đồ nhi ơi, chỉ có “ giác tánh ” mới có thể nhìn rõ chơn giả, biết thấu đời người, hiểu được cái gì là nên truy cầu theo đuổi, cái gì là nên dứt bỏ. Nếu như con là dùng thức thần, dùng nhân tâm để làm việc thì chỉ có thể thông qua học thức, tri thức mới biết nhìn người, hiểu được sự vật, đấy là chẳng đủ siêu việt đâu. Muốn siêu vượt tác dụng của tâm thức thì phải học biết dùng cái bản năng của “ giác trí ”, hiểu không ?
Số lượt xem : 608