BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Chơn tu chẳng thấy lỗi thế gian

Tác giả liangfulai on 2023-05-12 22:06:55
/Chơn tu chẳng thấy lỗi thế gian

Sách viết rằng : “ làm thế nào có thể triệt để rời xa chư kiến ? lại khiến cho “ tâm lượng quảng đại giống như hư không ? ”, ngay cả đến một niệm “ hư không ” này cũng không chấp trước. Như thế mới thật sự quảng đại vô ngại, mới thật sự có thể tự chứng bồ đề. Cho nên, kệ trong Kinh Hoa Nghiêm nói rằng : “ nếu người muốn biết cảnh giới phật, nên tịnh ý ấy như hư không, rời xa vọng tưởng và chư kiến, khiến nơi tâm hướng đều vô ngại ”


“ Phật chẳng có chúng sanh, làm thế nào mà thành phật ? ”. Duy chỉ có kết thiện duyên với chúng sanh mới có chuyển cơ thành Phật. Do vậy, người người đều phải kết thiện duyên, cho dù chẳng có thiện duyên, cũng tuyệt đối không thể kết ác duyên. Kết ác duyên rồi thì tự gánh lấy hậu quả, tai họa vô cùng. Cho nên, phàm là việc xử sự đối đãi với người, phải biết đối đãi tốt với tất cả mọi người, tôn trọng tất cả mọi người. Tuyệt đối chớ có bị sở tri kiến làm cho mê hoặc mà tâm ngại trùng trùng – cứ mãi chấp lí mà tranh biện với mọi người, tự cho rằng quan điểm và cách làm của mình đúng. Như thế sẽ kết ác duyên với chúng sanh. Thử hỏi ở đâu có Bồ Tát trở thành kẻ thù kết ác duyên với người ? Cái tâm này có chỗ chấp trước thì e rằng khó có cái cơ hội chứng quả. Lại dễ tranh chấp với người cũng chẳng tránh khỏi thường sân tâm tuôn trào không kìm nén nổi. Muốn phá sở tri chướng chỉ có học rộng nghe nhiều.

 

Ghi chú : sở tri chướng, còn gọi là trí chướng – bị vô minh tà kiến che lấp trí tuệ thông minh, khiến cho không được thông minh lanh lợi, do vậy mà làm chướng ngại cái nghiệp bồ đề. Nó còn gọi là danh sự chướng, lí chướng.

 

 


 

 

 

“ Nhất niệm sân tâm khởi, bách vạn chướng môn khai ”. Người mà khởi sân tâm, sân nộ chính là ngu muội vô tri nhất, chủ yếu quá cố chấp thành kiến, cũng là do lòng dạ hẹp hòi xui khiến. Quán xem người đời ngày nay “ tập khí, vọng niệm, tánh chấp trước, dục vọng ” đặc biệt nặng, khiến cho thường chịu rất nhiều “ vô minh, phiền não, tâm trạng cảm xúc ”. Thông thường những người tu trì còn thiếu sót đều là chẳng biết điều tâm, tu dưỡng phẩm cách tâm tánh, chẳng biết phản tỉnh quán chiếu, nâng cao bản thân; chẳng biết học tập kiểm soát khống chế tánh nóng nảy, đoạn trừ tâm sân hận.

 

Kinh rằng : “ Nếu người thật chơn tu, chẳng thấy lỗi thế gian, nếu thấy lỗi của người, trái lại thành tự quấy. Người quấy ta chẳng quấy, thấy quấy thành tự lỗi. Nếu bỏ tâm chấp quấy, phiền não đều tan rã ”.

 

Đoạn này nói rõ làm thế nào phân biện người chơn tu, người giả tu ? nếu là người tu đạo thật sự thì “ khi nhìn tất cả mọi người, chẳng nhìn thấy thị phi, thiện ác, công tội, họa phước...của người khác, đấy tức là tự tánh chẳng động ”. Kẻ mê thì thân tuy chẳng động, nhưng mở miệng ra thì là nói “ thị phi, tốt xấu, khuyết điểm ” của người khác, đi ngược lại với đạo. Cho nên muốn biết bản thân mình là “ người tu đạo thật, hay người tu đạo giả ” thì hãy tự hỏi bản thân “ thấy và không thấy đối với lỗi lầm của người khác. ” thì có thể nghiệm biết được.

 

 

Nếu như chúng ta vẫn chấp trước thị phi thiện ác mà phê bình những lỗi lầm sai trái của người khác thì là khởi tâm phân biệt, từ đấy có thể biết “ Ngã Tướng chưa quên ”. Lỗi lầm của người khác liên quan gì đến chúng ta ? Khởi tâm phân biệt tức sanh “ sân hận ”, nghiêm trọng thì sân niệm chẳng ngưng, lửa sân chẳng diệt, hạt giống phiền não đã gieo trồng sâu vào trong ruộng thức, do vậy mà thành lỗi lầm lớn của chính mình, rất tổn thương làm hại đến thân tâm tánh linh của mình, cũng chính là sự trái khuấy mà tự mình tìm kiếm, chuốc lấy, do vậy mà “ nếu thấy lỗi của người, trái lại thành tự quấy ” ( lỗi lầm sai trái ).

 

 

 

 

 

 

 

Phàm những người động niệm tạo ác, nếu xuất khẩu ác ý hủy báng phê bình mà kết oán với người khác, hoặc tâm khởi lên sự ghét hận thù địch mà làm ô nhiễm linh tánh của chính mình đều tích tạo những lỗi lầm sai trái của bản thân. Tóm lại, người tu hành nên như như bất động, chẳng màng đến thị phi thiện ác tốt xấu của người khácBất luận là người tốt hay không tốt thì ta đều dùng một cái tâm như nhau để đối đãi tốt với họ. Tuyên dương ca ngợi cái tốt của người, ẩn đi những lỗi lầm của người, nhìn những cái tốt của người khác mà noi theo học tập. Thấy những chỗ không tốt của người khác mà cảnh giác thận trọng.

 

Chúng ta nếu có thể hàm dưỡng nhẫn nhục, tâm thái rộng lượng, ở trong bất cứ hoàn cảnh sự việc ngang trái chẳng thuận lòng cũng duy chỉ có dùng “ thái độ thuận tùng để tiếp nhận hoàn cảnh ác liệt hoặc những sự đãi ngộ không hợp lí ” để ứng đối, hoặc thấy lỗi của thế gian đều không lấy lỗi làm điều sai trái, duy chỉ có “ hợp tâm, hòa khí, thiện giải, bao dung ” để đối đãi. Nếu chẳng có sự độ lượng thì làm sao chứng đắc tâm cảnh của Bồ Tát đại từ đại bi ?

 

Liễu ngộ tông chỉ của tu hành ở chỗ có thể làm trống Không tâm tánh để gọi thức tỉnh thiên tánh. Tông chỉ ở việc có thể Không vật Không Ngã mới có thể trừ bỏ đi những dục vọng riêng tư để tịnh hóa tâm linh. Những người mắc “ Ngã thức ” nặng mới khởi sự so đo tính toán, tranh chấp trên thị phi đúng sai của người và mình. Người chơn tu chẳng nhìn ở Tự ngã ( cái tôi của mình ); xem việc đối mặt với mọi tình huống nói xấu vu khống mình là đề thi, là khảo nghiệm mà dùng cái tâm chân thành, chịu trách nhiệm, khiêm tốn, bình thường, buông xuống để ứng đối từng cái một, gánh chịu, tuyệt chẳng có lời oán trách nào. Duy chỉ có chuyển thức thành trí, dựa vào trí để giải hoặc thì sẽ có thể trừ bỏ đi những sự che lấp và vô minh, đem tất cả mọi tập khí, vọng niệm, tánh chấp trước nên đoạn dứt đều vứt bỏ đi hết, rời khỏi tất cả mọi phiền não, thành tựu đạo bồ đề vô thượng, thiện tai !

Số lượt xem : 890