Chớ học đạo thuật chớ cầu linh
Bài huấn văn này là những lời chỉ thị từ bi của Sư Tôn lâm đàn tại Dục Chánh Đàn ở Đài Nam vào ngày 5 tháng 7 năm Dân Quốc thứ 77 ( 1988 ) . Trong bài huấn có nêu ra những vấn đề quan trọng mà các đệ tử Bạch Dương có thể gặp phải trên con đường tu hành, Sư Tôn đều nêu ra từng cái một, và còn đề ra phương pháp giải quyết phù hợp nhất.
Bài huấn văn này có ý nghĩa thời đại, là một bài huấn văn trân quý chẳng dễ gì có được. Trong bài huấn văn có sự phân tích tường tận đối với những pháp thuật, linh dị mà những người tu hành dễ tham trước nhất; và càng có sự giải thích tường tận thâm nhập đối với tánh lí tâm pháp điều tâm. Bài huấn văn này có thể giải trừ rất nhiều những nghi hoặc trên sự tu hành của các đệ tử Bạch Dương. Nếu có thể tín thụ phụng hành thì sẽ tiến bộ thần tốc trên con đường tu hành.
Những lời chỉ thị từ bi của Sư Tôn lâm đàn tại Dục Chánh Đàn ở Đài Nam vào ngày 5 tháng 7 năm Dân Quốc thứ 77 ( 1988 )
Chẳng biết Sư Mệnh, bàn đạo vô ích
Chẳng bồi nội đức, hành công vô ích
Chẳng biết tự tánh, tọa thiền vô ích
Bàn đạo phải dùng cái tâm chẳng có chỗ cầu, chẳng có chỗ oán, tinh tấn chẳng ngừng, người thiếu trời bù.
Các đạo thân lâu năm nên xem trọng công phu nội thánh ngoại vương, đối với các đạo thân mới thì khải phát niềm tin thì được rồi.
Đạo thuật từng thất truyền nhất thời, hiện được các thầy bà đồng cốt học; thuật ấy lợi hại, như có bệnh tay rờ vào một cái thì khỏi; nhưng đấy chỉ là tạm thời, chẳng phải là khỏi thật sự. Các con bây giờ bàn đạo tuy rằng chẳng có phép thuật, thế nhưng dựa theo lí mà tu, dùng chánh khí để khắc chế vạn tà, như ngài Quan Thánh Đế Quân dựa vào một luồng hạo nhiên chánh khí mà thành đạo.
Ngoại đạo chỉ là hưng thịnh nhất thời, thế nhưng chẳng thể lâu dài được; nên dựa vào những kinh điển đạo lí của Ngũ Giáo Thánh Nhân để tu trì mới là chánh đạo. Tu đạo điều quan trọng nhất chính là phải giữ lấy “ trung, hiếu, tiết, nghĩa ”, không thể khắp nơi tùy tiện loạn tiếp linh giá để thông linh, đấy chẳng phải là chánh pháp, đấy là tả đạo bàng môn. Lúc này chẳng phải là thời cơ để thông linh; thông linh trái lại sẽ khiến cho tâm linh của con càng bất tịnh; những người thông linh sau này sẽ rất nhiều. Con nếu như đi lâu rồi thì thiên bàn tự nhiên sẽ đánh dấu loại ra. Thế nhưng chúng ta nên dựa vào lí để phân tích, khiến cho họ hiểu được sự tôn quý của đạo; nếu như cơ duyên chín muồi họ vẫn quay về lại hướng đạo thì ông trời vẫn tiếp nhận họ; nếu như đi lâu rồi : tâm linh bị các linh ấy khống chế thì chẳng cách nào vãn hồi rồi; con muốn kéo họ quay trở về cũng chẳng có cách, chỉ còn có nước thuận theo tự nhiên, mặc cho sự việc tự nhiên phát triển chớ không can thiệp thêm được nữa. Gặp phải những đạo thân chẳng tu chẳng bàn hoặc rời đạo như thế này thì chúng ta cũng nên dùng lí để đối đãi, không được có cái tâm đối đãi phân biệt. Muốn học tha tâm thông thì chi bằng hãy học tha tâm pháp; nếu như đối phương có đau khổ, con hãy đi tìm hiểu họ, giúp họ giải quyết đau khổ vậy.
Con người chính là người, nhất định sẽ có sai sót; thầy lúc tại thế cũng có sai sót. Không sao cả, có lỗi thì nhanh chóng sửa, chớ có cứ mãi sai lầm tiếp, tránh càng rơi càng sâu.
Tác phong của Điểm Truyền Sư nếu như không hợp với tâm ý của con thì con có thể trao đổi ý kiến một cách riêng tư với Điểm Truyền Sư hoặc cậy nhờ người thứ ba sửa lại cho ngay đúng; chỉ bình luận dựa trên tính chất của bản thân sự việc sự vật chớ không dính dáng đến những cái không liên quan với chủ đề; chẳng luận thị phi của người; kẻ luận thì phi tức là người thị phi.
Bàn đạo phải chú ý đến thân thể. Khi không khỏe thì phải điều dưỡng ( trị liệu ): một là vật phẩm trị liệu ! tức là ăn tẩm bổ; hai là dược lí trị liệu ! tức là uống thuốc; ba là tâm lí trị liệu như là : chớ có cho rằng mình có bệnh, tâm nếu thanh, thì những dược phẩm uống dùng mới có thể hấp thu; lúc nên tẩm bổ thì phải tẩm bổ, lúc nên uống thuốc thì phải uống thuốc. Thầy tuy rằng là vạn năng, có thể thiên biến vạn hóa, thế nhưng chớ có khắc ý chủ tâm cầu thầy từ bi, thầy sẽ trợ giúp con trong vô hình ( phải tự trợ trước rồi sau đó thầy trợ ).
Các con bây giờ bàn đạo tâm thường phóng thả ra ngoài, dễ khiến cho tinh khí thần hao phí mất, cũng nên biết làm thế nào thâu hồi về, có thể vào lúc bấy giờ đả tọa 10 phút, mắt khép 8 phân, mở hai phân, lưỡi chống hàm trên, tự nhiên mắt quán mũi, mũi quán tâm, cũng có thể mặc niệm ngũ tự chơn kinh hoặc tâm kinh, khiến cho tâm chẳng có tạp niệm vọng tưởng thì có thể khối phục khí thần.
Khi chúng ta gặp phải lúc có bệnh, có chuyện, trước tiên phải tĩnh xuống, hồi quang phản chiếu, chớ có tùy tiện loạn hỏi thần khắp nơi; điều quan trọng nhất là phản tỉnh sám hối trước đài sen của Lão Mẫu, lại cầu Lão Mẫu ban cho linh đơn, đấy mới là căn bản.
Khi có chuyện ủy khúc ( oan uổng ) thì phải nói ra, có thể tìm một vài người tri tâm để thổ lộ, chớ có kìm nén trong lòng ( kìm nén lâu rồi thì sẽ nén ra tâm bệnh ), hoặc hát thánh ca, hoặc nghĩ đến pháp tướng tự tại thanh cao tuyệt tục của thầy, thậm chí lúc muốn khóc thì khóc một trận thật to.
Bàn đạo có lúc ngừng lại, đấy chẳng phải là lỗi, đấy là một quá trình, nên nhanh chóng tự mình hồi quang phản chiếu ( người khác chớ có tưởng rằng họ thoái đạo ).
Phải đối mặt với hiện thực, làm việc phải thiết thực vững chắc; người thầy cần là những đồ đệ thiết thực vững chắc, chớ chẳng phải là những đồ đệ hư danh.
Chúng sanh không nhất định là mỗi người đều có thể cầu đạo, mỗi người đều có nhân duyên của mỗi người. Chúng ta có thể giảng lí cho họ, cho họ một thứ trợ duyên. Họ có thể tự tu, đợi đến khi cơ duyên chín muồi thì cũng có thể có chỗ lĩnh ngộ.
Sau này nghìn môn vạn giáo tề phát; tu đạo bàn đạo là bình đạm tự nhiên thì mới có thể lâu dài. Tu đạo vốn dĩ là tự tự nhiên nhiên, là mài luyện tự tánh trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày, khiến cho viên mãn.
Khi các con gặp phải những khốn khó thì có thể nghiên cứu đọc hiểu Lục Tổ Đàn Kinh thật nhiều vào, bởi vì Lục Tổ Đàn Kinh mỗi từ đều kiến tánh ( thầy nhấn mạnh đi nhấn mạnh lại rằng các đạo thân lâu năm nên nghiên cứu Lục Tổ Đàn Kinh nhiều vào ).
Khi Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư nói với con một câu tương đối nặng thì con chớ có cái tâm oán giận; đấy là bởi vì Tiền Nhân, Điểm Truyền Sư xem trọng con, đấy là phước khí của con ( ngọc không mài giũa thì không thành khí cụ, không thể làm cho nó thể hiện được vẻ đẹp và giá trị của nó ). Lúc thầy còn tại thế, thầy đặc biệt nghiêm khắc đối với các trợ thủ đắc lực, bởi vì “ yêu càng sâu thì trách càng đau ” ( yêu thì cho roi cho vọt, ghét thì cho ngọt cho bùi ) , đấy là “ hận sắt chẳng thành thép ”, như các thánh nhân tam giáo trong biết bao nhiêu người mới luyện ra được thập đại đệ tử.
Thầy bình thường ở pháp hội không nói những điều này; hôm nay là một thứ nhân duyên mới nói về tánh lí tâm pháp với những đạo thân lâu năm các con; hy vọng rằng những đạo thân lâu năm các con đây chú trọng sự tu dưỡng nội đức.
Chúng ta phải tận tâm tận sức đi gieo hạt; gieo hạt thế nào thì sẽ thu hoạch thế ấy.
Chúng ta mượn khiếu hiển tượng chỉ là ngắn tạm; những gì mà đồ nhi có thể hỏi vẫn là có hạn; nếu như thầy chẳng mượn khiếu, những vấn đề của đồ nhi làm thế nào hỏi đây ?
Chỉ mong rằng thầy vĩnh viễn in ấn trong tâm của đồ nhi; thầy trong vô hình trung có thể khiến các con nhận rõ chân lí, giải trừ những nghi hoặc trong tâm.
Từ huấn lâm đàn nhân ngày kỉ niệm ngày đản sanh trăm năm của Sư Tôn
Bài huấn văn này là những lời từ bi chỉ thị của Sư Tôn lâm đàn vào ngày kỉ niệm đản sanh trăm năm của Sư Tôn – ngày 19 tháng 7 năm dân quốc thứ 77 ( 1988 ) tuế thứ Mậu Thìn tại Tam Chi Hương, Thiên Nguyên Cung.
Ý chỉ chủ yếu của bài này ở chỗ bảo với chúng ta nên gánh vác mạt hậu đại sự như thế nào; trong từng từ từng câu đều bộc lộ ra sự từ bi và quan tâm vô hạn của Sư Tôn đối với chúng ta; đặc biệt là Sư Tôn khải thị cho chúng ta biết thấu tông chỉ, tự tánh tự độ; phá trừ vô minh, chẳng chấp trước hình tướng trong việc cầu đạo, học đạo, tu đạo, bàn đạo, đáng để chúng ta tham khảo tường tận.
Trong bài huấn văn còn biểu lộ ra những yếu lĩnh tu hành cho các đệ tử Bạch Dương, những cạm bẫy trên con đường tu hành. Vào cái thời khắc mạt hậu thâu viên này, bài huấn văn này chắc chắn là biển chỉ đường tốt nhất cho sự tu hành của chúng ta.
Thâu viên thủ thành
Mạt hậu rồi, mạt hậu rồi, thời cơ đã đến mạt hậu rồi, nên cầu thì cũng đã cầu rồi, nên bàn thì cũng đều đang bàn rồi, đây chính là lúc nên thâu viên rồi. Thâu viên thủ thành, thâu cái viên của mọi người, thủ cái thành của bản thân. Cần phải đoan chánh bản thân; lúc này chớ có lại để người khác thúc đẩy, dẫn độ, nhất định cần phải tự giác, khải phát, tự tánh nhất định cần phải tự độ mới là cứu cánh rốt ráo.
Cầu đạo, học đạo, tu đạo, bàn đạo đã lâu thế này rồi, những gì mà mọi người đã chịu đựng, đã đi qua, đủ thứ các mùi vị, từng tí một nơi tâm đầu, bất luận là tốt xấu ngọt đắng, chỉ cần ghi nhớ rằng thầy chưa từng rời khỏi các con một bước. Các đồ nhi phải nghĩ nghĩ xem phải chăng đã biết thấu, nhìn tỏ tông chỉ cuối cùng, phải chăng đã rờ được đến gốc rễ. Đã là mạt hậu rồi, những chúng sanh thời mạt hậu không thể lại điên đảo, không thể lại mơ hồ chẳng rõ nữa, nếu không thì uổng phí nhận một chỉ của Minh Sư, uổng phí đắc đạo, bàn đạo một phen.
Phá trừ vô minh
Hãy thâu cái tâm tạp loạn về, hãy an định xuống; thế giới bên ngoài là hỗn loạn đấy; ngoại cảnh ngoại duyên là những sự quấy nhiễu đấy; hãy nương dựa vào một cái bổn tâm thì có thể bài trừ hết thảy, bài trừ mọi thứ, buông xuống mọi thứ, vạn pháp do nội tâm sanh diệt. Lúc này là lúc mà mọi người thăng khởi trí tuệ, tự tánh tự độ. Nhất định phải ghi nhớ lấy, tự tánh nhất định cần phải tự độ; những hạt giống của sinh tử luân hồi phải dựa vào bản thân mình trảm trừ; trên con đường của sự sinh tử luân hồi, duy chỉ có phá trừ vô minh, chớ có hướng ra bên ngoài tìm thần.
Nếu đã đi hướng đến con đường tu đạo thì phải hiểu rõ chức trách của thầy là độ hóa, khuyến tỉnh, khích lệ mọi người. Nếu như thầy trò đã có một phần duyên này thì thầy bèn có một phần trách nhiệm này; chúng sanh độ tận thì thầy mới yên tâm. Các đồ nhi một ngày nào còn chưa rõ lí, chưa thể được sự giải thoát cứu cánh rốt ráo thì thầy ngày đó chưa thể yên tâm. Mọi người hãy theo chặt Dẫn Bảo Sư, Điểm Truyền Sư, Tiền Nhân, Lão Tiền Nhân, một đường kim tuyến xuống như thế, cùng nhau tu đạo, bàn đạo, vất vả kinh doanh một mảng đạo trường lớn này, biển khổ sanh Phật, Di Lặc gia viên này do mọi người đồng tâm xây dựng, ra tiền ra sức, dùng tinh thần, dùng trí tuệ, mỗi người hãy tự phát huy tâm sức lớn nhất, mục đích cuối cùng nhất của mình, khiến cho mọi người đều có thể hiễu rõ, khai ngộ. Thầy trong sự hữu hình vô hình đều sẽ ở bên cạnh các đồ nhi, chỉ sợ rằng mọi người trong quá trình bàn đạo đã đem bản thân mình bị trói buộc mất rồi. Phải ghi nhớ rằng lẽ ra là càng bàn càng triển khai mở rộng, càng bàn càng trưởng thành, chớ không phải là trói buộc thật chặt.
Lão Tiền Nhân, Tiền Nhân tuổi tác ngày càng tăng; thầy chẳng có cái sắc thân này cũng chẳng cách nào lúc nào cũng bên cạnh bầu bạn; may là ơn trên từ bi, trong mỗi một cái cây mỗi một cọng cỏ, mỗi một cái động, mỗi một cái tĩnh đều có thiền cơ, để giành cho mọi người thể ngộ cặn kẽ vậy; nếu chẳng dụng tâm thì uổng phí từ ý của ơn trên, uổng phí các loại hiện tượng dấu vết mà chư thiên tiên phật đã hiển thị. Tu bàn mỗi người đều có nhân duyên của mình, bất kể là thuận nghịch đều là cơ hội để thành toàn tạo tựu bản thân, phải nắm bắt lấy thật chặt. Cái mà thầy gánh là sự gánh vác lớn của các con và tổ tiên các con, vì điều này, thầy vẫn cứ là tùy duyên độ hóa, rời khỏi cõi ta bà lâu ngày, hiển hiện nơi đây cũng chẳng qua là sắc thân của khiếu thủ; những cái mà có thể tương truyền và khải phát cũng chỉ là thuận theo nhân duyên của mỗi người mà đưa tay; cơ duyên nếu vẫn chưa đến, thầy có nói thế nào đi nữa, chư thiên tiên phật có tiết lộ thiên cơ thế nào đi chăng nữa, nếu không thể hội thì cũng là vô ích.
Lấy giác làm thầy
Thời kì mạt hậu, những chúng sanh điên đảo nên tiến vào chánh đạo, phải tự tu tự giác chớ không chỉ là lấy giới làm thầy. Lúc này nên lấy “ giác ” làm thầy, phải giác phật giác tánh; độ hóa chúng sanh là việc tự giác giác tha. Mọi người lấy giác ( giác ngộ, giác tỉnh ) làm thầy mới có thể đột phá đủ thứ những trói buộc bên ngoài, còn đủ thứ các pháp môn bên ngoài là vì để phương tiện tiện lợi tiếp dẫn chúng sanh. Các đồ nhi ơi, phải thành toàn bản thân; nếu vẫn cần phải phật quy lễ chúc, giới luật để cưỡng ép giới hạn bản thân thì vẫn là đang học đạo ở trên ngoại đạo, học đạo trên sự bị động.
Vọng Ngã lợi Sanh
Đạo, rất khó, ơn trên từ bi, dùng đủ thứ các pháp môn dẫn phát đại chúng có thể phát cái tâm này; hễ một khi có thể phát tâm bồ đề, cái mà phải làm là bồ tát hành; bồ tát hành chính là quên đi bản thân; vào lúc hoàn toàn quên đi cái Tôi thì mới có thể tự giác giác tha. Thầy đây lại một lần chỉ thị rõ rằng mượn cơ hiển hóa cũng là pháp môn. Khi quyết định sử dụng pháp môn gì, nhớ kĩ là nhất định cần phải có tâm đại bi, nếu không, đánh mất bồ đề tâm ( bổn tâm ) thì học pháp vô ích. Khi tâm đại bi hoàn toàn phát ra mạnh mẽ thì thành tựu sẽ càng lớn. Thành tựu ! thành tựu ! Hậu học có bao nhiêu, đạo trường lớn bao nhiêu, đấy chỉ là thành quả bên ngoài. Nếu như hậu học nhiều rồi, đạo trường lớn rồi, nhưng bản thân mình lại rơi vào một cái pháp chấp trước Tự Ngã ( cái Tôi, tự bản thân ) , vậy thì thành tựu trái lại sẽ rút nhỏ, tự tánh trái lại sẽ rơi vào địa ngục rồi. Nếu như nội tâm chấp trước ở công đức, danh tướng thì đã ở ngoại đạo, rời khỏi đạo rồi, chẳng phải là tông chỉ ban đầu mà thầy đã truyền. Do đó, chúng ta hôm nay tu đạo chớ có quên thành tựu tự tánh của bản thân, dùng pháp môn tự tánh của nội tại lúc nào cũng hồi quang phản chiếu, thì mới có thể giác chiếu tự tánh. Trong quá trình bàn đạo không ngừng tinh tiến, cảm ân, như thế mới là cứu cánh rốt ráo; nếu không, tự tánh chẳng giác thì sao có thể giác tha.
Tùy duyên
Đạo vụ của toàn Đài Loan đã đạt đến trạng thái đỉnh điểm rồi; nhân duyên đã chín muồi; những ai có phật duyên thì phần lớn đã tiếp tục rồi; còn lại thì phải sàng, phải nhặt, tận tâm thì được rồi, có thể độ bao nhiêu thì tính bấy nhiêu, chỉ là tùy duyên, chẳng phải là vì nội tâm hy vọng có thu hoạch mới đi làm, nếu không sẽ rơi vào sự trói buộc. Tóm lại, tất cả mọi thứ tâm thành thì được rồi. Những sai trái của nội tâm phải nhanh chóng xóa trừ sạch sẽ, đấy là việc trọng đại ngay trước mắt. Thời cơ đại thâu viên phải đến rồi; giúp đỡ chúng sanh là cho người khác một sự trợ duyên, nhưng đồng thời chớ có quên cho bản thân mình một cơ hội, duyên sanh duyên diệt, duyên tụ duyên tán, thâu thành được người người viên mãn.
Vô Tâm
Hôm nay cái mà đại đạo đã truyền dẫn là muốn mọi người có thể tự tu tự chứng, thế nhưng dùng phương pháp gì để khiến mọi người có thể ngộ đây ? Xưa nay, đạo đều là chỉ có buông xuống mới có thể thu được ( đạt được, gặt hái được ); các đồ nhi buông xuống những gì đây ? chẳng phải đều là nhặt các hòn đá lên bỏ vào trong túi mình đấy sao ? Hãy nhanh chóng buông xuống những gì mình muốn, đợi thầy chỉ dạy cho con : hãy lợi dụng các loại phương pháp, vô vi vô tâm, đi làm một cách vô tâm, hành ra ngoài một cách vô vi, phải “ sanh tâm ấy mà chẳng có chỗ trụ ”.
Muốn độ hóa chúng sanh, muốn thành toàn hậu học, dựa vào cái tâm gì đây ? là cái tâm nhân từ hay là tướng công đức ? là vì để sau này thành phật hay là trở về thiên đường mới làm ? Nếu là như vậy thì là sai lầm to lớn rồi. Thiên đường chẳng phải là truy cầu theo đuổi mà có được, khi chúng ta cầu thì đã đánh mất đi rồi, hiểu không ? người phàm thế gian truy cầu theo đuổi danh lợi; người tu đạo truy cầu theo đuổi sự giải thoát, đều là có cầu có mất đấy; bởi vì có cầu, nội tâm đã có sự đối đãi, đã sản sanh sự phân biệt, mà cái tâm phân biệt này chính là hạt giống của sinh tử luân hồi ! Thiên đường chẳng phải là tạo tựu ở phía trên, hay là sau trăm năm mới có thể đến được, mà là vào ngay lúc ấy phải chăng có thể chuyển niệm. Nếu như thời thời khắc khắc đều nghĩ thay cho chúng sanh, thời thời khắc khắc đều xả mình vì mọi người, hoàn toàn quên đi cái Tôi thì thiên đường tức hiện. Tâm nguyện của thầy chính là muốn mỗi một nơi của vũ trụ đều xây dựng thành thiên đường, khiến nó nơi nơi đều thành tịnh độ, nội tâm của mọi người đều có thể bình tĩnh, tự nhiên trần thế sẽ hóa thành tịnh độ rồi.
Chuyển phiền não thành bồ đề
Các đồ nhi đều là những hạt giống đã nảy mầm, phải trưởng thành, phải cứng cáp khỏe mạnh. Có câu nói rằng : “ đạo dễ tu, lí khó rõ ”, trên thực tế thì là “ lí dễ rõ, đạo dễ tu ”; chỉ cần phụng hiến, chuyển niệm ngay lúc ấy thì phiền não tức bồ đề rồi. Thời kì mạt pháp phải tự chứng tự ngộ, trong quá trình đó vĩnh viễn không rời khỏi chúng sanh; trách nhiệm gánh vác đến lúc chúng sanh độ tận hết thì chẳng có nguyện nào mà không thể liễu. Mỗi người đều có nhân duyên của mình; lúc cơ duyên đến thì phải khéo tự nắm bắt lấy; các đồ nhi đều là hóa thân của thầy. Sứ mệnh trang nghiêm này, sự nghiệp thiên cổ này tuyệt đối không thể có thái độ tùy tiện khinh suất chẳng quan tâm.
Mạt hậu đại sự hiểu rõ, phổ biến khắp toàn thế giới rồi, phải hiểu rõ tâm tánh của chính mình; thế gian vẫn cứ là khổ, không, vô thường, hiểu rõ mọi thứ chớ có chấp trước nơi cái Tôi, nơi Pháp, nghịch cảnh hiện ra trước mắt thì tâm tồn sự cảm kích, bởi vì đấy là cơ hội để nâng cao bản thân, là bậc thang lên trời, tuy rằng là khó, khó, khó, nhưng lại nhất định phải làm; muốn siêu vượt vạn sự vạn vật thì trước tiên hãy siêu vượt bản thân, tấm lòng rộng rãi như thung lũng mới có thể dung nạp vạn vật, khiêm tốn hòa thuận mới có thể tiếp nạp ý kiến của người khác, thì mới gần với đạo.
Chế tâm nhất xứ vô sự bất biện ( tập trung tâm ý vào một chỗ, thì không có việc gì là không thành tựu )
Khi nội tâm và ngoại cảnh gặp nhau thì phải có thể nhiếp tâm, khéo giữ gìn bảo hộ một niệm, chớ có biến thành hai niệm, cũng tức là không được suy ngẫm, suy ngẫm thì không được, tâm sẽ rơi vào hữu vi, theo pháp, đối đãi. Hãy bảo vệ gìn giữ một cái tâm trong sạch tự nhiên, nói cách khác thì là thành thật tu hành; từ xưa đến nay, người tu hành đều là đem đạo hòa lẫn dung vào trong cuộc sống sinh hoạt; thành thật ăn cơm ( tuân theo giờ giấc, quy củ ), thành thật đi ngủ, thành thật đi đường, thành thật giảng đạo, thành thật nghe lớp … ngồi có tướng ngồi, hành có hành nghi, chẳng có mơ mộng, vô tướng, vô Ngã ( chẳng có cái Tôi ) thì gần với đạo.
Trong những ngày tháng hiếm có này, thầy chỉ truyền những lời nội tâm; hy vọng rằng các đồ nhi lập sẵn phương hướng, và kết ( buộc ) chặt gốc rễ từ nội tâm, sau đó mới có thể thực hiện được, chớ không bị ngoại đạo làm cho mê hoặc. Nghìn lời vạn lời chẳng cách nào nói hết được, các đồ nhi hãy thật tốt mà ghi nhớ lấy, tiền đồ của bản thân thì tự mình đi bôn tẩu xông pha tiền đồ, sinh tử đại sự của bản thân thì tự bản thân mình phụ trách lấy, may mắn vinh hạnh có được một đạo trường tốt như thế phải lấy chân lí để tiếp nối nhau, lấy tâm pháp làm gốc rễ căn bản.
Bàn đạo lâu ngày, ít nhiều cũng có sự thể ngộ, mỗi một người hãy đem trí tuệ của mình phát huy ra một cách thấu triệt đầy đủ mới là chánh đạo. Tuy rằng đồ nhi có lúc sẽ đình đốn, có lúc sẽ nản lòng thoái chí, có lúc sẽ muốn nghỉ ngơi, thậm chí có lúc sẽ có một chút sự oán trách càu nhàu, thế nhưng đấy rốt cuộc đều là sự ngắn tạm. Thầy đây chưa từng thất vọng đối với các đồ nhi; các đồ nhi cũng nên có một phần kì vọng đối với bản thân, hãy đột phá những chỗ trở ngại của nội tâm, dùng trí, nhân, dũng để xông ải, vĩnh viễn không từ bỏ một chúng sanh có thể cứu rỗi được, nhưng cũng vĩnh viễn chớ có từ bỏ cơ hội thành phật của chính mình, nâng cao lòng tin, mở ra chiếc khóa của tâm, mang lấy cái tâm pháp hỷ tràn trề.
Lão mẫu từ bi từ bi biết bao, các huynh đệ tỉ muội phải tương thân tương ái, tay nắm tay tiến về phía trước cùng báo đáp thiên ân sư đức. Mỗi một người tự mình liễu nguyện của mình, nguyện liễu rồi thì vĩnh viễn đoàn viên rồi.
Thời gian tề tụ cùng nhau ngắn mà cách biệt lại lâu dài, nguyện đồ nhi vẫn hãy thật tốt mà ghi nhớ, đời người là sự hội hợp của tất cả mọi nỗi khổ; trong sự hội họp của các nỗi khổ này, các con phải có thể hóa phiền não thành bồ đề; nếu muốn bồ đề hiển hiện ra trước mắt thì hãy hướng về nội tâm của bản thân mình mà tìm kiếm. Đến đi vội vàng, nguyện hôm khác có duyên thầy trò lại tương tụ vậy !
Ẩn khấu
Mẫu giá, thoái
Số lượt xem : 468