Bạch Dương Tu Sĩ nên tích cực tham gia tu bàn như thế nào ?
Lời nói đầu
Nếu như chẳng có sự giáng đạo của ơn trên, chẳng có sự ứng vận đại khai phổ độ của Thiên Mệnh Minh Sư, chẳng có sự từ bỏ gia đình sự nghiệp của các vị Tiền Nhân khai hoang xiển đạo thì sao có chúng ta hôm nay, chính là cái gọi là “ cây có cội, nước có nguồn ”.
Từ khi chúng ta cầu đạo cho đến nay, được triêm thiên ân vời vợi to lớn, Sư đức vĩ đại mênh mông, Chư Thiên Tiên Phật, vạn Tiên Bồ Tát âm thầm giúp đỡ trợ đạo, sự vun bồi và đề bạt của các vị Tiền Nhân và sự thành toàn khổ tâm của rất nhiều các vị Tiền Hiền trong đạo trường để cho chúng ta từ trong những sự bàng hoàng mê hoặc mà tìm lại chính mình, xác lập phương hướng của đời người; từ chỗ hồ đồ vô minh không biết gì đi đến chỗ hiểu rõ ý nghĩa thật sự của đời người, tiến đến hiểu biết được sự quý báu của Đạo. Vậy nên chúng ta vinh hạnh biết bao có thể học đạo, tu đạo, giảng đạo, bàn đạo ở trong đạo trường. Đấy quả thật là phước lớn nhất của chúng ta trong kiếp này !
Thiên Mệnh Minh Sư ứng vận, đại đạo phổ truyền, 60 mấy năm ngắn ngủi đã từ đài loan truyền đến khắp ngũ đại châu của thế giới; đấy là cảnh tượng trước kia chưa từng có. Nay đạo đã đại khai phổ độ, chỉ cần cơ duyên chín muồi, thông qua việc do Dẫn Bảo Sư dẫn tiến, thì đều có cơ hội cầu đạo. Nay trời mở khoa tuyển, 3600 Thánh, 48000 Hiền, chỉ cần có thể phát tâm tu đạo bàn đạo, người người đều có cơ hội thành tựu, chính là cái gọi là “ Thuấn là người nào, Vũ là người nào ? Họ làm được mình cũng làm được ”. Tương lai nhà nhà đều là người tu đạo, tu thân tề gia, vạn nhà sanh Phật thì thế giới đại đồng chắc chắn có thể thực hiện.
Những thể ngộ nhận thức nên có
Sư Tôn từ bi rằng : Muốn ở trong cái thời đại mới này chạy ra cách cục to lớn thì cần phải có khí độ to lớn như đại dương mênh mông có thể nạp trăm sông, như mùa xuân dịu dàng ấm áp có thể làm phát triển sinh sôi vạn vật. Cần phải gìn giữ bảo vệ có đại tiết tháo của một tấm thân như vàng ngọc trong sạch chẳng tì vết, có tâm nhân từ to lớn từ bi hỷ xả, nghị lực kiên cường, có hành động dũng cảm to lớn gan dạ quả quyết, có những suy ngẫm cao xa, có đại trí tuệ kiến thức phong phú, có đại hoằng nguyện gánh kiếp cứu đời, có chí hướng lí tưởng cao xa to lớn kế thừa sự nghiệp lí tưởng của các Tiền Nhân, mở ra con đường tương lai sáng ngời cho các thế hệ mai sau, có hành vi việc làm to lớn làm nên sự nghiệp vô cùng vĩ đại, có lí tưởng to lớn đạo hoá thiên hạ. Trong sự học đạo nhất định cần phải kiên nhận đạo thống, trong sự tu đạo nhất định cần phải kiên định đạo tâm, trong việc giảng đạo thì kiên giữ đạo nghĩa, trong việc bàn đạo thì kiên hằng đạo niệm, trong sự hành đạo thì kiên trinh ( tiết tháo vững vàng không đổi ) đạo mạch, thuận cảnh như vậy, nghịch cảnh thì vẫn như vậy. Mọi người không đánh mất bổn nguyên cội nguồn, không hỗn loạn đường kim tuyến, không sai lầm đi vào tả đạo bàng môn, cũng không đi làm những chuyện tả đạo. Không vì theo đuổi vinh hoa phú quý mà luồn cúi hạ mình, sửa đổi nguyện lực của mình, cũng sẽ không vì theo đuổi danh lợi mà đánh mât đi nhân cách của bản thân. Tuy ở trong cái thời đại mới hỗn loạn đa biến này vẫn bảo vệ gìn giữ có tấm lòng nhiệt tình giúp đỡ mọi người, lúc nào cũng tận tâm tận sức với nhiệm vụ mà ông trời đã ban phú cho, niệm niệm vì theo đuổi mưu cầu cho phước lành của chúng sanh mà nỗ lực. Trong cái thời đại mới của sự đa nguyên hoá, đa biến hoá, đa tôn giáo này, đi ra một đại cách cục càng rộng lớn hơn của Nhất Quán Đạo, đồng tâm đồng đức cùng nhau kiến lập nên thánh nghiệp vĩnh hằng bất hủ, đem thánh đức của Lão Tổ Sư, Sư Tôn, Sư Mẫu vĩnh viễn lưu truyền cho đến thiên thu vạn đời.
Tích cực tham gia tu bàn là cách làm cụ thể để liễu nghiệp liễu nguyện
Liễu nghiệp : Nay thiên thời đã đến những năm tam kì mạt kiếp, nghiệp lực của sáu vạn năm nay sắp tiến hành cuộc đại thanh toán, có oan đòi oan, có nợ đòi nợ, chính là cái gọi là “ cho dẫu trăm vạn kiếp, nghiệp đã tạo chẳng mất, khi nhân duyên gặp gỡ, quả báo vẫn tự chịu ”. Vậy thì nghiệp lực của luỹ kiếp làm sao tiêu trừ đây ? Duy chỉ có chúng ta tu đạo bàn đạo, hành công lập đức, tích luỹ đủ công đức, thì mới có thể đền trả cho những nghiệp chướng của luỹ kiếp. Vậy nên kiếp này đắc đạo, nếu như không thật tốt mà tu đạo bàn đạo, hành công lập đức, đợi đến khi các oan thân trái chủ tìm đến rồi, đợi kiếp lớn ập đến rồi, mới hô trời gọi đất, lâm thời gặp chuyện ôm chân Phật cầu xin nài nỉ, e rằng đã không còn kịp nữa rồi.
Nay chúng ta may mắn cầu đắc đại đạo, đạo trường cung cấp cho chúng ta rất nhiều các cơ hội học tập hành công, chỉ cần chúng ta chịu tham gia vào, thì chỗ nào cũng đều là công đức.
Liễu nguyện : Trong “ Kinh Kim Cang ” có nói rằng : “ Sau khi Như-lai diệt độ, khoảng năm trăm năm sau cùng, có ai trì giới, tu phước, đối với những chương cú này có thể sanh lòng tin, cho đây là thật, thì nên biết những người ấy không phải ở nơi một Ðức Phật, hai Ðức Phật, ba, bốn năm Ðức Phật gieo trồng căn lành, mà đã ở chỗ vô lượng ngàn vạn Ðức Phật gieo trồng căn lành. ” Lại nói : “ Nếu có người hay thọ trì, đọc tụng, rộng vì người mà nói, Như Lai biết hết người đó, thấy hết người đó đều được thành tựu công đức chẳng thể lường, chẳng thể cân, không có bờ mé, chẳng thể nghĩ bàn. Những người như thế ắt là gánh vác Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác của Như Lai. ” Điều này đã ấn chứng cho nhân duyên thù thắng của chúng ta kiếp này có thể cầu đạo tu đạo bàn đạo. Chúng ta hôm nay có thể cầu đạo là vì đã tu mấy kiếp, đã tích luỹ rất nhiều căn lành, nhân duyên đã chín muồi rồi, vậy nên mới có thể gặp được sự dẫn tiến của Dẫn Bảo Sư mà cầu đạo. Sau khi cầu đạo rồi thì phát tâm tu đạo bàn đạo, đấy chính là nguyện lực luỹ kiếp của chúng ta gây khiến, đời này kiếp này là muốn đến gánh vác sứ mệnh Như Lai, giúp đỡ cho Sư Tôn Sư Mẫu phổ độ Tam Tào, hoàn thành sứ mệnh phổ độ thâu viên, cũng là, phải giúp đỡ Lão tổ Sư Di Lặc hoá thế giới ta bà thành cõi nước hoa sen thanh tịnh, tạo dựng nên Di Lặc Gia Viên của nhân gian, sớm ngày hoàn thành sứ mệnh Long Hoa Tam Hội. Vậy nên thân là các đệ tử Bạch Dương, thì tuyệt đối không thể quên nguyện lực luỹ kiếp của bản thân, và sứ mệnh, nhiệm vụ của kiếp này, có cái gọi là “ lập nguyện chẳng thể liễu, khó mà về cố hương ”, nhất định cần phải tích cực liễu nguyện trở về cố hương.
Triển hiện cụ thể của tâm từ bi chính là sự tích cực tham gia tu bàn.
Tích Cực tu bàn là sự thực hiện tinh thần Bồ Tát tự giác giác tha
Những năm tam kì mạt kiếp chính là lúc mà Lão Mẫu hẹn các Nguyên Phật Tử quay trở về trời, vậy nên Lão Mẫu có mệnh, phái Phật Di Lặc chưởng thiên bàn, Tế Công Hoạt Phật, Nguyệt Tuệ Bồ Tát chưởng đạo bàn, bàn lí việc mạt hậu nhất trước, đại khai phổ độ, lèo lái pháp thuyền cứu độ trong biển khổ, phải độ về 92 ức Nguyên Phật Tử cùng quy căn nhận Mẫu, tuyệt đối chẳng phải là tu cái đạo A La Hán của Tứ Thánh đế, hay là tu cái Đạo Bích Chi Phật của pháp thập nhị nhân duyên mà có thể bàn được đâu, mà nhất định là phải nỗ lực hành Bồ tát đạo, thực hành sự tự giác và giúp người khác giác ngộ, tự mình có thể tự lập, có thể thông đạt, thì cũng giúp cho người khác có thể tự lập, có thể thông đạt, công phu của tự độ và độ người mới có thể làm được đấy. Vậy nên tích cực tham gia vào sự tu bàn, đi vào quần chúng, thâm nhập xã hội, phục vụ chúng sanh là thực hiện tinh thần Bồ Tát, là cách làm cụ thể của tự giác giác tha.
Phước Tuệ song tu, thanh hồng ( phước ) song hưởng là sự thị hiện của Di Lặc Gia Viên.
Tham gia vào sự tu bàn của đạo trường, gia nhập một cách tích cực, bởi vì toàn tâm gia nhập vào thì sẽ thâm nhập, bởi vì thâm nhập thì bèn có thể ngộ nhập, bởi vì ngộ nhập cho nên sanh trí tuệ. Vậy nên từ trong sự tham gia gia nhập, mượn giả tu thật, mượn việc rõ lí, từ trong sự học tập không ngừng mà soi ngược tự phản tỉnh mình, khiến cho tâm linh của mình càng nâng cao, tâm tánh càng viên mãn, trí tuệ càng tăng trưởng.
1. Nay tu đạo là sự tu hành nhập thế, Nho Gia thâu viên, tu thân tề gia, bản thân đắc đạo, tu bàn đạo, linh tánh được cứu, tiến đến cả nhà tu đạo, bàn đạo, phụ từ tử hiếu, huynh hữu đệ cung ( anh em hoà thuận, thương yêu tôn kính lẫn nhau ), vui vẻ hoà thuận, hưởng tận niềm vui gia đình đầm ấm sum vầy, đấy là hồng phước của nhân gian.
2. Tu đạo sửa bỏ đi những tánh khí thói hư tật xấu, tại gia xuất gia, siêu phàm nhập Thánh, quét sạch tam tâm tứ tướng, buông xuống mọi chấp trước, chẳng có những Ngã tướng, Nhân tướng, Chúng sanh tướng, Thọ giả tướng. Thân tâm linh thường bảo vệ gìn giữ sự thanh tịnh, chẳng có những vọng tưởng, chẳng có những sự phiền não. Học đạo càng học càng hoà khí, tu đạo càng tu càng hoan hỷ, đấy là thần tiên sống của chốn nhân gian. Sau này xả bỏ báo thân thì quy căn nhận Mẫu, tự tại giải thoát, được án công định quả, đấy là thanh phước.
Tích cực tu bàn là sự triển lộ của tứ vô lượng tâm Từ Bi Hỷ Xả
Từ bi hỷ xả là nền tảng vô cùng quan trọng của tu hành Bồ Tát đạo, cũng là nguyên động lực của Chư Phật Bồ Tát xuất thế gian. Bồ Tát tại thế gian độ hoá chúng sanh, chẳng rời tứ vô lượng tâm Từ Bi Hỷ Xả. Nếu như phát tâm muốn độ hoá cứu bạt những chúng sanh khổ nạn, đem đạo truyền đến mỗi một ngóc ngách, khiến cho mỗi một người đều có thể rời khổ được vui, thì phải phát khởi cái tâm đại nguyện từ bi hỷ xả của Bồ Tát. Lúc này chúng sanh thế gian đang ở trong nhà lửa, chịu đủ thứ những sự bức ép của các khổ nạn, nóng lòng chờ đợi được cứu bạt ra khỏi biển khổ. Có cái gọi là “ thiên hạ chìm đắm thì dùng đạo để cứu rỗi ” , nay ơn trên giáng xuống đại đạo, Minh Sư ứng vận, các đệ tử Bạch Dương chúng ta nên phát huy tứ vô lượng tâm Từ Bi Hỷ Xả, tích cực tham gia vào các hạng liệt tu bàn của đạo trường, dùng tâm từ bi thương nhớ chúng sanh, cho chúng sanh mọi niềm an lạc, thường cầu cho mọi chúng sanh có thể được yên ổn vui vẻ, cho nên vui thích tu bàn để làm lợi lạc mọi chúng sanh. Dùng tâm bi mẫn, thường tồn ý niệm thương xót những chúng sanh chịu đủ thứ thân khổ, tâm khổ trong sáu nẻo luân hồi, nên cực lực độ hoá cứu bạt, nghĩ cách nhổ trừ những nỗi khổ của chúng sanh, khiến cho họ có thể thoát lìa biển khổ, lìa khổ được vui. Dùng tâm hoan hỷ, khi nhìn thấy chúng sanh có đủ thứ các thành tựu hoặc hành thiện được vui thì tâm sanh niềm vui, phàm là có sự lợi lạc cho chúng sanh thì đều có thể hoan hỷ không hối tiếc. Dùng tâm xả vô lượng, chỉ chuyên tâm nghĩ nhớ chúng sanh, chẳng yêu chẳng ghét, đối với tất cả mọi chúng sanh, bất luận là oan hay là thân, đều có thể bình đẳng như nhau, đối với những phước lành đã làm cho chúng sanh thì đều chẳng có chỗ hy vọng đền đáp. Tu học tâm đại từ khiến cho chúng sanh giác ngộ, trừ đi những sân hận trong lòng chúng sanh. Tu học tâm đại bi, khiến cho chúng sanh có thể giác ngộ, trừ bỏ đi những phiền não trong tâm. Tu học tâm hoan hỷ khiến chúng sanh trừ đi những không vui trong lòng. Tu học tâm đại xả khiến chúng sanh có thể buông xuống những chấp trước, trừ bỏ đi những yêu ghét trong lòng.
Mong cầu Thế giới trở thành đại đồng
Thế giới đại đồng là lí tưởng của Khổng Lão Phu Tử, cũng là hoằng nguyện của Sư Tôn, Sư Mẫu chúng ta, vậy nên chúng ta tích cực tham gia vào tu đạo bàn đạo, tu thân tề gia, phụ từ tử hiếu, huynh đệ hữu cung, khiến cho người già được an vui, trẻ nhỏ được quan tâm yêu thương chăm sóc.
Tích cực đi vào quần chúng, thâm nhập xã hội, phục vụ chúng sanh, dùng tinh thần “ ta kính trọng bậc già lão trong nhà mình, từ đó tôn kính bậc già lão của người khác; ta yêu thương con em ta, từ đó cũng yêu thương con em của mọi người ” , đem tình yêu to lớn này khuếch rộng ra, độ hoá chúng sanh, khiến cho một người cho đến mọi người trong thiên hạ đều có thể cầu đạo tu đạo, khải phát lương tri lương năng, người người đều hiếu thuận cha mẹ, thì người già trong thiên hạ đều có thể an vui, người người đều có thể nhân từ yêu thương con em mình thì các trẻ nhỏ trong thiên hạ đều có thể đắc được sự yêu thương bảo hộ và giáo dưỡng. Mọi người đều có thể phát huy cái tâm người đói thì mình đói, người đắm thì mình đắm, giúp đỡ lẫn nhau, những người goá chồng goá vợ, cô độc, tàn phế, bệnh tật đều có thể đắc được sự quan tâm và chiếu cố. Như vậy thì là thế giới đại đồng, là sự hiển hiện cụ thể của Di Lặc Gia Viên.
Tích cực tham gia tu bàn như thế nào ?
Theo sát Thiên Mệnh, Hộ trì Tuệ Mệnh
Theo sát Thiên Mệnh của Sư Tôn, Sư Mẫu, hộ trì tuệ mệnh của các Tiền Nhân. Sư Tôn Sư Mẫu là Thiên Mệnh Minh Sư phụng thiên thừa vận, là người dẫn đường của chúng sanh Tam Giới. Thiên Mệnh của Sư Tôn, Sư Mẫu là một đường kim tuyến giúp chúng sanh đạt bổn hoàn nguyên, trở về Lí Thiên, quy căn nhận Mẫu. Còn các Tiền Nhân tiếp tục kế thừa gánh vác sứ mệnh của Sư Tôn Sư Mẫu, giúp đỡ cho Sư Tôn Sư Mẫu phổ độ Tam Tào, đem đại đạo khai xiển đến vạn quốc cửu châu. Vậy nên chúng ta nên cảm niệm Thiên Ân Sư Đức, tuyên đạo những lí niệm tu bàn của các Tiền Nhân và làm tốt việc thừa thượng khải hạ, kính Lão tôn Hiền để trang nghiêm đạo trường, nâng cao đạo khí và ngưng tụ lực hướng tâm. Tích cực tham gia tu đạo bàn đạo, cùng hộ trì cho thiên mệnh của Sư Tôn Sư Mẫu, khiến cho thiên mệnh vĩnh viễn hưng thịnh, khiến cho tuệ mệnh vĩnh viễn tiếp tục truyền thừa, có giá trị lịch sử to lớn vĩnh hằng.
Khai hoang xiển đạo, rộng độ hữu duyên : “ Khai hoang xiển đạo công hàng đầu ”, chẳng sợ gian nan, không sợ nguy hiểm, tích cực khai hoang xiển đạo, đem thánh đức của Sư Tôn Sư Mẫu truyền khắp đến vạn quốc cửu châu, đem đại đạo truyền khắp đến mỗi một ngõ ngách của thế giới, rộng độ hữu duyên, khiến cho chúng sanh hữu duyên các nơi đều có thể triêm sự gia bị của Thiên Ân, cùng nhận được sự thấm nhuần của mưa pháp, đều có cơ hội cùng lên pháp thuyền. Lấy lòng trời làm tâm của mình, lấy chí của Thầy làm chí hướng của mình.
Làm thiên bách ức hoá thân của Sư Tôn, Sư Mẫu
Theo sát nhịp đập của đại đạo trường : chủ động tham gia lên kế hoạch, thúc đẩy các hạng hoạt động và nghiên cứu học tập của đạo trường, phụng hiến trí lực, tâm lực, thể lực để tăng cường sức thúc đẩy và sức thành toàn, với một tấm lòng công chánh vô tư, trợ giúp những người yếu thế, kiến đạo thành đạo ( các đạo trường, phật đường giúp đỡ lẫn nhau ) , hiệp trợ cho các phật đường còn tương đối yếu, giúp đỡ thúc đẩy phát triển đạo vụ hoặc thành toàn đạo thân.
1. Tích cực tham dự việc bàn đạo của Phật đường
Việc hồng triển đạo vụ, cứu độ chúng sanh, thay ơn trên tìm về lại các Nguyên Thai Phật tử là sứ mệnh và nhiệm vụ mà mỗi một người tu đạo nên có. Từ trong sự tham gia bàn đạo có thể học tập độ người như thế nào, thành toàn đạo thân như thế nào, nâng cao năng lực thao bàn, càng có thể kích phát cái tâm bồ tát, hạnh bồ tát của chúng ta.
2. Tham gia pháp hội
Pháp hội là đại thịnh hội mà người và trời cùng bàn; pháp hội hễ mở thì kinh thiên động địa, Chư Thiên Tiên Phật, vạn Tiên Bồ Tát cùng hộ pháp đàn; ở trong pháp hội nhận được sự phổ chiếu của phật quang, lắng nghe thấm nhuần mưa pháp, có thể tiêu trừ những nghiệp chướng của chúng ta, tịnh hoá tâm linh của chúng ta, tăng trưởng trí tuệ của chúng ta. Tham gia đủ thứ các sự vụ trong pháp hội, bất kể là phật quy lễ tiết đạo vụ hay là ghi danh, văn thư, hay là phục vụ lớp viên, hay là chỉ huy giao thông, làm bếp nấu ăn … chỉ cần chúng ta thành tâm tham dự, phụng hiến một cách vô vi, thì chỗ nào cũng đều có thể hành công lập đức, đều có thể liễu nghiệp liễu nguyện.
3. Tham gia các loại lớp Tiến Tu của đạo trường
Các lớp tiến tu là chiếc nôi bồi dưỡng nhân tài của phật đường, cũng là cơ hội để bản thân học tập trưởng thành, là then chốt để đạo thân có thể rõ lí. Sau pháp hội, các đạo thân cần phải tham gia học tập các lớp nghiên cứu, thông qua việc học tập các lớp tiến tu để chúng ta hiểu được sự quý báu của đạo, sự thù thắng và tu trì của Tam bảo tâm pháp, phật quy lễ tiết và sự ứng đối tiến thoái, sự thao bàn của đạo trường, năng lực học tu giảng bàn … trở thành những nhân tài trụ cột của đạo trường; vậy nên tu đạo tuyệt đối không thể tách rời các lớp tiến tu, và nên tích cực tham gia và hộ trì các lớp tiến tu.
4. Khai thiết Phật Đường
Tiên Phật nói : “ nhân gian một phật đường, trên trời một đoá sen ”. Phật đường là đơn vị cơ bản của đạo trường, là pháp thuyền của nhân gian, là chiếc cầu nối tiếp dẫn chúng sanh đạt bổn hoàn nguyên, là một trong 4 yếu tố “ tài, pháp, bạn lữ, nơi chốn ” tu đạo bàn đạo. Sự kiện toàn đạo vụ của phật đường sẽ ảnh hưởng sự phát triển đạo vụ của cả đạo trường và sự vĩnh viễn tiếp tục truyền thừa của đạo vụ, cũng liên quan đến tuệ mệnh của chúng sanh. Vậy nên phật đường là một nơi vô cùng quan trọng trong việc đại khai phổ độ, phổ độ Tam Tào. Ở trong Phật đường có thể để các đạo thân sớm tối khấu đầu lễ Phật, nhờ Chư Phật Bồ tát, Phật lực gia trì, hàng phục vọng niệm, sám hối trước Phật, tiêu trừ nghiệp chướng, là nơi tốt để tu thân luyện tánh, vun bồi giáo hoá thân tâm, có thể sáng tạo Di Lặc Gia Viên hạnh phúc mĩ mãn, vậy nên chúng ta phải tích cực hộ trì phật đường, tham gia vận hành đạo vụ của Phật đường.
5. Đóng tốt vai trò của Đàn Chủ, Giảng Sư
Nay gặp tam kì mạt kiếp, Hoàng Thiên khai ân, Sư Tôn, Sư Mẫu phụng thiên thừa vận, phổ độ Tam Tào, chúng ta vinh hạnh biết bao may mắn gặp được thời kì tốt, được nghe chánh pháp, càng có thể học tu giảng bàn trong đạo trường; đặc biệt thân là Đàn Chủ, là một tay thuỷ thủ léo lái của một chiếc pháp thuyền, cũng là chiếc cầu nối cho chúng sanh quy căn nhận Mẫu, vai gánh trọng trách khai triển đạo vụ và vai trò then chốt cho sự vận hành và truyền thừa vĩnh viễn tiếp tục của phật đường. Vậy nên chức trách của Đàn Chủ cực kì thần thánh, hiểu rõ sứ mệnh nhiệm vụ của bản thân, và dũng cảm gánh vác, làm tốt Đàn chủ xứng với chức danh, làm tấm gương sáng mẫu mực cho các đạo thân, không uổng nhân duyên thù thắng của đời này kiếp này thừa nguyện mà đến. Vậy nên Đàn Chủ phải đóng tốt vai trò của Đàn Chủ, tích cực tham gia tu bàn, chịu trách nhiệm đối với sứ mệnh và nguyện lực của bản thân, khéo tận bổn phận của Đàn Chủ, chẳng oán trách chẳng hối hận, chẳng ngán mọi phiền phức mà thúc đẩy đạo vụ của phật đường, khiến cho tuệ mệnh của phật đường vĩnh viễn trường tồn.
Vai trò của giảng sư là sự thị hiện của Bồ Tát nhân gian, tự giác giác tha, hoằng pháp lợi sanh; sự phát tâm của một người có thể ảnh hưởng đến tuệ mệnh của ngàn vạn chúng sanh; giảng sư phải làm tốt công tác cầu nối giữa ơn trên với chúng sanh, đặc biệt là hiện nay đạo trường hiện đại hoá đã đi hướng về xã hội, phục vụ quần chúng, nhận được sự khẳng đĩnh của xã hội quốc gia và sự tán đồng khen ngợi của các phương; tất cả những cái này đều là do mọi người nhiều năm nay có thể thực hiện một cách xác thực tông chỉ của đạo, kỉ lập lập nhân, kỉ đạt đạt nhân, cứu vãn thế giới trở nên thanh bình, hoá nhân tâm trở nên lương thiện, mục tiêu hy vọng thế giới trở nên đại đồng, khiến cho Nhất Quán Đạo hướng đến vũ đài thế giới, lưu lại trang sử huy hoàng xán lạn trong thời Bạch Dương phổ độ Tam Tào. Do đó giảng sư nếu như có thể tích cực tham gia tu bàn, giúp đỡ cho Sư Tôn Sư Mẫu phổ độ Tam Tào, giúp đỡ phật đường khai sáng đạo vụ, khiến vạn nhà sanh Phật, khắp nơi nơi đều có pháp thuyền, dẫn dắt lãnh đạo chúng sanh tìm thấy con đường trở về trời, giúp đỡ mọi người tề gia tu đạo hạnh phúc mĩ mãn, nhân gian khắp nơi đều là Di Lặc Gia Viên, giúp cho xã hội đoan chánh phong khí ( các quan niệm, sở thích, thói quen, truyền thống và hành vi đang phổ biến ) , tịnh hoá nhân tâm, thì nhân gian khắp nơi đều là tịnh độ, thì Di Lặc Gia Viên chắc chắn có thể sớm ngày thực hiện.
Lời kết
Sư tôn từ bi rằng : “ có việc thì lập công dễ, không việc thì khó lập công ”. Bạch Dương tu đạo quý ở chỗ thân nỗ lực thực hành. Chân lí đại đạo không đúng thời thì chẳng giáng, không đúng người thì chẳng truyền. các Tiền Nhân xả thân bàn đạo, khai sáng ra một mảng đại đạo trường vừa phong phú vừa viên mãn này, để chúng ta khắp nơi đều có cơ hội hành công liễu nguyện. Chúng ta thân là các đệ tử của Hoạt Phật Ân Sư, nên kế thừa tiếp nối chí hướng của thầy, đức hạnh của thầy, noi theo tinh thần khai hoang xiển đạo của các vị Tiền Nhân, giúp đỡ Sư Tôn Sư Mẫu của chúng ta bàn lí đại sự phổ độ Tam Tào, Mạt Hậu Nhất Trước. “ Đàn Kinh ” có viết rằng : “ Phật pháp tại thế gian, chẳng rời thế gian giác, các tu sĩ Bạch Dương ở trong ngũ trược ác thế nên học tập đức hạnh của hoa sen, ra khỏi bùn nhơ mà chẳng nhiễm, thanh tịnh, cao nhã, thơm ngát, trong sạch thanh khiết, kiên nhẫn, triển hiện hành nghi phong phạm của bậc chơn quân tử.
Số lượt xem : 1343