BẠCH DƯƠNG KỲ - Bạch Dương Tu SĩBạch Dương Kỳ 2002

Làm thế nào tu thân bồi đức ? ( Hoạt Phật Sư Tôn từ huấn )

Tác giả liangfulai on 2023-06-04 20:09:10
/Làm thế nào tu thân bồi đức ?   ( Hoạt Phật Sư Tôn từ huấn )

Trên cầu phật đạo, dưới độ chúng sanh

Khi động độ người, lúc tĩnh độ mình

Quân tử ứng thời động tĩnh đều hợp

Nói nhiều dễ sai, chi bằng hư tịnh.

 

Con người khó tu nhất chính là nội đức, để người khác nhận định rằng nội đức của người này rất tốt là chẳng đơn giản đấy, tu nội đức khó còn khó gấp nhiều lần so với tu kĩ xảo nói chuyện.


Con tuy rằng không có vốn để xây dựng một công xưởng hóa học, thế nhưng con có thể từ tâm cảnh của con sáng lập nên một công xưởng nho nhỏ mà hoàn chỉnh. Đặc điểm lớn nhất của công xưởng hóa học chính là có thể khiến cho những vật phẩm vô dụng trở thành hữu dụng ? Nếu như con có tâm cảnh của loại công xưởng hóa học này thì “ những lời nói ” tệ hại biết bao con đem chúng lưu giữ lại, chỉnh lí lại, lại từ trong miệng của con phát ra thì trở thành “ những lời hay ý đẹp .

 

Nếu như con có tâm cảnh của loại công xưởng hóa học này thì những người tệ biết bao con lưu giữ họ lại thì có thể khiến họ sửa đổi trở thành những người vô cùng tốt, làm như vậy chẳng cần tiền vốn, chỉ cần con dụng tâm, chỉ cần con có sự độ lượng, có hàm dưỡng, có chí hướng, người người đều có thể làm được.

 

Các con đều toàn chú ý đến môi trường hoàn cảnh, lại chẳng chú ý đến tâm cảnh, chỉ biết làm đẹp môi trường, nhưng lại chẳng biết làm đẹp tâm cảnh, biết cải biến môi trường hoàn cảnh, nhưng lại chẳng biết cải biến tâm cảnh. Hãy hỏi bản thân xem, từ lúc cầu đạo đến nay, tâm cảnh của con đã cải biến bao nhiêu ? quá ít rồi, chỉ là có chút cải biến trên đạo trường, khi rời khỏi đạo trường, rời khỏi đạo thân, quay trở về lại môi trường hoàn cảnh của mình thì rất nhanh chóng bèn nguyên tánh phục phát, kiêu thì vẫn cứ kiêu, ngạo thì vẫn cứ ngạo, mạnh bạo thì vẫn cứ mạnh bạo, phải không ? Tánh của hậu thiên cải biến quá ít rồi; muốn cải biến tánh của hậu thiên thì nhất định cần phải thành tâm thành ý tiếp nhận sự mài luyện của người khác, tìm cơ hội đi tiếp nhận sự mài luyện thì mới có thể vượt qua những lỗi lầm của mình thông qua việc học những bài học từ những lỗi lầm của người khác. Nếu như con chẳng tiếp nhận sự mài luyện, chỉ muốn tự mình quản lấy mình, có được không ? Tự mình làm sai rồi, chẳng nỡ đánh, chẳng nỡ mắng, cho dù là con mắng cũng là lén lút mà mắng, sợ người khác nghe thấy, vậy có xem là mắng thật sự không ? Do đó căn bệnh tệ nạn lớn nhất khiến cho người ta không thượng tiến, không thành Thánh chính là bảo vệ bản thân, bảo vệ những khuyết điểm, muốn người khác ngưỡng mộ ca ngợi. Con chẳng có loại tu dưỡng “ nghe lỗi thì vui ” ( nghe thấy người khác phê bình những khuyết điểm hoặc sai sót của mình thì biểu thị sự hoan nghênh và vui vẻ, khiêm tốn tiếp nhận ý kiến ) , do vậy mà sẽ chẳng có được những người bạn tốt.

 

 

Khi nào con phát hiện rằng trong tâm của con thường có một thứ cảm giác tội lỗi không gì lớn hơn thì con đã tiếp cận với lề ( mépbờ ) của Thánh Nhân rồi. Thánh Nhân lỗi nhiều, Hiền Nhân lỗi ít, Tiểu Nhân chẳng lỗi. Thánh Nhân cớ sao lại lỗi nhiều ? Bởi vì Thánh Nhân lấy thiên hạ làm trách nhiệm của mình, gánh lấy lỗi của người thiên hạ, do vậy mà lỗi nhiều. Hiền Nhân làm việc quả cảm không có e sợ, gánh lỗi của một người rất phàm tình, do đó mà lỗi ít. Tiểu Nhân đùn đẩy trách nhiệm, chẳng phân biện thị phi đúng sai, chẳng cho là mình sai, do đó Tiểu Nhân vốn dĩ chẳng có lỗi. Nếu như con mở miệng đóng miệng đều nói rằng “ việc chẳng liên quan đến tôi, chẳng phải là lỗi của tôi ”, vậy thì cảnh giới của con đã khác lệch quá xa rồi. Nếu như trong một môi trường hoàn cảnh, bất luận ai đã phát hiện ra việc không đúng, anh ta một thân gánh vác lấy, nghĩ tận mọi cách muốn bảo người ta tin rằng việc này quả thật là do anh ta làm, anh ta cứ mãi cho rằng trong môi trường hoàn cảnh, ai có lỗi lầm sai trái thì là trách nhiệm của anh ta, loại tấm lòng gánh lỗi của mọi người như thế này có phải là đắc được sự kính mến của người khác ? Đồ nhi ơi, hy vọng rằng các con gia tăng mạnh thêm từ những chỗ chi tiết này, vậy thì có thể khiến cho thân tâm của con tràn đầy bầu không khí Đạo, chẳng ở chỗ con mở miệng giảng đạo thì người ta cũng nhìn ra được con khác với những người bình thường, trên thân con có đạo, hiểu không ?

 

Hôm nay nếu đã đến phật đường, nếu đã muốn tu đạo thì phải có dáng vẻ của tu đạo, phải cho bản thân mình một số những giới luật; vì sao mà càng tu càng tụt lùi ? Bởi vì chẳng có yêu cầu đòi hỏi bản thân, tự thả lỏng những dục vọng của bản thân, hôm nay mình muốn làm gì thì cứ làm, như thế sẽ chẳng tiến bộ; phải dùng một số những điều lệ quy tắc để khiến cho bản thân mình tiến bộ, từ từ khắc chế bản thân, để cho bản thân mình từ từ tiến dần một cách tự nhiên, đạt đến mục tiêu của Thánh Hiền Tiên Phật.

 

 

Những người ngày nay phải chăng đều rất là ích kỉ ? chẳng cần nghĩ người khác, nghĩ đến bản thân mình thì được rồi, có hay không việc tự mình phản tỉnh ? Các con nếu như khi có thức ăn ngon thì trước tiên sẽ cho ai ăn đây ? phải chăng có nghĩ đến việc cha mẹ đã từng có ăn qua những thứ này hay chưa ? Các con tuy có thiện tâm, nhưng đối với những đạo lí này thì vẫn kém một bậc, do đó vẫn phải quay về đây nghe đạo lí; con có tâm nghiên cứu “ tu đạo ”, từ từ thì sẽ nâng cao chính mình, do vậy mà nên nghiên cứu thảo luận với nhau, sửa thói hư tật xấu, trừ bỏ tính nóng giận, chứ chẳng phải là nghiên cứu ăn cho ngon, mặc cho đẹp.

 

Tu đạo chẳng phải là 3, 5 ngày thì biết được ý gì ? Tu đạo là bản thân mình bất cứ lúc nào cũng phải sửa bỏ thói hư tật xấu, tánh nóng. Tu đức ! Cái gì gọi là đức ? Bình đẳng thì có đức ! Người nhỏ thì phải kính người già, người già thì phải yêu thương bảo vệ người nhỏ. Do đó, con người phải có Khiêm, người khiêm nhường thì có đức hạnh, dựa vào đức hạnh thì mới có thể khiến người khác tín phục, phải không ? Người ta nói “ có đức chẳng lệnh mà theo ”, con chẳng có đức hạnh, bảo người khác làm như thế nào thì người khác sẽ chẳng nghe theo, phải không ? Vì sao không phục tùng vậy ? Bởi vì quan niệm của con chẳng đúng đắn, cho nên người khác bèn chẳng nghe !

 

Con người, tu trì ở trong cõi hồng trần, học tập trong đoàn đội cộng đồng thì chúng ta phải học tập tấm lòng nhường nhịn, bao dung tha thứ cho người khác. Thấp đến chỗ cực ( thấp ) tức là cao; đối với những sự việc bề mặt chúng ta phải tham thảo nghiên cứu sâu vào, chớ có bị nó làm tổn thương, cũng vì vậy mà phàm việc gì cũng không thể dùng hình tướng để định. Tu đạo phải tu một cách thâm nhập, phải biết rằng “ khiêm thụ ích, mãn chiêu tổn ” ( khiêm tốn đối đãi với người khác thì mới có ích cho mình, tự kiêu tự mãn sẽ khiến người khác oán ghét, chẳng có ích lợi gì với bản thân ) ; tuy rằng những ý kiến mà người khác cho mình không nhất định là hữu dụng, nhưng chúng ta vẫn phải khiêm tốn mà tiếp nạp, thành tâm đi lãnh thụ.

 

Con người nên thường thường mang cái tâm cảm ân, nếu như người khác ăn hiếp chúng ta thì tâm của chúng ta nên nghĩ rằng người tuy đối xử bất công, bạc đãi với mình, nhưng trời thì sẽ chẳng bạc đãi với mình ! Cảm tạ họ đã mài luyện con thì tâm con chắc chắn sẽ thản nhiên vô hận, an nhàn tự nhiên, hành sự hợp tình hợp lí. Hôm nay con nếu chẳng có cái tâm cảm ân thì sẽ dễ dàng nổi giận, nổi cơn nóng, đến cuối cùng thì người bị tổn thương vẫn là chính mình, phải vậy không ? Làm người nếu như chẳng có tính đàn hồi ( mềm dẻo linh hoạt ), chẳng thể bao dung nhẫn nại, khi bị người người ta tông đụng vào một cái như vậy thì con đã lõm ( hóp, trũng ) vào mất rồi. Nếu như bên trong lỏng lẻo, lòng tin đối với đạo không chắc chắn, cho dù có tròn đi chăng nữa, dùng sức va đụng vào thì vẫn có một cái góc.

 

Tu đạo vẫn cứ phải khiêm tốn nhỏ nhẹ, tu đạo quý ở chỗ “ thường duyên ”; tu đạo quý ở chỗ chẳng cầu lợi ích riêng tư, đạm nhạt như nước mà duy trì thời gian lâu dài. Việc xấu sợ khởi đầu, việc tốt sợ thu đuôi, hiểu không ? Do đó gọi là làm lúc bắt đầu dễ, cẩn thận cho đến lúc cuối cùng thì khó !

 

Ôi con người ! đều là xoay đi chuyển lại trong sự được, mất; thường vì đắc được nhiều một chút mà so đo tính toán; có sự so đo tính toán rồi thì có những phiền não vô cùng tận. Tiên Phật điểm hóa những khuyết điểm của con người đều là âm thầm điểm hóa; nhìn thấy khuyết điểm của người khác thì phải lấy làm điều thận trọng cảnh giác, chớ có lấy khuyết điểm của người khác làm trò cười cho thiên hạ.

 

Chúng ta tu đạo phải chú ý những chi tiết nhỏ tốt đẹp của người khác, chớ có chú ý những cái không tốt của người khác.

 

Người có trí tuệ nhìn thấy những việc mà người khác làm thì có thể dựa vào cách làm của họ để suy lí, sau đó tự mình biết làm như thế nào. Đạo lí này chẳng dễ hiểu được, người bình thường đều chỉ nhìn thấy người khác làm thì nghĩ người khác làm ra sao ra sao mà sinh cái tâm phê bình hoặc không thích, nhưng khi tự mình thâm nhập vào trong thì cái mà mình đã làm lại không hẳn tốt hơn người khác, do đó mà nên đặt mình vào địa vị của người khác để thể hội tâm ý người khác, nghĩ nhiều cho người khác, tâm của mọi người đều như nhau.

 

Không thể chỉ toàn nhìn thấy người khác, mà mình cũng phải quán sát bản thân bất cứ lúc nào; chớ có mà người ta trồng một phần đất, ăn no rồi vẫn còn có thể phân cho người khác, còn mình thì tuy có 9699 m² đất nhưng lại chẳng có chỗ thu hoạch gì.

 

Tu đạo phải tận hết sức làm những việc mà năng lực mình có thể làm, yên với địa vị hiện tại mà mình đang ở và nỗ lực làm tốt những việc mà mình nên làm, phải biết đi quan tâm đến người khác, bất kể là thị thị phi phi, môi trường hoàn cảnh của mỗi người khác nhau sẽ có những cá tính khác nhau; chớ có mà yêu cầu người khác việc gì cũng đều phải giống như mình. Tu đạo trước tiên phải tu sửa tính cách của mình, chớ có tự cho rằng quan điểm và cách làm của mình đều đúng đắn mà chẳng chịu khiêm tốn tiếp nhận ý kiến của người khác, bảo rằng : “ Tôi chính là cá tính như vậy, tôi muốn thế nào thì thế ấy ! ”, như thế là không đúng đấy. “ Tính cách ” là tính của hậu thiên; cái mà hậu thiên chấp giữ, cái mà hậu thiên đã học tập được thì tiên thiên vốn thật sự chẳng có đem đến. Có thể người khác không hoan nghênh chúng ta, thế nhưng tâm của chúng ta phải noi theo Di Lặc Tổ Sư, phải có sự độ lượng, phải học tập tinh thần của ngài Di Lặc, chớ có chỉ học cái vẻ bên ngoài.

 

Khi con cãi vã nổi giận với người khác rồi thì con chớ có mắng người khác, con mắng thầy đây chẳng sao, người khác đối xử không tốt với con, hãy nghĩ xem khi con nổi giận, ông trời có đối xử như thế với các con không ? Các con nói rằng muốn học Bồ Tát, nói rằng muốn noi theo đất trời tự nhiên, noi theo Cổ Thánh Tiên Hiền, kết quả là người ta mới hơi nói con một câu thì con bèn lửa bốc 3 trượng, hãy nghĩ xem khi các con thất vọng mắng trời chẳng có nhân tính thì ông trời có nổi giận trút đổ chậu nước lên con không ?

 

Thầy đây tổng cộng đã chuyển kiếp mấy lần ? ( 72 ) lần. Đã sống bao nhiêu năm ? Bởi vì các con đặc biệt ưa thích đối với con số ! Thích đi nghiên cứu người khác, người khác như thế nào, lại thế nào ! Người ta thì là người ta, con quản người ta làm gì ! Hãy quản lấy bản thân con thì được rồi, chớ có đi quản người khác !

 

Thật ra mỗi người chúng ta đều rất tốt, phải không ? Tâm của con tốt thì người khác bèn rất tốt, bất kể họ đẹp xấu, tâm của họ tốt, chúng ta lấy đức hạnh bên trong của họ, chớ có mà chọn đông chọn tây chọn bừa, được không ! Tự mình trước hết hãy tu dưỡng cho tốt, thật ra người người đều rất dễ gần gũi đấy.

 

Con người đều có rất nhiều thói hư tật xấu, tánh nóng, có không ? Con nhìn chẳng thuận mắt thì nổi giận, nhìn người khác thuận mắt thì vui vẻ trong tâm, đấy gọi là có sự đối đãi. Con người đều là chẳng thể khoan dung độ lượng, cho nên sự việc đặc biệt nhiều. Con người chính là chẳng chịu phát cái tâm từ bi, do đó mà chúng sanh khó độ. Thầy độ những chúng sanh mà các con nhìn chẳng thấy được, phổ độ Tam Tào, trên độ những vị thần tiên cõi khí thiên, giữa độ vô số chúng sanh, dưới độ u minh địa phủ, những chúng sanh của cõi u minh còn cố chấp hơn các con.

 

Chúng ta quên mất bổn lai diện mục của chính mình thì rất nguy hiểm đấy, do đó mọi người phải thường “ phản tỉnh bản thân, khoan thứ người khác ”, các tu sĩ Bạch Dương phải làm việc gì ? có phải là thay trời tuyên hóa ? Vậy thay trời tuyên hóa có phải là chỉ dựa vào cái miệng ? Không phải ! Nói ra ngoài còn phải hành ra ngoài. Còn nữa, những cái tốt thì phải nói, những điều không tốt thì chớ nói, thế nhưng những người bình thường thì sao đây, cái tốt thì chẳng nói, cái xấu thì nói đến tận hết. Các con đã tiến vào cửa của thầy thì phải biết “ ẩn ác dương thiện ”. Mỗi một người đều có những thói quen không tốt đã dưỡng thành trong thời gian dài, khó tránh khỏi có chút tánh khí lớn mà đắc tội với người khác, do đó miệng hành công dễ, khảo người cũng dễ, do đó chúng ta phải cẩn ngôn thận hành. Con muốn tu dưỡng, muốn tu đạo thì phải hóa giải cái khí mà chẳng nên có, từ từ khiến cho bản thân mình hiền lành hòa nhã, con phải nhịn khí, lại còn phải hóa khí, từ từ biết hàm xúc dè dặt kín đáo trong lời nói; hàm xúc chính là đem khí của mình hàm dưỡng một chút, chính là cái mà người ta thường nói rằng người này rất có tu dưỡng !

 

Một người trông có vẻ có khí chất chẳng phải là giả ra vẻ đâu, đấy là khí chất của tiên thiên, người khác học chẳng được đâu, đấy là sự hàm dưỡng bên trong do môi trường hoàn cảnh ảnh hưởng mà thành; phải khéo dùng cái khí chất tiên thiên của mình, chớ có học người khác; hôm nay tu đạo biểu hiện ra một phần an tường nhã nhặn, đấy là khí chất của tu đạo; cái khí hung bạo thì khiến người khác chẳng dám tiếp cận, do đó tu đạo phải đem cái khí chất bạo ngược hung tàn hóa thành sự bình tĩnh an tường.

 

Các con đều hiểu biết được cái “ lễ ” này, “ lễ ” là cái gì ? “ Lễ ” chẳng phải là cúc cung ( cúi chào ) 90 độ mới gọi là “ lễ ”; có “ lễ ” thì phải nhường, “ lễ nhường ” hiểu không ? Đồ nhi ơi, các con thân là giảng sư, giảng viên cũng phải hiểu biết lễ nhường; con người nếu biết lễ nhường chính là bồi dưỡng đức khiêm của mình, bồi dưỡng đức tánh của mình, làm việc phải thư thả, nhưng trong sự thư thả cũng phải có lễ phép; nếu như chẳng biết lễ, vậy thì khốn khó rồi. Làm người phải nghĩ đến lập trường của người khác, vậy thì cũng sẽ không làm ra những việc có lỗi với người khác. Làm việc phải dựa vào cái chơn tâm này mà đi làm thì việc gì cũng có thể miễn trừ được rất nhiều những thị thị phi phi.

 

Vẻ bề ngoài là giả đấy, chúng ta thường thường có một chút tài năng thì tự khoe khoang khoác lác rồi ! đắc ý vô cùng, có không ? thật ra thì tâm linh phải phong phú vững chắc mới là thật đấy, ánh sáng bên trong phải bao la đấy ! Vẻ đẹp chẳng phải là vẻ bề ngoài làm ra vẻ đâu, mà là cái “ thiện ” thật sự của nội tâm. Rồng ở ruộng bay bên dưới, do đó làm người phải che giấu sức mạnh tài năng, chẳng để lộ ra ngoài; tài hoa chớ có quá hiển lộ, đặc biệt là vào thời kì phát sinh rất nhiều những sự biến ( chính cục náo động bất an ). Sự tôn quý của con người ở chỗ nội đức, người có nội đức là chẳng tùy tiện biểu hiện ra bên ngoài; tấm lòng phải rộng lớn, bao dung mới có thể dung nạp tất cả sự vật, phải khiêm tốn hạ mình, nếu không thì rất nhiều việc sẽ không thể tiếp nhận. Hãy đem tâm thâu về, hãy để cho tâm chừa lại một chút không gian để chứa những lời của thầy; nếu như tâm chứa đầy, vậy lời của thầy điền vào được nữa không ? “ mãn chiêu tổn, khiêm thụ ích ” ( tự mãn sẽ chuốc lấy thất bại, khiêm tốn sẽ đắc được ích lợi )

 

 

 

 

Có người thăng tiến nhanh chóng một cách thuận lợi chẳng có trở ngại, do đó dễ dàng quá ư hài lòng đối với bản thân, quá ư kiêu ngạo trái lại dễ khiến cho tâm của mình đọa lạc. Muốn tiến vào thế giới của người khác thì trước tiên phải khiêm tốn hạ mình; ngoài việc khiêm hạ đối với người khác ra còn phải khiêm hạ đối với bản thân, khiêm hạ như thế nào đây ? tức là chẳng sanh tâm cuồng vọng kiêu căng, trong sự thành công và thất bại đều lấy tâm bình đẳng đi đối mặt xử lí sự việc. Nếu thành công thì dương dương tự đắc, con đường mà mình đang đi thì không cẩn thận cũng dễ dàng trở nên thất bại, do đó tất cả mọi thứ phải có thể ở trong cảnh an lạc mà nghĩ đến những khốn khó nguy hiểm có thể xuất hiện, chớ có tưởng rằng tình trạng hiện tại đang rất tốt vô ưu vô hoạn ( chẳng có ưu sầu hoạn nạn ), thật ra đấy mới là cái ưu hoạn thật sự. Thành công chớ có tự kiêu, thất bại cũng chớ có quá tự ti, thành công hay thất bại chỉ là ở giữa một niệm; chỉ cần thường bảo vệ gìn giữ cái tâm này, bất kể là thành công hay không đều chẳng ảnh hưởng được con.

 

Nếu như người người khen con, bản thân con cũng thật sự cho rằng như vậy, như vậy thì cũng đã phạm vào một thói xấu ! Thói hư tật xấu của bản thân thì tự mình rõ ràng nhất, chẳng chịu hạ quyết tâm sửa bỏ, vậy thì chỉ là cái vẻ tốt đẹp bề ngoài, không thật rồi !

 

Hãy siêng luyện hỏa hầu trong cửa bất nhị, học cái tâm khoan hồng độ lượng khiêm tốn hạ mình, bồi dưỡng nội đức.

 

 

 

 

Mọi người nên học tập Lão Tử : “ hư hoài nhược cốc ” ( Dịch nghĩa : tấm lòng rộng lớn như thung lũng có thể dung nạp vạn vật, làm người khiêm tốn, có thể tiếp nạp ý kiến của người khác ). Con hãy xem, biển ấy nếu thấp thì nước sẽ chảy về hướng ấy, do vậy nên dùng cái tâm rộng lớn như thung lũng để đi ôm vào lòng cái đức tánh này, đi bồi dưỡng đức tánh, có thể tập hợp ưu điểm của mọi người biến thành ưu điểm của mình. Do đó con hãy nhìn biển xem, sông chảy đều chảy đến chỗ của nó, hãy thật tốt mà tu đạo, nếu như chẳng có trung đạo thì sẽ mê hoặc bản thân, sau đó thì sẽ có những ưu sầu, lo được lo mất.

 

 

 

 

Có một số người đều không tận tâm ở trên bổn phận của mình. Chúng ta phải tận tâm đối với cương vị công tác của mình thì mới làm tốt được. Có người thông minh thì sẽ làm những việc cổ quái, muốn hấp dẫn sự chú ý của người khác; đầu óc tốt là thiên phận đến từ túc mệnh, phải thật tốt mà thiện dụng; đầu óc tốt thì tương đối là chẳng giữ quy củ, còn những người đầu óc tương đối kém thì trái lại tương đối là giữ quy củ. Ông trời sẽ không để cho con người thập toàn thập mĩ; khi con người thập toàn thập mĩ thì tâm của họ sẽ cao hơn trời; con người nếu có khuyết điểm thì họ mới khiêm tốn hạ mình. Do đó nếu như khí của con người chúng ta quá cao ngạo thì chẳng có cái tâm khiêm hòa lễ nhường, làm việc sẽ không dễ dàng gì thành công.

 

Tâm của mỗi người đều là lương thiện, rơi vào hậu thiên mới có cái tâm ghét hận, sau đó bèn có sự đối đãi phân biệt, do đó thầy đây hy vọng các con từ nay về sau nắm chặt thêm cương ngựa, con đường duy chỉ có dựa vào bản thân con mà đi ra, cái mà thầy cho các con là có hạn. Sư phụ dẫn tiến cửa, tu hành thì ở cá nhân. Tóm lại một câu “ hãy độ bản thân con ”. Hy vọng rằng các con chớ có quên cương vị của bản thân mình, đem thế giới sa bà hóa thành cõi nước hoa sen, đương nhiên không ngoài việc phải tu tâm dưỡng tánh khiến cho tự tánh quang minh, sự quang minh sáng người sẽ tràn đầy lòng tin. Thế nhưng người chớ có quá tự tin, nếu không thì thường thường người té ngã sẽ là bản thân con.

 

 

 

Chúng ta ở bên trong một cái hồ nhỏ giếng nhỏ, giống như con ếch nhỏ, chẳng biết núi này cao có núi khác cao hơn, người này giỏi có người khác giỏi hơn, trời này cao có trời khác cao hơn. Chúng ta thường khởi tâm so đo; cái của người khác thì chúng ta chẳng thèm màng đến, thường xem thường người, thường xem bản thân mình quá cao, lại cứ xem người khác quá thấp. Thật ra xem bản thân mình càng cao thì người khác sẽ càng xem thường con; nhưng trái lại con càng khiêm tốn thì người khác càng nâng bổng con lên càng cao. Sự việc chẳng có toàn bộ đều ở trên cao cả, vẫn cứ là một bên cao, một bên thấp, do đó gọi là “ âm dương ngũ hành ”, có cái thì tốt, có cái thì không tốt.

 

 

Con phải tự mình tiêu giảm tội lỗi thì mới đắc được nghiệp báo tốt; con muốn kiếm nhiều tiền, chẳng đi làm việc thiện, có một ngày số tiền ấy sẽ mất đi; thế nhưng con làm một số việc thiện, tiền tuy rằng sẽ chảy ra một chút, thật ra những việc thiện này là đang giúp con tích đức, như thế mới có thể đem những tiền này chở lên trên; những người có sự nghiệp có tài thế đều là những người tồn tâm thiện, tài sản của cải của những kẻ ác là không lâu dài được ! Tâm ác thì có một ngày những tiền tài của cải này sẽ lưu giữ chẳng nổi, ông trời sẽ không để cho con sở hữu tiền tài của cải và để con tung hoành bá đạo quá lâu; ông trời vẫn cứ là sẽ công bằng, do đó chúng ta phải tự mình tiêu giảm tội nghiệp, các đồ nhi phải cẩn thận thể hội ! Có cao thì có thấp này tức rơi vào âm dương ngũ hành, cái thế gian này chính là như vậy, chúng ta tri thiên đạt địa, phải hiểu được tính quan trọng của đạo lí này; tâm cảnh của các đồ nhi từ từ đạt đến rồi thì có thể hiểu rằng có mất tất có được, ít một chút những sở thích không tốt thì đối với bản thân sẽ tương đối hạnh phúc; sở thích rất nhiều thì phải dựa vào ý chí kiên định bền bỉ lâu dài của bản thân tìm cách trừ bỏ đi, đem những thói quen xấu ấy đều giới trừ đi thì các con có thể sống trăm năm !

 

 

Mỗi người chúng ta không chỉ ở trong phật đường phải “ viên ” ( tròn ) , trong xã hội, trong gia đình cũng phải viên mãn, chúng ta đóng thật tốt vai diễn của mình, yên với địa vị hiện tại mình đang ở và nỗ lực làm tốt những việc mình nên làm, đấy cũng gọi là “ viên mãn ”. Quạ đen có nghĩa, ngựa có lễ, mỗi một loài động vật đều có một thứ lí, một thứ đức tánh, vậy con người thì sao ? từ trời đến đã mang theo những gì xuống đây ? nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, phải không ? các con đều đã phát huy ra ngoài chưa ?

 

Muốn làm việc thiện chớ có để cho người ta biết, phải “ kiến đức như thâu ” ( kiến lập đức hạnh phải kiến lập ở những chỗ mà chẳng có người nhìn thấy ). Ông trời ban cho con thiên mệnh ( bổn tánh linh minh ) thì con phải tận trách nhiệm của mình mà đi liễu nguyện.

 

Số lượt xem : 250