Tu trì tam bảo ( Huấn Văn Về Tam Bảo )
Tu trì tam bảo
I. Pháp thủ huyền :
1. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Phát Nhất Thiên Nguyên Cung – tạp chí Đức Tuệ 78
◎ Thân là đệ tử của thiên đạo thì nên lấy việc tu trì tam bảo làm pháp môn tu hành.
Đấy là phương pháp tu hành căn bản nhất, trực tiếp nhất, đơn giản nhất. Chớ xem thường Huyền quan nhất chỉ của Minh Sư, điểm truyền sư. Một chỉ điểm này gọi là “ thọ kí ” , gọi là “ minh tâm ”, là chỉ điểm cho mọi người tìm thấy chủ nhân thật sự của bản thân mình, điểm mở cửa khiếu sinh tử, không được xem nhẹ, đắc được cái này là một đại sự nhân duyên, thật tốt mà tự trân trọng lấy. Bảo thứ nhất của tam bảo điểm ở chỗ này, để cho con minh tâm, để con thủ huyền, đem vạn niệm quy về một niệm, lại đem niệm này buông xuống, đó chính là bổn lai diện mục của con. Huyền quan là cánh cửa, là nơi bắt tay vào, mở cửa chính rồi đi vào trong mới có thể tìm thấy chủ nhân thật sự.
◎ Người có trí tu hành lấy công phu “ thủ huyền ” làm nền tảng của việc tu hành. Công phu thủ huyền chẳng phải là chuyên chỉ về ngồi tĩnh tòa thiền định mà nói, mà là ở trong việc đi, ở, ngồi, nằm thường thu buộc thân tâm, lấy niệm ở trước, ý thủ huyền quan. Niệm niệm chẳng rời mà nối tiếp nhau. Đem tâm thu về huyền quan thì sẽ chẳng khởi tà niệm và vọng tưởng. Niệm đầu phát ra từ huyền quan đều là chánh niệm, đều là tâm từ bi, tâm hỷ xả, tâm trí tuệ. Đưa nhẹ tâm niệm lên huyền quan, lại dùng huyền quan để nghe, để xem, để ứng đối tất cả mọi sự vật, như thế mới có thể dùng tâm ấn tâm với thầy.
◎ Mặc niệm ngũ tự chân ngôn ở tâm, dùng thiên tâm ( huyền quan ) để niệm, loại tu trì này có thể để chúng ta đem đến chân trời góc biển, bất cứ nơi nào, bất cứ lúc nào, đi, ở, nằm, ngồi đều có thể mặc niệm. Lúc tản bộ, lúc rãnh rỗi, lúc công tác, lúc ngủ đều có thể mặc niệm, đấy là phương pháp thu buộc tâm niệm đơn giản nhất, tiện lợi nhất. Tất cả phiền não, vọng tưởng đều là kiếp nạn. Mặc niệm ngũ tự chân ngôn chẳng phải là cầu tịnh độ bên ngoài, mà là sinh tịnh độ bên trong, dùng phật đường của tự tánh để hiến tâm hương của tự tánh, tụng vô tự chân kinh – thủ huyền.
◎ Một người nếu thường ngày có thể thường xuyên thủ huyền thì cái khí hài hòa cát tường tự nhiên sẽ dẫn phát sự phát sinh của thiện nhân duyên.
◎ Các đồ nhi, các con không hướng vào bên trong nội tâm mình mà bắt tay vào thì quá muộn rồi. Hãy nhanh lên ! hãy nhanh chóng lắp đặt phật đường tự tâm vô hình. Hãy nhanh chóng lên ! nhanh lên mà thiết lập phật đường tự tánh vô hình. Chúng ta ở bên trong phật đường tự tâm, đạo trường của tự tánh mà tu đạo ! Phàm việc gì cũng chớ quá bận rộn, hãy giành chút thời gian để thu thu tâm, thường dùng đến tam bảo, bảo đảm là tu đạo pháp hỷ lại tiến bộ.
2. Tam Quan Đại Đế giáng : Thiên Phật viện du kí
◎ Huyền Quan ( pháp dẫn đạo quán tưởng Nhất chân)
Toàn thân duy chỉ có tánh là chơn ( thật ), thân ngoài đều là hư vọng không thật. Do vậy lúc nào cũng quán tưởng cái : “ nhất chơn ” này mà không để cho lục tặc đi cửa bên. Tâm không chuyển theo ngoại cảnh; cái diệu của thủ huyền đạt đến cảnh giới đóng mà chẳng có gì đóng thì lâu rồi công phu thuần thục, quán mà chẳng có quán, tưởng mà chẳng phải là tưởng, mọi thứ tùy theo những gì mà tâm muốn nhưng đều không vượt ra quy củ, như thường ứng duyên bất biến thì lục căn thường tĩnh thường ứng, thường ứng thường tĩnh mà siêu thoát lục đạo luân hồi, đã nắm bắt kiểm soát trong tay mình rồi ! ban đầu là dựa vào việc thu vạn niệm quy về một niệm, thu một niệm mà suất tánh ( chiếu theo thiên tánh mà hành ), đến cuối cùng thì nên không có chỗ trụ mà sanh tâm thanh tịnh ( đừng để tâm trong sạch dính mắc vào nơi nào ), như vậy pháp quán Nhất chân đã thành .
◎ Pháp tu thủ huyền là môn thông dụng nhất của đệ tử bạch dương hiện nay, do đó cả ngày bất luận đi, ở, ngồi, nằm bình tức chư duyên, nhẹ đưa tâm niệm chuyên chú nơi một điểm huyền quan, lâu rồi công phu thuần thục, thủ mà chẳng thủ, cũng có thể rời vọng hiển chơn.
◎ Do đó mọi người tu đạo phải thường trì chân kinh, quán tưởng dung mạo từ bi giai đại hoan hỷ của Di Lặc Tổ Sư, cứu thế độ nhân, hành thiện bố thí, nghĩ nhiều cho người khác, giúp đỡ người khác thật nhiều, vô tâm vô vi, để cho tâm từ bi thường làm ấm áp người khác mà chẳng chấp công tính đức.
3. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 92 Tuế Thứ Quý Mùi ngày 13 tháng 11; Phát Nhất Thiên Nguyên – Thái Lan, Quảng Duyên Cung, lớp thanh khẩu.
◎ Lúc nào cũng niệm đầu thủ nhất, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, chẳng chấp trước, thường mặc niệm ngũ tự chân kinh, có thời gian thì dùng đến tam bảo.
◎ Tam bảo tâm pháp mà thầy truyền cho các con có phải là phải dùng để dự phòng kẻ trộm ? thời thời khắc khắc dùng tam bảo, buông xuống những tình ái, đau khổ, phiền não của thế giới con người, nợ sạch, đức lập thì dần dần tiếp cận với tiên phật rồi.
◎ Thanh khẩu còn phải thanh tâm, quét trừ sạch hết tất cả dục vọng, tham, sân, si những thứ rác ô uế. Nhìn thấy những cái không tốt của người khác thì cảm tạ bề trên để cho chúng ta có bài học từ chiếc xe đã bị lật nhào ở phía trước ( bài học từ những thất bại của người đi trước ), nhìn thấy cái tốt của người ta thì cảm tạ ơn trên để chúng ta nhìn thấy người có tài đức bèn muốn tích cực noi theo, thật sự dọn sạch sẽ những niệm đầu trong tâm, thời thời khắc khắc chẳng rời phật tánh, chẳng luyến danh lợi ân ái, thời thời khắc khắc tam bảo tồn tâm.
◎ Phải hạ quyết tâm đi cải biến những lỗi lầm của quá khứ, nhất tâm nhất ý đi thay đổi bản thân, lúc nào cũng dùng tam bảo đuổi đi những kẻ trộm trên người mình : tham, sân, si.
4. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Pháp hội Phát Nhất
Các đồ nhi lúc nhàn rỗi càng nên ghi nhớ : lúc nào cũng tĩnh tâm mặc thủ huyền quan, khí quán đan điền.
5. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : trích lục từ huấn của tiên phật Phát Nhất.
Tam bảo là pháp môn, nhưng các con chẳng biết sử dụng, chỉ biết lúc gặp tai nạn thì vội vàng dùng tam bảo; bình thường thì nên dùng để tu tâm luyện tánh rồi, thường niệm thì con sẽ có cảm ứng với Di Lặc Tổ Sư, có cảm ứng với thầy, gặp khó khăn thì cảm ứng sẽ nhanh.
6. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 93 Tuế Thứ Giáp thân ngày 24 tháng giêng – Chùa Linh Ẩn Phát nhất tam hiệp – lớp giảng sư ( luân âm của Thánh Phật )
Người nào buổi tối ngủ mà không dùng tam bảo thì xin hãy giơ tay lên ? ( không có ai giơ tay ) không tồi, các con đều có tiến bộ. Nghe thầy nói lời này gọi là lời dặn dò của tình yêu thương, có thì tiếp tục, không có thì khích lệ.
7. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : chân đạo chân khảo – lời từ bi của chư phật bồ tát – đạo trường Phát Nhất Thiên Ân.
Muốn tĩnh tọa cũng được, con có một phương pháp bí quyết thì cao siêu hơn so với họ. Họ mỗi ngày đều ngồi ở đó, việc cũng chẳng làm để tĩnh tọa. Con có thể làm việc, cũng có thể tĩnh tọa, đó chính là hai người này của con “ hai mắt thủ huyền mà lại có thể làm việc ” . Song nhân ( hai người ) thủ nhất thổ, trung ương mậu kỉ thổ, “ hai người có thể giữ mảnh đất chính giữa mới có thể kiến tánh ” ; con có thể bồi ngoại công, tu nội đức, tu lâu rồi thì con tự nhiên đạt đến cảnh giới, thì con có thể bình tâm tĩnh khí. Chẳng có một kinh điển nào là dạy chúng ta ngồi tham thiền đâu.
8. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật – Phát Nhất – Quang Minh trí tuệ : quản lí cảm xúc biên
Lợi ích, diệu dụng của tam bảo quá nhiều rồi, nhưng phải vận dụng trong sinh hoạt thường ngày, dùng nơi tự thân, như lúc tâm không bình tĩnh thì niệm ngũ tự chân ngôn; lúc có vấn đề không bình tĩnh được thì niệm ngũ tự chân ngôn thì có diệu trí tuệ. Lúc rối rắm mất phương hướng phải tham bái, thì tự hỏi bản thân, phản tỉnh bản thân vì sao có vấn đề như thế ? trước hết tìm ra nguồn gốc rồi mới giải quyết, như thế thì là diệu trí tuệ rồi.
9. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Phát Nhất ( lời của thầy 11 )
Làm thế nào để tự kiềm chế bản thân ?
- Bình tĩnh. Đây chẳng phải là một lần thì có thể bình tĩnh được, là phải từ từ, cần có công phu.
- Ý thủ huyền quan.
- Phàm việc gì cũng đều là lỗi của mình, cho nên phải dùng cùng một lúc với tam bảo
- Đặt mình vào vị trí của người khác, đồng cảm, suy nghĩ cho người khác.
- Không vội không chậm trễ, làm đến cái đạo trung dung
- Quay ngược lại đòi hỏi bản thân. Phàm việc gì cũng phải nghĩ trước, suy nghĩ tường tận xem có phải là lỗi của bản thân ?
10. Từ huấn của Nam Hải Cổ Phật – Phát Nhất – lời của thầy ( 13 )
◎ Bất luận ở đâu, có việc làm thì độ người, chẳng có việc để làm thì tu bản thân. Sự ập đến của một kiếp số đối với người lãnh đạo và tất cả những người tu hành mà nói đều là một sự khảo nghiệm lớn, do đó Tế Công và Nguyệt Tuệ vì điều này mà lo lắng bất an. Các con phải dụng công nhiều, phải phát tâm từ ái và lòng trắc ẩn. Bình thường ở nhà tuy chẳng có hành thiện, nhưng cũng có thể niệm kinh nhiều để hồi hướng, dùng thiện niệm để tiêu trừ tai kiếp. Đây tuy là một cái pháp, nhưng chủ yếu nhất là muốn để các con phát ra một phần “ tâm từ bi ”, để những người tu hành của nhân gian đem một phần từ tâm này truyền đạt đến cung Vô Cực báo cho Lão Mẫu.
◎ Hiện nay lòng người khiếp sợ rất nhiều, do vậy lúc các con giảng đạo, phải đề cập nhiều đến mặt sáng sủa. Nếu có tâm tánh của người cầu đạo không thể an định bình tĩnh thì bảo người đó mặc niệm ngũ tự chân ngôn. Người chưa nghe đạo thì bảo họ niệm phật hiệu, dựa vào bi nguyện của chư phật bồ tát, lại cộng thêm chủ nhân của thân tâm mình chẳng loạn thì mới có thể được cứu.
11. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 86 Tuế thứ Đinh Sửu ngày 28 tháng 11- Singapore – Phát Nhất Thiên Nguyên – Phật đường Minh Đức.
Đã đến mạt hậu rồi, không nắm bắt thì sao này làm sao tu bàn ? Từ giây phút này trở đi, tâm tánh nhất định phải nâng cao ! Tất cả nhân, ngã, đối đãi chớ có tồn tại ! nếu xoay quanh trên mặt nhân sự vậy thì con còn tu cái gì ? bàn cái gì ? những cái nhìn thấy được đều là cái không đúng của người khác, cho nên nói tu đạo, bàn đạo phải kết thiện duyên với người chứ không phải là kết oán. Trong lòng khởi tâm ghét hận thì đã kết ác duyên với người khác rồi ! cho nên mỗi người đều phải nâng cao ! điều này là không ai có thể thay thế cho con được. Bảo thứ hai ( khẩu quyết ) lúc khẩn cấp niệm một cái, lúc không có chuyện cũng phải niệm, quan trọng nhất là phải đi “ thực hiện ” !
Niệm niệm đều là tâm phật thì chẳng có cái tôi riêng, chẳng có cái riêng thì sẽ chẳng tham, còn chấp trước điều gì ? ghét hận điều gì ? phải vững bước và nghiêm túc đi thực hiện !
12. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật – Trung Hoa dân Quốc năm thứ 86 Tuế Thứ Đinh Sửu ngày 12 tháng 12 nước Mĩ – Phát Nhất Thiên Nguyên, Phật đường Đạo Nhất.
Rất tự nhiên, một hít một thở, giữa hít thở vốn là đạo, chẳng phải cái đạo ngồi thiền ở đâu có hình sắc. Lúc các con tiến đến, hai mắt thủ huyền, thu nhiếp tâm niệm của các con, đừng có để cái tâm viên ý mã của các con thả ra bên ngoài. Lúc ấy, giây phút ấy, ngay lúc ấy chính là đạo ! thần tiên ở đâu ? thiên đường ở đâu ? ở trong tâm của các con !
( Chú thích : Tâm viên ý mã là cái tâm như con khỉ, cái ý như con ngựa. cái Tâm như con khỉ, ý nói cái Tâm lúc nào cũng nhảy nhót như con khỉ, hết tưởng việc nầy lại tưởng việc khác, không lúc nào lặng yên. Ý mã là cái ý nghĩ như con ngựa, lúc nào cũng muốn chạy đi, chạy theo ngoại cảnh, không chịu đứng yên. )
13. Từ huấn của Nam Hải Cổ Phật : Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 84, tuế thứ Ất Hợi, ngày 17 tháng 3 – Phát Nhất Thiên Nguyên Cung.
Phương thốn bảo địa nên lúc nào cũng để cho nó thanh tĩnh, chẳng có nhiễm trước trần ai, lúc nào cũng hồi quang phản chiếu, soi thấy chủ nhân của nhà mình. Ghi nhớ thời thời khắc khắc buộc chặt lấy ý ngựa, niệm chẳng sanh.
14. Lữ Tiên Tổ giáng loan thư
◎ Tụ linh
Như cái tên đã ngụ ý, phải đem linh thức của bản thân từ phân bố toàn thân mà đạt đến tụ tập ở một nơi ( hoặc một điểm ). Nhất Quán Thiên Đạo có một chỉ của Minh Sư, là mượn cái này mở ra ( điểm mở ) huyền quan khiếu để lợi cho nguyên thần ra vào; nhưng hành vi trên một nguyên tắc này chẳng đại biểu rằng mỗi đạo tử thông qua một chỉ của Minh Sư thì nguyên thần đều có thể từ nay về sau tự do ra vào, mấu chốt của nó là ở chỗ tinh tiến tu hành chẳng biết mệt. Cho nên tụ linh cũng là ý nghĩa như thế này, do sự bền chí tu trì của tự bản thân khiến cho linh thần có thể phát huy năng lượng tiềm dị thì là có thành tựu.
◎Quá trình tu trì lại là như thế nào đây ? cái gọi là vạn pháp quy nhất thì ở cái công phu tu trì của linh thần duy chỉ có khiến cho nhập tĩnh mà thôi. Sự trưởng thành của trẻ sơ sinh chủ yếu không ở thức ăn mà là ở giấc ngủ, đấy chính là một minh chứng. Linh thần muốn khỏe mạnh có sức thì cũng cần phải khiến cho nó nhập tĩnh, bởi vì ngày thường con người bất luận giữa lúc tỉnh hay ngủ, do chịu ảnh hưởng của thất tình lục dục và những sinh thái của các sự vật của thế giới con người cho nên linh thần không cách nào yên tĩnh, càng chẳng có cách nào ngưng tụ; cho nên, công phu bước thứ nhất của việc tụ linh chính là khiến cho sự phân loạn của ý niệm giảm nhẹ đến mức độ thấp nhất ( đương nhiên có thể nhập tĩnh đến mức “ quên cái tôi ” là trạng thái tốt nhất ) , nhưng chẳng phải ai cũng có thể thuận lợi như thế này, cho nên phải dựa vào sự bền chí để hành trì.
Tâm đắc : Thời thời khắc khắc ý thủ huyền quan và mặc niệm chân kinh, dùng pháp thủ huyền giống như Thầy Tế Công Hoạt Phật đã nói : có thể dự phòng kẻ trộm, tức là lục tặc – mắt,tai,mũi,lưỡi,thân,ý, chính là cái gọi là phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh, thì có thể giảm thiểu vọng niệm đến mức thấp nhất để gia tăng sức đề kháng của thân thể, không dẫn đến việc do chịu lạnh ( chịu khảo ) mà trong chốc lát đột nhiên cảm mạo sanh bệnh ( tâm bất chánh ), đương nhiên nếu là đã sanh bệnh rồi ( chịu khảo mà tâm bất chánh ) thì cần phải dùng tam bảo cùng lúc với pháp tĩnh tọa điều tâm rồi.
15. Từ huấn của Nam Cực Tiên Ông – Tây Nguyên năm 1996 Tuế Thứ Bính Tí ngày 11 tháng 11 – Phát Nhất, tại Jakarta của Indonesia, Quần Tín Đàn - lớp 2 ngày thanh khẩu đàn chủ.
Có việc hay không có việc cũng thường thường thủ huyền. Đã cho các con tam bảo rồi, chớ có không hiểu cách dùng, cũng chẳng phải là gặp lúc khó khăn mới dùng, lúc bình thường thì có thể tâm tâm tương ứng với bề trên rồi.
16. Từ huấn của Tam Thiên Chủ Khảo : Tây nguyên năm 1996 Tuế Thứ Bính Tí ngày 14 tháng 11, Phát Nhất, Jakarta của Indonesia lớp thanh khẩu, đàn chủ hai ngày – Hòa Khiêm Đàn.
Sắc khảo ( sắc dục ) vô cùng đáng sợ, các con có biết không ? nam hay nữ cũng như nhau, hãy nhanh chóng thu tâm về, ôm lấy tam bảo nhất tâm bất loạn, trên trên dưới dưới đều như nhau. Có bình tâm chưa ?
17. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật – Phát Nhất – Lời của Thầy ( 10 )
Hai mắt thủ huyền. trong tâm chẳng có vật, chẳng có quải ngại lo lắng. Nhất cơ, nhất thiền, nhất ngữ ( một lời ) mà thầy đã dẫn đạo đều khế ứng với cái đạo này; người tu hành thật sự đều là chẳng cần thầy đến để dẫn động, nên tùy lúc tùy chỗ đều có thể tĩnh tâm. Tĩnh tâm không ở chỗ hình tướng, cũng chẳng ở hình thức bên ngoài, mà là ở trong tâm có thể thời thời khắc khắc đều thể ngộ.
18. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Phát Nhất – Lời của Thấy (1)
Đừng có quên thành toàn tự tánh của bản thân mình, dùng pháp môn tự tánh của nội tại ( bên trong ) lúc nào cũng hồi quang phản chiếu, chiếu giác tự tánh thì trong quá trình bàn đạo mới có thể liên tục cho bản thân mình sự tinh tiến, cảm tạ, đó mới là cứu cánh rốt ráo, nếu không, tự tánh chẳng giác thì làm sao có thể giác người khác ?
19. Từ huấn của Thiên Nhiên Cổ Phật : Phát Nhất Linh Ẩn – Thánh Phật Luân Âm ( 2 )
Hãy thường niệm động phật tự tánh của bản thân, niệm động tam bảo tự tánh.
20. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật - Tánh lí đề thích
◎ Thế nào là tam hoa tụ đỉnh, ngũ khí triều nguyên ?
“ Đấy là công phu thủ huyền; tam hoa là tinh khí thần, thân người là cái lò, huyền quan là đỉnh, an lò lập đỉnh của đạo gia tức là công phu này ”. Đem tam hoa ngũ khí ngưng tụ ở trong đỉnh, bền chí mật luyện thành đan, hoặc dụ tiên đan, kim đan thật ra là khôi phục bổn thể của tự tánh…
“ Ngũ khí là khí của ngũ tạng. Tâm tĩnh một cái thì trọc khí ( khí chẳng sạch ) biến thành thanh khí ( khí sạch ) , giữ lấy huyền quan tĩnh lặng không gián đoạn, như có như không, càng nhiều càng tốt. ” Khí của ngũ tạng là ngũ khí bên trong, còn có ngũ khí bên ngoài – kim, mộc, thủy, hỏa, thổ; trong cái tĩnh hít cái khí của ngũ hành dưới đất này, trên có ngũ khí của sao ngũ hành, dùng linh hít những cái tinh hoa ấy, dùng chơn ý để dẫn nhập khiếu của nguyên thần, hiệp trợ cho ngũ khí triều nguyên.
◎ Cái gì gọi là hồi quang phản chiếu ?
Người ở hậu thiên, có nhiều suy nghĩ, hướng ra bên ngoài nghĩ thì thuận, hướng vào bên trong nghĩ thì nghịch, thuận hành ( đi thuận ) là quỷ, nghịch hành ( đi ngược ) là thần. Nói cách khác, thả làm quỷ, thu làm thánh. Do đó khuyên người tu đạo rằng : “ hồi tâm ”, hồi tâm tức là hồi quang phản chiếu. Lúc nhàn rỗi, nếu chịu thu tâm nơi này, quên cả hai cái Nhân, Ngã; nhất niệm thường tồn chính là pháp tắc rời khổ được vui. Trên kinh phật rằng : “ nhị lục thời trung, niệm niệm chớ rời cái này ” ( ghi chú : nhị lục thời trung = cả ngày ); Khổng Tử rằng : “ học nhi thời tập chi ” ( tạm dịch : học mà thường luyện tập, ôn tập ), đều là bảo người hành cái công này, cho nên người có chí nơi đạo không thể không chú ý ở chỗ này.
◎ Cái gì gọi là tu luyện ?
Sửa chữa lại ( khôi phục lại ) gọi là “ tu ” , xua tan cái âm lấy cái dương gọi là “ luyện ”. Con người từ sau khi có thân thể thì tư dục ( dục vọng riêng tư ) dần dần sanh, tư tâm là âm khí, thiên tánh là càn dương, hồi quang phản chiếu chính là lấy chơn dương mà hóa giải cái tư âm, trong luyện ( xua tan, loại trừ ) âm khí, ngoài luyện tích khí ( khí tà ác bất chánh ), trong và ngoài gia công cùng lúc, khiến cho ở mức trung bình, đừng có quá ( mức ) và không bằng, không đủ ( mức ), lâu rồi thì tự đắc được đại trung hòa.
◎ Tuy rằng 5 cửa ( mắt, tai, mũi, lưỡi, thân ) có thể canh giữ tốt, nhưng cửa ý này bên trong khó đóng. Ý tàng nơi tì, tên gọi là “ âm thần ”. Đạo giáo có một cái pháp mà trong cả ngày nhất tâm chú nơi huyền quan, lấy lão dương chơn hỏa để đốt luyện, như ngu như si, chẳng ngừng nỗ lực, vĩnh viễn không sao lãng, công phu trăm ngày có thể đắc được cái vị của tâm trí trong sáng, thực hành nếu đã lâu thì đạo tâm dụng sự, 6 cửa chẳng đóng mà đã tự đóng.
21. Địa Tạng Cổ Phật giáng loan thư
◎ Hiện gặp phải lúc tam kì mạt pháp, pháp môn rất nhiều, có một số pháp môn rất khó tu trì, rất phí công phu. Những chúng sanh hiện nay thì tuổi thọ lại rất ngắn ngủi, e rằng không kịp đợi đến lúc tu thành công viên quả mãn thì mạng sống đã kết thúc rồi, lẽ nào chẳng phải là uổng phí cái khổ tâm tu trì hay sao ? lại có một số pháp môn nhất định phải có những bậc cao tăng đại đức có đức cao vọng trọng chỉ đạo cho mới được, lại sợ rằng tẩu hỏa nhập ma thì điều này rất nguy hiểm. Nói đến thì chỉ có pháp môn niệm phật cầu vãng sanh là đơn giản nhất, vững chắc đáng tin cậy nhất rồi. Nếu như người tu hành có thể nghiêm túc đốn ngộ tu trì, hành công lập đức, nội ngoại song tu, ai học rồi thì cũng biết thì hà tất nhất định phải tìm pháp môn khó khăn ?
Trong “ Kinh Lăng Nghiêm ”, đoạn thoại thứ nhất trong chương Đại Thế Chí Bồ Tát niệm phật viên thông rằng : “ Mười phương Như Lai nghĩ thương chúng sanh như mẹ nhớ con. Nếu con trốn đi, dù nhớ thì làm gì được? Nếu con nhớ mẹ như mẹ nhớ con, mẹ con đời đời chẳng trái xa nhau. Nếu tâm chúng sanh nhớ Phật, niệm Phật, [sẽ trong] hiện tại hay trong tương lai, nhất định thấy Phật, Cách Phật chẳng xa, …”, đấy chính là bằng chứng xác thật rằng những người thành kính tụng trì danh hiệu của phật, tương lai tất sẽ được Phật cứu độ vãng sanh.
◎ Nhất niệm niệm Phật chính là biện pháp tốt duy nhất để ràng buộc bản thân. Lúc con cảm thấy tâm của con không chịu sự ràng buộc thì hãy nhanh chóng vội mà nhất tâm niệm phật hiệu, ác niệm tự nhiên có thể tiêu mất.
◎ Bất kể vào lúc nào, ở đâu đều có thể niệm. Số lần niệm càng nhiều càng tốt, thời gian niệm càng dài càng tốt. Cảm ứng phật lực sẽ càng lớn.
◎ Lúc bê củi gánh nước có thể niệm phật hiệu, lúc đánh răng rửa mặt cũng có thể niệm phật hiệu, lúc cày cấy trồng trọt có thể niệm phật. Bất luận đi, ở, ngồi, nằm đều có thể niệm phật. Chỉ cần chúng sanh lúc đang công tác, chẳng có trở ngại thì cũng có thể niệm phật, thậm chí một mặt công tác, một mặt niệm phật, có thể khiến cho ác niệm chẳng sanh, tâm trí chuyên nhất, đầu óc thanh tĩnh, sẽ khiến cho công việc được làm tốt hơn.
◎ Chỉ có lúc ngủ trên giường và ở những nơi không thanh tịnh, chỉ có thể mặc niệm trong tâm thì được rồi, không được niệm ra tiếng, niệm ra tiếng thì là không cung kính với phật rồi.
◎ Người bình thường bất luận là phú quý bần tiện, có địa vị quyền thế hay không thì mỗi người đều có những việc không như ý, trong tâm của chúng sanh không tránh khỏi có hoặc ít hoặc nhiều đau khổ phiền não. Những cái này đều là do tâm vọng tưởng, tâm chấp trước của bản thân gây ra, nếu như mọi người có thể cùng niệm phật thì trong tâm sẽ có tư tưởng của phật, thì sẽ không nghĩ lung tung bậy bạ, ý niệm sẽ đúng đắn và thanh tịnh, phiền não nghiệp chướng trong tâm bèn tự nhiên tiêu mất. …Do đó, sống ở trong thế gian, nếu có thể niệm phật tu hành thì tâm an, tinh thần thoải mái rõ ràng, tự có thể tiêu nghiệp chướng, cuộc sống tự nhiên hạnh phúc như ý.
Tâm đắc : đấy là diệu dụng của việc niệm phật mà Địa Tạng Cổ Phật đã nói đối với những người chưa cầu đạo, đương nhiên đối với những người đã cầu đạo mà nói thì phải mặc niệm chân kinh, do chỉ có thể mặc niệm trong tâm chứ không thể niệm ra tiếng, do đó ở bất cứ nơi nào đều có thể mặc niệm; do vậy có tiền hiền nói rằng ở nhà vệ sinh thì không được mặc niệm chân kinh, đấy là lo lắng quá mức rồi.
22. Lời huấn của Giám Ban Viện Trưởng – Tây Nguyên năm 2006 Tuế Thứ Bính Tuất, ngày 11 tháng 5; Phát Nhất – Phật đường Từ Minh - tỉnh Surin - Thái Lan,
Hãy đem những tà tư vọng tưởng của các con vứt bỏ hết ra ngoài, đến phật đường không phải là dùng nhân tâm để đánh giá, suy đoán; hãy dùng thiên tâm của các con để bàn sự, phổ độ tam tào sao có thể xem như trò con nít ! hãy dùng tam bảo của các con.
23. Nam Hải Quan Âm Bồ Tát giáng : Phân tích bàn luận và ấn chứng triệu chứng của nhân quả.
◎ “ Bệnh nhân quả ” đại khái phân biệt thành 2 loại : “ tinh thần ” và “ thân thể ” , cũng tức là sự phân biệt của hữu hình và vô hình. Nhưng “ vô hình ” đặc biệt hơn “ hữu hình ”, cũng tức là bệnh nhân quả của vô hình tương đối là khó giải.
◎ Cái gọi là người ngoại lệ thì trong đó có hòa giải phát nguyện, oan nghiệp rời khỏi, chứng bệnh nhân quả vô hình chẳng thuốc mà khỏi, điều này đương nhiên chẳng cần phải giải thích. Ngoài ra vẫn có những người bất tri bất giác không thuốc mà khỏi, điều này cần phải giải thích tường tận thêm. Đại khái có thể chia làm 2 loại tình cảnh : thứ nhất, do thời hạn cuối cùng của việc tìm đòi trả món nợ nghiệp đã đến ( hết ) rồi thì chúng nhất định phải rời khỏi, mà bệnh trạng của người bị đeo bám quấy rầy toàn bộ là do sự làm vướng víu trở ngại của món nợ nghiệp tạo thành, cho nên một khi nó rời khỏi thì bệnh trạng chẳng thuốc mà khỏi. Thứ nhì, là sức kháng cự của nguyên thần của người bị đeo bám quấy rầy tăng mạnh, xua đuổi hoặc tạm thời áp chế được sức kiềm chế của món nợ nghiệp, cho nên chẳng thuốc mà khỏi bệnh.
◎ Trong tình cảnh loại hai mà Bồ Tát đã nói, xin hỏi Bồ Tát làm sao để tăng cường sức đề kháng của nguyên thần mà tạm thời áp chế được sức kiềm chế của món nợ nghiệp ? liệu có phải có ý rằng vẫn có di chứng về sau ?
Bồ Tát đáp rằng : Phương pháp tăng cường sức đề kháng của nguyên thần có vài loại : “ tĩnh tọa ”, “ tụng trì chơn ngôn, thần chú, kinh điển ” và cầu được “ tiên phật gia trì cho linh thần ” …Nhưng mà tạm thời áp chế món nợ nghiệp sẽ có di chứng về sau, bởi vì nguyên thần trở nên mạnh thêm thì đối với sức làm chủ chế ngự nhục thân giả thể cũng càng củng cố vững chắc thêm, nợ nghiệp chẳng dễ xâm phạm quấy rầy, xoay chuyển sang thành những quấy nhiễu hữu hình hoặc là vận đen đủi; những thứ này đều là hậu di chứng, chỉ giảm nhẹ mà thôi.
◎ Hỏi : Đấy lẽ nào chẳng phải là moi chỗ này bù chỗ kia ?
Bồ Tát đáp rằng : điều đó cũng không hẳn. Cái này không chỉ giảm nhẹ, mà cũng là từng bước hóa giải, bởi vì từ vô hình chuyển hóa tới hữu hình thì có thể kê đúng thuốc cho đúng bệnh ( nghĩa là tìm ra phương pháp thích hợp để giải quyết ) , chính là cái gọi là “ ngọn giáo đâm ngoài sáng ( trước mặt ) dễ tránh, tên bắn trong tối ( sau lưng ) khó ngừa ). Con có thể nói là chẳng có tí ích lợi gì chăng ?
Tâm đắc : Hậu học đã từng trong những lúc ngẫu nhiên trò chuyện riêng cùng với không ít những vị tiền hiền thâm niên, thì có lúc các vị tiền hiền có đề cập đến làm thế nào để hóa giải đối với những chứng bệnh nhân quả do các oan thân trái chủ gây ra, thì cái mà các vị tiền hiền thường nói chính là phải phát nguyện hành công lập đức để hoàn trả nợ. Quả thật thì cũng có rất nhiều đạo thân do vậy mà sau khi phát nguyện thì bệnh nhân quả đã khỏi, điều này thì hậu học cũng đồng ý, và ngoài ra có nói rằng : “ điều đáng tiếc là cũng có một số đạo thân đã phát nguyện hành công lập đức nhưng lại chẳng có hiệu quả gì hết ” , do vậy hậu học giải thích thêm là có thể có một loại phương pháp khác, đó chính là dùng tam bảo tu trì thì cũng có thể hóa giải, nhưng các vị tiền hiền thường không thể tán thành cách nhìn này.
Hậu học cho rằng đấy là do giống như trong một cái chum nước vốn dĩ nước rất ít, nhưng được rót đầy nước rồi ( phát đại nguyện ) vốn dĩ phải là có thể cung ứng cho nhiều người dùng uống ( có thể hồi hướng công đức cho các oan thân trái chủ ), nhưng rất đáng tiếc là cái chum nước bị lủng một cái lỗ ( khởi tâm động niệm, thói hư tật xấu, tính nóng nảy ) khiến cho nước đựng chẳng đầy ( là công đức hữu lậu, thâm chí có một số là một ngọn lửa thiệu rụi rừng công đức vạn dặm ), do đó mới khiến cho các oan thân trái chủ có thể nhân cơ hội mà khống chế lấy thân thể của chúng ta rồi. Cũng giống như Phát Nhất Sùng Đức có chứng cứ rõ ràng trong pháp hội với đĩa VCD “ nguyện lực và nghiệp lực ” mà một vị giảng sư Phạm Thánh Kiệt đã nói. Anh ta sau khi cầu đạo lúc 18 tuổi thì đúng lúc oan thân trái chủ đã tìm đến, sau đó phát tâm độ hóa hơn 5000 người, một lòng ôm đạo phụng hành, do có tiên phật hộ pháp bảo hộ cho mà khiến cho các oan khiếm không cách nào tính sổ báo thù. Sau đó Phạm giảng sư làm ăn buôn bán, càng làm ăn càng kiếm được nhiều tiền, sau cùng anh ta đã khởi lên tham niệm, lúc này thì các oan thân trái chủ mới có thể nhân cơ hội khiến cho anh ta xảy ra một vụ tai nạn xe cộ lớn để báo thù. Tình huống này thật ra ở thời cổ xưa có rất nhiều câu chuyện đều có ghi chép điều này, cũng giống như câu chuyện của Tri Huyền Hòa Thượng về tam muội thủy sám của phật giáo ( nhân quả của Viên Áng và Triều Thố ), nếu chẳng phải là ngài đã động cái tâm niệm ngạo mạn thì các oan thân trái chủ sẽ bị các thần hộ pháp ngăn cản, do vậy mà oan khiếm vốn dĩ không cách nào tìm Tri Huyền Hòa Thượng để tính sổ. Do vậy, làm thế nào để chẳng khởi tâm động niệm là một mấu chốt lớn, do vậy dùng tam bảo thì có thể giảm thiểu khởi tâm động niệm và khiến cho nguyên thần phát động kích phát ra những tiềm năng của sinh mệnh. Hậu học phát hiện thấy đạo trường thường nói phát nguyện để hóa giải, nhưng về phần này mà nói thì rất ít đề cập.
Cho nên, Nam Hải Cổ Phật nói rằng dùng phương thức của tĩnh tọa, trì chú, thì sức đề kháng của nguyên thần tăng thêm có thể ấn chứng cho một cách nói này rồi, bởi vì dùng tam bảo tu trì chính là khiến cho tâm trở về đến bên trong bổn tánh, chính là phương pháp tĩnh tọa trì chú thù thắng nhất, tịnh hóa tâm linh thì có thể khiến cho tăng thêm sức đề kháng của nguyên thần, bởi vì có rất nhiều vị đạo thân sau khi dùng tam bảo để tu trì, cũng chẳng có phát nguyện gì, nhưng những đau bệnh của cơ thể bèn bất tri bất giác mà đã được cải thiện, thậm chí là khỏi bệnh.
Nhưng mà nói tuy là như vậy, cũng giống như Cổ Phật đã thuật thì sức đề kháng của nguyên thần tăng thêm, khiến cho những tên bắn sau lưng ( vô hình ) đã được phòng ngừa, thế nhưng ngọn giáo đâm ngoài sáng ( trước mặt ) hữu hình thì khó tránh khỏi, có lẽ những oan thân trái chủ trái lại sẽ khiến cho những cái bên ngoài hữu hình của chúng ta mọi việc đều chẳng thuận lợi, sản sanh rất nhiều vấn đề như công việc, sự nghiệp, gia đình để quấy nhiễu, nghĩ đủ hết các biện pháp lại khiến chúng ta khởi tâm động niệm trở lại, do vậy nhất định cần phải phối hợp với hành công lập đức để hoàn trả nợ mới có thể sử dụng cùng lúc hai loại biện pháp. Hậu học cảm thấy giảng sư Phạm Thánh Kiệt đã khởi lên tham niệm, có lẽ chính là do các oan thân trái chủ nhìn thấy anh ta đã quá thành tâm rồi, rất khó lay động, mới thuận nước đẩy thuyền ( thuận theo tình thế mà hành sự ) , thay đổi sang một phương thức bên ngoài để khiến cho anh ta kiếm được tiền, cuối cùng khiến cho anh ta động tham niệm mới có thể nhân cơ hội.
24. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật - Tây Nguyên năm 1998 ngày 18 tháng giêng – Phát Nhất Jakarta, tại Hòa Khiêm Đàn.
◎ Các đồ nhi ơi ! hãy kiểm tra xem xét giữa nhất cử nhất động và suy nghĩ trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của các con có phạm sai lầm hay không ? niệm đầu động một cái thì cả đời người đều chuyển biến rồi.
◎ Phản tỉnh bản thân, hễ mở miệng có nói lời thị phi hay không ? phản tỉnh bản thân mở miệng, khép miệng đều là đạo chăng ? lúc ở lớp sám hối thì khóc thút thít, càng sám càng hồ đồ, vậy thì có ích gì ? các đồ nhi khiến cho thầy không thể không thương tâm.
◎ Hãy tắt đèn, đem tâm bình tĩnh xuống để thủ huyền, có nhìn thấy gì không ? trước hết hãy đặt ở trong tâm thật tốt mà xem. Nếu tâm không thể bình tĩnh xuống thì nhìn không thấy gì hết. Ở trước mắt con có một vầng sáng, tâm càng tĩnh, tự nhiên có thể nhìn thấy thế giới của vị lai. Lúc ấy từ trong biển lên phía trên đó là nạn lụt. Lại làm cho tâm bình tĩnh xuống nữa thì các con sẽ có thể nhìn thấy cửu cửu bát nhất ( 9x9= 81 kiếp nạn ). Hãy bật đèn lên, các đồ nhi có nhìn thấy cảnh tượng của cửu cửu bát nhất không ?
◎ Có người nói với thầy : “ thầy ơi ! lúc nãy nhìn không thấy rõ lắm ! ” được, lại tắt đèn nữa, bất kể là các con nhìn thấy cái gì, phải cứ mãi niệm ngũ tự chân kinh. Các đồ nhi có tương đối tịnh xuống chưa ? nhìn thấy cái gì ?
( Lâm điểm truyền sư : con xin hỏi thầy, lúc tai kiếp lớn ập đến thì chúng con phải tiến hành những việc gì ? )
Thứ nhất, con người phải biết bình tĩnh
Thứ nhì, niệm kinh, đọc kinh. Có thể thấy, trong tâm của mỗi người các con đều có nỗi lo sợ ! định lực vẫn chưa đủ. Trong sự bình tĩnh, niệm đầu không được tùy tiện loạn động, lúc ấy các con phải khắc chế niệm đầu của bản thân, khắc chế dục vọng của bản thân.
Thứ ba, dùng tam bảo tâm pháp để tu trì.
◎ Các con muốn hỏi thầy điều gì đây ? ( bạch Thầy từ bi, chúng con trong lúc Phật Ma giao đấu nhau thì phải làm thế nào để hàng phục nghiệp lực của bản thân ? ) Chỉ có dùng tam bảo. Nhưng ở đây thầy không có bàn với các con về nhân quả, mỗi người đều có nhân quả của mình, nhất định cần phải dựa vào cá nhân mỗi các con đi liễu ( chấm dứt ).
Tâm đắc : Lần pháp hội này là lần duy nhất hậu học nhìn thấy trong huấn văn của tổ Phát Nhất thì thầy đã từng ở tại hiện trường, yêu cầu đạo thân mắt phải nhìn phật đèn và dùng tam bảo thủ huyền mặc niệm chân kinh, thầy đồng thời để cho toàn bộ các đạo thân nhìn thấy ấn chứng cảnh tượng tai kiếp của ngày phán quyết; pháp hội bình thường thì thầy Tế Công lúc lâm đàn đều là từ bi giáo hóa chúng ta phải tu bàn đạo, rất ít nói đến những hiển hóa gì; đây là tình huống hiển hóa duy nhất mà thầy ở trong pháp hội có thí pháp lực. Hậu học suy tưởng đấy là do trước hết đạo thân nhìn phật đèn, để tâm của các đạo thân thu về chuyên nhất, có thể ý thủ huyền quan, nhưng mà niệm đầu lại sẽ loạn động, thầy bảo các đạo thân lại mặc niệm chân kinh, lúc tâm của các đạo thân thu về rồi, nhất tâm thanh tĩnh, thầy mới có biện pháp thí pháp lực để các đạo thân nhìn thấy cảnh tượng của tai kiếp, để cho các đạo thân có chỗ cảnh giác và hiểu rằng lúc tai kiếp của ngày phán quyết ập đến thì phải dùng tam bảo để tu trì, chớ có sợ hãi và bất an.
25. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 80 Tuế Thứ Tân Mùi ngày mồng 8 tháng 7 Phát Nhất , Bình Đông – Từ Pháp Cung
Con hãy tịnh xuống, tay hôm hợp đồng, hai mắt thủ huyền; Cái thủ huyền này không phải là bảo con thủ ở chỗ này ( chỗ được điểm đạo ) , như thế sẽ biến thành mắt lé, các con bây giờ cầm đồ để ở đây xem, hai con ngươi của mắt sẽ tập trung ở đây không ? cái huyền này chính là giữa. Hãy đem những tâm tư tạp niệm, vọng niệm của con đều buông xuống, buông đến cái gì cũng chẳng có để buông. Cái “ bổn lai vô nhất vật ” của Lục Tổ đã nói, cái cánh cửa vi diệu vô hình, vô cùng áo diệu không dễ lý giải, vô cùng thanh tĩnh ấy vốn dĩ đều chẳng có một vật. Cho nên, trước hết bảo con buông xuống, hai mắt thủ trung ( trung : ở giữa ), trung chính là huyền, chính là đạo, chứ không phải bảo con thủ ở đây, người ta sẽ bảo là kì lạ, các đạo thân của họ mỗi người mắt đều xếch ( lé ), như thế là không đúng !
26. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 68 Tuế Thứ Tị Mùi ngày 18 tháng 3 Phát Nhất Từ Thiện Đường
Phải chở bạn bè theo ! phải lên bờ bên kia ! phải cả gia đình đoàn viên không phân tán ! chớ quên ngọn đèn sáng trước mắt ! hãy nhắm mắt thủ huyền, xem xem mình có u tối hay không ? tĩnh thì tự quán, động thì xem nhau. Mắt mở ra, xem xem coi tự tánh phật có ở hay không ?
Tâm đắc : Thầy Tế Công từ bi nói hai mắt thủ huyền, trước đây có một số đạo thân quả thật dùng hai mắt nhìn xem huyền quan khiếu chằm chằm thì biến thành mắt lé rồi. Ý của thầy là muốn chúng ta ý thủ huyền quan.
27. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Phát Nhất - Quang minh trí tuệ 2
Chơn nhân tĩnh tọa, tọa như thế nào ? nhị lục thời trung ( cả ngày ) thời thời khắc khắc hồi quang phản chiếu, hai mắt thủ huyền, mắt khép 8 phân, mở hai phân, nhìn ở chỗ mà Minh sư của chúng ta đã chỉ điểm, chẳng nghĩ thiện, chẳng nghĩ ác, chính là cái gọi là chơn nhân tĩnh tọa. Giữa việc đi, ở, ngồi, nằm đều có thể giữ lấy mảnh đất của chơn nhân thì chẳng rời bổn tánh.
28. Từ huấn của Tế Công Hoạt Phật : Trung Hoa Dân Quốc năm thứ 84 Tuế Thứ Ất Hợi ngày 17 tháng giêng – Phát Nhất – Phật đường Thiên Nguyên từ hiếu.
Này các đồ nhi ! Thầy hy vọng các con bây giờ tự mình mặt đối diện với đèn mẫu, mắt nhắm, tĩnh mặc 3 phút ( lớp viên đều theo chỉ thị của thầy mà nhắm mắt hồi quang phản chiếu )…duy chỉ có tự tánh, tự tánh của các con mới có thể chiếu sáng bản thân, chỉ có nó mới là thật, sau này tai họa ập đến thì là cậy nhờ vào một điểm chân linh này cứu thế, cho nên tự cứu và cứu người khác, hy vọng các đồ nhi đều có thể bảo vệ linh quang của bản thân mình, hãy tự lo liệu lấy và cố gắng hết mình.
Số lượt xem : 1121